VHNN Khác Kiếm Khách Liệt Truyện - Ikenami Shou Tarou - Shibaryou Tarou

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 7/4/16.

  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    cover.jpg

    KIẾM KHÁCH LIỆT TRUYỆN
    Tác giả: Ikenami Shou Tarou - Shibaryou Tarou
    Ryu Keichirou

    Dịch giả: Nhất Như
    Nguồn: vnthuquan.net
    Nhà xuất bản: Văn Học
    Trình bày bìa: @inno14
    Biên soạn & Hiệu đính: @Văn.Cường
    Tạo Ebook: @quocsan

    Chào các bạn!

    Đây là cuốn sách mà mình(@Văn.Cường) ưa thích, nhưng các bản hiện có trên các web sách đều xấu cả, nên mình làm lại cho cuốn này: Sửa lỗi linh tinh, trình bày, làm lại chú thích, bìa đẹp! Để cho xứng đáng với độ hay của tác phẩm, một trong những cuốn hay nhất của dòng Kiếm Hiệp Nhật Bản.

    Vì vậy nó xứng đáng có một topic riêng.
    Các bạn ai đã đọc rồi thì rinh về bổ sung cho kho sách của mình, ai chưa đọc thì xin mời thưởng thức.
    Trân trọng cảm ơn!

    P/s: Trong quá trình làm lại cuốn này, sai sót là điều không tránh khỏi, vậy mong các bạn đừng ”ném đá" vì mình chưa có ý định xây nhà, lấy vợ. Sát! Cheng! Cheng
    @Văn.Cường

    Kyo sakite.
    Asu chiru hana no.
    Wagami ka na.
    Ikade sono ka wo.
    Kiyoku todomen

    Dịch:

    Hoa nở hôm nay
    Ngày mai lại rụng
    Như tấm thân này
    Mùi hương mãi bay
    Ngàn đời trong sạch



    GIỚI THIỆU

    Ở Nhật Bản có một thể loại tiểu thuyết là tiểu thuyết thời đại (Jidai shousetsu) thuộc dòng văn học đại chúng. Tiểu thuyết thời đại, hay nói nôm na là tiểu thuyết võ hiệp, kiếm hiệp có liên quan mật thiết và thường bị nhầm lẫn với tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết dã sử. Trong một phạm vi nhất định thì có thể xem tiểu thuyết thời đại là tiểu thuyết dã sử. Bối cảnh của tiểu thuyết thời đại thường tập trung vào xã hội Nhật Bản thời phong kiến mà điển hình là thời Kamakura và thời Edo, thời đại thịnh trị của tầng lớp võ sĩ. Nhân vật của tiểu thuyết thời đại thường tập trung vào những võ sĩ Samurai, những Ninja ẩn mật thời phong kiến và nội dung thường xoay quanh sinh hoạt của võ giả, mô tả thế giới quan của giai cấp Samurai thông qua những chuyện báo thù, chuyện hành hiệp giang hồ của giai cấp này. Tuy nhiên đề tài của tiểu thuyết thời đại không chỉ giới hạn ở tầng lớp võ sĩ mà còn mở rộng tới sinh hoạt của tầng lớp thị dân thời phong kiến. Hai tác giả Yamamoto Shugorou và Fujuzawa Shuhei nổi tiếng với loạt tiểu thuyết thời đại miêu tả sinh hoạt của tầng lớp thị dân.
    Có thể nói khởi điểm của thể loại tiểu thuyết này là sự ra đời của bộ trường thiên “Daibosatsu Touge” (Đèo Đại Bồ Tát) của Nakazato Kaizan đăng liên tục trên báo Miyako Shimbun từ năm Taishou 2 (1913). Daibosatsu Touge là một kiệt tác của Nakazato Kaizan thể hiện thế giới quan của Phật giáo Đại thừa thông qua nhân vật Tsukue Ryunosuke, một võ sĩ vô chủ theo chủ nghĩa hư vô. Các tác phẩm khác của Nakazato cũng nặng về tư tưởng Phật giáo. Một vài tác gia trước Đệ nhị Thế chiến nữa là Osaragi Jirou với “Akou Roushi” (47 võ sĩ thành Akou), Kikuchi Kan, Kaionji Chougorou, Hasegawa Shin,….
    Một bậc thầy trong làng tiểu thuyết thời đại trước chiến tranh là Yoshikawa Eiji với tác phẩm để đời “Miyamoto Musashi”. Thông qua hình tượng kiếm khách bất bại Miyamoto Musashi sống đầu thời Edo, Yoshikawa Eiji đã tóm gọn cái được gọi là “tinh thần Nhật Bản” (Yamato Damashii) tiêu biểu vào trong bộ tiểu thuyết này. Cho đến nay “Miyamoto Musashi” vẫn là một trong hai bộ sách được nhiều người Nhật đọc nhất. Có thể nói không một người Nhật nào không biết đến Miyamoto Musashi, âu một phần công lao thuộc về Yoshikawa. Bộ tiểu thuyết này mang giá trị giáo dục tích cực, đề cao tinh thần cầu đạo tinh tấn dũng mãnh và luôn được giới cầm quyền xem trọng. Thời kỳ sau chiến tranh cũng chứng kiến nhiều tác giả tài năng với sự ra đời của hàng loạt tác phẩm tầm cỡ như Hasegawa Shin với “kiếm sĩ mù” Zatouichi, Yamada Futarou với loạt tiểu thuyết Ninja gây sóng gió trong văn đàn và trở thành đề tài cho điện ảnh khai thác, Gomi Yasusuke với bộ tiểu thuyết về gia tộc võ sĩ Yagyu, Ikenami Shou Tarou với loạt tiểu thuyết kiếm khách, Shibaryou Tarou với bộ “Ryouma ga Yuku” kể về nhân sinh quan của chí sĩ Sakamoto Ryouma thời Bakumatsu,…..
    Khác với tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa, tiểu thuyết thời đại Nhật Bản thường lấy sự kiện, nhân vật có thực trong lịch sử và thông qua đó thể hiện cách nhìn nhận của tác giả đối với một vấn đề nào đó. Chính vì là nhân vật và sự kiện lịch sử nên kết quả không thể thay đổi nhưng cách nhìn nhận của tác giả về sự kiện, nhân vật lịch sử đó thường rất phóng khoáng và đa chiều, không bị phiến diện. Một nhân vật bị xem là phản loạn thì lại được tác giả nhìn nhận ở góc độ khác, lý giải vì sao lại dẫn đến những hành động phản loạn và ở một góc độ nào đó thì lại là nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết. Đó là một điểm thú vị của tiểu thuyết thời đại.
     

    Các file đính kèm:

    Ha@anh, amorphous, vinaguy and 30 others like this.
  2. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

    Dạo này chơi toàn bìa đẹp! He he! Sách hay! Bìa đẹp! Thì còn mong gì hơn.
     
    tien_huu_1408 thích bài này.

Chia sẻ trang này