Tâm sự Internet làm chúng ta ngu đi?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi sun1911, 8/11/13.

Moderators: amylee
  1. sun1911

    sun1911 Lớp 11


    Báo Tuổi trẻ online đăng vào thứ năm ngày 10 tháng 06 năm 2010 có bài "Internet làm chúng ta ngu đi?".

    Cũng có một đoạn thời gian Tôi cách xa mọi thiết bị điện tử, dù có tra cứu thì cũng tra bằng sách giấy, hỏi người đi trước..Tôi cảm thấy thư thái hẳn, có thời gian để làm nhiều việc hơn, tập trung hơn và nhất là không còn kiểu cưỡi ngựa xem hoa và bị lạc lối trên internet do có quá nhiều thông tin nữa Mời các bạn cùng thảo luận - Sun1911.





    Khi Nicholas Carr bắt tay viết quyển sách về đề tài liệu Internet có hủy hoại khả năng tư duy của con người hay không, ông đã hạn chế tối đa hoạt động trên mạng, chỉ kiểm tra thư điện tử, tắt hẳn các tài khoản Twitter và Facebook.



    Cuốn sách mới ra lò của ông có tựa đề The shallows: What the Internet is doing to our brains (Những điều nông cạn: Internet đã làm gì với bộ não chúng ta), cho rằng công nghệ mới đang khiến đầu óc con người mất đi các khả năng tư duy sâu sắc, tập trung và nhẫn nại.
    424928.jpg
    Nicholas Carr - Ảnh: Wikipedia.org

    “Tôi cảm thấy khả năng tập trung của mình trở nên hết sức yếu ớt. Vì vậy, tôi từ bỏ Facebook và Twitter, chỉ kiểm tra thư điện tử vài lần một ngày thay vì mỗi 45 giây. Tôi thật sự cảm thấy sự khác biệt” - Carr nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn ngày 3-6. Theo đó, trong vòng vài tuần lễ liền ông có thể tập trung vào một công việc duy nhất và hoàn tất tác phẩm mà chính ông là một ví dụ.


    Carr cũng là tác giả bài viết từng gây nhiều tranh cãi trên tạp chí Atlantic năm 2008 “Phải chăng Google đang khiến chúng ta ngu đi?”. Những tác phẩm của Carr nghiên cứu lịch sử việc đọc sách và khoa học về việc thay đổi các phương tiện thông tin có thể ảnh hưởng thế nào đến trí não. Xem xét quá trình lịch sử xã hội chuyển biến từ thông tin truyền miệng, sang chữ in và Internet, ông chỉ ra chi tiết bộ não làm thế nào để thích nghi với các nguồn thông tin khác nhau.


    Theo đó, Internet đã thay đổi cơ bản cách làm việc của não bộ. Đối mặt hằng ngày với lượng thông tin khổng lồ chữ viết, hình ảnh, các đoạn phim, âm nhạc, những đường link, các tin nhắn, thư điện tử, cập nhật Facebook, Twitter, blog... trí não con người trở nên giống như những “nhân viên thủ thư”, có thể tìm kiếm và sắp xếp thông tin nhanh nhưng đánh mất khả năng tư duy sâu sắc và đào sâu vào vấn đề như một chuyên gia.


    CNN dẫn nghiên cứu của Carr cho thấy ngày nay trung bình người Mỹ dành tám giờ mỗi ngày dán mắt vào màn hình, tivi, máy tính hoặc điện thoại di động. Mỗi tháng, trung bình một thiếu niên Mỹ gửi và nhận hơn 2.000 tin nhắn các thể loại. Đổi lại, nhiều người đánh mất dần thói quen đọc những cuốn sách lớn hay các bài tiểu luận, bài báo dài có ích cho sự tập trung.


    “Chúng ta đang đánh mất nhiều kỹ năng tư duy, những kỹ năng đòi hỏi sự tập trung, sự lắng đọng, xem xét thấu đáo vấn đề. Không có thời gian và không gian cho những điều đó trên Internet” - Carr kết luận.


    Nguồn: Tác giả Hải Minh (tuoitre.vn)
     
  2. bichdinh

    bichdinh Lớp 6

    Theo ý kiến cá nhân của mình, internet có lợi mà cũng có hại. Như bản thân mình, cần tìm kiếm một thông tin nào đó, thì cứ vào google gõ lọc cọc vài chữ, sẽ cho ra nhiều thông tin để mình lựa chọn, tham khảo. Cần tìm biểu mẫu gì, lại lên google gõ gõ một chút, lập tức down được về ngay. Thắc mắc không biết hỏi ai, lại vào diễn đàn xin giúp đỡ, sẽ có ngay rất nhiều sự trợ giúp giải đáp... Rất nhanh, tiết kiệm được khối thời gian và chi phí.
    Tuy nhiên, với sự tiện lợi như vậy, mình lười suy nghĩ hơn một chút, dựa dẫm vào internet nhiều hơn, cũng hoang mang không biết thông tin nào trên internet là chính xác, có độ tin cậy cao.
    Vậy, internet có làm cho chúng ta ngu đi??? Mình nghĩ là có mà không, không mà có.
     
  3. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    Internet đang giết chết sự tiến bộ?

