Trà phiếm Khi 'Tiếng Việt' được viết thành 'Tiếq Việt'

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 25/11/17.

Moderators: amylee
  1. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Chuyện có thật: cách đây khoảng 20 năm có lần con bé giúp việc nhà tôi được đọc chính tả để đánh máy một hai trang văn bản, trong đó có tên "Cân Câu" (một nhà khoa học nổi tiếng thời hiện đại của VN). Nó đánh đúng là "Cân Câu". Lúc nhìn văn bản (kiểu kiểu như soát chính tả ebook í) mọi người tá hỏa, thôi chết sao mày lại đánh tên bả ra thế này? Nó hồn nhiên bảo, thì đúng là "Cân Câu" còn gì? "Cân Câu" như cô chú nói mới là sai vì ở quê cháu thì chỉ có đúng cái "Cân Câu" như cháu viết là có nghĩa thôi :D

    PS: tò mò search trên mạng, chắc con bé giúp việc nhà tôi giờ nó đi làm chân đánh máy cho Viện dinh dưỡng rồi các bạn ạ ;)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/12/17
    inno14 thích bài này.
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam Phạm Thị Chân Trâu à? :)

    New Doc 16.jpg
     
  3. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Giờ thì mình biết ông Hiền này dựa vào đâu để thay KH bằng X rồi. Cũng là đi chôm của người khác vậy mà dám đăng ký bản quyền.
    Mọi người có thể xem cuốn Từ Điển Từ Ngữ Nam Bộ, phần hướng dẫn ký âm, do sử dụng chuẩn IPA để ký âm nên KH trong tiếng Việt sẽ không có ký âm chuẩn, vì vậy mới dùng X để thay thế. Nhưng rõ ràng nó là chỉ thay thế trong trường hợp bất khả kháng, ngoài ra không có chuyện gộp X với S, CH với TR như ông Hiền, từ điển có chia ra cách đọc miền Bắc và Nam rõ ràng để so sánh.
     
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Cái kiểu gộp như ông Hiền mà như cách biện luận của ông nghĩ kỹ rõ ràng là ngụy biện. Như bây giờ soạn từ điển Anh-Việt chẳng hạn, từ PEARL nếu ghi định nghĩa là CÂN CÂU thì hiểu kiểu gì. Một thứ chữ viết quái thai kỳ quặc.
     
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Có giống như clip này nhắc tới không?

    Cá nhân mình nghĩ ổng hông phải người Việt, đến tiếng mẹ đẻ của mình mà còn không phân biệt được các phụ âm-mà tùy vùng tưởng như nó là như nhau-nhưng thực là 2 âm khác nhau rõ ràng, theo nghĩa lẫn cách phát âm. Rất nhiều cặp phụ âm như thế. Ông ta có phải người Việt không? Chắc nghĩ không người Việt nào mù âm như ổng.
    Cái đặc sắc dùng để phân biệt của tiếng Việt bị ổng gôm sạch lại thành một cục hết trơn.
     
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đúng rồi. Người ta dùng để ký âm thì ổng xào lại rồi biến thành của ổng.
    Hay như QU, miền Bắc sẽ là đọc là KW, miền Nam là W. Dù ghi QU nhưng rõ ràng Bắc Nam đều hiểu.
     
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Về âm này (cụ thể là “quý vị”) mình nghe là cả các MC miền Nam vẫn quen đọc là kúy vị luôn. Không nghe được quý vị như bình thường, có thể do mình chưa nghe được.
     
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hổng có liên quan đến chủ đề đâu nghen. TNA cảm phiền viết kiểu rặt Nam giùm được hông? Tư tui ưa "ổng" hơn "ông ta" đó. :D
     
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Em hổng viết rặt theo tiếng nói hết được, vì từ nhỏ đã viết theo văn phong phổ thông như được dạy rồi.
    Tiếng và chữ nó cũng hông đi liền nhau mấy về mặc nhận thức (đối với em). Nhìn cách viết của miền Nam thấy hông quen, nhưng nghe cách nói của khác miền Nam cũng lại thấy hông quen luôn.
     
    4DHN thích bài này.
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Trong Nam có một thế hệ trẻ hơn thế hệ của em bây giờ, không còn chút âm hưởng miền Nam nào nữa, thường không thích cách nói đặc trưng của các tỉnh Nam Bộ nữa. Khó chịu với cách nói “nhà quê” của các cụ, vì thấy không hợp với môi trường hiện nay, với âm nhạc, báo chí, ... mà chúng được dạy ở trường. Âu cũng là một sự xâm lấn văn hóa nhỉ?

    Có thể thấy rõ một số vùng ở Cần Thơ, một số ở An Giang mà em rất ấn tượng là những người trung niên trở lên, thường phát 4 phụ âm đầu “r”, “d”, “gi”, “v” thành một âm “d” duy nhất. Và họ gần như không phát được âm “ơi”, ví dụ “chợ mới” họ phát là “chợ mớ”; và âm “ôi” hoặc “ồi” họ có xu hướng phát thanh “âu” hoặc “ầu”, với chất giọng nặng xuống và không rõ ràng, có thể nghe được nó giữa giữa chứ không nghiêng hẳn về “ôi” cũng không nghiêng hẳn về “âu”.

    Người Đồng Tháp thì gần như tất cả đều phát âm như vậy luôn. Chứ không chỉ mấy vùng nhỏ như An Giang, Kiên Giang với Hậu Giang không gặp trường hợp này, họ nói nhẹ nhàng hơn. Ngay cả em cũng phát 3 âm d, gi, v thành một âm d thôi.

    Và còn rất nhiều nguyên âm khác họ đều phát chệch đi, đó là đặc trưng của thế hệ trước, mà thế hệ trẻ hơn bây giờ không còn giữ được chất đó nữa, có thể do được học, được đi, được tiếp xúc với nhiều vùng khác, lớp trẻ có xu hướng nói rất “phổ thông”, phát âm rất sát với chữ phổ thông. Đó là sự đánh mất văn hóa, hay bản sắc vùng miền thông qua giáo dục chăng?

    Tuy em nói giọng Nam, không thể phát âm phân biệt rõ ràng giữa cặp âm ch, tr; hay một số cặp khác nữa như người Nam vẫn thế, nhưng em và cả miền vẫn dễ dàng phân biệt được chúng, cũng không có mấy người viết sai chính tả trong những trường hợp cần phân biệt giữa các cặp âm đó đâu. Dân thường là thế, một người làm khoa học về ngôn ngữ như cái ông có cặp mắt sụp sụp :D gì đó (trông chả hiền chút nào); lại không phân biệt được sự khác nhau đó, muốn viết chung về thành một chữ, không chừng ổng nói tiếng Tàu còn rành hơn tiếng Việt đó, thử chờ xem :)
     
    chanhvan1987, Caruri Tlkd and 4DHN like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này