Trà phiếm Khi 'Tiếng Việt' được viết thành 'Tiếq Việt'

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 25/11/17.

Moderators: amylee
  1. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Ngành giáo dục chưa đủ loạn hay sao mà còn nảy ra "đại sáng kiến" như thế này?
    Đúng là công trình toàn nghiêng chả thấy cứu ở đâu.
    Theo đúng xu hướng hội nhập các bác cứ đề xuất bỏ luôn tiếng việt, dùng quốc tế ngữ cho nó gọi là hội nhập và phát triển ngang bằng anh bằng em. Người người học anh ngữ nhà nhà học anh ngữ. 1m2 có 5 trung tâm anh ngữ rồi. Không sợ thất nghiệp, không sợ nhược tiểu. Chả mấy mà bằng Sing với Thái Lan. Yên tâm cả họ nhé.
     
    The Pain thích bài này.
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Về phụ âm. Tôi có quen một bạn tên là Giữ. Anh em cứ tưởng bạn ấy tên Dữ, phải hỏi thật cặn kẽ là viết thế nào mới biết chính xác. Giữ và Dữ khác quá xa nhau về nghĩa. Nếu dùng một phụ âm để diễn đạt thì tình trạng đa nghĩa của tiếng Việt càng thêm trầm trọng và làm tiếng Việt càng thêm khó hiểu. Vì thế việc cải tiến phụ âm, nguyên âm của bác PGS-TS kia là không mang lại lợi ích gì.:D
     
  3. Dong1994

    Dong1994 Mầm non

    Cá nhân mình thì Bác này chắc cũng có tâm, nhưng cải cách thế là sai rồi.
    Thứ 1: Chữ viết mình hiện tại đã quá hợp lý rồi, và cũng đã quen với mọi người, thay đổi không dễ. Vì nhìn như thế này rất thuận mắt và cũng dễ.
    Thứ 2: Phải nói TV mình là thứ chữ viết và ngôn ngữ gần như đạt tới sự hoàn hảo về mặt âm cũng như phiên âm. Chữ viết thì mình ko nói tới vì các ký tự là do con người đặt ra, nhưng đây là thứ chữ viết dễ học ( còn dễ đọc hay không thì mình không chắc ), một đứa trẻ khi học hết mặt chữ là có thể phát âm, đánh vần hay đọc bất kì chữ nào và việc giải thích nghĩa chữ khá dễ dàng, không như tiếng nhật, tiếng trung, tiếng anh hay ngôn ngữ khác, phải nhớ rất nhiều.
    Thứ 3: Cải cách như thế thì giờ tất cả mọi thứ sẽ phải làm lại từ sách báo, mọi thứ trên internet bằng tiếng việt, chưa kể các dịch vụ của nước ngoài người ta dùng tiếng việt để làm cho thị trường nước ta, rất mất thời gian và tiền bạc và chưa chắc mọi thứ đã ổn thỏa, và nhất là các văn bản, hợp đồng hợp tác giữa các quốc gia cũng không phải là chuyện dễ dàng, tuy có thể nói là chuyển đổi từ từ, nhưng về ngôn ngữ đã sang một cách viết hoàn toàn mới thì việc vừa có chữ cũ vừa có chữ mới là điều rất lôm côm và cũng rất mất thẩm mỹ.
    P/s: Các bạn có thấy cách viết trên gần giống như teen code, viết thế này nhìn thuận mắt hơn. :D
     
  4. Ebolic

    Ebolic Lớp 7

    Như comment anh Tư, tiếng Việt loạn cào cào lắm, hơn nữa ngữ pháp không yêu cầu thống nhất làm người dùng có thể dùng tùy tiện, hình thành tư duy lô gích (ngay quy tắc đồng nhất) cũng kém.
    Thiết nghĩ cách mạng tiếng Việt nên chăng là cách cái mạng nó luôn, tức là chuyển sang Anh Pháp, quên được tiếng Việt luôn càng... tốt.
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Quên với bỏ là thế nào? Tiếng Việt dùng để nói xéo là số 1. Càng rõ thì càng khó nói xéo, khó nói lấp lửng. Chúa không cho không ai cái gì và cũng không lấy không của ai cái gì bao giờ.
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
  6. NQK

    NQK Lớp 10

    Thế này các cụ đỡ lo chưa?