    Nhiều người trong số chúng ta vẫn tin rằng, Internet là một công cụ hữu ích có vai trò thiết yếu trong đời sống loài người, từ những ngày đầu phát triển của Mạng toàn cầu (World Wide Web) cho tới nay, chúng ta không thể phủ nhận khả năng tiếp cận tri thức của mạng máy tính mang lại cho loài người.
    Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng Internet có những ảnh hưởng tiêu cực đối với người sử dụng khi chúng ta quá phụ thuộc vào nó, giảm khả năng sáng tạo và hạn chế sự phát triển của bản thân.
    Vậy Internet khiến chúng ta thay đổi như thế nào, nó có những hệ lụy gì đối với sự tiến bộ của loài người. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết của Rob May – CEO và cũng là người đồng sáng lập Backupify, giải pháp lưu trữ và khôi phục dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây.
    Internet đang giết chết sự tiến bộ?
    “Khi tôi bắt đầu dự án Backuptify, tôi được cấp vốn đầu tư (mạo hiểm) và bắt đầu hoạt động trong một lĩnh vực cần đến những bộ óc sáng tạo, có chí tiến thủ, đôi khi cũng cần phải đi ngược lại những gì người khác làm và cũng có lúc người khác cho rằng ý tưởng của bạn hơi viển vông, xa rời thực tế. Tuy nhiên, tôi không thành công trong việc tìm kiếm những người cộng sự đáp ứng tốt yêu cầu trên bởi những người tôi gặp đều đọc cùng một blog công nghệ, có cũng nguồn tin, chia nhau cùng ý tưởng về cùng một chủ đề và cũng có cùng những ý tưởng kinh doanh.
    Nếu Internet giới hạn khả năng tìm tòi của bạn thì liệu nó có thể hạn chế sự tiến bộ của bạn không?
    Tôi tin rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Về cơ bản, tôi ghét phiên bản trực tuyến của các tờ báo bởi chúng chỉ tập trung vào các câu chuyện phổ biến nhất, được nhiều người bình luận nhất. Do đó, khi độc giả truy cập vào một địa chỉ nào đó và chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, họ sẽ đọc những gì người khác đang quan tâm nhất. Điều này khiến những người hoạt động trong mảng truyền thông sẽ chỉ chăm chăm chú ý đến những mảng tin “nóng” và bỏ qua những thông tin hữu ích khác cần thiết cho công việc hàng ngày của họ. Tôi vẫn thường đọc tờ Nhật báo NewYork cùng nhiều tờ báo khác bởi báo in là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để lướt qua và tìm những thứ quan trọng nhưng chúng lại không mang tính chất giật gân. Khi bạn đọc theo những gì người khác đọc, bạn sẽ rơi vào lối mòn tư duy khi có suy nghĩ giống họ và điều này khiến chính bản thân chúng ta sẽ bị tụt lại trong thế giới cần đến sự sáng tạo.
    Internet đang giết chết sự tiến bộ?
    Báo in sẽ giúp bạn có được nhiều tin tức hữu ích hơn báo mạng?
    Ngoài ra, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, Internet đang cổ vũ cho những thứ mang tính chất “cấp kì” hơn là “cấp tiến”. Khi gặp một vấn đề, con người thường có xu hướng chỉ nhìn vào bề nổi của một sự việc và bỏ qua các bước tìm hiểu kĩ vấn đề nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện. Chúng ta đi từ vấn đề này sang vấn đề khác một cách nhanh chóng để rồi khi được yêu cầu giải trình những gì mình biết, mô-típ trả lời của chúng ta thường là “quá dài; không đọc đến” (too long, didn't read). Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả cuốn Tín hiệu và âm thanh (The Signal and The Noise – Nate Silver) rằng một bài viết ngắn không thể phản ánh bản chất bên trong của một vấn đề. Nhưng sự sáng tạo lại đòi hỏi bản chất – khả năng hiểu sâu của một vấn đề nào đó và Internet khuyến khích mọi thứ chỉ dừng ở mức bề nổi và bỏ qua bề sâu.
    Có thể bạn không biết nhưng bạn có một bộ não quyết đoán hơn bạn nghĩ. Nếu mọi người bắt đầu đọc về những sự việc giống hệt nhau và những sự việc đó chỉ có tính đơn nhất, không có sự đa dạng thì bộ não của tất cả mọi người sẽ giống hệt nhau khi có cùng cách nghĩ về cùng một thứ. Khi đó, trải nghiệm của con người sẽ chỉ ở mức hữu hạn.
    Internet đang giết chết sự tiến bộ?
    "Con người có một bộ não quyết đoán hơn họ tưởng"
    Hãy thử nghĩ xem, nếu hầu hết những người yêu công nghệ chỉ sử dụng sản phẩm của Apple, truy cập ứng dụng Ubers ở khắp mọi nơi, có cùng suy nghĩ trong việc xây dựng và phát triển công ty (theo định hướng của Apple và Google), tham dự đại nhạc hội SXSW (South by Southwest) và chăm chú theo dõi tin tức trên Twitter (có khả năng cập nhập tin nhanh hơn CNN 4 phút) thì thế giới sẽ chỉ có những cỗ máy được lập trình trên cùng một bộ mã và thiếu đi những sản phẩm mới.
    Internet đang ăn sâu vào văn hóa của chúng ta, nó đồng hóa tất cả mọi thứ như một và đó là điều tối kị của sự sáng tạo. Nếu bạn thực sự muốn đổi mới, hãy làm điều gì đó khác biệt, thứ gì đó táo bạo và độc đáo. Hãy là một người mở lối đi mới cho mọi thứ và vượt qua mọi sự cản trở. Internet chỉ dành cho những kẻ lười biếng và bạn có nhiều thứ lớn lao hơn để làm.”
    Tham khảo: Venturebeat
    internet luôn có những mặt lợi và hại. dùng đúng sẽ lợi, dùng sai thì hại!
     
  4. lichan

    lichan Lớp 12

    Ngoài việc gây ảnh hưởng xấu "làm chúng ta ngu đi" , lười suy nghĩ . Thì Internet còn là kẻ tội đồ làm chúng ta lười vận động , đắm chìm trong thế giới ảo , sống với ảo giác không lành mạnh .

    Giới trẻ và hội chứng Internet
    Hoàng Đức Nhã
    10:17' PM - Thứ hai, 16/11/2009

    Internet ngày càng thể hiện được giá trị và tầm quan trọng của mình với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, mặt trái của việc sử dụng Internet trong giới trẻ và thực tế đáng buồn là tình trạng đó vẫn đang diễn ra và có dấu hiệu phát triển mạnh thành “hội chứng Internet”.

    Mọi thứ đều có ở Internet…

    Đó là nhận định chung của tất cả các bạn trẻ. Quả thực, Internet gần như đáp ứng được tất cả các nhu cầu về thông tin, giải trí của mọi người.. Báo chí, truyền hình đã được Internet hóa; mọi thông tin cần biết đều có thể được tìm thấy qua các công cụ tìm kiếm và 1 cú click chuột. Nếu muốn giải trí, bạn có thể nghe nhạc, xem phim, chơi game đủ mọi thể loại trên Internet. Và cũng chính vì đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của những người sử dụng cho nên dần dần, người sử dụng sẽ dễ dàng bị lệ thuộc. Và giới trẻ đương nhiên sẽ là những người dễbị lệ thuộc nhất bởi đa số vẫn chưa có được nhận thức đầy đủ; hơn nữa, họ cũng là những người có quỹ thời gian rảnh rỗi có lẽ là nhiều nhất.

    Không thể phủ nhận những tiện lợi mà Internet mang lại. Thế nhưng đi song song với nó là những hạn chế không thể phủ nhận. Với việc quá lệ thuộc vào các thông tin được tìm thấy 1 cách dễ dàng trên Internet đã dẫn đến việc nhiều bạn trẻ đã cảm thấy ngại khi đi ra ngoài tìm hiểu bên ngoài.

    Tâm, ĐH Sư phạm Hà Nội tỏ ra khá bức xúc về vấn đề này: “Bọn em có 1 môn học về môi trường. Khi thầy có ý kiến là sẽ tổ chức 1 buổi ngoại khóa đi rừng Cúc Phương để tìm hiểu về hệ động thực vật cũng như môi trường ở đấy. Thế nhưng đa số các bạn trong lớp đều phản đối. Nhiều bạn cho rằng việc tổ chức như thế là bất công. Trong khi mọi số liệu, hình ảnh…về khu rừng này đều dễ dàng được tìm thấy trên mạng. Do việc sử dụng quá nhiều Internet mà các bạn nghĩ mọi việc đều đơn giản mà không biết rằng 1 buổi ngoại khóa như thế không chỉ thay đổi không khí mà còn là để các bạn có dịp tự tìm hiểu. Đó là những điều mà Internet không thể mang lại được”

    Bên cạnh đó, với việc sử dụng công cụ tìm kiếm trên Internet cũng khiến nhiều bạn trẻ trở nên lười suy nghĩ, tư duy. Rất nhiều những sinh viên khi được giao bài tập về nhà về việc tìm hiểu một vấn đề gì đó thì các bạn chỉ vào google tìm và sao chép nguyên văn những thứ có ở trên mạng.

    Sống trong thế giới ảo cũng là 1 hệ quả của việc sử dụng Internet quá nhiều và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống là không hề nhỏ, đặc biệt là với những bạn mê trò chơi trực tuyến.

    Nếu đi dọc theo các kí túc hay vào các phòng trọ, đặc biệt là các phòng nam mới thấy phong trào chơi các trò chơi trực tuyến đang phát triển rất mạnh. Các công ty truyền thông cũng nhận thấy được thị trường đầy tiềm năng này nên các trò chơi trực tuyến được sản xuất ngày càng nhiều, với nội dung, hình thức ngày 1 hấp dẫn hơn. Hệ quả của nó thì có thể thấy rõ, đó là việc ảnh hưởng lớn đến học tập, sinh hoạt của các bạn sinh viên. Xa hơn nữa, khi đã trở thành những con thiêu thân cho trò chơi trực tuyến thì việc dành tất cả thời gian, tiền bạc để “nướng” vào các trò chơi này là một điều không có gì lạ lẫm.

