Lịch sử - Dã sử Jăc Vanhtrax Tập 1: Chú bé - Jules Vallès

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi 4DHN, 30/3/14.

  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [​IMG]

    Tác phẩm: JĂC VANHTRAX - TẬP : CHÚ BÉ
    Tác giả: JUYN VALEX
    Dịch giả: Trần Dần
    NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC - Hà nội - 1974
    Chụp ảnh: tamchec
    Đánh máy: bablu, lemontree123, tamchec, conguyen, Bac Nguyen, sun1911, Lynk_xu, nma.199x và 4DHN
    Soát lỗi: tamchec
    Làm eBook: Nhóm Tây Phong Lĩnh
    Ngày hoàn thành: 23-7-2014
    Nguyên tác: L’Enfant (Jacques Vingtras #1)
    NHÀ XUẤT BẢN: Éditeurs français réunis - Paris, 1958

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    JUYN VALEX VÀ TIỂU THUYẾT JĂC VANHTRAX

    Juyn Valex (Jules Vallès) là một nhà văn lớn mà cũng là một chiến sĩ kiên cường của Công xã Pari.
    Ông sinh năm 1832 ở thị trấn Puy (xứ Ôvecnhơ) nước Pháp và mất năm 1885 tại Pari. Xuất, thân từ một gia đình công chức, Juyzi Valex ngay từ thuở bé đã là nạn nhân của một nền giáo dục gia đình khắc nghiệt cũng như một nền giáo dục nhà trường sai lầm. Cha ông làm giám thị, sau làm giáo sư trung học, tuy cũng thương con, nhưng lại là một người nhút nhát, luôn luôn lo sợ cho chức vụ của mình, do đó mà sinh ra khắc nghiệt với con, thậm chí có lần, để khỏi bị liên lụy, đã cho giam con vào một nhà thương điên sau khi Juyn Valex tham gia vào một vụ chống đối cuộc đảo chính của Napôlêông thứ III. Mẹ Juyn Valex xuất thân từ nông dân nhưng có tư tưởng hãnh tiến, học làm sang, muốn cho con làm nên danh giá, và, vì không được toại nguyện, nên trút cả nỗi cay đắng lên đầu con, roi vọt hành hạ con đến tàn nhẫn. Một mặt khác, cha Juyu Valex muốn cho con trở thành giáo sư, nhưng cậu học sinh Juyn Valex, qua tấm gương của bố, đã chán ngấy cái cảnh nhà trường do bọn phản động công giáo thời Đế chính thứ II lũng đoạn, ở đó các giáo sư vừa quỵ lụy, khúm núm trước hiệu trưởng và cấp trên, lại vừa hành hạ học trò bằng đòn và phạt, ở đó người ta dạy cho thanh niên một kiểu học tầm chương trích cú, nô lệ sách cũ người xưa, xa rời thực tế. Chính cái giáo đục gia đình và giáo dục nhà trường sai lầm, tàn nhẫn ấy đã tác động mạnh tới cậu bé Juyn Valex đa cảm và sớm biến cậu thành một kẻ bất bình, môt con người nổi loạn.

    *
    * *​

    Nhưng con người bất bình ấy đã trở nên một chiến sĩ cách mang kiên cường, thì lại là do hoàn cảnh xã hội nước Pháp lúc bấy giờ. Khi Juyn Valex sinh ra thì phong trào công nhân Pháp bắt đầu lên mạnh với công cuộc công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở nước Pháp trong những năm 30 thế kỷ XIX, và nổ được đánh dấu bằng những cuộc đấu tranh và khởi nghĩa của công nhân ở Lyông (1831, 1834) và ở Pari (1832, 1834). Song giai cấp công nhân Pháp chỉ có thể trưởng thành sau khi nó đã dứt bỏ được mọi ràng buộc với giai cấp tư sản để lần đầu tiên, đứng lên như một lực lượng chính trị độc lập, trực diện đấu tranh chống giai cấp tư sản vào tháng Sáu năm 1848. Và chính là phải trải qua những ngày tháng Sáu đẫm máu ấy nó mới bước đầu rũ bỏ được ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, của mọi thé “chủ nghĩa xã hội tư sản và tiểu tư sản”.

    Tuy nhiên, những năm liền sau khi cách mạng 1848 thất bại ở châu Âu nói chung, chính là “thời đại - như Lênin đã nói,- mà tinh thần cách mạng của phải dân chủ tư sản đã suy vong rồi (ở châu Âu), trong khi đó thì tinh thần cách mạng của giai cấp vô sản xã hội chủ nghĩa chưa tới lúc già dặn”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Riêng ở nước Pháp, trong thời kỳ đầu của nền Đế chính thứ II tối phản động thiết lập từ tháng Chạp 1852, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân bị lắng xuống cho mãi tới những năm 60 nó mới được phục hồi. Và với sự thành lập Chi nhánh Pháp Quốc tế thứ nhất năm 1866, một thời kỳ bão táp cách mạng mới lại mở ra để đến khi giai cấp tư sản thống trị, dưới nhãn hiệu Chính phủ Quốc phòng, đầu hàng quân xâm lược Phổ (tháng Giêng 1871), thì nó lên tới đỉnh cao với phong trào Công xã Pari thiết lập nền chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới trong bảy mươi hai ngày (18 tháng 3 đến 28 tháng 5 năm 1871).

