Phật Giáo Không có sông nào để vượt qua - Thiền sư ni Daehaeng

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi Heoconmtv, 1/9/15.

Moderators: mopie
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Không có sông nào để vượt qua
    Tác giả: Thiền sư ni Daehaeng
    Dịch giả: Hạnh Huê
    Nhà xuất bản Hồng Đức
    Số trang: 154

    Không có sông nào để vượt qua (No River To Cross) là cuốn sách tập hợp những lời răn dạy của Sư bà Daehaeng với mong muốn giải thoát người đời khỏi khổ đau của cuộc sống. Do sự yêu ghét, phiền trách và oán hận mà kết cục ta tự nhốt mình trong đám mây mù tự tạo, không sao biết được quay đầu về đâu hay sống như thế nào.

    Không có sông nào để vượt qua sẽ chỉ cho bạn cách thoát khỏi đám mây mù tự tạo đó.

    Làm thế nào để đánh thức con người ra khỏi giấc mộng? Đây là vấn đề thao thức của các bậc giác ngộ tự ngàn xưa. Bản thân đã nếm được mùi vị giải thoát, chư vị không đành lòng bỏ rơi người sau, tự nhủ: “Ta cũng chịu khổ đau như thế, ta cũng cư xử như vậy khi còn vô minh và cũng chẳng biết gì hay ho hơn”. Khi thấy sự tàn hại do không hiểu ra được rằng mọi thứ chỉ là một; đều cùng chia sẻ một sinh mệnh và bản tâm; bậc giải thoát chỉ thẳng vào mặt trăng: “Mọi người có thấy không?”. Cố tâm kéo các con ra khỏi nhà lửa, chư vị truyền đạt bằng cả ngôn ngữ và bản tâm.

    Đôi khi người ta chỉ nhìn theo ngón tay của bậc thầy, có lúc họ chạy lại vào nhà lửa, bảo rằng bên trong ấm hơn. Các đạo sư đã nhỏ những giọt nước mắt vì nỗi đau vô tận, hay niềm hân hoan tột cùng. Cho dù chư vị có được tôn kính hay bị sỉ vả cũng chẳng ăn nhằm gì. Các ngài sống không vì thú vui vật chất hay chỉ theo thói quen. Đúng hơn, các ngài sống để thấy người ta khôn ngoan hơn trước kia, thấy họ mở mắt nhìn được khả năng vô tận bên trong, nơi mà các quan niệm và tư tưởng về cái “tôi” bị thiêu rụi như cỏ khô trong lò.

    Sư bà Daehaeng là người như thế. Với lòng từ bi và tuệ giác sâu sắc, Sư bà dạy cho những ai biết lắng nghe. Sư bà dạy con đường giải thoát bằng lời chỉ thẳng khiến cho bất cứ ai, dù ở hoàn cảnh nào cũng có thể tu tập và giải thoát. Vì rốt cục chẳng phải hoàn cảnh làm chướng ngại chúng ta mà chính là tư tưởng. Sư bà không những chỉ cách cho ta đánh tan mây mù quanh ta mà còn hiển bày khả năng giải thoát của tự tánh chúng ta. Tuy Sư bà Daehaeng đã chỉ đường, nhưng chúng ta phải áp dụng những gì đã hiểu để tu tập, để khám phá ra kho báu vượt thoát ba cõi và nhận lại gia tài làm người.

    Điều mà Sư bà Daehaeng muốn bày tỏ qua cuốn “Không có sông nào để vượt qua” (tên tiếng Anh: No river to cross), đó là hiểu và áp dụng lý nhất tâm để trở thành một người giác ngộ ngay trong đời sống. Có thể bạn nghĩ rằng điều này dường như vị thầy nào cũng nhắc tới, chẳng có gì mới mẻ. Tuy nhiên điều mới mẻ ở đây là thông qua cuốn sách, chúng ta được tiếp xúc với năng lượng tâm của Sư bà. Năng lượng ấy truyền qua những dòng chữ, từ những dòng chữ truyền đến ta, mang theo sự ấm áp và từ bi có thể là không giống bất cứ vị thầy nào chúng ta từng gặp, làm chúng ta chấn động mạnh mẽ, khiến chúng ta nhận thức sâu sắc rằng mình chỉ là một người mù dò dẫm trong bóng tối của vô minh.

    Người giác ngộ là người sống đời hạnh phúc, thông qua năng lượng tâm của Sư bà, chúng ta cảm nhận được điều đó, một nguồn năng lượng tràn đầy thỏa mãn và biết ơn với mọi sự trong đời mà ngài (Chúa Trời, Thượng Đế, hay theo cách gọi của Sư bà thì là Chủ nhân Không) đã sắp xếp. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được thứ hạnh phúc đó, chúng ta – những người sống trong chuẩn mực của xã hội hiện đại – có thể phải trải qua một cuộc lột xác đau đớn, đó là thừa nhận rằng “cái tôi” mà chúng ta nhất mực tôn sùng, thật ra không tồn tại.
     

    Các file đính kèm:

Moderators: mopie

Chia sẻ trang này