    Không chỉ tốn nhiều thời gian, tiền bạc; khi đã quá say mê với những trò chơi trực tuyến, các bạn trẻ cũng dễ dàng bị tiêm nhiễm và cuộc sống cũng chỉ xoay quanh các trò chơi.

    Trong quá trình tìm hiểu, người viết đã tiếp xúc với Tuấn, ĐH Giao thông, một người được mệnh danh là cao thủ của trò chơi “Võ lâm truyền kỳ”. Với Tuấn, mọi cuộc trò chuyện cuối cùng đều quy về “Võ lâm truyền kỳ”. Và bạn bè thân thiết nhất của Tuấn cũng là những người bạn mà Tuấn quen trong các cuộc chiến trên mạng. Hệ quả của việc nghiện “Võ lâm truyền kỳ” của Tuấn là số môn mà Tuấn vẫn còn nợ đủ để Tuấn được “giữ lại trường” thêm ít nhất là 2 năm nữa.

    Nick chat, blog, email…đó là những phương tiện phổ biến để liên lạc, trao đổi, làm quen…trên Internet. Những phương tiện đó đã khiến mọi người có thể rút ngắn được khoảng cách địa lí, giao lưu kết bạn được với nhiều người hơn. Nhưng cũng vì những thuận tiện đó mà nó cũng đã bị nhiều kẻ xấu lợi dụng.


    Kết luận:
    Sự tiện lợi và hấp dẫn của việc sử dụng Internet là không thể bàn cãi, nhưng việc sử dụng nó như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không ảnh hưởng đến học tập, đến cuộc sống mới là điều đáng bàn đến trong giới trẻ hiện nay. Và để Internet không trở thành “hội chứng” các bạn trẻ phải biết cách sử dụng Internet một cách hữu hiệu, thiết thực và hợp lý để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc luôn có thể xảy ra.

    Nguồn: Vnmedia
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/11/13
  5. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Internet và cái lưỡi của Ê-dốp
    Pierre Darriulat

    Ngày nay người ta thường so sánh Internet với cái lưỡi của Ê-dốp: cái tốt đẹp nhất và cũng là cái tồi tệ nhất trong tất cả mọi điều.

    Ngày càng có nhiều sinh viên mua tiểu luận qua mạng từ những trang web được lập ra với mục đích kiếm tiền bằng dịch vụ này. Bình luận duy nhất của tôi về khía cạnh này là khẳng định lại tầm quan trọng của những bài thi vấn đáp: 15 phút hay nửa giờ là đủ để có thể đánh giá kiến thức, độ nhạy bén và trí thông minh của một sinh viên.

    Với Ê-dốp, cái lưỡi là “sự gắn kết giữa con người với nhau, chìa khóa của các ngành khoa học, công cụ của sự thật và lẽ phải; người ta dùng nó để xây dựng và quản lý các thành phố, giảng dạy, thuyết phục người khác, điều khiển các cuộc họp, ca ngợi các thần linh; nhưng đồng thời, nó cũng là nguồn gốc của mọi cuộc tranh cãi, chiến tranh, chia rẽ, nguồn gốc của lầm lỗi và tồi tệ hơn là sự vu khống; người ta dùng lưỡi để phá hủy các thành phố, rao giảng cho cái ác, và tuôn ra những lời phỉ báng”.

    Có nhiều ví dụ minh họa cho tính hai mặt của Internet. Nhiều người, khi bình luận về phong trào “Mùa xuân Ả Rập” (Arab Spring), đã ca ngợi vai trò của Internet trong công cuộc đấu tranh giành lại tự do ở các quốc gia nơi người dân bị áp bức. Nhưng Evgeny Morozov trong cuốn “Ảo tưởng Mạng: mặt tối của Tự do Internet” có quan điểm ngược lại, đưa hàng loạt ví dụ về việc nhiều chính quyền độc tài sử dụng Internet để áp chế đối thủ của họ. Tương tự, bạn có thể tìm thấy nhiều chuyện tình lãng mạn và cũng không ít những báo cáo về lạm dụng tình dục trẻ em qua mạng. Tuy nhiên, tôi sẽ không bình luận về tính hai mặt của Internet trong phạm vi những vấn đề này. Điều tôi muốn bàn đến ở đây là việc sử dụng và lạm dụng Internet trong giảng dạy và nghiên cứu, một chủ đề nóng trong giới học thuật, xứng đáng có được sự quan tâm chú ý.

    Đã có hàng trăm nghiên cứu được thực hiện về đề tài này và chúng ta đều có thể truy cập đến những nghiên cứu đó− dĩ nhiên là nhờ vào Internet. Nhiều trường đại học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về việc sử dụng mạng cho việc học tập của sinh viên cũng như công việc của giảng viên và nghiên cứu viên. Phân tích cho thấy, Internet biểu lộ cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Ngoài một số rất ít người cực kỳ bảo thủ, ủng hộ việc cấm sử dụng Internet − một số thậm chí còn vô trách nhiệm tới mức chủ định cung cấp thông tin sai lệch trên Internet nhằm chứng minh mức độ kém tin cậy của nó − phần lớn người dùng Internet đều khẳng định rằng, họ nhận được nhiều ích lợi khi sử dụng Internet vào mục đích tốt. Tuy nhiên, họ cũng nhất trí rằng, để biết cách sử dụng Internet một cách có ích thì các sinh viên, giảng viên và các nhà khoa học đều cần những hướng dẫn ở mức độ nhất định.
    Không ngạc nhiên khi ta có thể tìm thấy nhiều người trong lĩnh vực khoa học tự nhiên ủng hộ Internet hơn trong lĩnh vực khoa học xã hội, và nhiều người ủng hộ Internet trong khoa học xã hội hơn so với trong văn học-nghệ thuật. Thật vậy, trong khoa học tự nhiên, chất lượng thông tin trên các trang web như Wikipedia, và các trang web của các trường đại học lớn − Caltech, Princeton, Cambridge, v.v. − hoặc các trung tâm nghiên cứu lớn − NASA, CERN, v.v. − có chất lượng thông tin tương đương với các cuốn bách khoa toàn thư uy tín nhất, chẳng hạn như Britannica, Universalis, và thậm chí chúng còn được cập nhật hơn. Tuy nhiên, chất lượng thông tin trên Internet thấp hơn khi chúng ta truy cập vào vô số các blog mà trong đó học sinh và sinh viên có thể vào đọc sự chỉ dạy của một ai đó có kinh nghiệm hơn, cư xử như thể một bậc thầy − tất nhiên nhiều người truyền đạt kinh nghiệm của mình hoàn toàn vì dụng ý tốt đẹp. Nhưng những blog này thường không chỉ có các sai sót mà chứa cả các quan niệm sai lầm. Khả năng đánh giá độ tin cậy của thông tin trên web đòi hỏi sự hiểu biết về lĩnh vực được thảo luận, điều mà đa số các sinh viên chưa thể có được. Do đó các giảng viên cần hướng dẫn sinh viên, như giới thiệu cho họ những trang web đáng tin cậy và giúp sinh viên có tư duy phê phán để có thể đưa ra lựa chọn tốt hơn.

