Trà phiếm Khi 'Tiếng Việt' được viết thành 'Tiếq Việt'

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 25/11/17.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hồi xưa không biết nước ta mất bao nhiêu thời gian để chuyển từ hệ thống thước ta, cân ta sang thước tây, cân tây... có lẽ mất khoảng 50 năm. Nhưng bây giờ nhiều cái vẫn dùng hệ đo lường xưa như diện tích đo bằng sào, mẫu... tuy là cũng tính ra mét vuông. Miền Nam có lẽ bị xâm lược trước nên quen với đơn vị công đất. Nhưng khối lượng lúa gạo lại vẫn tính bằng giạ.
    Nghe 1 số người sang Tàu chơi kể lại, mặc cả mua x cân với giá tiền y rồi, nhưng đến lúc nó cân cho lại là cân Tàu, phải ngậm ngùi mà nhận.
    cute_smiley7
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/11/17
  2. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Hihi ở Vịt thì 1 cân = 1 Kg, còn ở Tàu thì 1 cân = 0,5Kg; họ chơi 1 cân là bằng đó chứ không phải họ cố ý lừa.
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Nếu sử-dụng gạch-nối như bác thì nhiều người sẽ sai chính-tả vì... thiếu gạch-nối, có ai lúc nào cũng nhớ từ nào là từ-ghép và đâu là từ-đơn đâu. Lúc đó đội soát lỗi chính-tả ebook sẽ càng có thêm việc để làm (và hí-hửng cuốn này team nó làm sai chính-tả nhiều quá, toàn thiếu gạch-nối). (thử gạch nối xem có đúng không :D)
     
  4. Ebolic

    Ebolic Lớp 7

    Nếu đổi thật thì vấn đề chính tả càng ít sai chứ?

    Chân trọng hay Trân trọng nếu chia tr/ch sẽ dễ sai. Nếu đổi thì tr hay ch đều thành c. "Cân cọq" lúc này muốn hiểu là trân trọng, chân chọng... gì cũng được hết.

    Thay đổi này của ông ấy có nhược điểm là càng làm tiếng Việt đa nghĩa thôi. Chẳng hạn Trân châu với Chân trâu bị đồng hóa về 1 cách viết là cân câu.
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Dùng để tránh hiểu lầm, nhất là trong những văn bản đòi hỏi sự hiểu đúng, đặc biệt khi có liên quan đến những khoản tiền lớn. Trước đây có thời người ta cũng dùng mà.
     
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đúng, các sách vở xưa có dùng, một số người nhiều tuổi trong Nam giờ viết vẫn có thói quen gạch nối. Ý tôi là nếu gạch nối thì sẽ có nhiều người sai chính-tả hơn hiện tại.

    Đây là một trong số người hiếm hoi trên mạng tôi biết vẫn có thói quen gạch nối, ngay tên nick ông này cũng có gạch nối, xem Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link:

    "Không nên xóa. Nhạc cổ-truyền là loại nhạc trước khi tân-nhạc du-nhập, dùng ngũ-cung, có nhiều thể-loại như dân-ca, đồng-dao..."
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Một hệ đo lường hiện đại như SI nó gồm rất nhiều đại lượng, cổ có, kim có, không chỉ độ dài với khối lượng đâu. Xin lưu ý nhé cả nhà.
     
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chẳng hạn, trong những hệ dùng cân ta, dùng sào, dùng công, dùng giạ... không hề có đơn vị đo cường độ dòng điện, điện áp, dung lượng file... :D
     
  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Một vấn đề về sửa đổi của ông Hiền mà tôi comment tại một post trên FB:

    ...
    Thứ hai, chữ của ông ấy cản trở hội nhập quốc tế, ví dụ chữ q trong tiếng Anh tiếng Pháp đều đọc là kiu hoặc quyu, tiếng Việt ta đọc là quy thì không khác gì nhiều, giờ bụp cái ông ấy đổi q là "ngờ" thì sẽ khó rất nhiều cho người trẻ muốn học tiếng Anh. Ông ấy từng là hiệu phó trường Ngoại ngữ mà lại không nghĩ đến việc giản tiện trong học ngoại ngữ chăng? Tại sao người Pháp người TBN học tiếng Anh nhanh và tốt hơn người nước ta, một phần là thứ tiếng của họ gần gũi tiếng Anh hơn ta (về từ vựng, ngữ pháp...). Vậy giờ tiếng ta đã khó để học tiếng Anh, lại còn đẩy xa hơn nữa thì sẽ rất bất tiện.