    ( ̄- ̄)

    [​IMG]

    Sent from my ONEPLUS A3000 using Tapatalk
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/17
    Đoàn Trọng thích bài này.
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tưởng đùa hóa thật à? cute_smiley18

    New Doc 2.jpg
     
  8. Lan Giao

    Lan Giao Lớp 7

    Thấy cái trang này của Phan An đã mấy ngày nay rồi.
    Mã:
    https://tieqviet.surge.sh/
     
  9. gentlemagic

    gentlemagic Lớp 4

    Thay đổi bảng chữ cái như thế là đi ngược quá trình tiến hóa. Lúc ban đầu các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha vốn dùng bảng chữ cái sát với latin để phiên âm tiếng Việt nhưng tại sao bây giờ bảng chữ cái của ta lại khác ? Đó là quá trình tiến hóa chữ viết theo cách phát âm riêng và gu thẩm mĩ khi nhìn nét chữ của người Việt. Không thể khơi khơi mà phủ định giá trị của quá trình tiến hóa mấy trăm năm.
    Còn việc tiếng Việt của ta khó học với người nước ngoài là do từ vựng trộn lẫn rất nhiều từ mượn Pháp, Mỹ, Hán Việt, thuần Việt, đặc biệt là từ địa phương, lại còn các học giả ta đây chơi chữ biến đổi hay dạng ghép kiểu "kỹ-mỹ thuật", "nghiêm-trầm trọng", teen code thì không bàn.
    Thế nên nếu bàn đến hội nhập và để người nước ngoài dễ học tiếng Việt chỉ có hạn chế các từ địa phương, các từ biến thể do chơi chữ, các từ vay mượn (các từ chuyên môn không thế dịch sang tiếng Việt thì để nguyên chứ viết phiên âm nhìn kỳ, để nguyên người nước ngoài hiểu ngay; ví dụ: massage, từ này là từ chuyên môn của người ta, dịch xoa bóp hay tẩm quất không đúng, không thể dịch sang tiếng Việt nên giữ nguyên chứ không nên viết mát-xa, các bác chơi chữ thì đặt thêm khái niệm "mát-gần" :cool:). Hỏi ngoài lề các bác biết chỗ massage nào êm không :D.
    Lại bàn tiếng Việt khi hội nhập, khi hạn chế các từ địa phương, vay mượn, biến thể, mặt trái đi kèm là sẽ mất bản sắc địa phương, sự tinh tế, đa dạng của từ vựng. Được cái này mất cái kia.
    Về ngữ pháp, một người nước ngoài chia sẻ với mình khó khăn ở cụm danh từ nhiều khi gây hiểu lầm. Cụm danh từ các ngôn ngữ khác thường là : cụm bổ nghĩa-danh từ ví dụ : "white hair girl", còn tiếng Việt "cô gái tóc trắng" , ngay cả trung quốc cũng theo dạng này "bạch phát ma nữ", cái này thấy rõ nét tiến hóa riêng của tiếng Việt. Và hiểu lầm nó gây ra như câu "Lấy cái nồi nấu cơm" của bác 4DHN xảy ra khá nhiều.
    Nếu bác nào mà dùng cả Hán Việt với thuần Việt hỗn hợp thì nảy sinh sử dụng cả hai dạng cụm danh từ đó. Thế nên người nước ngoài mới học tiếng Việt mà gặp fan Kim Dung là đơ ngay.
    Vài dòng chia sẻ, có thiếu sót xin học hỏi.
     
  10. gentlemagic

    gentlemagic Lớp 4

    Lại nói về cụm danh từ trong tiếng Việt. Tuy nó gây ra nhiều hiểu lầm nhưng không phải nó không có cái lợi, không phải tự nhiên mà nó tiến hóa có cấu trúc ngược với tiếng Anh, tiếng Trung. Và lý do càng làm nổi bật bản sắc riêng của người Việt.
    Ví dụ một cụm danh từ dài trong tiếng Anh:
    The fat, short, ugly, greedy, selfish, stupid, naughty secretary
    Trong tiếng Việt : cô thư ký mập, lùn, xấu, tham lam, ích kỷ, ngu ngốc, cứng đầu
    Các bạn có nhận ra sự khác biệt không? Trong tiếng Anh hay tiếng Trung các bạn phải nghe toàn bộ cụm danh từ để cuối cùng biết được danh từ chính chủ thể là gì.
    Trong tiếng Việt chúng ta không dài dòng để lâu, chúng ta nói ngay vào danh từ chính chủ thể rồi mới tới các cụm bổ nghĩa. Điều này thể hiện sự cơ động của tiếng Việt: Nghĩ tới đâu, nói tới đó, nghe tới đâu, hiểu tới đó. Và làm nổi bật lên bản sắc người Việt là thẳng thắn, vào đề ngay. Thật ra cách sử dụng ngữ pháp này trong thời phong kiến là của tầng lớp bình dân, biết ít chữ. Còn tầng lớp quý tộc, quan lại thì sử dụng ngữ pháp tiếng Hán. Trải qua mấy trăm năm thì bây giờ người ta gọi từ và ngữ pháp của tầng lớp bình dân là thuần Việt, còn của quan lại là Hán Việt.
    Đó chính là một trong các giá trị của quá trình tiến hóa ngôn ngữ mà quá trình này gắn liền bản sắc, môi trường sống của chúng ta.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/11/17
  11. Ebolic

    Ebolic Lớp 7

    Sáng nay trời lạnh, sau khi loay hoay với tube crème đánh răng, tôi vội đi gant tay và xỏ dép caoutchouc vào bàn ăn sáng. Bố tôi uống café với trứng omelette. Mẹ tôi đang ăn kiêng, chỉ carrote và chou-fleur luộc. Thằng em tôi thì ngang ngạnh, cứ đòi bánh gâteau ăn với crème trong khi giời lạnh thế này. Ăn xong, tôi mặc chemise, complète, mang theo cả xấp khăn mouchoir đề phòng xổ mũi, rồi bắt auto bus đi làm.

