Thơ Việt Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi Ban Tang Du Tử, 12/11/15.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Mưỡu:
    Đàn thông phách suối vang lừng,
    Cá khe lắng kệ, chim rừng nghe Kinh.

    Hát nói:
    Bầu trời, cảnh bụt,
    Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
    Kìa non non, nước nước, mây mây,
    Đệ nhất động hỏi là đây có phải?
    Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
    Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
    Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
    Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
    Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
    Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
    Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình:
    Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
    Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
    Chập chờn mấy lối uốn thang mây.
    Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
    Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt?
    Lần tràng hạt niệm "Nam vô Phật",
    Cửa từ bi công đức biết là bao.
    Càng trông phong cảnh càng yêu!
     
    chis, sannyas60, cfcbk and 4 others like this.
  2. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Có lần được đến Hương Sơn, về nhà lần lại bài thơ cũ đọc, cảnh non nước mấy trăm năm rồi vẫn vậy.

    "Chừng giang sơn còn đợi ai đây?"
     
    lichan thích bài này.
  3. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Mình thấy trong cuốn Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỷ thứ XIX, 1953 ở trang 71-72 chép bài này như sau, có một số điểm khác so với bài trên nhất là mấy câu mưỡu ở đầu bài. Mình chép lại nguyên bản, chỗ khác mình in đậm và nghiêng.

    Phong-cảnh Hương-Sơn (1)

    Bầu trời, cảnh bụt,
    Thú Hương-Sơn (2) ao ước bấy lâu nay!
    Kìa non non, nước nước, mây mây,
    "Đệ nhất động" (3), hỏi là đây có phải?

    Thỏ-thẻ rừng mai chim cúng trái;
    Lửng-lơ khe Yến (4) cá nghe kinh.
    Thoảng bên tai một tiếng chày kình (5),
    Khách tang-hải (6) giật mình trong giấc mộng!

    Này suối Giải-oan (7), này chùa Cửa-võng (8),
    Này am Phật-tích (9), này động Tuyết-quynh (10).
    Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình:
    Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.

    Thăm-thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
    Gập-ghềnh mấy lối uốn thang mây.
    Chừng giang-sơn còn đợi ai đây (11)?
    Hay tạo-hoá khéo ra tay xếp-đặt (12)?

    Lần tràng-hạt, niệm: Nam Phật!
    Cửa từ-bi công-đức biết là bao!
    Càng trông, phong cảnh càng yêu.

    Chú thích. - (1) Trên đầu bài hát này còn câu mưỡu, chúng tôi sao nguyên văn do ông Chu-sĩ-Khôi (con trai tác-giả) đã đọc cho chép.

    Lên chùa chân bước khoan-khoan,
    Khi mô, khi phật, khi tang, khi tình;
    Thuyền lan một lá sinh-sinh,
    Non non, nước nước, mình mình, ta ta!
     
    lichan, langtu and Ban Tang Du Tử like this.
  4. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Một bài về Hương Sơn nữa cũng khá hay là Hương Sơn nhật trình của Dương Khuê. Bài khá dài nên mình trích đoạn đầu như trong sách Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỷ thứ XIX, 1953 ở trang 72-73. Xin chép nguyên bản.

    Hương-Sơn nhật trình

    Hương-sơn là thú thanh cao (1),
    Những là nay ước mai ao mấy lần
    Thanh bình (2) gập hội du xuân,
    Én oanh nô nức xa gần đua nhau;
    Thuận giòng ngàn liễu cung dâu,
    Một thuyền đèn sách, lưng bầu gió trăng;
    Buồm lan nhẹ cánh lâng-lâng,
    Hay đâu mượn gió gác Đằng đưa duyên (3);
    Giang-sơn thì vẫn người quen,
    Dạo chơi Châu-phố suôi miền Đục-khê (4).
    Chiêng vàng gác bóng non tê (5),
    Dừng chèo ướm hỏi lối về chùa trong.
    Lần khe Yến-vĩ đi vòng (6),
    Bốn bề bát ngát xa trông lạ nhường;
    Giữa giòng đáy nước lồng gương,
    Mượn chèo ngư-phủ đưa đường Đào-nguyên.
    Lạ chi vừa bén mầu thiền,
    Mà trăm não với ngàn phiền sạch không.
    Bầu trời bát ngát xa trông,
    Biết đâu, nước Nhược non Bồng (8) là đâu?
    Cỏ cây xanh ngắt một mầu,
    Yết thần vạn tuế lên lầu ngũ doanh (9).
    Nhác trông sơn thủy hữu tình (10),
    Bút thần khôn vẽ bức tranh nào bằng.
    Tiếng đâu văng vẳng chuông vàng,
    Khói đâu nghi ngút mùi nhang (hương) Thiên-trù (11).
    Thuyền lan mấy lái chèo đua,
    Một dây thẳng tới bến chùa bước lên.
    Lầu chuông gác trống đôi bên,
    Cửa rồng năm sắc đài sen chín từng (12).
    Muôn hồng nghìn tía tưng bừng,
    Suối khe thét nhạc, thông rừng dạo sênh (13).
    Chim cúng quả, cá nghe kinh
    Then hoa cài nguyệt, chầy kình nện sương (14).​
     
