Tâm lý XH Gối Đầu Lên Cỏ - Natsume Soseki <Tủ Sách Tinh Hoa Văn Học>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi thanhbt, 9/4/14.

  1. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    [​IMG]

    GỐI ĐẦU LÊN CỎ
    Tủ sách tinh hoa Văn học

    Tác giả: Natsume Soseki
    Người dịch: Nguyễn Thị Lam Anh
    Công ty phát hành: Phương Nam
    Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
    Trọng lượng vận chuyển: 230 grams
    Kích thước: 12 x 18.5 cm
    Số trang: 228
    Ngày xuất bản: 03/2012
    Giá bìa:56.000₫

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Type+Làm ebook: thanhbt


    Giới thiệu tác phẩm

    Gối đầu lên cỏ (Kusamakura) là một kiệt tác diễm ảo. Nó lững lơ trong một làn sương giữa hoang sơ và hiện đại, giữa Đông và Tây, giữa xa xưa và nay, giữa bình an và khói lửa, giữa thơ Haiku và tiểu thuyết.

    Gối đầu lên cỏ là câu chuyện của một chàng họa sĩ Tokyo dấn bước vào một thôn làng miền núi, tìm kiếm một thế giới khác. Và bằng lòng làm một lữ khách, không dấn thân. Tìm cái đẹp mà không dục vọng. Chỉ là khách trong lãng uyển bồng hồ. Nhưng anh chưa vẽ được gì. Rồi anh gặp nàng Nami, một người đẹp u uẩn với tâm hồn mù sương. Tên nàng là “diễm ảo”. Nàng như một làn hương thu hút những cánh bướm ấn tượng. Mà không có tình yêu nào hết. Cốt truyện dường như trống rỗng. Rồi một hôm, dung nhan nàng ánh lên một niềm xúc động bất ngờ trên sân ga. Và bức tranh trong tâm hồn họa sĩ cuối cùng đã tiếp nhận nét thần.

    Gối đầu lên cỏ ra đời năm 1906 như một cuốn tiểu thuyết thể nghiệm, bất thường và đẹp kỳ lạ. Nó đánh dấu một chuyển mình táo bạo của Natsume Soseki cũng như văn học Nhật vào đầu thế kỉ XX. Đây là một tác phẩm thuộc “Cánh cửa Kiệt tác” trong tủ sách Tinh Hoa Văn Học.

    Giới thiệu tác giả

    Natsume Soseki (9/2/1867-9/12/1916): Tên thật Natsume Kinosuke là nhà văn cận hiện đại lớn của Nhật Bản. Ông nổi tiếng vì thuộc thế hệ những trí thức tinh hoa theo khuynh hướng sáng tạo văn hóa từ cuộc đối đầu Phương Đông và phương Tây thời kỳ Minh Trị, là một trong những chủ soái của trường phái văn chương tâm lý cao sang bút chiến với chủ nghĩa tự nhiên trên văn đàn Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XX.

    Natsume Soseki được các nhà phê bình văn học đánh giá là: “một trong ba trụ cột của văn học hiện đại Nhật Bản” cùng thời Mori Ogai và Akutagawa Ryunosuke.

    Nếu có điều kiện bạn hãy mua sách ủng hộ nha!



    ---------------
    Các phiên bản ebooks khác:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 27/12/22
  2. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Đây là bản ebook của Phương Nam
     

    Các file đính kèm:

  3. an234

    an234 Lớp 3

    Bạn thanhbt có thể xóa phần TTSVH trong TTSVH gối đầu trên cỏ không ( epub ) ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/4/16
    colong_langtusaubi thích bài này.
  4. 1 tác phẩm hay,cái lối kể chuyện miên màn lại rất thi vị.
    1 họa sĩ muốn lánh đời ,muốn ngắm cảnh vật tự nhiên mà không bị cuốn vào lẽ thiệt hơn của người trong cuộc.Chỉ muốn tâm hồn hoà nhập với cảnh vật cho đến khi bất chợt bắt gặp sắc độ mình cần mới vẽ.
    1 tác phẩm vượt thời gian
     
