Kinh tế học Gullible du ký - Trường ca Odyssey về Thị trường tự do - Ken Schoolland

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi banycol, 5/10/15.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. banycol

    banycol Lớp 6

    [​IMG]

    Tựa Sách: Gullible du ký - Trường ca odyssey về thị trường tự do
    Nguyên tác: The adventures of Jonathan Gullible - A free market odyssey
    Tác giả: Ken Schoolland
    Thể loại: Kinh tế – Chính trị
    Người dịch: Mai Huyền Chi, Ngô Thu Hương
    Hiệu đính: Vũ Hoàng Linh
    Nhà xuất bản: Tri Thức
    Năm xuất bản: 2012
    Số quyển/bộ: 1
    Hình thức bìa: Bìa mềm
    Số trang: 367
    Kích thước: 13 x 20.5 cm
    Giá bìa: 80.000 VNĐ
    Ngày hoàn thành ebook: 01/09/2015

    Ebook này được làm để dành tặng cho Bun_oc với lời cảm ơn.

    Đây là một cuốn tiểu thuyết trào phúng đặc sắc của Ken Schoolland, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Nhưng cuốn sách này không phải là loại sách để đọc để giải trí mà nó là cuốn sách đọc để khôn ngoan hơn, tỉnh táo hơn. Thông qua chuyến phiêu lưu của chàng Gullible (một nhân vật mô phỏng Gulliver) đến đảo Corrumpo với nhiều luật lệ quái lạ (mà lại rất hữu lý), người đọc sẽ phải suy nghĩ, kiểm tra lại những gì mình đã từng tin, từng chấp nhận như là điều hiển nhiên về Sở hữu, về bản chất và mặt trái của Chính quyền, về tinh thần và giới hạn của Luật pháp .v..v.

    Có thể xem Gullible Du Ký là một cuốn sách minh họa cho Chủ Nghĩa Tự Do của Ludwig von Mises, Friedrich A. Hayek, Milton Friedman... Những ý tưởng trong sách chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi, tuy nhiên, dường như tạo ra tranh luận của là mục đích của tác giả. Tác giả muốn người đọc phải tư duy, tự phản biện, thảo luận với nhau để thoát khỏi cái khuôn mẫu tư duy đã được áp đặt từ những thế lực lớn hơn (nhà trường, các diễn giả, các học giả, các chính trị gia và chính quyền). Muốn có tự do, trước tiên phải có tự do tư tưởng. Và đây là con đường.


    * Ghi chú: bản dịch này là của nhà xuất bản Tri Thức nhưng đã được sửa chữa một số lỗi dịch và đánh máy, bổ sung thêm một số đoạn thiếu (không rõ lý do) so với bản Tiếng Anh của Leap Publishing, 2004.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 2/11/15
  2. quocdat5594

    quocdat5594 Lớp 2

    Trời. Lại một cuốn đáng đọc đã được số hóa. Mình đã đọc nó qua cách đây 2 năm giờ ai cũng có sách đọc rồi :D
     
    bun_oc thích bài này.
  3. Phi Hổ

    Phi Hổ Trial Moderator

    Bạn đã đọc qua quyển sách này có điều gì tâm đắc, xin chia sẻ. Thanks
     
  4. quocdat5594

    quocdat5594 Lớp 2

    Có thể mình đọc sách không lâu nhưng vì tư duy chắt lọc kém.

    Nhưng có điều cuốn này viết hay và ví dụ minh họa dễ hiểu, mang tính chấm biếm, đả kích. Thật sự đáng suy ngẫm với những câu chuyện và ví dụ hài hước. Kiểu tư duy tự do kiểu Friedrich A. Hayek hay kiểu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link có sự đấu chọi giữa hai hình thái. Tự do và do nhà nước kiểm soát, cái này không có cái nào đúng hết, vấn đề cũng chỉ là đi đúng hướng, nhìn nhận đúng hướng và đưa ra giải quyết. Đó là ý kiến cá nhân thiển cận của mình :D
     
  5. banycol

    banycol Lớp 6



    Để PR cho sách và để giúp các bạn hiểu đại khái về nội dung sách trước khi đọc, mình xin nêu và bình luận ngẫu nhiên một vấn đề được đề cập trong sách này. Đoạn sau từ Chương 28 - Đồng lương tội ác:


    "Gullible rời đám đông reo hò trong đại sảnh và thơ thẩn đi dọc hành lang dài. Xa về phía cuối hành lang, người ngồi trên ghế dài thành dãy, những chiếc còng chân dính tất cả họ với nhau. Tội phạm ngồi đợi xử án chăng? ...