    lichan, langtu and Ban Tang Du Tử like this.
  5. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Du Tử ơiiii !

    Có phải là "Nam mô Phật" không ạ ? :think:
     
  6. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Về chính xác thì mình không rõ. Vì không có thư tịch cổ để đối chiếu.

    Nhưng trong quyển Thương nhớ mười hai của ông Vũ Bằng viết về Hà Nội thì lại viết là "nam vô a di đà phật". Nên thiết tưởng cũng có thể là không sai.
     
  7. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Đó là Vũ Bằng viết thế thôi, chứ đúng bài Hương Sơn phong cảnh phải là "Nam mô phật".
     
  8. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Thiệt là đã, quá đã.

    Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
    Lửng lơ Khe Yến, cá nghe Kinh
    Thoảng bên tai một tiếng chày kình
    Khách tang hải, giật mình trong giấc mộng



    Thường thì các bản dịch đều để, là "Lửng lờ", nghe dễ đọc và có độ nhấn hơn là "Lửng lơ"
    "無 Vô và Mô" đồng âm, nhưng theo sách cổ thì là Vô, cách đọc thông dụng vẫn là Mô. Cũng chỉ là một từ mượn, được phiên ra từ Sanscrit mà, sao 100% được.
     
    Heoconmtv and Ban Tang Du Tử like this.
  9. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Đây là thể hát nói, thơ hán nôm, bác dịch vô hay mô thì cũng được cả mà. Là bản dịch vô hoặc mô, chứ đâu phải gốc nó thế
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  10. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Thông thường khi tụng Kinh niệm Phật, người ta tụng "Nam Mô A Di Đà Phật" hay "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật" ...chứ langtu chưa từng nghe người ta tụng "Nam Mô Phật" nghe thiếu thiếu cái gì :think:
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/11/15
    sannyas60 thích bài này.
  11. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Bác @Ngọc Sơn biết nhiều, hiểu rộng, kể cả Hán Nôm, thật là khâm phục ! cute_smiley60
     
  12. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Theo mình thì không thiếu. "NAM MÔ" và "A di đà phật" là 2 cụm khác nhau. Chắc cũng thường nghe: nam mô Quán thế âm bồ tát hoặc nam mô Địa tạng vương bồ tát... như vậy thì nam mô Phật cũng bình thường. Phật được gọi chung. Với lại cái này có phải tụng niệm gì đâu.
     
    langtu thích bài này.
  13. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Hay quá. Không biết có ai biết 'Nam Mô' nghĩa là gì không nhỉ, sao chữ Mô cũng viết hoa.
    A Dì Đà Phật, có phải là Phật Adida, hay Ananda, người luôn ngồi bên cạnh Phật Gautama không nhỉ???
    Chắc phải chờ thánh nào đọc nhiều kinh sách!!!1yoyo23
     
  14. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Chắc Nam Mô là phiên âm của 1 từ gì đó của tiếng Phạn sang tiếng Việt chăng???3cat1133cat1133cat113
     
  15. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Trang 71-72 cuốn Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỷ thứ XIX, của Nguyễn Tường Phượng, Phạm Văn Sách, Bùi Hữu Sủng, xuất bản năm 1953 ghi là "lửng-lơ" và "Nam mô phật".

