Trà phiếm Kim Dung chê phim 'Tiếu ngạo giang hồ' của Lý Liên Kiệt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi khiconmtv, 22/8/16.

Moderators: amylee
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Cha đẻ của bộ tiểu thuyết võ hiệp danh tiếng đưa ra những đánh giá về các siêu phẩm võ thuật được ca ngợi trên màn ảnh Hoa ngữ.

    Kim Dung sinh ngày 10/3/1924, ông là một trong những nhà văn có sức ảnh hưởng lớn nhất Trung Quốc. Từ thập niên 1980, 1990, rất nhiều dự án phim bom tấn chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung được ra đời. Cùng với đó là sự tỏa sáng của nhiều tên tuổi nghệ sĩ. Kim Dung hiếm khi nhận xét về các bộ phim. Mới đây, ông phá lệ khi đưa ra quan điểm cá nhân trên trang Yule.

    [​IMG]
    Kim Dung nói về phim võ hiệp. Ảnh: Mingpao.

    Khó chịu vì Đông Phương Bất Bại biến tướng


    Ông thẳng thắn phê bình phim Tiếu ngạo giang hồ: Đông Phương Bất Bại doTừ Khắc sản xuất vào năm 1992. Phim có sự tham gia của dàn sao hạng A như Lý Liên Kiệt (vai Lệnh Hồ Xung), Lâm Thanh Hà (Đông Phương Bất Bại), Quan Chi Lâm (Nhậm Doanh Doanh), Lý Gia Hân (Nhạc Linh San). Với kinh phí sản xuất 300.000 HKD, bộ phim mang về doanh thu 34,4 triệu HKD - kỷ lục thời bấy giờ.

    Bản phim từng được ca ngợi là kinh điển khi miêu tả nhân vật “bán nam bán nữ” Đông Phương Bất Bại có tình có võ. Lần đầu một ê-kíp mời diễn viên nữ vào vai Giáo chủ Nhật Nguyệt Thần Giáo.

    Vốn là nam nhưng do luyện Quỳ hoa bảo điển phải “tự cung” trở thành bán nam bán nữ, Đông Phương Bất Bại do Lâm Thanh Hà đóng nảy sinh tình cảm với Lệnh Hồ Xung và cũng chết trong tay anh. Sau này dù có nhiều phiên bản Đông Phương nhưng Lâm Thanh Hà vẫn được ca ngợi là kinh điển khó thay thế.

    [​IMG]
    Bản phim Tiếu ngạo giang hồ của Lý Liên Kiệt và Lâm Thanh Hà bị Kim Dung chê bai. Ảnh: Baidu.

    Đối với Kim Dung, ông không hài lòng khi kịch bản bị thay đổi. Dù về phương diện thành công, bản phim 1992 vượt qua nhiều đối thủ khác.

    “Tôi không thích bản phim này của Từ Khắc. Ông ta không hiểu võ hiệp, tự cải biên theo ý mình. Trước là Thục Sơn kiếm hiệp truyền kỳ sau là Tiếu ngạo giang hồ. Đông Phương Bất Bại từ khi nào lại trở thành phụ nữ, do phụ nữ đóng? Dù có là ngôi sao đi nữa, tôi cũng không hài lòng.

    Một người vốn là nam nhưng lại trở nên ẻo lả, đó là quá trình dài, có biến hóa, có sự không tự nguyện, không giống sự thể hiện đơn giản trên phim”, ông nói.

    Kim Dung cho biết đó là lý do Từ Khắc sau đó ngỏ lời mua bản quyền tiểu thuyết để làm phim điện ảnh nhưng ông kiên quyết không chuyển nhượng. “Chúng tôi giữ quan hệ bằng hữu nhưng tiểu thuyết của tôi không thể trao cho Từ Khắc. Việc hợp tác là không thể”.

    Đánh giá Trương Nghệ Mưu thua kém Lý An

    Nói về dòng phim võ thuật hiện nay, nhà văn cũng tỏ ra trăn trở. Nhắc đến Trương Nghệ Mưu, ông hết lời ca ngợi phim Cao lương đỏ, Cúc đậu. Nhưng ông không hài lòng với Anh hùng - phim võ thuật có sự tham gia của Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan, Trương Mạn Ngọc, Chương Tử Di.