    Ngược lại cũng vậy, đổi ký tự sẽ cản trở người nước ngoài học tiếng ta. Ví dụ tôi có quen một cô người Mỹ Latin. Cô này thích các món ăn Việt và đọc tên các món này, "thịt" thì lần đầu tiên nhìn thấy cô đọc là "thít". Giờ nếu thành "wịt" thì cô sẽ đọc là "uýt", nghe càng xa xôi tiếng Việt.

    Có thể xem Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link để viết tên cầu thủ Chelsea để thấy nếu đổi ngôn ngữ thì tiếng ta sẽ thành một thứ tiếng còn khó nhằn hơn cả tiếng Azerbaijan.
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trà phiếm cho vui chứ ai bảo phải thay thế hết đâu bác. Đến uy quyền như Tần thủy hoàng ngày xưa, bắt thiên hạ phải 'thư đồng văn, xa đồng quỹ' vẫn có nơi không theo đó.
    Cái chữ số La mã cũng như chữ Hán Việt tồn tại song song với chữ Việt khi nào cần thì phải dùng thôi, như sinh-đẻ, mộ-mả... chẳng bỏ cái nào được.
    Nhớ hồi xưa VN dùng hệ tiêu chuẩn của Nga, ký hiệu là gì quên mất rồi, dân kỹ thuật chắc nhớ. Mãi sau mới có hệ TCVN rồi cải tiến qua mấy phiên bản nhưng nhiều cái vẫn học theo anh Nga.
     
  11. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Mình chỉ mong đổi tiền với bớt lạm phát :p.
    Viết nhiều số 0 mệt muốn chết nên mình toàn viết tắt chữ k thay cho 3 số 000.

    Còn việc đổi bảng chữ cái thì mình đánh giá bác ấy là người có tâm, theo mình có ý thay đổi dù tốt hay xấu vẫn hơn không thay đổi.

    Nếu 30% dân VN thay đổi theo thôi, khỏi cần nhà nước cho phép mình cũng sẽ theo để biết họ nói cái chi vì ngôn ngữ xài là để biết người ta nói nội dung ra sao mà :D.

    Có chi mà các bạn chê bác ấy nhiều quá, thích thì xài không thích thì thôi, chúng ta thường hay thích những người giống mình nhưng mà người khác chúng ta không đủ rộng lượng để yêu thương được thì cũng tôn trọng tí chớ :p.
     
  12. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Một chuyện khác mới thấy trên FB

    Vụ chữ viết nghe vẻ rôm rả, thu hút nhiều chuyên gia quá. Thôi để tôi kể cho các bạn nghe chuyện này có luận cứ khoa học thú vị hơn.

    [​IMG]

    Suvir Mirchandani, 14 tuổi, đến từ thành phố Pittsburgh, Mỹ say mê nghiên cứu khoa học, hiến kế cho chính phủ Mỹ đổi font chữ để giúp tiết kiệm hàng trăm triệu USD tiền in ấn mỗi năm, đã làm "chấn động" dư luận ở quốc gia này.

    Cụ thể ngày 29/3/2014, hàng loạt các hãng thông tấn lớn và những tờ báo lớn hàng đầu trên thế giới như CNN, Washington Post, ... đồng loạt đưa tin về cậu bé mới 14 tuổi nhưng có suy nghĩ và cải cách font chữ "khác thường" này.

    Theo Suvir Mirchandani giải thích rằng: "Tính theo thể tích, mực còn đắt gấp đôi nước hoa Pháp".

    Trên thực tế, điều này hoàn toàn chính xác. Cụ thể, mỗi ounce (30 ml) nước hoa Chanel No.5 có giá 38 USD, còn lượng mực in chạy cho máy Hewlett Packard ở Mỹ với cùng thể tích đó có thể lên đến 75 USD.

    Suvir cho rằng, nếu đổi sang sử dụng loại font chữ có nét mảnh mai hơn như Garamond, toàn nước Mỹ sẽ tiết kiệm được tới 24% lượng mực dành cho việc in ấn hàng năm, tương đương với gần 400 triệu USD.Cậu bé thử nghiệm viết những chữ cái bằng 4 kiểu font chữ Garamond, Times New Roman, Century Gothic và Comic Sans và sau đó đo lường lượng mực in công cụ mang tên APFill® Ink Coverage Software bản thương mại.

    Từ quá trình thử nghiệm và phân tích, cậu bé Suvir kết luận rằng nếu sử dụng Garamond, một loại font có nét mảnh mai hơn, thì trường học của em đã có thể tiết kiệm được những 24% lượng mực in hàng năm, tương đương với số tiền 21.000 USD.

    Và nếu font chữ này được sử dụng rộng rãi ở Mỹ thì số tiền mực in có thể tiết kiệm lên tới hàng trăm triệu USD. Đây thực sự có vẻ như là một nghiên cứu rất tiềm năng.