    Trang 71.png

    Trang 72.png
    Trang 168 của cuốn Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm, xuất bản năm 1951 cũng ghi là "lửng-lơ".

    Trang 168.png
     
    Ban Tang Du Tử and Ngọc Sơn like this.
  16. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Xin tham gia vào cuộc trao đổi nhỏ này, kính mong các bằng hữu có đạo lượng thứ cho những điều không phải và chỉ giáo thêm

    Về Nam Mô và Adi đà

    A DI ÐÀ

    阿彌陀
    Phạn: Amitabuddha, Amitàyus, Amitàbha.
    Tạng: Dpag tu med, Dpag yas, Tshe dpag med, Hod dpag med.
    Hán: (pâ) A Di Đa 阿彌多, A Nhĩ Đá 阿弭跢, A Nhĩ Đán 阿弭嚲, A Di Đa Dữu 阿彌多
    廋, A Di Đa Dữu Tư 阿彌多廋斯, A Di Đà Bà Da 阿彌陀婆耶, A Di Đà Bà 阿彌陀婆, A Di
    Đan Bà 阿弭嚲皤, A Di Đà Dụ Lệ 阿彌陀喻儷 (d) Vô Lượng 無量, Vô Lượng Thọ 無量壽,
    Vô Lượng Quang 無量光, Vô Lượng Thanh Tịnh 無量清淨, Cam Lồ 廿露
    Tên vị Phật, giáo chủ thế giới Tây phương cực lạc.

    1- NGUYÊN NGỮ VÀ Ý NGHĨA CHỮ A DI ĐÀ
    Tên A Di Ðà xuất hiện rất sớm ở Trung quốc, do là Ban châu tam muội kinh do Chi Lâu
    Ca Sấm thực hiện năm 179 s.dl., Ðại A Di Ðà kinh do Chi Khiêm thực hiện vào đầu thế kỷ thứ
    III và A Di Ðà kinh do La Thập dịch vào đầu thế kỷ V. Vậy A Di Ðà có nghĩa gì?
    a) Trước hết, A Di Ðà có nghĩa Vô lượng, tức phiên âm chữ Phạn amita. Trong Duy ma
    cật kinh H do Chi Khiêm thực hiện khi kể những đức Phật đã đến nhà của Duy Ma Cật có cả tên Như Lai Vô Lượng. Nhưng nếu đem so sánh với bản tên trong Duy ma cật sở thuyết kinh T của
    La Thập và Thuyết vô cấu xứng kinh 4 của Huyền Tráng thì Như Lai Vô Lượng là A Di Ðà Phật
    và Vô Lượng Thọ Như Lai. Bản dịch Tây tạng có snan ba mthah yas, tức Vô Lượng Quang.
    Như thế, tuy A Di Ðà đã được dịch là Vô Lượng, song kiểm soát lại thì hoặc do Vô Lượng
    Quang hoặc do Vô Lượng Thọ gọi tắt mà thôi.
    (Theo Từ điển bách khoa phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát)

    Thật ra, giải thích thì sẽ dài dòng và tìm nguyên nghĩa thì lại càng khó. Đơn giản, Nam mô/vô phật, hiểu đơn giản như đó là một “thán ngôn”, kiểu như “A men”/ Allah/ Nam Mô. Nguyên đây là một từ có gốc là tiếng phạn hệ Sanscrit được người Hán mượn và phiên âm thành Nam mô/vô. (南無/无), Vô hay Mô thật ra đều đúng. Tùy theo người dịch ra quốc ngữ mà thôi.

    NAM-MÔ: Phiên âm tiếng Sanscrit “Namas/Namah” phiên hán văn “Nán Mò”, có nghĩa như quy y quyết tâm vâng theo, cung kính và nương theo gửi đời mình cho Phật.
    A-DI-ÐÀ: Phiên âm tiếng Sanskrit “Amita”, có nghĩa Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, chỉ Năng lực bất tư nghị của Ðức Di-Ðà.

    南無 / 无
    (南無,南无)
    [梵Namas] 亦譯作“南膜”。佛教語。歸命、敬禮、度我之意。表示對佛法僧三寶的歸敬。(Han Yu Da Ci dian)
    [Phạn Namas] diệc dịch tác “Nam Mạc” ; Phật giáo ngữ ; kính lễ; độ ngã chi ý; biểu thị đối phật pháp tăng tam bảo đích quy kính.