    “Xem Anh hùng, lịch sử thời Tần Thủy Hoàng bị thay đổi trắng trợn. Đó là sự lừa gạt người xem, nội dung không tôn trọng sinh mạng các nhân vật. Tôi đánh giá đó là tác phẩm điện ảnh hoang đường không có giá trị”, Kim Dung nói.

    [​IMG]
    Kim Dung đánh giá phim Anh hùng do Lý Liên Kiệt, Trương Mạn Ngọc, Chương Tử Di hoang đường, không có giá trị. Ảnh: Sina.

    Ông cho rằng Trương Nghệ Mưu tài giỏi trong dòng phim nhân văn nhưng làm phim võ hiệp là “quá sức”. Lý An là điểm sáng trong ảnh đàn hiện nay.

    “Tôi thích cách làm phim của Lý An. Dù đối với lịch sử phong kiến của Trung Quốc, đạo diễn họ Lý không thực sự hiểu biết nhưng ông ấy biết đưa chuyện giang hồ lên màn ảnh. Ngọa hổ tàng long mang đến màu sắc mới, đặc biệt, ưu nhã và phiêu dật. Lý An là người làm phim hiểu về võ thuật”.

    Tranh cãi sau quan điểm Kim Dung

    Những lời chia sẻ của Kim Dung gây ra nhiều tranh luận trên mạng xã hội. Không ít người tán đồng với nhận xét của ông. Bên cạnh đó là luồng ý kiến phản bác.

    “Chê Từ Khắc là không đúng. Viết văn là Kim Dung còn làm phim võ hiệp phải là Từ Khắc”, “Cái hay của Từ Khắc là dù làm phim thế nào, ông ấy vẫn tạo ra điểm mới. Mỗi bộ phim dưới tay ông ấy đều là kinh điển”, những ý kiến chia sẻ trên Toutiao nhận được nhiều tán đồng.

    [​IMG]
    Kim Dung không hợp tác với Từ Khắc sau khi Đông Phương Bất Bại được giao cho diễn viên nữ đóng. Ảnh: Baidu.

    Khán giả đánh giá việc tôn trọng lịch sử trong phim võ hiệp không cần quá cứng nhắc như Kim Dung. Họ còn dẫn chứng tiểu thuyết của ông cũng có sự cải biên.

    “Chu Nguyên Chương, Trần Hữu Lượng dưới ngòi bút của Kim Dung cũng đã khác lịch sử”.

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Ông Dung này tào lao rồi...:lmao:

    Ông có quyền lên án người ta sửa kịch bản nội dung tác phẩm do ông sáng tác, nhưng ông không đủ tư cách chê bai người ta làm phim sai lịch sử vì chính bản thân ông cũng bóp méo lịch sử từa lưa trong các tác phẩm của ông.:p
     
    Last edited by a moderator: 22/8/16
  2. kaoaye

    kaoaye Lớp 8

    Không xem được trọn bộ phim nào chuyển thể từ truyện của KD. Biết hết nội dung chính rồi, nên chỉ xem mấy diễn viên nữ đẹp thế nào rồi bỏ :).
     
    prusten and Heoconmtv like this.
  3. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Sao Kim Dung không chê ông Vu Chính nhỉ? Ông này toàn phá nát tác phẩm Kim Dung.
     
    tranthanhkiet and tomek098 like this.
  4. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Vu Chính đã “phá nát” kiếm hiệp Kim Dung như thế nào?

    Khi Vu Chính tuyên bố chuyển thể tác phẩm của Kim Dung, người hâm mộ rất hy vọng bàn tay Midas của vị đạo diễn này sẽ mang lại những phiên bản hay nhất. Tuy nhiên, Vu Chính đã làm khán giả “điên tiết” với những màn xào nấu “đỉnh của đỉnh” từ Tiếu ngạo giang hồ đến Thần điêu đại hiệp.

