Thảo luận Học Phật

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tauvequehuong, 29/12/16.

Moderators: amylee
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bữa hổm mình có vô một chùa khmer, đi theo đứa bạn chơi, thấy người ta đem bỏ mấy cuốn trung bộ kinh bằng tiếng việt, vì kinh bị mối ăn hết trơn. Mình giở ra coi thì ngay đoạn kinh phi thánh cầu còn đọc được, ôi sao mà lại hay tới như vậy, nhưng mà ôi tội cho cuốn kinh, họ có biết đọc tiếng việt và có tụng bằng tiếng việt đâu mà trân trọng kinh tiếng việt chứ

    "NMO-L31"
     
  2. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Ui, hay vậy, ngay khúc phi thánh cầu luôn a :v có nguời đọc kinh tiếng Hán cả đời để cầu phước, mà bạn mới mở kinh ra mà ngay khúc đó thì nhân duyên lớn quá, mà còn là bản dịch tiếng Việt nữa. Quá dữ.

    Chùa khờ me ngay bờ sông hả bạn? :))
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bạn đang hỏi về chùa ở cần thơ sao? Hi hi, bữa đi chơi dưới kiên giang, chùa sát bờ sông luôn.

    "NMO-L31"
     
    moreshare thích bài này.
  4. moreshare

    moreshare Lớp 8

    :))) đọc xong cuốn khái luận đó đọc tiếp Phật Học Phổ Thông nha bạn :)
     
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Trên thuvienhoasen viết nhiều về phật giáo nhỉ? Có nên dùng nó làm tài liệu tham khảo nhập môn không hé bạn moreshare.

    "NMO-L31"
     
  6. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Mình cũng hay lên đó coi, nhưng đến khi hỏi thì không ai trả lời :))).Bạn nên dành riêng cho ông Phật 1 quyển tập, note lại hết những ý trọng tâm và các tên sách, tên bài kinh được nhắc đến trong mấy bài viết trên đó hoặc trong sách hen, nên tìm ra để đọc từ đầu đến cuối 1 bài kinh được trích dẫn, rất nhiều người ngắt đoạn kinh để củng cố quan điểm riêng lắm. Đọc trọn để thấy rõ ý hơn, chớ vội tin liền :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/2/17
    tran ngoc anh thích bài này.
  7. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Hi vọng mọi người ai chưa đọc thì hãy đọc 2 cuốn: (vô cùng bổ ích và có góc nhìn học thuật hơn)
    Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới -A Concise History Of Buddhism
    Lược sử Phật Giáo -A Short History of Buddhism
     
  8. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    HẠNH NGUYỆN QUÁN ÂM
     
    moreshare thích bài này.
  9. moreshare

    moreshare Lớp 8

  10. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Bài hát cảm động quá :) Cuộc đời đức Phật..

    Mình nghe và ấn tượng 3 câu này:

    "Đời tu hành giống tợ đàn kia
    Quá căng dây sẽ đứt lìa
    Quá chùng vô dụng, chẳng vừa âm giai..."

    @moreshare thích câu nào trong bài :P :P
     
    moreshare thích bài này.
  11. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Thích toàn bài =)))

    Từ nay Trung đạo là đường
    Định tâm thiền tuệ, vầng dương giữa lòng.

    Bài này cũng hay nè Lười :)
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  12. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Tuyệt vời luôn :D :D




    Càng lúc tôi càng cảm giác moreshare có gì đó rất là mát lành, thanh thản nhẹ nhàng lắm
     
    moreshare thích bài này.
  13. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Chớ bảo vô tâm ấy là đạo.
    Vô tâm còn cách một lớp rào :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/3/17
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  14. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Tui nghi nghi bạn cũng như Đường Tăng, tạt ngang tạt dọc, lướt ra lướt vào mấy bận mới đọc ra câu kinh đấy =))

    Nhưng tui chắc ở trong lòng rồi, bạn sẽ thấy, vì tui biết đó là chữ DUYÊN :P :P :P


    Đã là bạn đạo, thì áo vuông với áo lam, kẻ ly trần với kẻ tục gia, cũng vẫn đi chung một con đường vậy.


    Người đi lẻ bóng đơn côi
    Người ơi hay để cho tôi theo cùng
    Đường xa trắc trở muôn trùng
    Gặp nhau đây cũng xem chừng có duyên
    Người về xứ sở kim liên
    Còn tôi tìm lại an nhiên thuở nào
    Áo kia tuy có khác màu
    Cứ đi rồi đến ngày sau sẽ cùng.
     
  15. moreshare

    moreshare Lớp 8

    =)) tạt ngang tạt dọc là lẽ thường tình, cỏi trần lăn qua lộn lại có gì lạ đâu?

    Có nhiều người nhìn chứ không thấy.