    Gullible tiến lại một phạm nhân gần nhất, một cậu bé khoảng mười tuổi với bộ dạng không hề giống một tên tội phạm. “Tại sao em lại ở đây?” Gullible vô tư hỏi.

    Cậu bé ngước lên nhìn Gullible rồi lén liếc qua toán lính gác trước khi đáp: “Em bị bắt quả tang lúc đang làm việc.”

    “Việc gì mà lại đẩy em vào tình cảnh này chứ?” Gullible hỏi, mắt trố ra ngạc nhiên.

    “Em chất hàng lên kệ cho cửa hàng bách hóa của Jack”, cậu bé đáp. Cậu định nói thêm nhưng chợt lưỡng lự và nhìn lên người đàn ông tóc hoa râm ngồi bên cạnh.

    “Tôi thuê thằng bé đấy”, Jack nói - một người đàn ông tuổi trung niên có giọng nói trầm ấm. Tay nhà buôn vẫn mang chiếc tạp dề hoen ố, chân bị còng vào một chân cậu bé. “Thằng bé nói nó muốn lớn lên giống như bố nó làm quản lý ở kho của nhà máy. Chuyện này thực tự nhiên nhất trên đời. Thế rồi khi nhà máy đóng cửa, bố nó không thể tìm việc làm. Thế là tôi nghĩ cho thằng bé một công việc gì đó sẽ giúp gia đình nó. Và phải thừa nhận là thế cũng tốt cho tôi nữa. Những cửa tiệm lớn đang chèn tôi đến sạt nghiệp và tôi cần ai đó lấy tiền công rẻ để phụ cho mình. Ôi thôi, giờ thì tất cả tiêu rồi.” Vẻ cam chịu toát lên trên mặt ông.

    Cậu bé rít lên: “Ở trường người ta chả bao giờ trả tiền cho em để em đọc hay làm toán. Jack thì có. Em lo chuyện trữ hàng và kiểm kê sổ sách. Jack hứa nếu em làm tốt, bác ấy sẽ để em lo chuyện đặt hàng nữa. Thế nên em bắt đầu đọc các bản tin và thông cáo thương mại. Và em được gặp nhiều người chứ không chỉ là lũ trẻ ranh ở trường. Jack thăng chức cho em và em giúp bố trả tiền thuê nhà, thậm chí còn kiếm đủ tiền để mua một chiếc xe đạp. Nếu em chẳng được trả đồng nào thì người ta đã khen em biết tình nguyện giúp đỡ người khác. Nhưng em nhận lương, và thế là bị bắt luôn”, cậu bé nhìn xuống nền nhà, giọng lạc đi, “và thế là em phải quay lại với trò vờ vịt đóng kịch ở trường.”..."



    Qua đoạn trích trên, vài câu hỏi có thể được đặt ra để thảo luận như sau:

    1. Tại sao mong muốn được làm việc của cậu bé là sai (thể hiện qua việc bị pháp luật trừng phạt)? Ở đây, có thể sẽ có ý kiến cho là pháp luật không cấm trẻ em đi làm mà chỉ phạt những người sử dụng lao động trẻ em. Nếu bạn cũng nghĩ thế thì cần suy nghĩ lại xem 2 điều này có gì khác nhau không, vì kết quả đều là cơ hội làm việc của trẻ em bị triệt tiêu.