  5. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    GỐI ĐẦU LÊN CỎ
    Tác giả: Natsume Soseki
    Dịch thuật: Lam Anh
    Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
    Phát Hành: Phương Nam Book
    ***
    [​IMG]
    Nguồn sách: Waka
    Natsume Soseki đã gọi “Gối đầu lên cỏ” là “tiểu thuyết haiku” vì phong vị của thơ ca dàn trải đều trong sáng tác này của ông. Tác phẩm này đánh dấu bước chuyển mình của Soseki từ một giảng viên trở thành một tác giả chuyên nghiệp. Tính lý luận nghệ thuật, sự hòa quyện tinh thần tôn thờ cái đẹp của phương Đông và phương Tây cũng vì thế mà vô cùng đặc trưng.
    REVIEW:
    “Gối đầu lên cỏ” là hành trình đi tìm cảm hứng vẽ tranh của người họa sĩ vô danh đến từ Tokyo. Anh không chỉ là họa sĩ mà còn là một người yêu thơ Haiku, yêu cái đẹp của các loại hình nghệ thuật. Nơi mà người họa sĩ chọn dừng chân là một quán trà nhỏ tại sơn thôn hẻo lánh, đó là nơi mà cảnh vật dường như đều tinh khôi đến trong trẻo lạ thường. Chính cái cảm giác trong trẻo ấy khiến người họa sĩ cảm thấy như tìm được cái đẹp để vẽ nên bức tranh mà mình mong ước.
    “Chỉ khi đến một ngôi làng sơn cước xa lạ, khi đắm mình trong sắc màu của trời đất lúc cuối xuân như thế này thì tôi mới nhìn thấy ở bản thân mình hình ảnh một họa sĩ chân chính. Một khi đã bước chân vào thế giới này thì mọi vẻ đẹp trên đời đều trở thành cái đẹp của chính bản thân ta.”
    Ngôn từ trong trẻo đậm tính hàn lâm là điểm sáng đặc biệt ở “Gối đầu lên cỏ”. Qua việc khắc họa khí trời vùng núi vào xuân, những rung động nhẹ nhàng của vạn vật, Soseki đã thể hiện góc nhìn rất riêng của mình qua không chỉ lăng kính văn học mà còn là lăng kính hội họa. Chuyến đi tìm kiếm cái đẹp của nhân vật người họa sĩ đã ngoài ba mươi tuổi ấy cũng chính là hành trình tìm kiếm mỹ cảm của chính nhà văn. Ở mỗi nẻo đường, nghe được một câu chuyện hay, bắt gặp mỗi khoảnh khắc đẹp, người họa sĩ lại dùng bút phác họa lại vào trong cuốn sổ tay của mình, anh gọi đó là thứ để lưu giữ cái đẹp mà mình đã tình cờ giao cảm.
    Vùng đất ấy đẹp như tranh nhưng lại đầy rẫy bí hiểm, ở đó anh được nghe câu chuyện xưa về nàng Nagara xinh đẹp nhưng khổ mệnh phải trầm mình xuống dòng sông. Và cả câu chuyện về dòng họ Shihoda luôn phải gánh lấy lời nguyền khi đời trước có người con gái trong nhà nhảy xuống Ao Gương tự sát. Lời nguyền ấy chính là mỗi một đời của dòng họ này đều có một người bị điên. Đó cũng chính là lý do cô gái bí ẩn Nami mà người họa sĩ gặp bị người đời cho là điên loạn. Hình ảnh cô gái Nami khi xuất giá cho đến khi trở thành điên loạn đều vô cùng mờ ảo.
    Những mảnh ghép huyền ảo ấy đã làm cho sự nhạy cảm ở một người nghệ sĩ của anh dâng lên mãnh liệt, anh ngẫu hứng làm những bài thơ haiku như một thói quen xuyên suốt trong chuyến đi lên núi mùa xuân của mình. Soseki từng chịu ảnh hưởng lớn từ người bạn tâm giao là thi sĩ Masaoka Shiki, vì vậy nên dòng thơ đặc biệt này trở thành một chất liệu đặc biệt trong lối kể của ông ở tiểu thuyết này. Những cái đẹp về cảnh sắc, về con người, và nhất là về cô gái huyền ảo Nami không thể dùng lời nói để lột tả hết, Soseki lại dùng đến thơ haiku. Với tính chỉ gợi không tả của dòng thơ này, cái tinh túy nhất của cái đẹp được khắc họa vô cùng sinh động mà trong trẻo.
    “Gối đầu lên cỏ” là sự hòa trộn của nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là cách nhìn sự vật của tác giả dưới đôi mắt của một nhà thơ, lúc lại là một họa sĩ. Tác phẩm thể hiện một bề dày hiểu biết của Soseki từ Đông sang Tây qua việc lột tả dòng suy nghĩ của nhân vật người họa sĩ. Từ cái chất Đường thi của Đào Uyên Minh, Bạch Cư Dị cho đến thơ của Lessing, Virgil, thần thoại Hi Lạp. Không chỉ nói về các phạm trù trong thi ca, Soseki còn bàn về nghệ thuật trà đạo, về nghệ thuật bày trí trong ẩm thực Nhật Bản truyền thống, về kịch mặt nạ No, kịch Kabuki, về đàn samisen.
    “Những âm điệu chưa được viết ra giấy đã ngân vang trong tâm hồn. Màu chưa được vẽ trên lụa mà ngũ sắc đã lấp lánh trong tâm tưởng. Chỉ cần quan sát thế giới mình đang sống, thu vào thấu kính tâm hồn những hình ảnh trong trẻo, đẹp tươi được thanh lọc từ cõi đời ô trọc là đã quá đủ rồi.”
    Cách dẫn dắt câu chuyện của Soseki thấm đẫm tính hàn lâm mà không quá cầu kì, ông khéo léo đan cài tinh hoa của các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau để tái hiện những khoảnh khắc rực rỡ trước mắt. Cách ông trau chuốt ngôn từ, dùng thơ haiku để lột tả cái đẹp của vạn vật khiến cho ý văn nhẹ nhàng, đây là một đặc điểm nổi bậc của dòng văn học thuần túy Nhật Bản. Cốt truyện vốn đơn giản, nhưng chính lối viết tinh tế của Soseki mới làm cho tác phẩm mang phong vị của cái đẹp toàn bích đến khó quên.
    “Gối đầu lên cỏ” của đưa người đọc lạc vào một thế giới đầy ảo mộng, bí ẩn qua lối kể kết hợp với thơ haiku của Soseki. Tuy không phải tác phẩm phức tạp về cốt truyện nhưng cũng đủ để người đọc phải ngẫm nghĩ qua từng trang sách bởi sự hòa trộn nhiều lĩnh vực nghệ thuật của tác giả. Qua đó bộc lộ nỗi niềm về cuộc đời của người nghệ sĩ, về cái đẹp thật sự của nghệ thuật chân chính.
    [​IMG]


     

    Các file đính kèm:

  6. zoomvietnam

    zoomvietnam Lớp 3

    Anh chị em tham khảo bản tiếng Anh " Grass on the wayside"
     

Chia sẻ trang này