    Sai phạm chủ yếu mà người ta thường đổ cho Internet là nạn đạo văn. Nhờ Internet, với kỹ thuật cắt-và-dán người ta có thể nhanh chóng tạo ra một văn bản có nội dung hợp lý mà không mất nhiều công sức. Nhiều trường đại học rất quan tâm đến việc phát hiện các gian lận như vậy, và từ đó nhiều phần mềm tinh vi đã được viết ra. Trong khi đó, hiển nhiên là ngày càng có nhiều sinh viên mua tiểu luận qua mạng từ những trang web được lập ra với mục đích kiếm tiền bằng dịch vụ này. Bình luận duy nhất của tôi về khía cạnh này là khẳng định lại tầm quan trọng của những bài thi vấn đáp: 15 phút hay nửa giờ là đủ để có thể đánh giá kiến thức, độ nhạy bén và trí thông minh của một sinh viên.

    Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là những khó khăn trong việc xác định đạo văn, hay chính xác hơn là cái gì đang phê phán về nó. Để minh họa cho quan điểm của mình, tôi xem xét bốn ví dụ sau.

    Ví dụ đầu tiên, một sinh viên đại học được yêu cầu viết luận văn tốt nghiệp, không đòi hỏi thực hiện nghiên cứu riêng mà công việc chỉ là tìm kiếm và tập hợp thông tin về một đề tài nào đó. Với yêu cầu như vậy, người sinh viên này được mong đợi sẽ: trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo, có đánh giá tốt thông tin cần thu thập, sắp xếp và tổng kết thông tin một cách hợp lý, và quan trọng nhất, phải hiểu rõ về những gì mình viết. Với công việc như vậy, thường là anh ta sẽ cắt-và-dán rất nhiều và chúng ta không thể phê phán điều này nếu anh ta thực hiện được những yêu cầu kể trên. Dĩ nhiên, một số thay đổi về mặt cú pháp so với nguyên bản cũng là điều tốt, nhưng nếu người ta cứ khăng khăng bắt buộc phải thay đổi cú pháp thì nghe có vẻ hơi trẻ con.

    Ví dụ thứ hai là việc viết phần giới thiệu cho một bài báo nghiên cứu để gửi công bố trên tạp chí khoa học, hay cho một luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ. Những bình luận trong ví dụ thứ nhất hoàn toàn có thể áp dụng được cho trường hợp này. Phòng thí nghiệm của tôi hợp tác với một đài quan sát vũ trụ tại Argentina, trong một dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế lớn. Tất cả các ấn phẩm khoa học của chúng tôi đều thường bắt đầu với lời giới thiệu đại để như vậy. Và phần lớn các bài giới thiệu này thường có chung một nội dung, trong đó giới thiệu với người đọc về nghiên cứu tia vũ trụ; mô tả đài quan sát và phương pháp phân tích số liệu. Có thể cần một số biến thể để phù hợp với hiểu biết của những đối tượng người đọc khác nhau. Nhưng ngoài điều đó ra, không có gì là sai trái khi sử dụng việc cắt-và-dán. Nghe có vẻ trẻ con nếu ai đó cứ cố ép buộc phải sửa sang một chút nhằm tạo ra một bản sắc cá nhân cho phiên bản của mình, giống như thêm chút mắm muối vào một công thức nấu ăn đã có sẵn.

    Ví dụ thứ ba là về việc viết một bài báo tổng kết cho một hội nghị hoặc một tạp chí ví dụ như Annual Reviews. Người viết báo cáo là người đã nắm rõ về lĩnh vực sẽ viết, hoàn toàn làm chủ nó, có khả năng đưa ra đánh giá hợp lý về những đóng góp của lĩnh vực đó, tổ chức chúng thành một bài tổng hợp toàn diện. Một lần nữa, ở đây, người viết có thể sử dụng việc cắt-và-dán mà không đáng bị chê trách.

    Ví dụ thứ tư và cuối cùng là trường hợp một giảng viên cần chuẩn bị bài giảng cho sinh viên. Một số giảng viên chỉ đơn thuần dùng − hoặc thậm chí đọc nguyên xi! − một cuốn sách giáo khoa do người khác viết. Với tôi, tự viết bài giảng là một việc làm đáng hoan nghênh vì giảng viên có cơ hội điều chỉnh nội dung cho phù hợp với người nghe, viết ra những kiến thức phù hợp nhất với hiểu biết của sinh viên. Nhưng ngay cả khi tự viết bài giảng, các giảng viên có thể sẽ sử dụng rất nhiều việc cắt-và-dán, và việc làm đó không có gì là sai cả.

    Tóm lại, khi truyền đạt kiến ​​thức đã tồn tại từ trước, không ai có thể bị đổ lỗi cho việc sao chép từ web miễn là người đó: i) trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo; ii) hiểu rõ những gì mình sao chép; iii) đủ am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu để lựa chọn nội dung sao chép một cách đúng đắn; iv) sắp xếp và trình bày hợp lý tài liệu sao chép.

    Tuy nhiên, khi trình bày một công trình nghiên cứu riêng, về phương pháp được áp dụng và kết quả thu được, hoặc khi biểu đạt một nội dung phân tích, đánh giá hay đơn thuần chỉ là bày tỏ ý kiến về​​ một trường hợp cụ thể nào đó, bất kỳ hình thức đạo văn nào cũng đáng bị chê trách và phải bị lên án một cách mạnh mẽ. Không thể xem nhẹ tầm quan trọng của việc duy trì đạo đức tuyệt đối và đúng mực trong giáo dục và nghiên cứu. Để cư xử đúng mực, người ta chỉ cần có một trực quan thông thường và một ý thức sâu sắc về đạo đức. Khi có những phẩm chất này thì người ta không cần phải định nghĩa một cách chính thức và chính xác như thế nào là đạo văn, và mọi bình luận ở trên đây trở nên quá hiển nhiên. Với Internet, chúng ta có một công cụ tuyệt vời chưa từng có giúp tạo nên những tiến bộ trong khoa học và truyền tải kiến ​​thức. Hoạt động hiệu quả của các công cụ tìm kiếm như Google và các trang web với cơ sở dữ liệu lớn như Wikipedia hay arXiv giúp ta có thể dễ dàng truy cập nhanh chóng tới nhiều mảng kiến ​​thức của loài người. Hãy sử dụng chúng cho những điều tốt đẹp hơn, chứ đừng cho những điều tồi tệ hơn!

    Phạm Ngọc Diệp dịch

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    ------------------------------
    Giải thích cụm từ cái lưỡi Ê-dốp:

    +)MÓN NGON NHẤT VÀ MÓN TỒI NHẤT

    Ông chủ sai Êdôp chạy ra chợ mua một món gì ngon nhất về đãi khách. Êdôp mang về món lưỡi.

    Hôm sau, ông chủ lại sai Êdôp đi tìm một món gì tồi nhất. Êdôp mang về cũng món lưỡi. Ông chủ nổi giận :

    – Món ngon nhất là lưỡi mà tồi nhất cũng lại… lưỡi, là cớ làm sao ?

