Kiếp người - tập truyện vừa của Bùi Bình Thi

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 4/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    Kiếp người của Bùi Bình Thi là một tập truyện khá hấp dẫn. Mỗi truyện đều có một số phận hoặc tính cách khác thường. Mở đầu tập, truyện Tiền của ông kể về một con người lạ lùng, ngộ nghĩnh, có bề ngoài tàng tàng nhưng lại đầy sức mạnh và đáng quý. Con người ấy từng làm giàu cho mình trong cương vị nhân viên thu thuế thời Tây, trong kháng chiến chống Pháp thì đề xuất việc thu thuế cho chính quyền kháng chiến, khi thôi việc thì “tham mưu thuế vụ” cho các bà buôn ở chợ, về già lại thu thuế của các con mình (mà ông có những hăm nhăm đứa!), mỗi đứa một chút gia tài nho nhỏ. Biết làm tiền, biết quý tiền, lại biết sử dụng tiền, ông Giản là người rành mạch đến lạnh lùng, khắc nghiệt, đồng thời lại lương thiện, biết lo lớn, lo xa. Một truyện đề cao tài năng nghề nghiệp, đề cao trí lực con người với một chút gửi gắm xa xôi.
    Truyện Nụ tầm xuân là câu chuyện thăng trầm ít có đầy những bước ngoặt bất ngờ của một đôi tình nhân từ trước, trong và sau chiến tranh. A yêu Son rồi lên đường đi chiến đấu. Son được tin A chết đã lấy chồng, người chồng lại đi bộ đội và hy sinh ngoài mặt trận. A đột ngột trở về thì Son vì thương A lại đi lấy người khác rồi bị lừa, bị hành hạ. Chỉ có tình yêu chân thật của A mới làm cho đời Son lại nở nụ tầm xuân.
    Hồi có một cuộc tình li kỳ: đôi trẻ yêu nhau từ chiến trường trở về, hóa ra là con riêng của một đôi tình nhân biết nhau từ trong kháng chiến chống Pháp. Mẹ là vợ của một chiến sĩ Điện biên, còn bố là một sĩ quan, bạn của người liệt sĩ nọ.
    Truyện Người lính đảo ngũ ấy có một danh từ lạ: đảo ngũ. Thường thì người ta nói lính đào ngũ. Một từ do anh nghĩ ra, chưa bao giờ có trong từ điển. Đọc hết truyện mới hay tác giả muốn nói người lính đảo lộn, đổi thay đội ngũ. Viên chỉ huy suốt ngày chơi tổ tôm, luôn miệng chửi mắng lính là “đồ mất dạy” chính là người dối trá, trốn tránh nhiệm vụ; còn ông lính bị mắng, bị kỷ luật kia, phải chạy khỏi sự kiềm tỏa của viên chỉ huy lại là người có tấm lòng, có phẩm chất, sát cánh cùng nhân dân chống giặc. Anh không đào ngũ mà chỉ đảo ngũ, tức là thoát khỏi đội ngũ của ông chỉ huy vô trách nhiệm, tàn nhẫn với lính.
    Truyện Kiếp người lại li kỳ đến rùng rợn bởi chế độ diệt chủng, một chế độ mượnm các khẩu hiệu “cách mạng” để thực hiện một chính sách tàn bạo nhằm hủy diệt con người và văn hóa. Còn gì rùng rợn hơn là bọn con người đã mất hết tính người, chà đạp lên mọi quan hệ tình cảm tự nhiên của con người bình thường, bắt vợ chồng, con cái đều ở riêng theo đội ngũ như trại lính, để phục tùng ý chí của một Ăngca quái gở. Truyện này kể về số kiếp bi thảm của một giáo viên Khme, dưới chế độ “Campuchia Dân chủ” đã tan nát hết gia đình. Con nhỏ bị chết đói, con thứ hai ngây thơ vi phạm luật cầm của Ăngca, bị một tên lính đá chết. Đứa thứ ba bị ra lệnh bơi ra giữa sông rồi bỏ mặc cho chết, người vợ bị đánh chết vì trên khăn có chữ Việt nam. Đứa con lớn, đứa cuối cùng bị Pôn Pốt đào tạo thành kẻ sát nhân, ném đá vào bố đẻ và không thừa nhận là quen biết với bố để tỏ lòng trung thành với Ăngca!

