Tin tức Khởi động dự án tái bản bộ 16 tập ‘Tấn trò đời’ của đại văn hào Balzac

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi khiconmtv, 19/7/18.

  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Balzac, năm 1999, NXB Thế giới đã xuất bản bộ 16 tập Tấn trò đời. Đây là bộ sách rất có giá trị nhưng tới nay, sau gần 20 năm, ngay cả việc được nhìn thấy trọn bộ sách với độc giả cũng là điều khó khăn.

    Với mong muốn mang tới cho độc giả cơ hội thưởng thức trọn vẹn bộ sách rất có giá trị này, Trithuctrebooks đã xin giấy phép NXB Văn học để lên kế hoạch và thực hiện tái bản Tấn trò đời. Cuốn đầu tiên vừa ra mắt vào ngày 9/7. Các cuốn còn lại dự kiến sẽ xuất bản trong thời gian tới.

    [​IMG]
    Tập 1 "Tấn trò đời" vừa được tái bản
    Tấn trò đời
    là bộ tác phẩm đồ sộ của của đại văn hào Honoré de Balzac với các tiểu thuyết, truyện có liên kết với nhau, khắc họa bức tranh xã hội Pháp thời Bourbon Phục hoàng (1815 – 1830) và Quân chủ tháng Bảy (1830 – 1848).

    Balzac (1799-1850) sinh ra ở Tours, Pháp. Ông là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19. Đam mê viết lách và sức sáng tạo của ông là rất lớn: ông thường chỉ ngủ 2-3 tiếng mỗi ngày, còn lại làm việc trên một gác xép. Tuy vậy, cuộc đời ông là một thất bại và chỉ được công nhận sau khi mất.

    Balzac lập danh mục bộ Tân trò đời năm 1945, bao gồm 137 đầu sách nhưng chỉ có 87 đã hoàn thành và chia làm ba phần: khảo luận phong tục, khảo luận triết học và khảo luận phân tích. Trước đó, năm 1942, ông đã viết Lời nói đầu cho cả công trình với kết luận: “Một dàn ý mênh mông bao gồm cả lịch sử lẫn phê phán xã hội, cả sự phân tích những bệnh tật lẫn sự luận bản những căn nguyên xã hội, thiết tưởng cho phép tôi đặt tiêu đề công trình xuất bản ngày hôm nay là Tấn trò đời. Liệu có đầy tham vọng? Chẳng phải là chính xác hay sao? Đó là điều công chúng sẽ quyết định, khi tác phẩm hoàn tất”.

    Tấn trò đời rõ ràng là tác phẩm không dễ đọc, xét theo độ dài và nhất là sự “trần trụi” khi miêu tả hiện thực của nó. Tuy vậy, ngay cả khi bộ tác phẩm không hoàn thành được, Tấn trò đời, qua thử thách của thời gian, được công nhận là bộ sách vĩ đại, còn tác giả của nó là nhà sáng tạo thiên tài, như nhà văn George Sand đã nhận xét là “kể cả những phần ban đầu ta không ưa nhất, đều lấy lại được giá trị, đối với ta”.

    [​IMG]
    Bộ "Tấn trò đời" lần đầu được XB tại Việt Nam năm 1999
    Chủ biên bộ sách, chuyên gia văn học Pháp Lê Hồng Sâm vô cùng tâm huyết với dự án tái bản lần này và đã trực tiếp đọc, kiểm tra bản thảo sau khi biên tập viên biên tập. Cùng với chuyên gia văn học Pháp Lê Hồng Sâm, giảng viên Trần Hinh, tiến sĩ chuyên ngành Lý luận ngôn ngữ học Dương Xuân Quang sẽ là khách mời tại tọa đàm quanh bộ Tấn trò đời của Balzac, tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền (Hà Nội) vào 18h ngày 11/7 này.

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Forest and inno14 like this.
  2. Forest

    Forest Lớp 2

    Hóng bán ebook mua ủng hộ :D
     
  3. V/C

    V/C Mầm non

    Hơn 2 năm, ra 3 tập
     
    tiendungtmv and Heoconmtv like this.
  4. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Mình có đọc một vài trang của tập 2 in mới (Lời Giới Thiệu về truyện Lão Goriot do Lê Huy (dịch); trên forum có một Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) và so với nguồn pdf của NXB Thế Giới năm 1999-2000 thì thấy có vài lỗi biên tập như sau:

    ... Claës (Đi tìm tuyệt đối) tước đoạt của con, kẻ vì keo kiệt... =>> ... Claës (Đi tìm tuyệt đối) tước đoạt của con, kẻ vì keo kiệt...

    ... trong phòng khách các cô con gái sao? ” =>> ... trong phòng khách các cô con gái sao?”

    lão chỉ là mật con vật ngu độn... =>> lão chỉ là một con vật ngu độn...
     
  5. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Hình minh họa!​

    upload_2022-2-14_12-54-49.png

    upload_2022-2-14_12-55-28.png

    upload_2022-2-14_12-56-7.png

    upload_2022-2-14_12-56-22.png
     
  6. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    upload_2022-2-14_12-58-32.png

    upload_2022-2-14_12-58-56.png

    Hy vọng đọc tiếp tới nữa sẽ không còn gặp lỗi biên tập còn sót nào!
     

Chia sẻ trang này