Biên khảo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 5/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Sách ngày xưa hay bị gián nhấm gáy, cắn đứt cả dây nên long leo rời rã và đương nhiên là mất bìa, mất 1 số trang.
    Tôi nhớ tập 1 mới là tập có bìa dày và chắc nhất, tôi còn giữ được bìa khá lâu, có hình Thạch Sanh đang quỳ giương cung bắn, đại bàng cắp công chúa, hình vẽ cách điệu trên nền trắng ngà rất ấn tượng
     
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Là bản mới nhất. Có lẽ khi edit tôi tích nhầm vào ô Edit Silently, (chỉ Mod mới có quyền) và nó sẽ giữ nguyên tình trạng edit của post.
     
  3. Tường dắc đơn giản là cái hàng rào (= gạch, xi măng, để phân biệt với hàng rào bằng cây ngày trước) xung quanh nhà. Đó là từ địa phương, mà cũng chả hiểu vì sao người ta lại gọi như thế. Đến giờ ở quê tôi vẫn gọi là tường dắc chứ ít người kêu hàng rào lắm
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi đọc 1 số bài viết về phương ngữ miền Trung biết được "dắc" nghĩa là "dắt" như "dắc tru", "dắc me": dắt trâu, dắt bê. Vậy tường dắc có thể là tường dắt, nhưng cũng không biết tại sao lại gọi như thế.
    Tiện đây bạn cho hỏi "răng" nghĩa là "sao", vậy thì cái răng trong miệng ở quê bạn gọi là gì? có thể nào nhầm lẫn không?
     
  5. V-C

    V-C Lớp 4

    Mô, tê, răng, răng, rứa??? Em dân gộc miền Trung từ khi có gia phả mà cũng chẳng biết các từ trên có khi nào và nguyên nhân tại sao lại nói thế!
     
  6. V-C

    V-C Lớp 4

    Còn Tường Dắc thì VC có alo hỏi các cụ, các cụ phán rằng: Hà Tĩnh có một số nơi gọi là "tường dắc", tường này được làm bằng gạch nung, bên ngoài trát bùn trộn mật, hay bùn trộn rơm..có trên thành tường hay giữa bức thường trang trí thêm hoa văn làm thô sơ từ đất nung hoặc gắn các miểng sành sứ, vỏ hến, vỏ hẹm...
    Ở Nam Đàn - Nghệ An hiện có nơi vẫn gọi là "tường dắc", nhưng lại được ghép từ đá núi, chèn hoa văn từ đất nung.
    Mà ngày xưa địa chủ mới có loại tường này.
    Còn từ "dắc" thì các cụ không giải nghĩa được, vì từ này có từ rất lâu roài.
    Còn "dắc" hay "dắt" thì các cụ chịu chết không hiểu, có thể là do phát âm từng vùng.
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có chuyện vui là một người Bắc (dân Nghệ An, Hà Tĩnh cũng thường gọi thế) đến nhà một người ở vùng đó chơi và con chó của chủ nhà lao ra sủa ầm ĩ. Bà chủ nhà nói: "Chó không răng mô". Khách (nghĩ trong lòng): "Mồm nó đầy răng thế kia mà bảo không răng". :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  8. V-C

    V-C Lớp 4

    Câu kinh điển: "Mần răng rứa"? (Tại sao thế?)
     
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Theo tôi tìm hiểu thì có một số giả thuyết sau về 'tường dắc':
    1. 'tường dắc' là biến âm từ 'tường chắc' theo quy luật biến âm: trăng-giăng, trời-giời, chắc-dắc... và là loại tường xây (bằng gạch, đá, vữa tam hợp) đối lập với 'tường bở' là loại tường đắp bằng đất.
    2. 'tường dắc' là biến âm từ 'tường trước' theo quy luật biến âm: nước-nác, trước-trác-dác, dắc...
    3. 'tường dắc' là biến âm từ 'tường trúc' tức là tường xây (bằng gạch đá), đối lập với loại tường đắp (bằng đất, và cành cây). Như trong câu "cao trúc tường, quảng tích lương, hoãn xưng vương". Về ngữ âm thì trúc trắc (xây và đổ) chính là 1 từ Hán Việt chứ không phải là từ láy.
    4. "dắc" là răng (hàm) và 'tường dắc" đi cùng với "cột nanh" mô tả kiến trúc ở đền chùa miếu mạo một cách rất tượng hình. Cột nanh là 2 cái trụ biểu ở 2 bên nghi môn giống như 2 cái răng nanh, còn tường dắc là 2 bức tường 2 bên cột nanh như 2 hàng răng hàm (cố nhiên tường dắc không cần xây cao). Vì vậy tôi có hỏi các bạn ở miền Trung xem 'răng' gọi là gì. Về ngữ âm thì 'răng rắc' có lẽ là 1 từ ghép đẳng lập chứ không phải là từ láy.
    [​IMG]
    Hình ảnh cột nanh, tường dắc ở thôn Tiến Thành, xã Kỳ Khang (Kỳ Anh, Hà Tĩnh)

