Hiện thực Gót sen ba tấc - Phùng Ký Tài

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học Trung Quốc' bắt đầu bởi puppy-udi, 5/10/13.

  1. puppy-udi

    puppy-udi Lớp 5

    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 5/6/17
  2. pdkhoa

    pdkhoa Lớp 2

    Ebook bị lỗi font rồi, chữ với dấu rời nhau, bạn sửa lại dùm nhé. Thanks.
     
  3. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Xem mấy cái ảnh bó chân mà rùng cả mình, dã man thật.
     
  4. V/C

    V/C Mầm non

    Chẳng phải lỗi liếc gì đâu, do máy.
     

    Các file đính kèm:

  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chắc được đánh bằng Unicode tổ hợp rồi, sửa mệt đấy, nếu không biết cách.
     
  6. V/C

    V/C Mầm non

    Dễ ẹc, bỏ vào Unikey chạy lại text.
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có thể gây lỗi font đó. Ngay cả cách này không phải ai cũng biết. Còn một cách nữa là convert online.
     
  8. V/C

    V/C Mầm non

    Nhiều bản thì được, nhiều bản vẫn lỗi một số từ. Ngày trước có cuốn bỏ vào Unikey vẫn lỗi, bỏ vào calibre chạy sang epup, rồi từ epub chạy sang mobi lại được. Chẳng hiểu mô tê gì cả.
     
  9. V/C

    V/C Mầm non

    Chiêu bỏ vào Unikey chạy lại text là @NQK chỉ cho, muốn text àn toàn là cứ Unikey mà phang, chẳng ai phàn nàn gì, khi lỗi là biết ngay để sửa.
     
  10. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Còn có cả truyện Roi Thần nữa :))
     
    pdkhoa thích bài này.
  11. NQK

    NQK Lớp 10

    Mobifone á? Anh dùng Viettel. Mà epub liên quan gì tới nhà mạng đâu?
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đã sửa bằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của báo Thanh niên, đã thay file đính kèm ở post 1.

    Copy nội dung của epub ở chế độ code view vào khung, rồi bấm Nhận dạng mã, nó sẽ báo là Mã đang dùng là Unicode tổ hợp Bấm Đổi sang là xong. Copy trở lại epub (cần liên kết các html lại để xử lý, rồi chia lại sau, nếu epub quá dài thì cần chia làm nhiều phần lớn).

    upload_2017-6-5_11-1-21.png
     
    Lan Giao and pdkhoa like this.
  13. rockyou

    rockyou Lớp 7

    Lời giới thiệu của người dịch


    Sau năm 1977, văn học Trung Quốc bước vào một thời kì mới, thời kì nhà văn dám viết sự thật về những mất mát sâu xa do “đại cách mạng văn hóa” và những chính sách quá tả trước đó gây ra. Cả một thế hệ đông đảo các nhà văn trẻ ra đời: thế hệ thứ năm, và lập tức trở nên nổi tiếng. Họ chẳng những là nhân chứng mà còn là nhân vật chính trong tấn bi kịch khủng khiếp rộng lớn khắp Trung Hoa. Cơn lốc Hồng vệ binh đã cuốn họ vào các cuộc kiểm điểm, phê bình, đấu tố, cải tạo tư tưởng bằng học tập “trước tác” hoặc bằng lao động khổ sai. Chính trong thời gian mười năm đó (1966-1976), họ đã có dịp hòa nhập vào thực tế, có dịp suy ngẫm lại về cuộc đời và về số phận con người, đã thai nghén hoặc phác thảo xong những tác phẩm tâm huyết chỉ chờ dịp công bố cùng bạn đọc.


    Phùng Ký Tài là một nhà văn "ngẫu nhiên" và "tất nhiên" trong cả loạt nhà văn nói trên. Ông sinh năm 1942 ở thành phố Thiên Tân. Năm 1960, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, ông tham gia đội bóng rồi chuyển sang làm giáo viên dạy mĩ thuật. Trong thời gian cách mạng văn hóa, những lần bị đưa ra đấu tố và lao động cực nhọc ở nông thôn đã làm giàu cuộc đời sáng tác của ông. Năm 1978 ông bắt đầu sáng tác và liên tiếp có truyện in từ bấy đến nay. Về truyện dài có Nghĩa hòa quyền (viết chung với Lý Định Hưng), Đèn thần; về truyện vừa có Ngả đường nở đầy hoa, A! (giải truyện vừa ưu tú toàn quốc năm 1977-1980), Trên cả tình yêu, Dấn mình trong mưa gió, Roi thần (giải truyện vừa ưu tú toàn quốc 1983-1984), Cảm tạ cuộc đời (giải ưu tú của tạp chí Tuyển chọn truyện vừa), Gót sen ba tấc v.v..; về truyện ngắn có Chiếc tẩu thuốc khắc họa (giải Truyện ngắn ưu tú toàn quốc 1978-1984), Người đàn bà cao lớn và anh chồng lùn, v.v...