    Tiếng Việt đẹp hơn nhiều rồi đấy. Cảm tạ.

    Mà ai rành tiếng Trung phát hiện ra có Hán Việt thì thay chữ như giun bò vào giùm mình nữa. 感謝 (cảm tạ)
     
    darkdragon28 thích bài này.
  12. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đơn giản GI nó khác D, GIÁO DỤC mà viết Záo Zụk là thấy xàm le rồi. Hay Giao với Dao vốn khác nhau, không chỉ cách đọc mà còn ngữ nghĩa, viết thành Zao thì đúng là loạn.
    "Hợp pháp" chữ F để thay PH, J thay GI cho gọn thì còn hợp lý.
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
  13. NQK

    NQK Lớp 10

    Cụ ấy chỉ đùa một chút mà các bác đã loạn cả lên. Vui thôi mà. Năm mới sắp đến rồi. Ví như cụ ấy nói đùa là tiếng ta phải dùng hai phụ âm để thành một phụ âm ghép thì tiếng tây nó cũng thế mà. Đấy, lo gì. Tiếng tây nó còn có âm câm, tức là viết ra mà đ. đọc cơ. Quá thừa. Ta thì cũng có 'gần giống' thế. Ví dụ như g/gh, ng/ngh. Hay anh em ta ở đây 'thống nhất' với nhau luôn là bỏ chữ h trong gờ kép với ngờ kép đi. Phí.

    :D

    Nhưng mà mình cũng thấy là F thay cho ph, j thay gi cho đỡ mệt. Các âm đọc là 'cờ' (qu, c, k) ghép lại cũng được. Có điều bác nào tên là Phúc sẽ có nguy cơ bị 'hiểu nhầm' (hoặc hiểu đúng) ở tiếng Anh đấy.

    Bạn @khiconmtv ơi. Một khi, chẳng may, nó được đưa vào quốc sách thì việc 'giao' viết giống 'dao' (zao) cũng không phải là thảm họa đâu vì nó lại là một từ nữa viết giống nhau và hiểu khác nhau thôi. Cái này thì ngôn ngữ nào chả có. Có điều là giải quyết một vấn đề phức tạp này bằng cách tạo ra một vấn đề phức tạp khác thì quả là thừa hơi, nhỉ. :D.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/11/17
  14. NQK

    NQK Lớp 10

    Bạn hiền ơi, tiếng Pháp nó cũng để tính từ phía sau đó.
     
  15. NQK

    NQK Lớp 10

    Rất đúng ý Văn Cường tiên sinh đấy. Thay hết phiên âm. :D
     
    IronMan thích bài này.
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sửa như cụ Hiền thì vẫn có nhiều người ủng hộ đấy. Đó là những người "lói nhọng". Hay cứ áp dụng đi, như hệ thống ký tự dành cho người mù ấy. :D
     
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Để sửa hết tên nguyên bản tiếng Nga vào một ebook, khỏi phiên âm dù là sang Anh hay Pháp. :)
     
  18. NQK

    NQK Lớp 10

    Em thì không ủng hộ. Nhưng mà nếu có áp dụng thì em cũng chơi được, chả có vấn đề gì ạ. :D
     
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vì bạn không "lói nhọng" mà. :P Thông cảm cho cụ đi. Áp dụng đại trà được thì khó hơn lên trời. Chi phí chắc đắt ngang phóng tàu vũ trụ. :D

    Ngoài chi phí cho việc đổi kiểu chữ, còn cần rất nhiều muối iode (chơi nguyên bản cho hoành) nữa.
     
  20. hero229

    hero229 Lớp 2

    Thực ra tiếng Việt cũng nên cải tiến đi một tí. Tiếng Anh Mỹ cũng đã cải tiếng từ Anh Anh đó thôi. Colour với color, labour với labor...

    Tiếng Việt nhiều cái kì lạ. Tại sao không thể đọc được từ "êch" mà không thêm dấu?
    Tại sao "ớ" đọc giống "â" mà "ớn" khác "ân". Đọc đơn thì trùng mà ghép với cái khác lại đọc khác thì không hay. Chẳng qua mấy chục tuổi đầu mình quen thôi. Chúc các cháu học cũng mệt thấy bà.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này