    Vì sao một đứa bé đến làm việc không công cho ai đó thì được xem là “một đứa bé ngoan”, “biết giúp đỡ người khác” và được xem là biểu hiện của đạo đức cao... nhưng nếu người ta ký với cậu bé một hợp đồng lao động (hợp đồng lao động vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ nhưng cũng mang đến cho người lao động một sự bảo vệ từ pháp luật) và trả lương cho cậu bé thì đó lại là hành vi vi phạm pháp luật? Vậy có phải là luật pháp đang khuyến khích người lớn, với trí tuệ cao hơn, tìm cách lợi dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em không (có thể là dỗ ngọt, khen ngợi, hay đề cao đạo đức “giúp đỡ người khác” như sẽ nói tiếp ở mục 4 bên dưới)?

    2. Tại sao việc nhu cầu nhân công giá rẻ của ông chủ tiệm Jack và nguồn cung nhân công giá rẻ của cậu bé gặp nhau thì đó lại là điều bị pháp luật cấm? Ai là người đang hưởng lợi từ lệnh cấm này? Và pháp luật đang THỰC SỰ bảo vệ cho quyền lợi của đối tượng nào?

    Một số người cho rằng cấm sử dụng trẻ em là để chống việc lợi dụng trí tuệ non nớt của trẻ em để bóc lột chúng (ví dụ, làm nhiều trả lương thấp). Tuy nhiên, ở đây cần tách bạch việc sử dụng lao động và bóc lột sức lao động. Cấm bóc lột sức lao động (lao động nô lệ) là có phần đúng (tuy chưa hẳn là hoàn toàn sai, nhưng chủ đề này rộng, khoan hãy bàn tới), cần cấm lao động nô lệ đối với cả người lớn và trẻ em, nhưng cấm sử dụng lao động trẻ em thì chỉ có tác dụng loại trẻ em ra khỏi thị trường lao động thôi. Việc người lớn đặt ra luật để loại trẻ em ra khỏi thị trường lao động, bảo vệ nhu cầu thị trường về lao động của người lớn là một hành vi ích kỷ của những người lớn chống lại trẻ em, tệ hơn nữa là khi nó nấp dưới chiêu bài “bảo vệ trẻ em”.

    3. Một số người có thể thích toán, người khác có thể thích văn. Một số người học được từ nhà trường, nhưng những người khác lại có thể học được tốt hơn từ việc đi làm. Thế thì tại sao lại cấm một đứa bé vốn thích thú với việc đi làm được chọn cơ hội phát triển bản thân mình (bằng cách đi làm)?

    Một đứa bé có thể cần đi làm để học hỏi, để kiếm tiền nhưng nay bị cấm đi làm, đẩy đứa bé vào cảnh không được học (theo cách chúng mong muốn là làm việc, và dĩ nhiên, là hiệu quả học tập cao nhất) mà cũng không kiếm được tiền thì có phải là điều tốt cho nó không? Tại sao khi qua một tuổi nào đó (tác giả gọi là “tuổi mầu nhiệm”) thì việc được làm điều mình thích mà lại kiếm được tiền lại bỗng nhiên trở thành cái được mọi người ca ngợi, thành mục đích cuộc đời của mọi con người. Tiền là động lực chính để mọi “người lớn” làm việc, nhưng dưới cái “tuổi mầu nhiệm” ấy thì làm việc vì tiền là xấu xa, là trái pháp luật, tại sao?

    Một đứa bé, vì nhà nghèo, không thể đi học, phải ở nhà cuốc đất trồng khoai miễn phí để cho cha mẹ thu hoạch thì pháp luật không ý kiến gì, nhưng nếu cuốc đất trồng khoai có lương cho một người chủ nào khác thì lại là vi phạm pháp luật. Lưu ý là cả 2 trường hợp đó đều dựa trên sự tự nguyện (một là vì tình cảm, một là vì tiền). Dĩ nhiên là nếu cấm đứa bé đó làm việc cho bất cứ ai, kể cả cha mẹ chúng, thì đứa bé đó vừa không được đi học, vừa không làm ra sản phẩm hay tiền bạc gì hết.