    Một loạt tác phẩm trên đây cho thấy Phùng Ký Tài không chỉ sở trường về đề tài hiện thực đương đại mà cả về đề tài phong tục, lịch sử. Ở đề tài thứ hai, văn phong của ông thiên về dí dởm, hài hước, tươi vui; còn ở đề tài thứ nhất, ông viết nghiêm túc, sâu sắc, chân thực, cảm động, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong người đọc. Bới vậy một số truyện tuy không được giải thưởng song vẫn được giới lí luận chú ý nghiên cứu về nghệ thuật dẫn truyện và hình tượng nhân vật của ông. Năm 1987, Trung tâm truyện ký Mĩ tặng ông huy chương danh dự Danh nhân thế giới trong năm. Ông còn có tên trong cuốn Người trí thức nổi tiếng thế giới của Anh và Nhân vật kiệt xuất thế giới của Mĩ.


    Gót sen ba tấc là chuyện chương hồi "hiện đại" viết về số phận Qua Hương Liên, một cô gái con nhà nghèo có đôi bàn chân bó xinh đẹp, qua đó cho thấy một tập tục kì cục, tàn nhẫn, dã man. Tập tục này không bắt nguồn từ tôn giáo như nhiều tập tục kì lạ của nhiều dân tộc trên thế giới, mà bắt nguồn từ một quan điểm thẩm mĩ quái gở của người khác giới với chị em, những người đàn ông có quyền thế ngang trời là vua chúa Trung Quốc, sau khi đã chơi chán các kiểu "búp bê" - như sau này nhà văn lớn Na Uy Henrik Ibsen đã gọi đúng tên những người phụ nữ bị coi là đồ chơi cho đàn ông - có dung nhan chim sa cá lặn, liền chuyển ánh mắt thích thú sang hình thể của họ, hết kiểu "búp bê" thắt đáy lưng ong, thon thả, nhẹ nhàng để có thể đứng trên tay, trên mâm mà múa như Triệu Phi Yến, sủng phi của Hán Thành Đế, lại đến kiểu "búp bê" bụ bẫm, mũm mĩm đến mức thị tì nâng dậy mà cứ mềm oặt, không đứng lên được như Dương Quý Phi của Đường Mạnh Hoàng. Rồi không biết tự lúc nào, cái thú chơi bệnh hoạn của họ lại chuyển xuống đôi chân của chị em, muốn bàn chân trời sinh của các nàng cung phi cũng phải biến thành những mầm măng, ý hẳn để cho xứng với búp măng là những ngón tay thon thon trắng xinh của họ chăng? Hay là để cho chị em, dù đã có người xốc nách, mỗi khi bước đi, vẫn còn chập chững, chệnh choạng như say, thảng thốt, kinh hoàng như chim hồng mất vía - như dáng đi đứng của người đẹp từ lâu được ca ngợi trong thơ?


    Có lẽ cả hai và chắc là còn nhiều thú vị khác nữa, mà những người đàn ông quyền thế tìm thấy ở những đôi gót sen nọ. Chỉ có một điều là những người đàn ông đó không một ai nghĩ đến nỗi khổ của chị em khi bị bó chân nhỏ lại chỉ còn ba tấc ta, nỗi đớn đau khôn tả cả về tinh thần và thể xác buộc phải làm cho đôi chân mình biến dạng. chẳng khác nào nỗi đau đớn khi muốn biến cái đuôi mình thành đôi chân để được yêu như nàng tiên cá trong truyện Andersen.


    Gót sen ba tấc chẳng những chỉ viết về những điều kể trên mà còn cho thấy bi kịch của con người khi không làm chủ được mình, để cho hoàn cảnh xô đẩy trở nên tha hóa, dẫn tới một cái ta khác hẳn với cái tôi ban đầu. Qua Hương Liên ngây thơ, hiền lành từ nạn nhân đáng thương của tục bó chân, của thú chơi đồ cổ, dần dần cũng bị chôn vào các cuộc xâu xé, tranh giành quyền lực để rồi trở thành tội nhân đáng tàn nhẫn, ngoan cố, song cũng đầy mâu thuẫn. Phần chìm này trong Gót sen ba tấc cũng giống như phần chìm trong phim Đèn đỏ treo cao của đạo diễn Trương Nghệ Mưu sau này - một phim viết cùng về đề tài búp bê, dù rằng do đặc điểm thể loại và bút pháp, Gót sen ba tấc đề lại ấn tượng cho bạn đọc một cách khác.


    Gót sen ba tấc đăng lần đầu trên tạp chí văn học cỡ lớn Thu Hoạch số 3 năm 1986. Đây là truyện vừa thứ hai trong bộ ba tiểu thuyết viết về chủ đề suy ngẫm lại về văn hóa của Phùng Ký Tài mà tập đầu là Roi thần (1984) và tập ba là Âm dương bát quái (1988). Cả ba đều đã được dịch ở Nhật, riêng Gót sen ba tấc còn được dịch ở Mĩ và ở Đức.

    Phạm Tú Châu


    Gót sen ba tấc.jpg
     

    Các file đính kèm:

  14. rinnina

    rinnina Mầm non

    quyển này hay, đọc mà thấy quá tội nghiệp phụ nữ TQ ngày xưa luôn.
     
  15. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Các tập còn lại của tác giả cũng hay lắm bạn.
     
  16. FatDude

    FatDude Mầm non

    Ai có 2 cuốn còn lại của Phùng Ký Tài là Roi thần, Âm Dương Bát Quái up lên luôn thì tốt quá
     

Chia sẻ trang này