Kinh điển Hoàng Tử Và Chú Bé Nghèo Khổ - Mark Twain <Bản đầy đủ>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi chichi.myluckycharm, 11/1/17.

  1. chichi.myluckycharm

    chichi.myluckycharm Cử nhân

    cv1.jpg
    cv2.jpg

    Giới thiệu

    Có biết bao câu chuyện trên đời kể về những chàng hoàng tử, những nàng công chúa và những tòa cung điện tráng lệ, lộng lẫy mà đượm sắc màu huyễn hoặc, thần bí, thu hút biết bao cậu bé, cô bé của rất nhiều thế hệ kế tiếp nhau từng sinh sống trên trái đất này. Dẫu thời gian cứ mãi chảy trôi, những câu chuyện được bao phủ bởi vầng sáng cổ tích lung linh chưa bao giờ là cũ trong lòng mọi đứa trẻ trên đời.

    Mark Twain đã tự làm khó cho bản thân mình khi xây dựng một thiên cổ tích dựa trên những cứ liệu lịch sử vốn rất ngắn gọn, khô cứng và mang tính biên niên về nước Anh trong nửa đầu thế kỷ XVI. Không có những phép màu tuyệt diệu như câu chuyện về nàng Lọ Lem, hoàng tử Ếch hay những hoàng tử thiên nga mặc áo tầm gai hóa thành người, chuyện về hoàng tử Edward – sau này là vua Edward Đệ Lục của nước Anh – và cậu bé ăn mày khốn khổ một bước lên quyền uy Tom Canty được Mark Twain lựa chọn xuất phát từ sự ngẫu nhiên. Tạo hóa ngẫu nhiên đón hai đứa trẻ vào cùng một ngày, lạ lùng thay ngoại hình cả hai giống nhau như tạc. Nhân tình thế thái ngẫu nhiên để hai đứa trẻ này gặp nhau, đổi vị trí cho nhau. Kể từ đây, bắt đầu cuộc hành trình đầy sóng gió của cả hai. Bạn sẽ cho rằng, với Edward, khổ nạn mới là có thực; còn Tom Canty được đổi đời thì cớ gì gọi là buồn đau?


    -----★-----

    Nguồn: Komobook
    Biên tập: @V.C, @chichi.myluckycharm
    Bìa & Ebook: @inno14
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 11/1/17
  2. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Ngày xưa, hồi cấp 1, ông mình có mua tặng cuốn này. Giờ thấy cái tên truyện thấy bồi hồi phết
     
    big_daddy thích bài này.
  3. V\C

    V\C Lớp 4

    Trước đọc bản rút gọn, được đoạn, giống như sân khấu, chuyển cảnh liên tục.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Bọ Cạp thích bài này.
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Hồi trước Tủ sách vàng của Kim Đồng có cuốn này, có thể cũng là một loại bản rút gọn.
     
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hồi những năm 80 tôi đọc cuốn này, không biết có phải là bản rút gọn không nhưng thấy không khác mấy so với bản post ở trên, trừ phần giới thiệu không có.
    Cuốn này cũng không dài lắm mà sao dung lượng lớn như vậy. Các câu đối thoại đều được cho trong ngoặc kép mà không gạch đầu dòng- một cách trình bày rất lạ.
     
  6. V\C

    V\C Lớp 4

    File nặng là do nhiều ảnh minh họa. Đối thoại dùng dấu nháy thì đâu có gì lạ bác, truyện của Tây thường trình bày thế cả, dân Việt mình thì cứ phang gạch gạch.
     
    big_daddy thích bài này.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Sao tôi thấy có mỗi cái ảnh ở đầu sách.
    Vậy là mấy quy tắc trình bày bài văn mà cô giáo dạy ngày xưa giờ không đúng nữa à?
     
  8. V\C

    V\C Lớp 4

    Bác dùng app gì để đọc ebook thế?
    Hình ảnh vẫn hiển thị ngon.
    Sách in giờ cũng bắt chước lối của Tây đầy ra.
     
  9. windcity

    windcity Lớp 3

    Làm gì có quy tắc phải viết như thế. Quyển này trình bày y như trong nguyên tác rồi: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tôi mở bằng Calibre, sách rất đẹp và hình minh họa đầy đủ.
     
  10. V\C

    V\C Lớp 4

    Thực ra thì thay nháy bằng gạch cho lời thoại dễ ẹc, rẹc rẹc mươi giây. Để thế cho giống Tây.
    À, cũng quăng bớt khoảng 30 hình, vì không cần thiết, nhiều quá đâm rối, truyện chữ chứ không phải truyện tranh.
     
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi dùng Sumatra đọc file epub, chỉ thấy mỗi 1 hình.
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có quy tắc này bạn:
    Soạn bài dấu ngoặc kép
    I. Công dụng: Dấu ngoặc kép có công dụng:
    a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
    b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ.
    c. Dùng từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
    d. Đánh dấu tên các tác phẩm.

    Soạn bài Dấu gạch ngang
    I. CÔNG DỤNG CỦA DẤU GẠCH NGANG
    a. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
    b. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
    c. Đặt ở đầu dòng để liệt kê
    d. Đặt ở giữa các tên riêng để nối các từ nằm trong một liên danh.

    Nguon : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Còn nguyên tác trình bày theo quy tắc nào thì tôi không biết nên mới bảo là lạ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/1/17
  13. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Thế app của bác không tương thích thế nào đó rồi. Tôi dùng reader của Calibre thấy hình đầy đủ. Bác thử một app khác coi sao.
     
  14. V\C

    V\C Lớp 4

    Calibre đi bác, cái Sumatra chuyên dùng PDF.
     
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy à, để thử coi. Trước tôi dùng Mobipocket Reader đọc được cả file prc và epub, giờ đọc file epub không được. Tôi xem trên TVE có bạn khuyên dùng Sumatra cho gọn nhẹ nên mới dùng thử. Dùng cái này muốn tìm kiếm hay sao chép cũng không được.
     
  16. windcity

    windcity Lớp 3

    Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật, trong sách tiếng Anh, tôi để ý toàn dùng dấu ngoặc kép, sách dịch sau này cũng thế, thậm chí có quyển không dùng cả dấu ngoặc kép lẫn dấu gạch ngang, chỉ cần thụt đầu dòng (chắc là để đảm bảo format như nguyên tác). Dấu gạch ngang dùng chủ yếu trong sách văn học Việt Nam, văn học Việt Nam đương đại, một số cũng dùng dấu ngoặc kép. Ý tôi là cái này không nhất thiết phải khắt khe làm gì.
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Dẫn lời nói của nhân vật thì cố nhiên dùng dấu ngoặc kép rồi, nhưng các câu đối thoại thì thường gạch đầu dòng. Quy tắc khi tôi học văn là thế, còn trình bày thì thế nào chả được. Hiện có sách in phải đọc từ trang mà ta vẫn gọi là trang cuối đến trang đầu, thế mới pro.
     
: Mark Twain

Chia sẻ trang này