    Tuy nhiên, việc áp dụng nó vào thực tế không đơn thuần chỉ là vì lợi ích kinh tế, người ra còn phải xét đến nhiều yếu tố khác nữa. Đó là lý do vì sao đề xuất của cậu bé Suvir Mirchandani chỉ được coi là một sáng kiến tiềm năng và đáng biểu dương trong nghiên cứu khoa học mà thôi.

    Đấy, sáng kiến đổi phông chữ thôi còn bị phủ quyết, chỉ đánh giá là tiềm năng mang ý nghĩa học thuật thôi chứ chẳng nói gì là đổi chữ viết ở mình.

    Nguồn: FB Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, viết dựa trên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    -------------

    He he trong câu chuyện trên vừa có sử dụng đơn vị đo lường Mỹ (ounce), vừa có font Garamond, một font cũng được các nhà chế tạo ebook dùng.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  13. chieclacuoithu

    chieclacuoithu Mầm non

    Bao năm học tiếng việt em vẫn luôn tự hào về quốc ngữ nước mình,ấy vậy mà nay lại xuất hiện cái thể loại chữ cải tiến vớ vẩn kia.Chán chả còn gì để nói :(
     
  14. hoahong_honghoa

    hoahong_honghoa Lớp 3

    Sau khi cải cách xong nhà nước phải tổ chức hàng trăm ngàn lớp học xóa mù chữ để phổ cập giáo dục. Lãng phí vô ích.
     
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi vẫn nghĩ dùng gạch nối tốt vì nó biểu thị một từ rành mạch, chắc chắn chứ không mập mờ như không dùng. Việc sử dụng vẫn theo kiểu tự phát cho nên nó không trở thành chính thức, bắt buộc. Còn chuyện đúng chính tả, đúng ngữ pháp thì khó lắm (xét trên diện rộng và ngoài giới mọt sách), ngay cả khi dùng như bây giờ.
     
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bình thường chưa có chữ viết chúng ta vẫn nói theo kiểu mập mờ khó hiểu mà anh! Có ai yêu cầu phải viết gạch nối những gì mình mới nói thì người ta mới hiểu được đâu.
    Em nghĩ rằng còn tồn tại những vấn đề chưa hiểu rõ trong giao tiếp (kể cả trong văn viết) sẽ thú vị hơn nhiều, mặc sức mà tưởng tượng. :D
     
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có những câu chứa từ đa nghĩa, có thể hiểu theo nhiều cách, cách nào cũng có lý. Chuyện chơi thì không sao, nhưng chuyện làm ăn, hợp đồng, pháp lý thì buộc phải chặt chẽ. Ngoài ra trong dịch bằng phần mềm, từ không rõ ràng cũng gây ra dịch sai. Ví dụ: "Đến quán ăn đi, tôi đang đến" "Đến quán-ăn đi, tôi đang đến". Viết cách thứ nhất người nghe được có thể đến đó ăn luôn, trong khi người kia muốn người đó chờ để ăn cùng cơ hoặc chỉ hẹn nhau ở đó chứ không ăn, quán đó họ đều hay đến nên khi nhắc đến chữ quán họ đều hiểu đó là chỗ nào. Muốn người ta hiểu đúng ý thì nên viết theo cách thứ hai.
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thêm một tình huống khác. Tư lệnh trưởng mặt trận hỏi: "Tình hình ở Z thế nào?" Trung đoàn trưởng trả lời: "Lúc 9 giờ có 10 máy bay ném bom mang tên lửa diệt xe tăng.". Không biết ông Tư lệnh trưởng cảm thấy sao? :)
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Haizz, cái câu đó hình như khi đọc e chỉ hiểu nghĩa thứ 2 như a nói thôi chứ làm sao hiểu được ra nghĩa 1 được?
    Nếu đã hẹn nhau và rõ nhau rồi ai lại tới đó rồi ăn trước nhỉ?
    Trong giao tiếp luôn có những quy tắc ngầm hoặc tình huống thực tế để bổ nghĩa cho câu nói câu văn hết à, mọi thứ vẫn trơn tru cho tới bây giờ bằng tiếng Việt của chúng ta đó thôi, em chả thấy có gì khó khăn cả. Nhìn cách viết bây giờ là thuận mắt nhất, con người càng ngày càng lười nên luôn muốn rút ngắn, thậm chí rút ngắn rồi cũng có viết nữa đâu? Đọc cho máy nó gõ cũng hông chừng!
    Cá nhân thấy cách viết mới đó xấu hơn và rối hơn thì có!
     
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có nói "ăn đi" mà. :P
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này