Kinh điển Hoàng Tử Bé - Antoine de Saint-Exupéry (Nguyễn Tấn Đại dịch)

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi nhat1395, 30/4/20.

  1. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Thấy ở diễn đàn mình chưa có bản dịch của bác Nguyễn Tấn Đại. Cá nhân mình thấy đây là một bản dịch tốt, hồi trước Đông A có in (2005), nhưng không hiểu sao sau này tái bản lại dùng bản của Vĩnh Lạc. Bác dịch giả Nguyễn Tấn Đại cũng là người đưa minh họa gốc vào sách in trước nhất thì phải (mấy bản trước dùng ảnh chụp).

    [​IMG]

    Lời người dịch
    Hoàng Tử Bé của Antoine de Saint-Exupéry (đọc: / Ântoan đờ Xent-Exuyapêri /) có thể được xem là một trong những thiên phẩm của nền văn học thế giới hiện đại, đã được dịch ra hàng trăm thứ tiếng trên thế giới, đã làm say mê biết bao thế hệ ở mọi quốc gia...

    Một đồng nghiệp người Pháp của tôi nói rằng: "Hoàng Tử Bé là một tác phẩm phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi trình độ cảm thụ, ở mọi quốc gia trong mọi thời điểm..."

    Bản dịch tiếng Việt nổi tiếng nhất, nhận được nhiều lời khen nhất trong số gần chục bản dịch xưa nay có lẽ là của Bùi Giáng (NXB An Tiêm in năm 1973, NXB Văn nghệ tái bản năm 2005). Một bản dịch được phổ biến khá rộng rãi trên Mạng là của Vĩnh Lạc (NXB Đồng Nai, 1994). Ngoài ra còn có các bản dịch khác như của Trần Thiện Đạo (Cậu hoàng con - NXB Khai Trí, 1966), Nguyễn Thành Long (Em bé con nhà trời - NXB Kim Đồng, 2000; Chú bé hoàng tử - NXB Văn nghệ TP. HCM, 2000), Trịnh Nhất Định (Hoàng tử bé - NXB Trẻ TP. HCM, 2000), Thuận Thiên (Hoàng tử bé, in chung với truyện Nàng công chúa nhỏ - NXB Văn hoá Thông tin, 2005), Châu Diên (Hoàng tử bé - NXB Lao động, 2007)... Không dừng lại ở đó, ắt hẳn vẫn còn nhiều người muốn thử khả năng dịch thuật của mình để cho ra đời các bản dịch khác về sau...

    Nhìn chung, tất cả các bản dịch có thể đều lột tả được nội dung chủ yếu của truyện, tuỳ mỗi phong cách viết của dịch giả. Song, lời văn của bản gốc tiếng Pháp thật ra rất đơn giản, trong sáng, hơi có vẻ mơ mộng và ngây thơ của một cậu bé đang lớn, đang đi tìm bạn, đang khám phá cái ý nghĩa quan trọng và cốt lõi nhất của cuộc sống con người. Lối suy nghĩ, cách sử dụng từ ngữ, cách xưng hô, cách đặt các câu hỏi và theo đuổi đến cùng các câu hỏi,... của cậu bé trong suốt cuộc hành trình đều trong veo và rất hồn nhiên. Bù lại, ngôn ngữ của người kể chuyện lại chan chứa tình yêu thương dành cho cậu bé - người bạn gặp giữa sa mạc, ở bên lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, người đã phá tan đi mọi chai sạn xơ cứng trong tâm hồn của một "người lớn", để trở về với cậu bé ngày xưa ông đã từng là.