    – Thưa ông chủ. Lưỡi mềm có thể buộc được vật rắn, nó uyển chuyển biến xấu thành đẹp, hay hóa dở, già cả thành trẻ trung, nó thỏ thẻ rót mật vào tai người. Không phải lưỡi là vật tốt nhất còn gì ? Ngược lại, lưỡi biến hóa khôn lường: có thành không, trắng nhuộm ra đen, người ngay hóa gian, người đức hạnh thành kẻ gian manh, anh hùng thành tướng cướp… nó có thể đơm đặt mọi chuyện theo ý muốn… Thế gian có vật nào tệ hơn cái lưỡi ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/11/13
  6. sarah

    sarah Mầm non

    Internet giúp mình rất nhiều thứ trong công việc và học tập. Đặc biệt là tiết kiệm "xèn". Mình đã download rất nhiều sách phục vụ học tập, có những cuốn đắt không thể tưởng và có những cuốn dù có tiền cũng không mua được ở đâu cả. Internet còn giúp mình kết bạn với rất nhiều người, đặc biệt là những người nước ngoài để cùng học tiếng anh và nói chuyện với họ qua skype là cách tiện lợi và tiết kiệm nhất mà mình biết.

    Internet giúp mình hiểu biết hơn, open mind hơn. Do đó cũng thông minh hơn :).

    Ngược lại, internet cũng làm mình bị ngộp bởi biển thông tin khổng lồ mà nó mang lại. Rất nhiều lúc trong khi mình cần tìm một thông tin/tài liêu/..nào đó thì lại thấy những liên kết liên quan, mình cứ đi, đi mãi rồi không biết mình đang lạc ở đâu luôn. Tài liệu nào mình cũng thấy hay, cũng muốn đọc nhưng không thể nghiên ngẫm hết từng ấy thứ. Bỏ thì thương mà vương thì tội, chính sự không quyết đoán và tham lam đó hay cũng có thể là do mình không thể nhận định được cái nào cần thiết và hữu ích nên mình đã mất rất nhiều thời giờ vào nó. Cái nào cũng biết, cái nào cũng đọc mà thành ra lại chẳng biết cái gì cả. Những lúc đó mình lại thoát ly internet một thời gian để nghiền ngẫm lại bản thân và mình lại thấy internet làm mình "ngu" đi.
     
    huyle1989 thích bài này.
  7. hoanghoamandinh

    hoanghoamandinh Lớp 3

    Cái học bề rộng thì lại không sâu được.
     
  8. hanguyen1

    hanguyen1 Lớp 2

    Cho mình mạn đàm một chút về chủ đề này nhé.

    Hiện tại, mình cũng đang đọc cuốn Trí tuệ giả tạo - Nicholas Carr, cũng đang suy nghĩ về vấn đề này trong suốt thời gian đọc. Thật ra, theo mình nghĩ, cuốn sách này chỉ là nhận xét và đúc kết theo tư duy cá nhân. Có thể đúng ở số đông nhưng không phải tất cả. Giống như chúng ta vẫn hay nói "everything has 2 sides". Nên nếu cho là "tốt" cũng không hẳn đúng hoặc "xấu" thì cũng chưa chắc. Vấn đề tùy thuộc vào việc mỗi cá nhân chúng ta sử dụng Internet vào mục đích gì và cách thức mình sử dụng nó mà thôi.

    Không thể phủ nhận, nó đem lại sự tiện lợi về tính nhanh chóng và tăng khả năng tìm kiếm, kéo gần hơn tất cả các hiểu biết chúng ta đang bị vướng ở đâu đó lại.
    Đơn giản, chỉ cần lấy ngành học của mình ra thì có thể biết được ngay. Thời điểm 2002, sinh viên chuyên ngành của mình, muốn tiếp cận một văn bản mới, kênh duy nhất và gần như độc quyền là do thầy cô bộ môn và thư viện. Thời đó, internet chỉ giới hạn ở mức độ yahoo mail,bạn nào tốt hơn, có thể tiếp cận với Blog. Việc cập nhật văn bản mới với sinh viên bọn mình thời điểm đó khá thủ công và bị động,nguồn sử dụng từ thư viện, đa phần không đáp ứng được tiêu chí " cập nhật".
    Thêm nữa, việc kết nối bạn bè không phổ biến, thời đó, mình vẫn hì hụi viết thư tay cho bạn bè (có di động rồi nhưng không phải ai cũng sắm được nó đâu ạ). Đôi khi, cũng xảy ra nhiều chuyện "hú hồn" do thư gửi đến trễ.

    Thông tin không nhiều nên việc học và mở rộng kiến thức phần nhiều phụ thuộc vào sách giấy. Tiêu biểu là học ngoại ngữ, thời mình đại học, sử dụng tiếng Pháp nhưng đi làm thêm thì lại yêu cầu tiếng Anh và Nhật. Lúc đó, phải dựa vào thầy cô rất nhiều vì những tài liệu chuyên môn trên thị trường khá hiếm. Đối với từ điển Pháp văn dành cho chuyên ngành..gần như là bất khả thi. Mình còn nhớ, lúc đó, phải tự làm một cuốn sổ, mỗi buổi ngồi lại với giáo viên người Việt hoặc Pháp chừng 30' để xin từ rồi chép vô. Thầy Việt Nam còn đỡ chớ cô giáo Pháp thì khó, mỗi lần xin từ, phải đoán và trao đổi rất nhiều.
    Ngày nay thì dễ dàng,thuận tiện hơn hẳn, việc tra cứu, kết nối qua internet không chỉ giảm thời gian mà còn đạt được lượng thông tin lớn, dễ dàng, nhanh chóng và rất rẻ tiền.

    Tuy nhiên, chỉ cần ghi nhớ, nên sử dụng, đừng lạm dụng. Hiện nay, chúng ta gần như dựa vào Internet quá nhiều. Điều đó, làm mất dần khả năng ghi nhớ, giảm tập trung và đồng thời, như tác giả cuốn sách đã đề cập.."chúng ta dần không còn khả năng đọc sâu" như đối với sách giấy. Ngoài ra, do tốc độ nhanh và dễ sử dụng, chúng ta cũng đang dần lạm dụng Internet để thay cho các phương tiện kết nối truyền thống. Facebook và twitter là hai ví dụ điển hình..., chúng ta có cảm giác giống như đang bị cô lập..

    Không biết mọi người như thế nào, nhưng có lẽ, do mình lớn lên giữa thời điểm giao thời của hai thế hệ, nên suy nghĩ vẫn mang tính bảo thủ khá cao..Sử dụng Internet để xin ebook (đó là lí do mình thích diễn đàn này hehe)..,những cuốn mà rất khó để mua hoặc nếu có thể, sẽ rất mắc, đặc biệt là sách nghiên cứu của chuyên ngành và công việc mình đang làm. Đối với dạng tiểu thuyết, mình vẫn chăm chỉ và cặm cụi khiêng sách về kệ hàng tháng. Vì dù sao, cảm giác đọc và lật từng trang, hít hà cái mùi giấy mới,mình vẫn thích hơn.
    Hồi trước, cũng thích gửi tin nhắn qua facebook, nhưng bây giờ thì hết rồi. Vì mình vẫn thích cái cảm giác cười sảng khoái và thân thiết khi nhận một tin nhắn hoặc một cuộc gọi từ bạn bè vào ngày sinh nhật, một dịp lễ tết nào đó..hay đôi khi, chỉ là nhớ một ai đó và muốn hỏi thăm..vậy thôi.:p
    Một vài ý kiến cá nhân. Hy vọng sẽ giúp ích.:D
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/1/15
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    “Cái chết của trò chuyện”
    Chùm ảnh khiến bạn muốn từ bỏ điện thoại vĩnh viễn


    Khi nhìn những hình ảnh dưới đây, bạn có thể sẽ suy nghĩ lại về thói quen “kè kè” chiếc điện thoại trên tay của mình.