    Tiếu ngạo giang hồ 2013

    Tiếu ngạo giang hồ 2013 hoàn toàn gây bất ngờ và sửng sốt cho người xem bởi mang nội dung khác 180 độ so với nguyên tác. Giáo chủ Nhật Nguyệt Thần Giáo Đông Phương Bất Bại (ĐPBB) trong tiểu thuyết của Kim Dung là một nhân vật ái nam ái nữ nhưng được Vu Chính mạnh tay chuyển giới thành mỹ nữ.

    [​IMG]
    "Mỹ nữ" Đông Phương Bất Bại

    Từ một nhân vật phụ trong truyện, ĐPBB trở thành trung tâm của bộ phim trong khi đó Thánh cô Nhậm Doanh Doanh (Viên San San) lại bị đẩy xuống hàng thứ chính. Ngoại hình không phù hợp cộng với lối diễn nhàn nhạt, Viên San San hoàn toàn lép vế trước ĐPBB của Trần Kiều Ân.

    [​IMG]
    Nhan sắc của Thánh cô Nhậm Doanh Doanh "lép vế" so với Đông Phương Bất Bại

    Trí tưởng tượng siêu đẳng của Vu Chính đã đưa Lệnh Hồ Xung đến với ĐPBB bằng câu chuyện tình lâm ly không hề có trong nguyên tác. Chẳng những “cướp rể” của Nhậm Ngã Hành và đem “gả” vào nhà Đông Phương, Vu Chính còn dẫn dắt câu chuyện theo hướng bất lợi cho Nhậm Doanh Doanh khiến Thánh Cô mang tội phá đám và bị ném đá tơi tả.

    [​IMG]
    Lệnh Hồ Xung có mối quan hệ "mơ hồ" với Đông Phương Bất Bại

    Đỉnh điểm của việc chế biến này là màn “thay tim” cứu Doanh Doanh vô cùng ngoạn ngục của ĐPBB ở cuối phim, để cuối cùng dù có phải hy sinh thì trái tim của ĐPBB vẫn ở mãi bên Lệnh Hồ Xung còn Nhậm Doanh Doanh thì suốt đời ôm một nỗi buồn không rõ nguyên do.

    [​IMG]
    Ni cô Nghi Lâm xinh đẹp

    Trong phim, Vu Chính cũng không ngần ngại “cải đạo” cho toàn phái Hằng Sơn để ni cô Nghi Lâm (Đặng Sa) có được vẻ xinh đẹp trần thế với mái tóc đen tuyền và trang phục khá màu sắc so với một người xuất gia. Ở phiên bản này, Nghi Lâm còn có một sự liên hệ đầy dây mơ rễ má với ĐPBB.

    [​IMG]
    Lệnh Hồng Xung và Điền Bá Quang

    Ngoài ra, mối quan hệ không rõ ràng giữa Lệnh Hồ Xung và Điền Bá Quang cũng khiến người xem choáng váng. Khán giả nóng mặt khi thấy họ trao nhau những ánh nhìn tình tứ như một đôi yêu nhau, trong một tình huống 2 người còn đóng giả làm vợ chồng.

    Tân thần điêu đại hiệp 2014

    Vẫn còn chưa hết “sốc” với Tiếu ngạo giang hồ 2013, người hâm mộ tiểu thuyết Kim Dung lại một phen hoảng loạn tột độ với bản Thần điêu đại hiệp 2014.

    [​IMG]
    Tiểu Long Nữ 2014 bị "ném đá"

    [​IMG]
    Lý Mạc Sầu lại có nhan sắc vượt trội

    Diễn viên được Vu Chính chọn vào vai Tiểu Long Nữ vượt xa sức tưởng tượng của khán giả. Trần Nghiên Hy thật sự đã làm người xem “lên tăng xông” bởi dung mạo và hình dáng quá xấu khi vào vai Cô Long. Chưa từng có nhân vật nào trong tác phẩm chuyển thể của Kim Dung khiến người xem “nổi khùng” như tạo hình của Trần Nghiên Hy, đến nỗi ngay từ tập đầu xuất hiện Tiểu Long Nữ này đã làm khán giả xứ Trung “muốn đá bay ngược vào trong Cổ Mộ”.