    [​IMG]

    Tôi có may mắn được tiếp cận trực tiếp bản gốc, ấn bản năm 1999 của nhà xuất bản Gallimard. Ấn bản này được in lại với những chi tiết và hình minh hoạ sát thực nhất với bản in đầu tiên năm 1943 tại Mĩ, trong khi những bản vẫn được lưu truyền và in đi in lại (mà các bản dịch tiếng Việt xưa nay thường sử dụng) đã mất hoặc sai lệch nhiều chi tiết suốt mấy chục năm liền [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]. Không dám đưa ra một phép so sánh, chỉ là tự thấy có những cảm nhận đồng điệu với tác phẩm này, nên tôi xin hân hạnh giới thiệu bản dịch của mình, với hi vọng giữ được các thông điệp quan trọng của tác giả, cũng như nhịp điệu thơ mộng của cuộc hành trình cậu bé khám phá vũ trụ, cũng là khám phá chiều sâu tấm lòng con người. Dù ít nhiều người đã từng đọc qua, hay đọc đi đọc lại nhiều lần, song biết đâu mỗi khi đọc lại chúng ta lại có một khám phá mới mẻ hơn thì sao!

    Bản dịch của tôi đã một lần được xuất bản, do Công ty Văn hoá Đông A kết hợp với Nhà xuất bản Hội Nhà Văn phát hành vào năm 2005. Bản dịch này có nhiều điểm hiệu chỉnh so với lần phát hành trước.

    Với bạn đọc, hãy xem nó như một câu chuyện cổ tích, thả lỏng tâm hồn thoát khỏi mọi vướng bận để hoà cùng từng bước đi của cậu bạn nhỏ...

    Nguyễn Tấn Đại
    Sài Gòn, viết lần đầu tháng 10/2007, biên tập lần cuối 08/2011
     

    Các file đính kèm:

    pianoguitar, chis, vantai111 and 19 others like this.
  2. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Trích comment của dịch giả:
    Chào bạn!

    "Hồi bé" của bạn là hồi nào nhỉ? Cuốn "Hoàng Tử Bé" có bìa màu xanh tím này lần đầu tiên được xuất bản là năm 2005, với bản dịch của tôi. Bộ hình minh hoạ bên trong đẹp hơn hẳn các cuốn khác đã xuất bản trước đó, vì tôi đã đưa cuốn sách gốc (hình màu) cho hoạ sĩ Trần Đại Thắng (Đông A) chụp lại, trong khi những cuốn kia dùng hình đen trắng sao đi chép lại nhiều lần của các bản dịch trước đó.

    Sau hai lượt in bản dịch của tôi thì từ năm 2010, Đông A đã chuyển sang dùng bản dịch của Vĩnh Lạc (với nội dung văn bản tìm thấy dễ dàng trên Mạng), nhưng vẫn dùng ghép với bộ hình trong bản dịch của tôi. Thậm chí trong những loạt in đầu tiên, đến cả những vết cắt ghép hình cũng không sai một li so với bản của tôi. Trong bản dịch của được xuất bản chính thức của Vĩnh Lạc hoàn toàn không thể có bộ hình mới này (có những điểm khác biệt ngay trong bản gốc tiếng Pháp - bạn xem phần lời tựa mà tôi đã bổ sung trong bản hiệu đính của tôi sẽ biết rõ). Tôi có thắc mắc nhưng người đại diện Đông A không trả lời; tôi cũng bỏ qua không màng đến việc ấy nữa.

    Sau này thậm chí còn có một bản dịch khác, của NXB khác, người ta "chôm" luôn cái bìa màu xanh tím do hoạ sĩ Trần Đại Thắng vẽ này để đưa vào trang lót ấn bản của họ. Thật hết biết!

    Dông dài một chút như vậy, để bạn có thể hiểu rằng cuốn sách có bìa xanh tím mà bạn muốn tìm vẫn có thể là 2 bản dịch khác nhau. Nếu "hồi bé" của bạn rơi vào khoảng năm 2005-2006 thì đó quả là bản dịch của tôi; còn nếu từ 2010 trở đi thì nhiều khả năng đó là bản dịch của Vĩnh Lạc.

    Thân mến,
    NTĐ
     
    moneysfan and lyhoangvt like this.
  3. moneysfan

    moneysfan Lớp 1

    file kia có phải bẻ khóa DRM ko nhỉ??
     
  4. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Không, pdf mà bạn :sss
     
    moneysfan thích bài này.
  5. moneysfan

    moneysfan Lớp 1

    Mình convert file pdf kia sang epub cho những ai cần ạ. Cá nhân mình vẫn thích file epub hơn
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này