LS-Việt Nam Hoàng thành Thăng Long - Giá trị lịch sử văn hoá Việt

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi conguyen, 1/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. conguyen

    conguyen Sinh viên năm IV

    Sưu tầm từ nguồn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, yeuchip thực hiện ebook dạng prc để chia sẻ cùng các bạn yêu sách.

    Sách có hình ảnh nên dung lượng lớn, do đó khi nén phải chia làm 3 phần để có thể đưa lên Thư viện. Các bạn có thể tải file nén không chia (khoảng 2MB) tại đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đây là lần đầu tiên yeuchip thực hiện ebook dạng prc có nhiều hình ảnh, nếu chưa đạt mong được các bạn góp ý để hoàn thiện.

    Thân!
    ------------------------------------

    LỜI DẪN
    Phát lộ di tích Hoàng Thành năm 2003 đã gây nên một chấn động lớn trong dư luận xã hội và nhận được sự quan tâm sâu sắc của nhân dân trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nhiều báo chí coi phát hiện khảo cổ này là một trong những sự kiện văn hóa trọng đại năm 2003. Một số di vật được trưng bày tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội và sau đó chuyển vào trưng bày tại Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh được khách tham quan trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Trong Thư chúc Tết năm Giáp Thân năm 2004, chủ tịch nước Trần Đức Lương có đoạn viết: “... tiến hành khảo cổ ở khu vực Ba Đình Hà Nội làm xuất lộ nhiều di tích lịch sử - văn hóa vô giá về kinh thành Thăng Long cổ xưa. Những thành tựu đó đang tiếp tục khích lệ, cổ vũ lòng tự hào dân tộc và ý chí vươn lên của nhân dân ta...”

    Trên cơ sở nhận thức giá trị của khu di tích lịch sử văn hoá do khảo cổ học phát hiện, ngày 24/9/2003 Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã trân trọng đề nghị các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ cho phép giới khảo cổ học tiếp tục mở rộng diện khai quật để có cơ sở khoa học đầy đủ hơn trong đánh giá cũng như trong các giải pháp bảo tồn. Hai cuộc hội thảo khoa học do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia và do Bộ Văn hoá thông tin tổ chức, tuy có một số ý kiến khác nhau trong thảo luận những vấn đề cụ thể, nhưng không ai có thể phủ nhận được giá trị lớn lao của di sản văn hoá này và nguyện vọng của hầu hết các nhà khoa học là mong muốn được bảo tồn lâu dài.

    Bộ Chính trị đã có một phiên họp sáng ngày 1/11/2003 để bàn về sự phát hiện di sản văn hoá được giới khoa học và cả xã hội đặc biệt quan tâm này. Theo thông báo số 126-TB/TW ngày 5/11/2003, Bộ Chính trị đã quyết định cho phép tiếp tục khai quật khảo cổ học trên diện tích được Chính phủ phê duyệt để có cơ sở khoa học định giá và kết luận đầy đủ hơn về quần thể di tích này, trên cơ sở đó xây dựng phương án bảo tồn và phát huy ý nghĩa lịch sử của di tích. Thông báo cũng cho biết Hội trường Ba Đình mới sẽ chuyển đến một địa điểm khác với tên mới là Trung tâm Hội nghị quốc gia. Còn Hội trường Ba Đình hiện nay sẽ được lưu giữ như một di tích lịch sử và Nhà quốc hội sẽ được xem xét, quyết định sau khi có báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học.

    Hiện nay Viện Khảo cổ học đang tiếp tục công việc khai quật khảo cổ học và với diện tích khai quật được mở rộng, chắc chắn nhiều di tích và di vật mới sẽ được phát lộ và nhận thức về giá trị khu di tích sẽ được nâng cao hơn. Tuy nhiên công việc khai quật cũng như bảo quản trước mắt và bảo tồn lâu dài đang đặt ra không ít nhiệm vụ nặng nề mà dư luận hết sức quan tâm. Công việc bảo quản những di vật thu thập cần được thực hiện với những kho hiện vật có đủ tiện nghi bảo vệ theo từng loại chất liệu và sắp xếp khoa học. UBND Hà Nội đã chọn địa điểm để xây dựng một kho bảo quản hiện vật như vậy. Đặc biệt khó khăn là công việc bảo tồn tạm thời những di tích ngoài trời trong điều kiện đất đai, khí hậu vùng này, nhất là khi mùa mưa đến, để tiến tới một kế hoạch bảo tồn lâu dài toàn bộ khu di tích. Chính phủ đã giao cho các cơ quan chức năng và chuyên môn tập hợp lực lượng chuyên gia trong nước và tranh thủ sự hợp tác quốc tế để nghiên cứu và đề xuất những giải pháp khoa học và công nghệ phù hợp, hữu hiệu nhằm bảo tồn di sản văn hoá này.

    Một di sản văn hoá vô giá mà bao nhiêu thế hệ tổ tiên đã sáng tạo nên và lòng đất này đã gìn giữ chúng được cho đến hôm nay, vì thế chúng ta phải gánh vác trách nhiệm này tiếp tục bảo tồn, phát huy rồi chuyển giao lại cho các thế hệ mai sau với nhiệm vụ cao cả là GÌN GIỮ BẢO TỒN MỘT DI SẢN VĂN HOÁ VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM.

    CINET TỔNG HỢP

    Nguồn e-thuvien.com
    ____________________________________
    Link trên diễn đàn: View attachment HTTL_Download.com.vn.zip

    Nguồn download.com.vn
    ____________________________________
    Link mf: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/10/13
    Moew Meow, haist, lehoa and 1 other person like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này