    Nối gót Tiếu ngạo giang hồ 2013, Vu Chính lại dùng chiêu “dìm chính nâng phụ” ở Thần Điêu Đại Hiệp. Trong khi Tiểu Long Nữ bị ném đá kịch liệt thì tất cả các nữ nhân vật phụ, thậm chí là người đóng thế Tiểu Long Nữ, đều rất xinh đẹp. Đặc biệt nhân vật Lý Mạc Sầu của Trương Hinh Dư làm khuynh đảo người xem với vẻ đẹp sắc lạnh trong trang phục tím.

    [​IMG]
    Tiểu Long Nữ thường "nhõng nhẽo" Dương Quá

    Để đổi gió cho bộ phim, Vu Chính tập trung khai thác chuyện tình cảm của các nhân vật. Tiểu Long Nữ vốn là người lạnh lùng, kín đáo bỗng dưng hóa hoạt bát, nhõng nhẽo và thường xuyên thể hiện tình cảm với Dương Quá (Trần Hiếu). Còn Dương Quá từ một đại hiệp chung tình bị biến thành Vi Tiểu Bảo trăng hoa khi liên tục trêu ghẹo và “bắt điện” với hàng loạt nhân vật nữ trên đường đi tìm Cô Cô.

    Ngoài ra, Vu Chính còn sáng tạo thêm đoạn tình buồn đầy nước mắt của Hồng Thất Công và Thu Ý Nồng, một nhân vật không hề có trong nguyên tác. Không chỉ vậy, 4 nhân vật Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế và Bắc Cái cũng được thêu dệt một chuyện tình riêng.

    Vu Chính cũng rất nhân ái khi thay đổi mối quan hệ của Kim Luân Pháp Vương và Quách Tương. Theo đó, Quách Tương nhận Kim Luân làm sư phụ và được ông yêu thương như con. Khi Quách Tương nhảy xuống vực, Kim Luân Pháp Vương đã hy sinh mạng sống để cứu cô.

    [​IMG]
    Doãn Chí Bình có tính cách ngốc nghếch, đáng yêu.

    Trong phim, Doãn Chí Bình cũng được đổi tên thành Chân Chí Bình với tính cách ngốc nghếch và đáng yêu. Việc đổi xoành xoạch nội dung tác phẩm khiến người xem không còn mấy hy vọng vào nguyên tác và trở nên thông cảm với anh chàng này. Nhiều khán giả còn “khuyên” Vu Chính nên tác hợp cho mối tình Chí Bình - Long Nữ.

    Với tư duy làm phim cho chị em, Vu Chính đã không làm toát lên được cái chất phong trần và bụi bặm chốn giang hồ của tác phẩm Kim Dung mà sa lầy vào việc khai thác chuyện tình cảm nam nữ khiến bộ phim chẳng khác nào một Hồng Lâu Mộng phiên bản kiếm hiệp. Thêm vào đó, việc thay đổi nội dung đến Kim Dung còn khó lòng nhận ra “con đẻ” đã nâng các phiên bản này lên tầm thảm họa.

    Gần đây, Vu Chính lại cho biết đối tượng chuyển thể sắp tới là Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Hay tin, tất cả các tín đồ của Kim Dung đều đang “cầu nguyện” cho Trương Vô Kỵ, Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược.

    Ngọc Diễm (TT & VH)
     
    tranthanhkiet, cfcbk and tomek098 like this.
  5. kukienx8

    kukienx8 Lớp 2

    Chưa xem phim mà xem qua nội dung đã hết muốn xem. Đọc truyện hay như thế, lên phim cốt truyện vớ va vớ vẩn. Mấy phim cổ ngày xưa là giống với tiểu thuyết nhất. Có điều diễn viên với kỹ xảo không đẹp thôi. Tại sao bây giờ phim mới thì phim nào cũng ngửi thấy cái mùi ngôn tình thế nhỉ. Cốt truyện chính thì nói sơ qua, còn đoạn tình cảm thì đi vào chi tiết @@ Điển hình như phim Tân Tam Quốc mà mình xem. Trận Xích Bích nổi tiếng thì hời hợt. Còn cái đoạn Chu Du với Tiểu Kiều ấy ấy nhau thì rõ dài.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  6. kaoaye

    kaoaye Lớp 8

    Không biết tác giả nào kết hợp được cả Cổ Long Với Kim Dung vào không nhỉ :)?