    Và còn 1 số giả thuyết nữa, không tiện nêu ra vì quá dài.
    Mong các bạn cho ý kiến về mấy giả thuyết trên.
    Tôi cũng biết đó là từ ngữ địa phương miền Trung, còn miền Bắc thường dùng cụm từ 'nhà ngói cây mít' hoặc 'nhà ngói sân gạch' để miêu tả 1 nhà có bát ăn bát để.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/7/16
    Caruri Tlkd and 4DHN like this.
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nói chung thì theo tôi, tường dắc chính là tường hoa ở ngoài Bắc. Và từ đó là từ địa phương của miền Trung, việc truy nguyên gốc của từ thì theo tôi là không cần thiết, vì nó đã là một từ được dùng từ lâu đời rồi, chúng ta hiểu nó là gì là đủ. Nguyễn Đổng Chi là người Hà Tĩnh cho nên nhiều truyện trong tác phẩm này đã được sưu tầm từ quê hương ông và chắc chắn sẽ giữ nguyên bản theo lời kể.

    Việc tôi đánh máy (chính xác ra là OCR bằng VNDocr) 2 truyện xuất phát từ một cuộc tranh luận về bà Liễu Hạnh và Nguyễn Thị Bích Châu. Bọn tôi cùng có một thời gian cùng làm việc ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh nên đều đã đến đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu ở cửa biển Kỳ Châu và đền thờ bà Liễu Hạnh trên đỉnh đèo Ngang. Trong cuộc tranh luận có một số bất đồng ý kiến về sự tích hai bà này, bạn tôi thì chỉ nghe nói, tôi thì đã đọc cuốn này. Cho nên khi về nhà tôi chụp 2 truyện đó, làm thành 1 bản word, in ra cho đối thủ đọc, và tôi thắng trong cuộc tranh luận đó. Anh bạn sau đó xin bản in đó để lưu trữ và rất hài lòng. :D Sau rồi thấy phí quá tôi mới đăng lên TVE. Rồi một số bạn cũng vì ký ức tuổi thơ sống lại nên đã yêu cầu tôi chụp hết để cùng nhau số hóa. :D

    Đền bà Liễu Hạnh trên đèo Ngang thì khá nhỏ và ít người chăm sóc, còn đền bà Nguyễn Thị Bích Châu cây cối xanh mướt, sát biển nên rất đẹp. Đền này thì được rất nhiều người đến lễ có lẽ từ khắp miền Bắc, người Hà Nội cũng nhiều (căn cứ vào bảng vàng của những người cúng nhiều tiền nhất).

    Có lẽ ít người biết, đạo thờ Mẫu chính là thờ bà Liễu Hạnh, Phủ Tây Hồ - Hà Nội là đền thờ bà ấy, chắc là đền thờ lớn nhất. Còn đền trên đỉnh đèo Ngang là đền đầu tiên, chính là cái nơi có cái quán hàng của bà trong truyện Sự tích công chúa Liễu Hạnh.
     
    cfcbk and Caruri Tlkd like this.
  11. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cuốn này nhiều người làm, lại đồ sộ nên còn nhiều lỗi chính tả. Hôm nay mở một vài truyện đọc cho trẻ con nghe thấy còn lỗi:

    126. Người vợ cóc: "lạch hạch", "...rỗi hóa phép"
    127. Chú Cuội: "con gái minh", "xiết hao", "ngấm nghầm", "từ dấy"
    180. Bán tóc đãi bạn: "xoay sở", "bản cũ", "Mai - còn"
    Khảo dị: "đề tiếp đãi"
    181. Trọng nghĩa khinh tài: "ốm hệt giường", "con tôi ăn lên" (bản in là "lớn lên"), "gia đình hạn"
    ...

    Nếu có điều kiện nên tổ chức rà soát chính tả lần nữa cho ebook thêm hoàn thiện.
     