    Link pdf với nhiều hình minh họa
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link



    ________________

    người post: may_6
    nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

    Le Quang Tuan and dongmai like this.
  2. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    Kiếp người của Bùi Bình Thi là một tập truyện khá hấp dẫn. Mỗi truyện đều có một số phận hoặc tính cách khác thường. Mở đầu tập, truyện Tiền của ông kể về một con người lạ lùng, ngộ nghĩnh, có bề ngoài tàng tàng nhưng lại đầy sức mạnh và đáng quý. Con người ấy từng làm giàu cho mình trong cương vị nhân viên thu thuế thời Tây, trong kháng chiến chống Pháp thì đề xuất việc thu thuế cho chính quyền kháng chiến, khi thôi việc thì “tham mưu thuế vụ” cho các bà buôn ở chợ, về già lại thu thuế của các con mình (mà ông có những hăm nhăm đứa!), mỗi đứa một chút gia tài nho nhỏ. Biết làm tiền, biết quý tiền, lại biết sử dụng tiền, ông Giản là người rành mạch đến lạnh lùng, khắc nghiệt, đồng thời lại lương thiện, biết lo lớn, lo xa. Một truyện đề cao tài năng nghề nghiệp, đề cao trí lực con người với một chút gửi gắm xa xôi.
    Truyện Nụ tầm xuân là câu chuyện thăng trầm ít có đầy những bước ngoặt bất ngờ của một đôi tình nhân từ trước, trong và sau chiến tranh. A yêu Son rồi lên đường đi chiến đấu. Son được tin A chết đã lấy chồng, người chồng lại đi bộ đội và hy sinh ngoài mặt trận. A đột ngột trở về thì Son vì thương A lại đi lấy người khác rồi bị lừa, bị hành hạ. Chỉ có tình yêu chân thật của A mới làm cho đời Son lại nở nụ tầm xuân.
    Hồi có một cuộc tình li kỳ: đôi trẻ yêu nhau từ chiến trường trở về, hóa ra là con riêng của một đôi tình nhân biết nhau từ trong kháng chiến chống Pháp. Mẹ là vợ của một chiến sĩ Điện biên, còn bố là một sĩ quan, bạn của người liệt sĩ nọ.
    Truyện Người lính đảo ngũ ấy có một danh từ lạ: đảo ngũ. Thường thì người ta nói lính đào ngũ. Một từ do anh nghĩ ra, chưa bao giờ có trong từ điển. Đọc hết truyện mới hay tác giả muốn nói người lính đảo lộn, đổi thay đội ngũ. Viên chỉ huy suốt ngày chơi tổ tôm, luôn miệng chửi mắng lính là “đồ mất dạy” chính là người dối trá, trốn tránh nhiệm vụ; còn ông lính bị mắng, bị kỷ luật kia, phải chạy khỏi sự kiềm tỏa của viên chỉ huy lại là người có tấm lòng, có phẩm chất, sát cánh cùng nhân dân chống giặc. Anh không đào ngũ mà chỉ đảo ngũ, tức là thoát khỏi đội ngũ của ông chỉ huy vô trách nhiệm, tàn nhẫn với lính.
    Truyện Kiếp người lại li kỳ đến rùng rợn bởi chế độ diệt chủng, một chế độ mượnm các khẩu hiệu “cách mạng” để thực hiện một chính sách tàn bạo nhằm hủy diệt con người và văn hóa. Còn gì rùng rợn hơn là bọn con người đã mất hết tính người, chà đạp lên mọi quan hệ tình cảm tự nhiên của con người bình thường, bắt vợ chồng, con cái đều ở riêng theo đội ngũ như trại lính, để phục tùng ý chí của một Ăngca quái gở. Truyện này kể về số kiếp bi thảm của một giáo viên Khme, dưới chế độ “Campuchia Dân chủ” đã tan nát hết gia đình. Con nhỏ bị chết đói, con thứ hai ngây thơ vi phạm luật cầm của Ăngca, bị một tên lính đá chết. Đứa thứ ba bị ra lệnh bơi ra giữa sông rồi bỏ mặc cho chết, người vợ bị đánh chết vì trên khăn có chữ Việt nam. Đứa con lớn, đứa cuối cùng bị Pôn Pốt đào tạo thành kẻ sát nhân, ném đá vào bố đẻ và không thừa nhận là quen biết với bố để tỏ lòng trung thành với Ăngca!
    Có hai bản: prc và pdf. Bản pdf có các hình minh họa.


    ______________

    người post: may_6
    nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

    page13, amorphous and Cải like this.
  3. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    Kiếp người - Bùi Bình Thi


    ___________

    người post: may_6
    nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

    page13 and Cải like this.
  4. duyhoathc

    duyhoathc Mầm non

    bạn nào có file prc cho mình xin nha.thanks
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này