    Dường như smartphone đã giết chết cái gọi là thời gian rảnh rỗi của mỗi người. Năm 2014, nhiếp ảnh gia Babycakes Romero đã chụp lại một loạt hình ảnh cho thấy mọi người dán chặt mắt vào thiết bị di động khi lẽ ra họ có thể trò chuyện cùng người khác, tận hưởng bữa tối hay đơn giản là ngồi chiêm nghiệm lại mọi thứ. Bộ ảnh có tựa đề “Cái chết của trò chuyện” được đăng tải trên Bored Panda.

    Kể từ khi công khai chùm ảnh lần đầu tiên, Romero cho biết vấn đề với smartphone, theo anh, chỉ trầm trọng hơn theo thời gian. Mọi khía cạnh trong cuộc sống đều được số hóa để mọi người truy cập 24/7 trên di động. Đây là thứ vô cùng quen thuộc nếu nhìn xung quanh: bạn đang ăn tối với ai đó, có lúc câu chuyện ngắt quãng và cả hai đều đang cắm cúi kiểm ra điện thoại. Theo Romero, thiết bị điện tử đã trở thành một lời bào chữa cho sự mất kết nối giữa người với người. “Thật đáng buồn khi công nghệ ra đời nhằm mục đích gắn kết con người với nhau lại đang làm cho họ rời xa nhau”, nhiếp ảnh gia bày tỏ.

    Dù bạn có đồng tình hay không, những tấm ảnh của Romero là bằng chứng rõ ràng cho thấy mọi người ở khắp mọi nơi đang trở thành “nô lệ” của smartphone. Dưới đây là bộ ảnh “Cái chết của trò chuyện”:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    Theo Du Lam
    (XÃ HỘI @, ICTnews, 10.07.2015)
    (Nguồn HuffingtonPost)​
     
    teacher.anh thích bài này.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Smartphone tàn phá bộ nhớ con người?


    ICTnews - Nghiên cứu mới của Kaspersky cho thấy hơn 90% người dùng nhờ cậy vào thiết bị điện tử để nhớ lại các thông tin, tìm kiếm những điều mà bộ não chúng ta từng ghi nhớ.

    Số điện thoại của anh chị bạn là bao nhiêu? Của hàng xóm của bạn? Bạn có thể nhớ ra mà không cần phải máy di động để kiểm tra hay xem lại không? Nếu câu trả lời là không, bạn đang nằm trong bộ phận lớn đáng kinh ngạc những người “sử dụng Internet như phần mở rộng cho bộ não”, theo một nghiên cứu mới của Kaspersky Lab.

    [​IMG]

    Khảo sát 1.000 người Mỹ độ tuổi từ 16 đến 55, cả nam và nữ, nghiên cứu chỉ ra 44% thừa nhận smartphone “phục vụ như bộ nhớ” của họ, nắm giữ mọi thứ họ cần hồi tưởng. Tuy nhiên, một số thông tin dường như gắn chặt lấy tâm trí của chúng ta hơn những cái khác. Chẳng hạn, khoảng 70% người tham gia khảo sát trả lời có thể nhớ được số điện thoại của người quan trọng. Chỉ có 34% phải kiểm tra lại số điện thoại của con và 45,4% kiểm tra số công việc. Nếu không tra cứu hay quay số tự động, 44% không thể gọi cho họ hàng, 51,4% không nhớ số bạn bè, 70% không nhớ số hàng xóm.

    “Chứng mất trí nhớ điện tử”, theo cách gọi của Kaspersky, là như nhau ở mọi độ tuổi, không kể nam hay nữ. Dù vậy, những người từ 16 đến 24 tuổi có xu hướng lưu trữ dữ liệu cần thiết trên một nơi duy nhất là điện thoại, vì vậy việc đánh mất smartphone với họ vô cùng kinh hoàng.

    Smartphone phát huy tác dụng như “bộ nhớ thứ hai” của con người vừa có lợi vừa có hại. Khi bộ não không phải lưu quá nhiều thứ lặt vặt như số điện thoại, chúng ta có thể giải phóng tâm trí để tập trung vào những thứ lớn hơn và tốt hơn. Ngược lại, quá phụ thuộc vào thiết bị dễ làm chúng ta tổn thương. Khoảng 51% phụ nữ và 48,6% người từ 25 đến 34 tuổi cho biết mất smartphone “làm họ buồn rầu” vì “có những kỷ niệm trên thiết bị không thể nào lấy lại được”.

    Sâu hơn, chúng ta chưa biết được tác động dài hạn của việc không dùng não để lưu trữ thông tin. Khoảng 90% người tham gia khảo sát “đồng ý rằng họ dùng Internet như phần mở rộng của bộ não”. Khi gặp các câu hỏi như “thủ phủ của bang Nam Dakota” là gì, hơn một nửa “muốn lên Internet trước khi cố nhớ ra đáp án” và gần 1/3 “quên ngay sau khi dùng”.

    Như vậy, sự thật mỉa mai là trong khi Internet cho phép truy cập nhanh dữ liệu không giới hạn, nó lại làm chúng ta trở nên ngu ngốc hơn.


    (Nguồn ICTnews, 22.07.2015, The Fortune)​


    *

    Người Việt sử dụng điện thoại khoảng 150 lần mỗi ngày


    ICTnews - Hiệp hội Mobile marketing toàn cầu (MMA) đưa ra con số Việt Nam có 24 triệu người lướt Facebook bằng điện thoại di động và bình quân mỗi người sử dụng điện thoại khoảng 150 lần, mỗi lần cách nhau 6,5 phút.

    [​IMG]
    Hiện có 24 triệu người Việt dùng Facebook

    Ngày 30/7/2015, Hiệp hội Mobile marketing toàn cầu tổ chức sự kiện “Go mobile first” là một trong ba hoạt động lớn của MMA tại Việt Nam trong năm 2015 để đánh dấu sự trở lại của Diễn đàn tiếp thị di động MMA Forum và giải thưởng The Smarties Awards 2015 vào 30/10/2015.

    “Go mobile first” là thông điệp mà diễn giả của các đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực di động như Google APAC, Zalora APAC, Mindshare, Vietel, Adtima, Lazada truyền tải tới gần 400 giám đốc tiếp thị, chủ doanh nghiệp, đại lý truyền thông – quảng cáo, đơn vị sáng tạo, publishers, các công ty về công nghệ tham gia tại khách sạn Sheraton.

    MMA cho rằng, thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam trong năm qua cũng chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ, trong đó các hình thức quảng cáo trên điện thoại di động đã trở nên đa dạng và thu hút người dùng.

    MMA đã đưa ra con số dân số Việt Nam 90 triệu nhưng có đến hơn 128 triệu thuê bao di động, 40 triệu người dùng Internet, 28 triệu tài khoản mạng xã hội – chủ yếu là Facebook (theo số liệu từ We Are Social, công ty có trụ sở tại Anh). Trong 28 triệu người dùng Facebook đó thì có 24 triệu người lướt mạng xã hội này bằng điện thoại di động. Mỗi ngày, các nhà nghiên cứu thị trường đếm được một người sử dụng điện thoại cho các mục đích khác nhau khoảng 150 lần, mỗi lần cách nhau 6,5 phút.

    Một nghiên cứu mới đây của Viện Gallup từ Mỹ cho thấy 43% người Việt Nam có Internet tại nhà, 94% có điện thoại di động, 37% có điện thoại thông minh (smartphone). Tỉ lệ người sử dụng Internet bằng di động lên tới 31%, trong khi máy tính bàn là 18% và máy tính xách tay là 10%. 48% sử dụng điện thoại để đọc tin tức, trong khi 21% nghe tin từ radio và 19% đọc tin từ báo in.