    Ở đời bình thủy tương phùng,
    Đường ta ta bước, phương người người đi.
    Còn duyên kẻ đón, người cười,
    Hết duyên hóa kiếp còn đâu bạn đường.
    Có chi mà phải bận lòng,
    Thích Ca là bạn đồng hành thiên thu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/3/17
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  16. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Một câu hỏi hay như này, làm mất ngủ biết bao cao thủ (đùa chút) sao không thấy bạn nào thảo luận nhỉ, toàn nghe nhạc nhí nha nhí nhố mơ tưởng Bồ tát trong khi thực tế trước mắt là làm ebook có phải ăn cắp? Hihi
     
    Heoconmtv thích bài này.
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Không ai lại cho rằng phương tiện là mục đích cả, chỉ người quá kém mới cho rằng vậy thôi. Ví dụ đang ở Sài Gòn muốn ra Hà Nội, thì tới HN là mục đích, còn đi bằng gì ô tô, máy bay thì là phương tiện, ai cũng hiểu đó là phương tiện, đâu ai ở lại đi bảo ô tô, máy bay là mục đích đâu.
    Lại ví dụ thêm vụ ông gì bảo đại ý: chớ tưởng ngón tay chỉ trăng là trăng. Thú thật với các bạn là đứa trẻ nít quê mình nó cũng hiểu ngón tay là ngón tay, trăng là trăng, chỉ có ông nói câu đó là thích làm mọi việc phức tạp lên (tỏ ra nguy hiểm) chứ người thường chẳng ai là không biết điều đó.

    Bạn đã mở luân xa chưa?
     
    Heoconmtv thích bài này.
  18. V•C

    V•C Lớp 3

    Theo Luật hiện hành thì ”dính" đến Ebook là không thành “chính quả" được, Đại Tội 100%.
    Theo bác Tàu, tội này có bị tống xuống “cửu địa" khi ngỏm không, hay vẫn vi vu “cõi cực lạc".
     
    Heoconmtv thích bài này.
  19. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Xin hỏi bác @tauvequehuong là bác đã thực nghiệm phương tiện nào trong Phật giáo hay chưa? Và bác hiểu về phương tiện trong Phật giáo là như thế nào mà nói rằng không có ai lấy phương tiện làm mục đích, mê chấp vào phương tiện?

    Bác đi máy bay nhiều, đến lúc nào đó tự bác sẽ thấy máy bay nó tiện hơn ô tô, tàu hỏa, đâm ra chê chán ô tô tàu hỏa, chỉ thích đi máy bay. Vậy ngay trong thực tiễn cuộc sống cũng có mê chấp vào phương tiện rồi đó thôi?

    Còn câu "chớ thấy ngón tay chỉ trăng là trăng", phải xét trong cái hoàn cảnh nào mà có câu đó nữa. Chứ cắt xén ra rồi phê phán như bác thật là chưa trọn vẹn lắm đâu. Câu ấy để phá chấp cho hành giả, người khác chưa nhận ra bản thân đang chấp ở đâu, chấp vào cái gì, nên lẽ dĩ nhiên thấy câu đó vô nghĩa là phải thôi.

    Trong Phật giáo còn có nhiều điều thâm sâu, mà không trải nghiệm thì khó có thể ngộ được. Đứng bên ngoài nhìn mà không thâm nhập vào bên trong tìm hiểu thì làm sao biết thực hư bên trong nó ra sao. Bác hiện nay chỉ đang là nhìn ngắm mấy cái râu ria này nọ rồi phát biểu quan điểm chắc như đinh đóng cột, Phật pháp mà như thế thì cần gì bỏ công phu ra để thâm nhập tìm hiểu chứ :D

    Học Phật với tinh thần khoa học cao như bạn moreshare ấy, tư duy rất hợp lý, ắt hẳn kinh nghiệm nghiên cứu học thuật của bạn ấy rất cao nên mới có được lối tư duy như vậy và mang vào trong việc học Phật. Nếu ai chưa đọc kỹ bài của bạn moreshare thì nên cố gắng đọc lại để biết thêm :D
     
    Heoconmtv thích bài này.
  20. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Hihi để lúc rảnh mình nói rõ thêm quan điểm của mình về ebook, còn mình thì không tin có thiên đàng địa ngục (mấy nơi đó là do những tay ảo tưởng tưởng tượng ra mà thôi). Rồi mấy chuyện nhân quả đến là chết cười, họ chế ra để dọa ma con nít : ) ) )

    Mình người trần mắt thịt, sống theo những gì mình cho là hay, là nên theo mà thôi. Bạn thử kể một phương tiện Phật giáo mà bạn đang xài và đích bạn muốn đến là gì?

    Bài bạn Mo thì mình đọc hết (đọc kỹ) rồi nhận xét rằng bạn đó còn non và xanh lắm hihi
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này