    4. Những người tình nguyện làm không công có vi phạm luật lương tối thiểu không? Rõ ràng là những tình nguyện viên Mùa Hè Xanh đi dọn vệ sinh, đi xây cầu, xây nhà cho người dân là đang phá giá, làm mất cơ hội việc làm của các công nhân vệ sinh, công nhân xây dựng. Liệu Đoàn Thanh Niên có thể bị Công Đoàn Lao Động kiện vì cạnh tranh không lành mạnh không? Nếu không, thì tại sao?

    Trong trường hợp này, có thể người tình nguyện viên đang làm vì được tuyên truyền “đó là phẩm chất tốt đẹp của thanh niên” hay vì một phần thưởng hứa hẹn nào đó. Tuy nhiên, nếu một ông chủ xưởng mà cũng làm như thế với một người khác (bất kể lớn hay bé) thì đều bị xem là “gian trá”, “đểu giả”, “vi phạm pháp luật”. Vậy khác nhau ở chỗ nào? Nếu ý bạn là ở chỗ Đoàn Thanh Niên không được hưởng thành quả lao động của những tình nguyện viên thì hãy nhớ là còn có những lợi ích phi vật chất (danh tiếng, uy thế chính trị...) mà Đoàn Thanh Niên đang thụ hưởng từ thành quả của các tình nguyện viên.

    5. Cuối cùng, và quan trọng nhất: một người có được tự do ý chí và tự do lựa chọn hay không? Câu trả lời cho tất cả các câu hỏi đã nêu bên trên, suy cho cùng, sẽ là câu hỏi cơ bản của triết học này. Luật cấm trẻ em lao động là “con đẻ” của tiền đề giả định: trẻ em không có tự do ý chí (không đủ trí khôn). Vì thế, dưới tuổi thành niên (“tuổi mầu nhiệm”), ta thuộc sở hữu của cha mẹ (hay người giám hộ), và người chủ sở hữu ta sẽ quyết định hết mọi việc cho ta. Ở đây, lưu ý thêm, dù bạn sống tới 200 tuổi thì bạn vẫn là “trẻ con” trong mắt của chính quyền nên luôn cần sự giám hộ, điều chỉnh ứng xử của chính quyền (thông qua cái gọi là “luật pháp”).

    Câu hỏi “trẻ em có đủ trí khôn để chọn lựa đúng hay không” là câu hỏi rất rộng, ở đây mình chỉ bàn về trường hợp làm việc thôi. Trong trường hợp thị trường lao động, đó là câu hỏi thừa thãi. Người ta không chỉ đi làm vì sở thích mà thường là bị tình cảnh bắt buộc như thế. Muốn có cái ăn, cái mặc thì phải đi làm để kiếm tiền thôi. Một đứa bé đi làm phần nhiều là vì chúng cần kiếm tiền (để phụ giúp gia đình, để tự lập...), nói cách khác, chúng bị bắt buộc phải đi làm chứ không có vấn đề chọn lựa gì ở đây cả. Luật pháp cấm chúng làm việc là một cơ hội để những người sử dụng lao động chui (thường là vào các việc phi pháp, nguy hiểm, độc hại) ép giá chúng, nô lệ hóa chúng thôi.


    Trên đây là một trong rất nhiều vấn đề được nêu lên trong sách (một chương có thể có tới hai vấn đề). Để tìm ra cái đúng và cái sai trong những vấn đề này không phải là chuyện dễ, nhất là khi đúng và sai vốn là cái tương đối ở mỗi người, đôi khi gần với niềm tin tôn giáo hơn là lý lẽ logic. Vì thế, cuốn sách này nếu được đọc chậm rãi, suy ngẫm và đối chiếu với hiện thực cuộc sống quanh mình thì sẽ là nguồn câu hỏi khiến cho bộ não bạn phải hoạt động suốt cả một thời gian dài. Càng tư duy, ta càng vén bỏ những điều tà mị, ta càng tiến tới gần chân lý hơn (nếu có tồn tại cái gọi là “chân lý”).
     
