Biên khảo Hảo hán Sài gòn Dân chơi Bến Nghé - Thượng Hồng

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi cailubietdi, 25/2/17.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Hảo hán Sài gòn Dân chơi Bến Nghé
    Tác giả: Thượng Hồng
    Nhà xuất bản Thanh Niên
    Năm xuất bản 2014

    001.jpg

    Nhìn lại quá khứ để bước tới tương lai là điều mà chúng ta đang làm. Những người con của đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định luôn tự hào về quá khứ mà cha ông họ đã đóng góp để hình thành một vùng đất mà sau này mãi mãi con cháu họ được thừa hưởng.
    Sai Gòn trước kia là nơi tụ tập nhiều lớp người của mọi miền đất nước, đặc biệt là lưu dân của các tỉnh miền Tây - Một thói quen gọi là Lục Tỉnh. Nhưng dù là dân xứ nào, một khi đã bén rễ với Sài Gòn thì điều có tính cách “rất Sài Gòn”. Tính cách này hiểu nôm na là sự “chịu chơi”, tính khí hảo hán...
    Cụm từ “Hảo hán Sài Gòn - Dân chơi Bến Nghé” đã gắn liền với những cái tên như Phan Xích Long, Tư Mắt, Sáu Ngọ, Hai Miêng... cho đến Bảy Viễn, Hắc Bạch công tử. Họ gồm những người tốt (như Phan Xích Long) hay những kẻ ác, xa thời, thậm chí bán nước (như cha con Huỳnh Công Tấn, Hai Miêng). Trong tập sách này được tác giả tổng hợp nhiều nguồn tư liệu từ lời kể lại trong dân gian, tức sách báo thuở trước. Chính xác có, và còn có những giai thoại thêm thắt, nhưng dù sao vẫn phản ánh được chuyện về Sài Gòn xưa như một bức tranh nhiều màu sắc.

    Link download
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tác giả cuốn này bậy quá.
    好漢 - Hảo Hán, trong đó 漢 (Hán, giản thể 汉) là dân tộc Hán, người Hán, tức là người gốc TQ; ý nghĩa là người Hán tốt.
    Sài Gòn gồm nhiều dân tộc, không phải chỉ có người Hán.
     
  3. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Theo vi.wiktionary.org thì Hảo hán là Người đàn ông dũng cảm, phóng khoáng, sẵn sàng ra tay cứu giúp, bênh vực người yếu trong xã hội cũ.
    Nếu giải thích như khiconmtv thì những từ như Anh hùng hảo hán, Một trang hảo hán đều ám chỉ người Hán tốt
     
    VietNhan thích bài này.
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bạn phải truy nghĩa gốc của nó. Từ điển Hán Việt không có từ Hán nào nghĩa là người đàn ông cả.
     
  5. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Hán tử là người đàn ông
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trong truyện kiếm hiệp hay có những đoạn tả một người đàn ông: Đó là một hán tử to lớn, da ngâm đen .... chẳng lẽ đang mô tả người đàn ông gốc Hán.
    Đơn giản nhất là chữ đại hán hay gặp trong mấy truyện kiếm hiệp. Từ đó nói về người đàn ông lực lưỡng chứ không phải nói về người Hán to lớn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/2/17
    VietNhan thích bài này.
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Nó là từ gốc Hán, tử nghĩa là con (chữ Tử này bản thân không phân biệt trai gái), Hán Tử nghĩa là người con gốc Hán. Do từ Hán bắt nguồn từ Hán Cao Tổ để chỉ người TQ thuần chủng (phân biệt với các dân tộc khác như Mông, Mãn...), và nó là chủ nghĩa trọng nam khinh nữ của chế độ phong kiến nên nó mới chỉ người đàn ông.
     
    Last edited by a moderator: 27/2/17
    atdau and Heoconmtv like this.
  7. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Nguồn gốc từ này thì tôi không biết, nhưng dùng trong ngữ cảnh thì phải hiểu đó người đàn ông. Nếu không thì những cụm từ như đại hán, nam tử hán, một trang hảo hán phải hiểu như thế nào cho đúng.
    Nguồn gốc là một chuyện, nhưng một từ người ta dùng lâu ngày trong dân gian đôi khi sẽ biến tướng từ đó.
    Chẳng hạn như từ "cắc chú" là bắt nguồn từ từ "khách trú" nhưng người ta vẫn quen gọi là cắc chú.
     
    VietNhan thích bài này.
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Làm sách về văn hóa mà mang tư tưởng này là tầm bậy.
    Sao không dùng Hào Kiệt Sài Gòn?
    Một trang hào kiệt, một trang tuấn kiệt, đại hào kiệt...
     