    Namo’mitābhāyabuddhāya/Namo’mitayusbuddhāya
    南無阿弥陀佛/ 南无阿弥陀佛

    Còn đây là ba câu nguyện mà chúng ta hay nghe nhất.

    Nam-mô Tây phương Cực Lạc Thế giới Đại từ Đại bi A-di-đà Phật
    Nam-mô Ta-bà Giáo chủ Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật
    Nam mô quán thế âm bồ tát đại từ đại ba cứu khổ cứu nạn

    Kính các Bác, nói cho cùng Phật vô danh vô tính, tất cả hiệu xưng chỉ là hư vô mà thôi. Người đời, sống trong đời sống, Tâm chính Nghiệp đoan thì thiện tự đến, Huệ tự thông, giác ngộ trí thắng đạt đích viên mãn, còn ngược lại, có quy phục chân Phật niệm nguyện ngàn lần danh hiệu phật, cũng chỉ là ngoại vi mà thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/11/15
  17. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Cảm ơn bác/cụ @Ngọc Sơn . Tôi có chút liên tưởng thế này, các cụ xem được không???
    Từ 'amen' và 'allah', chính xác nghĩa của nó là 'tôi nói có' , hoặc nói có hoặc có. Thưa thượng đế, con nói có ạ...

    Ngay bây giờ, 'AYE' vẫn là cách người Scotland nói có. Tôi vừa học được từ này sáng nay, bác tra từ điển mà xem.
    AYE --> ah, yes...

    Tôi đoán sở dĩ cả 2 hoặc cả 3 đều bắt đầu bằng chữ A, là do Hồi giáo và Thiên chúa giáo đều bắt nguồn từ cùng 1 gốc-các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Những tôn giáo tôn thờ 1 đấng tối cao nào đó.

    Thế thì chắc chắn 'Nam mô' nghĩa là "có" rồi. Còn vế sau là một cách gọi khác của phật Gautama mà thôi, người đã đạt đến cái không.

    Đã ai xem phim 'Yes man', bộ phim chuyển thể từ quyển sách cùng tên chưa nhỉ:
    [​IMG]

    Cuối cùng, bác @Ngọc Sơn hơi nhầm ở đoạn cuối. Mỗi một từ ngữ/âm thanh đều có một tác động tinh vi nào đó. Người Ấn Độ đã khám phá ra điều này từ rất lâu rồi, cỡ mấy nghìn năm trước, người ta gọi đây là "CHANTA"-tụng, niệm. Chính vì vậy phải tụng bằng tiếng Phạn nó mới chuẩn bài, chứ dịch sang tiếng Trung, rồi qua tiếng Việt nó chỉ còn lại ý nghĩa khô khan, không tác dụng được gì...

    om.jpeg
     
    cfcbk and Ban Tang Du Tử like this.
  18. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Tôi đã kết ở cuối bài, phật vô danh vô tướng thì quan trọng gì chuyện tiếng Phạn hay tiếng trung? hay Việt, bác hiểu đúng hiểu sai hiểu như thế nào để bác sống hiền là được. Đâu cần phải quá câu nệ câu chữ trong ấy. Thưa bác, hiện tại các sư của nhà mình cũng không hiểu không biết tiếng phạn, và cũng thưa bác nên tụng niệm cái gì mà mình hiểu chứ tụng cái mà mình không hiểu thì sẽ ra sao? Cũng là vô nghĩa cả thôi.
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  19. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Theo hiểu biết thường thức của mình thì:

    Nam Mô: Có nghĩa là quay về.
    Amen: Có nghĩa là cảm ơn.
     
  20. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Em không có ý phản đối Bác nhưng nghi thức tụng niệm của phật giáo, mà bác nhắc đến chỉ có Phật Tạng, Mật Tông, Tịnh độ, ...phái này chủ về tụng niệm cầu giải thoát. Bác nói về "chanta" thì chắc Bác đã có nghe về Mantra rồi đúng không ạ? OM MANI PADME HUM ???
     
    cfcbk thích bài này.
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này