  6. an234

    an234 Lớp 3

    có định dạng epub không hả bạn ? ( mình xài windowphone )
     
  7. superlazy

    superlazy Lớp 5

    Comment trên của @banycol: hoạt động mùa hè xanh không thể coi là Đoàn thanh niên đang cạnh tranh với công nhân được. Vì mình nghĩ cạnh tranh là giữa những đối tượng đang hành động vì có mục đích giống nhau. Công nhân làm việc vì tiền còn thanh niên hành động vì tạo phong trào, khí thế... mang ý nghĩa này kia chẳng hạn.
    Việc đi làm không công này cũng không coi là vi phạm luật lương tối thiểu được. Vì đi làm nhận lương là chịu mối quan hệ kinh tế còn hành động kia không chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ kinh tế.

    Về ý trẻ em có được làm việc để kiếm tiền hay không thì luật nói không là nên hơn. Lí do dễ nhất dẫn ra là để bảo vệ trẻ em, vì khi đi làm thì theo nguyên tắc là người đó đã tham gia vào hợp đồng lao động, mà trong này sẽ có những điều mục thỏa thuận, khi ấy trẻ em sẽ chịu thiệt thòi trước người thuê chúng vì hai bên không cân xứng nhau về hiểu biết nên chúng sẽ bị thiệt. Thời trước, độ chênh lệch giữa 1 người lớn và 1 trẻ em là không quá nhiều (do xã hội còn đơn giản) nhưng giờ thì khoảng cách ấy là rất lớn. Ngay như khi so sánh 1 người còn đi học và 1 người đi làm dù mới được 1 hay 2 năm thôi chẳng hạn thì thấy rõ được sự trưởng thành (hiểu biết) đã khác nhau đến thế nào. Huống chi nói đến trẻ em (dù có thông minh đến đâu chắc vẫn bị người lớn "bắt nạt" :p).
     
    hanhdb and teacher.anh like this.
  8. banycol

    banycol Lớp 6


    Thật ra nếu bạn đọc kỹ bài viết trên của mình thì bạn có thể thấy là những lý luận của bạn đã được xét tới rồi. Tuy nhiên, như đã nói, bài viết trên mình viết để PR cho sách chứ không có ý định tranh luận về quan điểm chính trị cá nhân hay tuyên truyền cho loại chủ nghĩa nào hết. Những quan điểm trong bài viết trên cũng triển khai từ phần Bình Luận của tác giả. Vì vậy, đọc sách thôi.
     
    superlazy, teacher.anh and bun_oc like this.
  9. banycol

    banycol Lớp 6

    Mình không biết làm epub, nhờ bạn nào làm giùm.
     

    Các file đính kèm:

    utitgg, gameaccBook, chis and 4 others like this.
  10. Phi Hổ

    Phi Hổ Trial Moderator

    Mình gửi các bạn File Epub. Chúc các bạn đọc sách vui vẻ. Chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng TVE-4U ngày càng phát triển lớn mạnh nhé.
     

    Các file đính kèm:

  11. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Cuốn này có mấy chỗ dịch buồn cười phết, không rõ bản này có sửa không?

    Ví dụ,

    City Hall - dịch là thành phố Hall

    goverment doesn't work - các chính phủ không làm việc

    ...
     
    ngxtu and banycol like this.
  12. banycol

    banycol Lớp 6


    He he, về cơ bản là mình giữ lại bản dịch của tác giả nếu thấy không ảnh hưởng lớn tới nội dung. Hiện thì mình cũng không nhớ rõ những điểm bạn nêu trên có được sửa hay không nữa. Thôi kệ, chấp nhận một chút sự không hoàn hảo của thế giới để có được sự bình an trong tâm hồn bạn à.
     
  13. mystery_kid1412

    mystery_kid1412 Mầm non

    Quyển này ai còn sách giấy không ạ? Em tìm hoài không chỗ nào còn, bên nxb Tri Thức cũng bảo hết hàng rồi
     
  14. vinhtruyen92

    vinhtruyen92 Lớp 8

    Xin phép ad chuyển sang mobi cho ae kindle.
     

    Các file đính kèm:

    gameaccBook, CanTay, haist and 2 others like this.
  15. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Cuốn này khá hay, đọc dễ hiểu. Nội dung thì chính cái title đã tự spoil rồi :D
     
    vinhtruyen92 thích bài này.
Moderators: thanhbt, TĐT

Chia sẻ trang này