    Báo cáo của Google tại sự kiện “Go mobile first” về thị trường Việt Nam năm 2015 chỉ rõ 3 xu hướng. Thứ nhất, tương lai là di động khi hiện tại cứ 3 người Việt xem truyền hình thì 1 người vừa coi vừa sử dụng điện thoại, xem các nội dung không liên quan đến chương trình tivi. Thứ hai là người Việt Nam có xu hướng mua hàng trực tuyến tăng. Thứ ba là xu hướng xem video ở Việt Nam là rất phổ biến. Google đo được cứ 6/10 người trưởng thành ở Việt Nam xem video online. Cứ 8/10 khách hàng người Việt lên mạng ít nhất một lần/ngày, những người trẻ, dưới 34 tuổi thì lên mạng thường xuyên

    Nghiên cứu của Google cho thấy có 71% dùng Internet vì các lý do cá nhân, 77% lên mạng tìm thông tin đầu tiên. 36% vừa xem tivi vừa sử dụng một thiết bị khác, trong đó 90% là dùng smartphone.

    MMA cho rằng, nhưng con số về thị trường Internet và viễn thông ở Việt Nam, cùng với thói quen của người tiêu dùng đang thay đổi đã thúc đẩy các doanh nghiệp lớn chuyển hướng tiếp thị. Trên thị trường đó chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của hai ngôi sao Google và Facebook trong cuộc cạnh tranh phát triển nội dung và cách thức tương tác trên thiết bị di động thu hút những hành vi mới của người tiêu dùng.

    Ba năm liên tiếp, Diễn đàn tiếp thị di động quốc tế tại Việt Nam MMA Forum đã kết nối hơn 1.000 giám đốc tiếp thị, chủ doanh nghiệp, đại lý truyền thông – quảng cáo, đơn vị sáng tạo, publishers, các công ty về công nghệ trong việc phát triển ngành tiếp thị di động và đưa Việt Nam tiếp cận những sáng tạo và xu hướng của thế giới. Thông qua đó phát triển hệ sinh thái tiếp thị di động tại Việt Nam. Gần 30 thành viên thường trực của MMA Việt Nam (những đơn vị đầu ngành truyền thông quảng cáo, phát triển di động và online) tham gia vào các hoạt động điều phối thị trường mobile marketing.

    Các chủ đề xuyên suốt của các MMA Forum từ trước đến nay đã khơi dậy một thị trường tiếp thị di động sôi động tại Việt Nam, biến diễn đàn trở thành một nơi chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn giúp kết nối người tiêu dùng một cách thành công.


    MMA tổ chức giải thưởng về tiếp thị di động

    Với việc diễn ra MMA Forum 2015 là sự trở lại của giải thưởng The Smarties Awards 2015, giải thưởng dành riêng cho lĩnh vực tiếp thị di động, vinh danh những chiến dịch di động suất sắc nhất. Giải thưởng SMARTIES đã có mặt trên thế giới suốt 11 năm qua và đây là năm thứ 2 có mặt tại Việt Nam, giải thưởng quy tụ 21 hạng mục trong toàn ngành tiếp thị di động (Mobile Marketing).

    "Các đơn vị agency trong nước, nước ngoài tại Việt Nam đã và đang triển khai các chiến dịch mobile marketing thành công cho các thương hiệu, tham gia và gửi những chiến dịch thành công nhất tới ban tổ chức Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trước ngày 21/9/2015 để nằm trong đội ngũ những công ty hàng đầu trong lĩnh vực Mobile Marketing. Lễ trao giải vinh danh những công ty có thành tích xuất sắc sẽ diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày thứ 6, 30/10/2015."


    (Nguồn ICTnews, 30.07.2015)​
     
    teacher.anh thích bài này.
  11. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Sử dụng smartphone của mình:
    1. Gỡ bỏ app Facebook.
    2. Không bao giờ selfie.
    3. Không bao giờ chụp hình đồ ăn.
    4. (Cực kỳ quan trọng) Sống và suy nghĩ bằng tình yêu dành cho gia đình nên luôn biết bỏ smartphone xuống bất cứ lúc nào để được gần gũi, vui vẻ cùng gia đình, người thân và bạn bè.
     
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    :3D_79:Hichic... sẵn 'tặng' 'pác' Khỉ và mọi người thêm ít tin lun...


    Người Việt thành thị -
    Những "kẻ nô lệ" của smartphone?


    Đối với những người có thói quen sử dụng thiết bị thông minh sẽ dành thời gian không nhỏ trong ngày để "dán mặt" vào màn hình điện thoại hoặc máy tính bảng.

    Điện thoại thông minh (smartphone) đang rất phổ biến với nhiều tiện ích, ứng dụng đã khiến cho nhiều người ngày càng trở nên phụ thuộc vào các thiết bị này và có thể dễ dàng bị "nghiện".

    Thậm chí, thuật ngữ "Nomophobia" đã được ra đời để nói về hội chứng "có trạng thái bứt rứt, bất an, lo lắng khi không sử dụng smartphone".

    Đối với trẻ nhỏ, xương sọ và não rất mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển cực nhanh và nhạy, mức ảnh hưởng đối với trẻ em rất lớn, do đó chỉ nên sử dụng điện thoại trong trường hợp thật cần thiết và sử dụng trong thời gian càng ngắn càng tốt và tránh xa các em nhỏ.

    Các bậc cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng, thậm chí là cầm điện thoại đối với trẻ nhỏ vì việc sử dụng điện thoại ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của các cháu bé khi mắt phải làm việc liên tục.

    Khi trẻ nhỏ "nghiện" những thiết bị thông minh sẽ lười giao tiếp với môi trường bên ngoài không chịu vận động dẫn đến phát triển tuy duy ngôn ngữ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Có điều, tình trạng "lệ thuộc quá mức" vào smartphone vẫn đang ngày càng trầm trọng trong cộng đồng dân cư Việt Nam, đặc biệt thể hiện rất rõ ở nhóm dân cư thành thị.

    Một số góc nhỏ của cuộc sống đô thị Việt Nam hiện nay dưới ống kính của phóng viên Infonet.

    [​IMG]
    Thị trường smartphone tại Việt Nam liên tục tăng với
    số lượng người sử dụng ngày càng nhiều.

    [​IMG]
    Chiếc điện thoại bây giờ không chỉ phục vụ nghe gọi - nhắn tin mà mang nhiều tính năng giải trí cho người dùng. Quay phim, chụp ảnh, lướt web, chơi game, truy cập mạng xã hội ... chính vì vậy người sử dụng smartphone rất dễ "nghiện" sử dụng điện thoại.

    [​IMG]
    Với cấu hình máy tốt, người dùng dễ dàng sử dụng điện thoại để quay phim chụp ảnh khi đi du lịch. Không quá khó bắt gặp những hình ảnh khách du lịch cầm điện thoại hoặc máy tính bảng che gần hết khuôn mặt khi đi du lịch như thế này.

    [​IMG]
    Quán cà phê thường là nơi giới trẻ gặp gỡ giao lưu, trao đổi. Tại những quán cà phê chúng ta dễ dàng bắt gặp các bạn trẻ mỗi người "cắm mặt" vào chiếc điện thoại và không hề nói chuyện trao đổi gì với bạn bè đi cùng.