    123phat and 4DHN like this.
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Mấy lỗi kiểu đó là lỗi OCR. Đã soát không biết bao nhiêu lần nhưng đúng là nó quá đồ sộ nên chuyện vẫn còn lỗi là khó tránh khỏi. Khi phát hiện lỗi không cần phải chỉ truyện nào mà chỉ cần thống kê ví dụ: "lạch hạch" rồi tôi sẽ dùng lệnh tìm kiếm và thay thế cụm từ. Không hiếm trường hợp sửa được cả ở chỗ khác nữa. À, bắt buộc phải là cụm từ nhé, vì nếu là từ thì sẽ là đáy bể mò kim. :D
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi cũng không định truy nguyên gốc từ, ít nhất là để khỏi làm loãng topic này. Nhưng nếu nói tường dắc chính là tường hoa thì cũng chưa đúng lắm vì như đã thấy, có tường dắc dày 0,5m và xây đặc, khác với tường hoa.
    Bà Liễu Hạnh chỉ là 1 trong các vị được đạo Mẫu thờ, có ý kiến cho rằng bà chỉ là mẫu đệ nhị. Bà có nhiều đền phủ thờ như phủ Giày- Nam định, đền Sòng phố Cát Thanh hóa.
     
    tran ngoc anh and 4DHN like this.
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Không có gì là lạc đề, bạn đừng ngại chuyện đó vì chúng ta đang thảo luận về một từ trong tác phẩm. Hồi trước nhà tôi trước cũng có tường hoa và tường hoa nhà tôi cũng đặc, cao độ 1m và mặt hướng vào nhà đắp nổi các hoa văn trang trí. Đoạn tường đó không phải là bao quanh nhà mà chạy trước mặt nhà (nhà ngói 5 gian), nối hai bên cái bình phong sau lưng bể nước nổi, dài hình như (sau này phá đi rồi để mở rộng sân nên không chắc lắm về chiều dài, cái bể nổi cũng đã phá đi để làm bể ngầm) đúng bằng chiều dài nhà. :D

    P.S Những bàn luận kiểu này BQT rất khuyến khích vì nó làm cho Thư viện hoạt động có chất lượng hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/7/16
    ngockq75 and quang3456 like this.
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi cũng nhìn thấy nhiều tường hoa ở miền Bắc, thường thì nó dùng để ngăn cách giữa sân gạch trước nhà với vườn hoặc ao phía ngoài. Nếu có ao thì đó thường gọi là hồ bán nguyệt để trồng sen là chính vì khá nhỏ thả cá được ít. Tường hoa như vậy thường dài bằng chiều rộng của sân và thường có lỗ rỗng.
    Theo mô tả của 1 số bạn ở miền Trung thì tường dắc thường dùng ngăn cách vườn với bên ngoài, giống như thứ tường rào, làm ranh giới khu đất (không biết tôi hiểu vậy có đúng không, mong các bạn cho ý kiến).
    Tiện đây nói thêm, tôi được biết câu thơ của Hàn Mạc tử "lá trúc che ngang mặt chữ điền" cũng liên quan đến loại tường dắc này.
     
  16. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Sau khi xong Hiệu Hạnh phúc các bà, tôi sẽ chuyển sang check chính tả cuốn này. Không biết bác @4DHN có đồng ý không?
     
    ngockq75, bun_oc and 4DHN like this.
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đồng ý thôi. Tôi cũng đã check lại rất nhiều lần rồi, nhưng bộ sách quá đồ sộ nên không tránh khỏi chuyện vẫn còn có lỗi.
     
  18. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Hiệu đính
     

    Các file đính kèm:

    akid, Ngo Ha Quyen, 4DHN and 2 others like this.
  19. baothoa

    baothoa Lớp 7

    Hồi nhỏ đọc hết mấy bộ "Kho tàng..." này, bây giờ bảo thiếu nhi đọc thì cũng hơi bị khó, giờ quá nhiều truyền thông và phương tiện giải trí, chỉ có đứa nào thích thật sự thì mới tìm đọc
     
    123phat thích bài này.
  20. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Trong Khảo dị truyện 117, có câu "họ Tăng đi chơi với các bạn dòng sang"; có phải sách in nhầm, đúng phải là "đồng sàng" không nhỉ? Thường thì "đồng sàng" (cùng giường) là chỉ quan hệ vợ chồng, tra thì thấy có cả nghĩa "bạn bè thân thiết". Vậy có nên sửa không, các bác xin cho ý kiến.
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này