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
  7. kukienx8

    kukienx8 Lớp 2

    Không được đâu =)) Cao thủ Cổ Long quyết đấu trong 1 chiêu là phân định rồi. Còn Kim Dung thì ngoài 300 chiêu vẫn chưa xong :)) Cho Lý Tầm Hoan vs cao thủ của Kim Dung chắc chỉ 1 phất tay là mũi dao ghim vào yết hầu luôn. Chưa kịp vận nội công =))
     
  8. kaoaye

    kaoaye Lớp 8

    Tập võ quan trọng là nhanh, chính xác. Nên minh thấy cách Cổ Long miêu tả mới chuẩn, tuy rằng nó không hấp dẫn


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
  9. kukienx8

    kukienx8 Lớp 2

    Sao lại không hấp dẫn. Cổ Long cũng có truyện hay mà. Nó không hợp lý bằng Kim Dung thôi. Như bộ Lục Tiểu Phụng chẳng hạn. Bạn nào đọc rồi cho mình hỏi phần 6 Lục Tiểu Phụng đang yêu Sa Mạn. Sang phần 7 lại thành yêu Ngưu Nhục Thang là sao :)) Không biết có phải do bản dịch sai không nữa.
     
  10. kaoaye

    kaoaye Lớp 8

    Truyện Cổ Long thích nhất là Võ Lâm Tuyệt Địa.


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
  11. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Đọc truyện vẫn hơn.
     
    thanhbt thích bài này.
  12. V#C

    V#C Lớp 2

    Không hiểu, nói rõ ra coi.
     
  13. V#C

    V#C Lớp 2

    Truyện Kim Dung là để giải trí, chẳng có giá trị nghiên cứu, nên phim ảnh có cà khịa ra cũng tốt, Đánh nhau hay ho là được, còn nhân vật có lộn tùng phèo thì quan tâm làm cái gì, chẳng ảnh hưởng đến bố con thằng nào cả.
     
  14. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Truyện của Kim Dung nhu nhuyễn phóng khoáng, còn truyện của Cổ Long thì mạnh mẽ và nguyên tắc hơn.

    Truyện của Kim Dung nói những cái: Có thể xảy ra. Truyện của Cổ Long thì nói những cái: Đang xảy ra.

    Phim trước giờ chuyển thể từ truyện, vốn đã thường kém hơn, nay cải biên tá lả thì đúng là thảm họa. Cái khí chất anh hùng (điểm sáng của các tác phẩm kiếm hiệp) bị lu mờ, thì dòng phim này cũng lặn hụp trong cả đống xà bần, vậy thì đáng tiếc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/16
  15. LTP là kẻ phong lưu mà
    Với lại CL không ưa nữ nhân, nên thường không chú trọng vào sự chung thuỷ hay tình yêu nam nữ
     
  16. baothoa

    baothoa Lớp 7

    Đọc Kim Dung và Cổ Long, thích ở chổ để trí tưởng tượng của mình đi theo cùng nhân vật.
    Lên phim thì hết muốn xem, nhân vật thì kém xa trên truyện, không còn hứng thú.
    Trước giờ chỉ mới xem 2 bộ, xem để biết với người ta.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  17. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Xem thử đâu được mấy phút mấy phim của thằng cha Vu Chính, chỉ muốn đập màn hình.
     
  18. kaoaye

    kaoaye Lớp 8

    Nghe nói ông CL này xấu quá không ai yêu, đâm ra hận đàn bà :).


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
  19. Ngaymua

    Ngaymua Lớp 3

    Kim Dung không thích Tiếu ngao giang hồ 1992 cũng có lý do của ông ấy. Cá nhân mình thấy phim đó xem hay.
     
  20. hut_mit

    hut_mit Lớp 3

    đúng là già khó tính, Kim gia giờ cũng mất kiên nhẫn giữ miệng rồi, tuy ông nói cũng đúng. Cái ông nói đến là tinh túy, cái mà đạo diễn muốn là phổ cập, mà phổ cập thì phải đại chúng dễ hiểu. Không có đúng sai chỉ có cái nào tốt nhất, cá nhân thì ủng hộ Kim gia nhưng xem phim thì ủng hộ Từ Khắc :)
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này