    [​IMG]
    Điện thoại thông minh phục vụ người lớn đọc báo, lướt web, truy cập các mạng xã hội ... còn trẻ em sử dụng để xem phim, chơi game ... Có lẽ chính vì vậy mỗi người chìm đắm trong thế giới ảo của riêng mình.

    [​IMG]
    Những ứng dụng thiết yếu trong cuộc sống đều được cài đặt nhanh chóng qua những cú lướt và chạm. Từ dự báo thời tiết đến đặt vé máy bay hoặc đặt hàng ăn uống ...

    [​IMG]
    Sự tác động mạnh mẽ nhất chính là trẻ em. Người lớn đã không còn dành nhiều thời gian để chơi đùa nói chuyện với các bé mà luôn dành thời gian bên chiếc điện thoại.

    [​IMG]
    Câu đầu tiên mỗi khi vào quán các bạn trẻ thường hỏi: Chị/ Anh ơi pass wifi ở đây là gì? Sau đó là sự im lặng khi chìm đắm vào thế giới mạng.

    [​IMG]
    Thời gian sử dụng những thiết bị thông minh tỷ lệ nghịch với thời gian giao tiếp giữa con người với con người. Không quá khó khi bắt gặp hình ảnh 4-5 người ngồi cùng nhau nhưng mỗi người 1 chiếc điện thoại và không giao tiếp.

    [​IMG]
    Nhằm phục vụ "phong trào tự sướng" việc mua thêm gậy tự sướng đang là thiết bị không thể thiếu bên cạnh smartphone.

    [​IMG]
    Nhân viên bán hàng trang sức tranh thủ thời gian lướt mạng xã hội.

    [​IMG]
    Dần dần nhiều người vì chứng nghiện smartphone của mình đã tách biệt dần với xã hội. Hình ảnh cô gái đang sạc điện thoại thông minh tại sảnh chờ sân bay Đà Nẵng.


    (Nguồn infonet, 31.07.2015)​

    [...]

    [​IMG]
     
  13. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Ra khỏi nhà thì mình đố ai biết được mình có smartphone gì vì luôn luôn chỉ đem con Nokia 1280.
    Phải nói cái hôm mình hủy bỏ acc Facebook và gỡ bỏ app Facebook trên phone đúng là thanh thản cực kỳ.
    Và một điều may mắn và hạnh phúc nữa là bạn bè của mình mỗi khi cần họ đều có mặt, không sống ảo với mạng xã hội.
     
    kinhnhieuloc and tducchau like this.
  14. thomas

    thomas Lớp 8

    Thứ lỗi em thắc mắc, anh sử dụng smartphone cho việc gì? :)
     
    tducchau thích bài này.
  15. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    Đọc bài lại thấy 'cám cảnh' cho bộ nhớ của chính mình, hồi trẻ đi làm tổng đài nhớ hàng trăm sô điện thoại, cần hỏi là bấm ra liền... giờ chỉ nhớ được dưới 20 số! @@
     
    tducchau thích bài này.
  16. hanguyen1

    hanguyen1 Lớp 2

    Mình không xài smartphone và kiên quyết không xài nó từ lâu. Năm ngoái xài điện thoại Nokia 6060 ngót gần 15 năm, bữa ẻm bị hư nên nâng cấp lên thành Nokia X1 cute_smiley26. Đi chơi với bạn thì đã hội ý từ đầu là dẹp điện thoại một bên (mà trong nhóm toàn đực rựa nên dễ, tụi nó cũng hông mặn mòi gì vụ facebook). Nói chung thì tới giờ, thấy mình vẫn may mắn là chưa bị cuốn vô bão smartphone, dù đúng thật, lâu lâu cũng thấy bất tiện.

    Còn về Internet thì mình thấy, chủ yếu do cách mình sử dụng thôi. Với mình hiện tại 90% tất cả kiến thức mình học từ Internet, kể cả nghề tay trái mình đang làm, cũng mò từ Internet mà ra..Nên kết luận..do đối tượng, còn Internet chỉ là phương tiện thôi.

    Ý kiến cá nhân mình là vậy.
     
    tducchau thích bài này.
  17. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Web, từ điển, tìm kiếm, tính toán, remote TV, mail, ebook, nhạc, phim, banking...:D
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/10/15
    tducchau and thomas like this.
  18. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Đọc "Trí tuệ giả tạo" mấy lần nói chung cũng đồng ý với tác giả, gì thì gì nó cũng nêu ra được những mặt trái nghiêm trọng hơn của Internet (tác động trực tiếp đến não bộ và khả năng suy nghĩ), chứ không chỉ chung chung là "mất thời gian" hay "làm người ta lười hơn" như chúng ta chỉ nhìn vào hiện tượng đánh giá.

    Về lợi ích, Internet có 2 lợi ích cực kỳ lớn:
    - Tài nguyên thông tin
    - Kết nối - liên lạc
    Chừng này đã đủ để cảm ơn Internet nhiều lắm rồi.

    Về tác hại, tác hại thì theo mình đến từ:
    - Tin tức tràn lan: Chúng ta mất quá nhiều thời gian để đọc tin tức, hết tin này đến tin khác, phần lớn là tin vô thưởng vô phạt, thậm chí cực kỳ vô bổ, thay vì mỗi ngày chỉ đọc vài tin báo giấy như trước đây. (Thật ra thì trước khi có Internet thì TV, đài báo cũng chịu chỉ trích tương tự khi làm người ta sa đà mà không chịu.. đọc sách :D)
    - Mạng xã hội: Cái này còn mất thời gian hơn cái trên nhiều lần, ngoài mất thời gian thì còn khiến người ta sống ảo, phụ thuộc vào nó, làm cái gì cũng phải đưa "lên mạng". Trong "Cái dũng của thánh nhân", cụ Thu Giang nói con người ta nói nhiều thường là vì "hiếu danh", do lòng tự đắc của ta mà ra, mình nghĩ người ta sống ảo trên mạng xã hội cũng vì để thỏa mãn cái lòng tự đắc đó thôi. Mạng xã hội cũng đem đến thông tin liên tục, liên tù tì, nên khiến chúng ta không dứt ra được, cứ dứt ra lại sợ mình bỏ lỡ cái gì đó hay ho, thành ra cắm đầu suốt :D
    - Phụ thuộc thông tin: Thông tin tra trên Internet rất nhanh, nên không hệ thống, và khó nhớ, có khi mình tra cả chục lần cùng một thông tin mà vẫn không nhớ nổi :D Thứ hai là ỷ lại thông tin có sẵn, không chịu tìm tòi sáng tạo. Dù sao thì cái này cũng ý thức khắc phục được, mà thật ra mình thấy cái này vẫn tốt hơn 2 cái trên, vì mục đích có ích đàng hoàng chứ không vô bổ, nên chi là mình chỉ chủ trương hạn chế tối đa Mạng xã hội và mấy trang tin tức :D

    (Cá nhân: mình đã xóa tài khoản facebook sau khoảng 5 năm dùng, delete hẳn chứ không phải deactivate nhé, và cảm thấy rất ổn chả có vấn đề gì :D À mình cũng không xài smartphone luôn, đơn giản là mình biết quá rõ nó sẽ làm gì mình nên mình tránh trước cho chắc :)))
     
    tducchau, kinhnhieuloc and Zhiqiang like this.
  19. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Ơ duplicate à, mod xóa giúp mình, cảm ơn :D
     
    tducchau thích bài này.
  20. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Smartphone của mình: Cục gạch. :D
    Số điện thoại có thể nhớ được: của mình và của 1 người bạn giống mình đến 7 số.
    :D!
     
    tducchau and Zhiqiang like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này