  9. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bản thân các truyện đó là truyện Tàu.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  10. V/C

    V/C Mầm non

    Hảo Hớn cho Việt.
    Hảo Hán giờ Việt mình hiểu là thằng đáng mặt đàn ông. Còn văn hóa thì mình là văn hóa Tàu chứ đâu, mới mon men Tây hóa gần đây.
     
    hoalienbao, nhan van and VietNhan like this.
  11. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Thì đó, nó là do chế độ trọng nam khinh nữ mà ra.
    Như Hào kiệt Tây Sơn, hào kiệt Lam Sơn. Chẳng ai lại nói Hảo hán Tây Sơn, hảo hán Lam Sơn cả.
     
    Heoconmtv and dongtrang like this.
  12. V/C

    V/C Mầm non

    Đáng mặt đàn bà thì gọi gì Hán nhỉ? Thục Nữ chăng? Vì đất Thục là cái nôi của người Hàn. Hay chỉ mỗi Anh Thư đối Anh Hùng.
     
  13. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Đồng ý với bạn khiconmtv là tra trong các từ điển tiếng Hán thì hán có nghĩa là triều Hán, nhà Hán chứ không có nghĩa nào hán là người đàn ông. Nhưng tra trong các từ điển tiếng Việt thì đều giải thích là hán là người đàn ông. Chẳng lẽ các giải thích đó đều sai kể cả vi.wiktionary.org.
     
  14. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tôi đã nói ở trên, nó là hậu quả của trọng nam khinh nữ, và gốc nó là từ Hán Việt, không phải thuần Việt. Như chữ Tử là con (trai lẫn gái) nhưng rốt cục nó chỉ dành cho đàn ông như Khổng Tử, Trang Tử, Lão Tử...
    Những từ điển wiki đều là từ điển mở, chỉ mang yếu tố tham khảo nhanh, không phải nguồn chính xác.
     
    Heoconmtv and 123phat like this.
  15. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Có vẻ bạn chỉ đọc cái tựa rồi góp ý chứ chưa đọc nội dung quyển sách. Hào kiệt thường chỉ dùng cho những anh hùng, những người có chính nghĩa (như hào kiết Lam Sơn). Quyển này chỉ kể về những người có máu mặt trong làng Sàigòn cũ chứ không phải là những anh hùng của Sàigòn nên tác giả dùng từ hảo hán là hợp rồi. Như Bảy Viễn có thể coi là một hảo hán chứ không thể là một hào kiệt.
     
    hoalienbao thích bài này.
  16. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Hào kiệt nghĩa là kiệt xuất, hiểu biết thời cuộc, không phải chỉ là anh hùng.
    Hoặc Tuấn kiệt nghĩa là người tài trí.
    Bản thân tôi cũng sẽ không đọc cuốn này chính vì tác giả dùng từ ngữ như vậy để viết sách văn hóa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/2/17
    boylikegirlz and Heoconmtv like this.
  17. Nắng Mùa Thu

    Nắng Mùa Thu Lớp 1

    Bạn Khiconmtv nói có lý. Hảo hán đúng là người Hán tốt. Ví dụ tôi xem phim Tàu, trong các phim kiếm hiệp nếu như nhân vật này uống rượu giỏi thì phía bên kia gọi là hảo rượu, kiếm pháp giỏi thì gọi là hảo kiếm pháp, công phu giỏi thì gọi là hảo công phu, huynh đệ tốt thì gọi là hảo huynh đệ... green29
     
    summer_bkarda thích bài này.
  18. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Vừa mới tra Từ điển tiếng Việt của Lưu văn Hy do Nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 2000 trang 465 vẫn giải thích Hảo hán (hớn) là người dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ kẻ yếu.
    Xin bạn dẫn chứng quyển Từ điển tiếng Việt nào giải thích hảo hán là người Hán tốt.
     
    VietNhan thích bài này.
  19. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tại sao bạn cứ bám vào từ điển này thế nhỉ trong khi tôi đã phân tích ở trên gốc gác của nó và tại sao người ta lại dùng nó.
    Bản thân người nào hay đọc sách cũng hiểu nó là từ gốc Hán, qua Việt Nam được dùng riết nên mới phát sinh nghĩa mà bạn đang bám víu vào đấy.
    Nó là từ Hán Việt, bạn phải phân tích từ của nó. Cái từ điển mà bạn dùng nó có phân tích không hay chỉ nói ra nghĩa chung chung?
    Như từ Phong Ba, ai cũng hiểu nghĩa chung nó là chỉ sự khó khăn, nhưng phải phân tích cái gốc của nó là sóng gió.
    Hay như Mạnh Thường Quân, đa phần hiểu là người chuyên giúp đỡ kẻ nghèo khó, làm từ thiện nhưng gốc nó là tên một nhân vật thời Đông Chu.
    Cả Hoạn Thư, Sở Khanh... đấy...
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/2/17
    atdau, vqsvietnam, Heoconmtv and 3 others like this.
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Trước giờ vẫn nghĩ Hán tử là chàng trai người Hán, rõ ràng từ được dùng trong tiểu thuyết Tàu thì nghĩa Tàu thôi! Từ Việt chúng ta chỉ có "háng" thôi mà đúng hông? :D
     
    darkdragon28 thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này