    .......

    Tháng Năm 1972
    TRỌNG ĐỨC

    Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn!
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 10/11/17
  2. ngtuan11

    ngtuan11 Mầm non

    Bộ này hình như có 3 tập đúng không ạ, rất cảm ơn về ebook này.
     
    4DHN and tamchec like this.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đúng rồi bạn. File trên là tập 1 "Chú bé", còn có tập 2 "Cậu tú" và tập 3 "Người khởi nghĩa" nữa.
     
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Xin được "Trả lại tên cho em", mong rằng các bản ebook sau có ghi tên dịch giả Trần Dần vào tác phẩm như một sự ghi công, để tên tuổi một con người đã chịu nhiều bất công trong cuộc đời không bị mai một ở những dịch phẩm của mình.

     
    huytran and 4DHN like this.
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bộ này và nhiều cuốn khác là do bạn conguyen chụp nguồn là ở Thư viện Hà nội. Đọc lại topic mới thấy sự thiếu sót của mình. Sẽ cập nhật lại hết. Đồng thời cũng nảy ra một ý tưởng, là tại sao không làm thẻ thư viện nhỉ? Có khi sẽ kiếm được nhiều sách cũ, quý, hiếm. :D
     
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    @Caruri Tlkd Về việc bác Trần Dần dịch bộ này tôi sẽ xem xét để đưa vào bản ebook tái bản. Tuy nhiên, đây là vấn đề tế nhị: dịch giả của một cuốn sách, cho nên buộc tôi phải thận trọng.

    Còn về bản thân bác Trần, thì có rất nhiều điều muốn nói, cả về cuộc đời bác lẫn cái thời bác sống. Có điều, nói đến sẽ bị hạn chế bởi Nội quy thư viện, vì thế sẽ không thỏa mãn được những gì mình muốn. Thôi chỉ biết thắp một nén tâm hương cho bác ấy.
     
    Caruri Tlkd thích bài này.
  7. V/C

    V/C Mầm non

    Ai dịch bộ này? Thấy cụ Trọng Đức viết Tựa mà - thấy cụ toàn viết tựa truyện trước năm 80. Hay nhầm tên. Ông Trần Dần ngày trước mang tiếng lắm - nghe nói thế. Giờ Yotube mà chả tin là nói mồm.
     
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vừa xem 2 topic còn lại của bộ này thì bạn @tamchec có ghi rõ dịch giả rồi. Xem các ebook đính kèm (có xem lượt download để xác định xem có mới thay không), cũng thấy ghi rõ dịch giả. Vậy là lỗi ở tôi. Mai sẽ khắc phục: bổ sung dịch giả vào topic và ebook. Vấn đề này không còn gì để nói nữa. :D
     
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đúng rồi. Làm thẻ thư viện rất dễ dàng nhanh chóng nhưng vấn đề là ai có thời gian và nhiệt tình đi chụp ảnh. Ở phòng đọc mới nhiều sách cũ và quý, phòng mượn ít hơn, thư viện quốc gia còn không cho mượn mang về. Sách quý nhiều khi phải có giấy giới thiệu của cơ quan mới được mượn.
    Hồi trước tôi toàn đọc ở thư viện, giờ lười đi nên ở nhà đọc ebook.
     
    4DHN thích bài này.
  10. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Hình như ở trong phòng đọc cấm được cầm máy ảnh, điện thoại... chụp choẹt sách phải không bác? Tôi hiếm khi đi thư viện nên
    không rành.

    Trần Dần, Phùng Quán... dính vào mấy vụ Nhân văn nên khổ sở hàng chục năm trời, sáng tác / dịch sách có được đứng tên đâu, toàn phải đứng tên người khác như Phùng Quán lấy tên Thanh Tịnh chẳng hạn hoặc thậm chí khuyết danh như cuốn này. Người viết tựa cứ gì cứ phải là dịch giả?
     
    4DHN thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thư viện Hà Nội hồi trước tôi thấy vẫn cho phép chụp ảnh đấy, còn photo thì phải qua máy của họ và phải trả giá cao. Bạn @conguyen đã từng chụp nhiều sách ở đấy.
     
    4DHN and Caruri Tlkd like this.
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sau khi xem lại topic dự án thì thấy là tôi nhầm. Tập 1 là do @tamchec chụp ảnh. Sau rồi có mấy bạn hỏi đến tập 2 và tập 3 thì bạn @conguyen đã cất công đến Thư viện Hà Nội tìm và chụp cho đủ bộ.

    Đã cập nhật đầy đủ lên topic và ebook.
     
    QuangHai and Caruri Tlkd like this.
  13. QuangHai

    QuangHai Lớp 2

    Em cảm ơn!
     

Chia sẻ trang này