Phật Giáo Kinh Bách Dụ - Dịch giả: Thích Nữ Như Huyền

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi moreshare, 14/6/14.

Moderators: mopie
  1. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Kinh Bách Dụ
    Dịch giả: Thích Nữ Như Huyền


    cf8q34zqj3z4n2d37.jpg

    Bộ kinh Bách Dụ gồm 98 bài thí dụ của Phật nói do Ngài Pháp Sư Tăng Già Tư Na sao lục trong kinh tạng. Hai thí dụ rốt sau: "Thuốc hay hòa trong đường phèn", "Dùng lá gói thuốc A Dà Ðà" là của Pháp Sư tự soạn, để tổng dụ cho diệu lý đủ trong những thí dụ trên. Một đời thuyết giáo trong bốn mươi chín năm, tùy theo căn cơ chúng sanh sai khác, Ðức Phật nói ra vô lượng Pháp môn không đồng. Khi nói thấp, khi nói cao, từ dễ lần đến khó, đem gần tỉ dụ xa. Chung qui chỉ hướng về một mục đích duy nhất là làm cho chúng sanh tự giác ngộ bản tánh sáng suốt của mình.

    Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết bàn sẽ thực hiện ở đấy. Chúng tôi nhận thấy những mẫu chuyện thí dụ đây, có thể thông dụng trong các tầng lớp quần chúng, ai cũng có thể hiểu một cách dễ dàng, vì chuyện rất vui, có kỹ thuật hấp dẫn, rất hữu ích cho mọi người, nên tôi không nệ tài hèn, đức bạc phiên dịch ra tiếng Việt để cống hiến đọc giả một tác phẩm của Phật giáo có giá trị giáo dục cho tăng đồ và cho cư sĩ.

    Bách Dụ Kinh, Chánh Tân Tu Đại Tạng, tập thứ 04, bộ Bổn Duyên, số hiệu 0209, gồm bốn quyển, nếu phân ra nên nằm trong Kinh Thí Dụ.

    Kinh Bách Dụ
    Dịch giả: Thích Nữ Như Huyền
    Chùa Hải Tuệ 25/1B, sau chợ Trương Minh giảng – Sài Gòn.

    ***********
    Trích dẫn

    1. Người Ngu Ăn Muối
    Thuở xưa, có một người ngu đến nhà bạn thăm, chủ nhà mời ở lại dùng bữa cơm đạm bạc. Chàng chê canh lạt không ngon. Chủ nhà bèn thêm một chút muối, chàng ăn cảm thấy ngon lành.

    Chàng tự nghĩ:

    Canh ngon là nhờ muối thêm vào, dùng ít còn vậy, nếu dùng nhiều chắc chắn ngon đặc biệt.

    Thế rồi, chàng xin chủ nhà một chén muối bỏ trong miệng nuốt hết! Vì chất muối mặn kinh hồn, chàng cảm thấy gần như sắp chết, bèn vội vàng móc họng cho mửa muối ra.

    Chuyện này tỉ dụ: Phàm người tu hành phải tiết chế sự ăn uống cho vừa phải, biết đủ muốn vừa, thì đối với thân thể và sự tu hành đều có ích lợi. Nhưng có bọn ngoại đạo sai lạc tuyên truyền, uốn cong thành ngay quá mức, đề xướng lên thuyết không cần ăn uống, nhận cho là phương pháp có thể đắc đạo. Do đây có người đoạn thực bảy ngày, mười lăm ngày, kết quả là ảnh hưởng đến thân thể đói khát mà chết, và đối với công hạnh không có một điểm lợi ích; đó chỉ là hành động sai lầm.

    Người hành pháp như thế cùng người ăn muối kia đều là cử động ngu xuẩn đáng chê cười cả.

    2. Ðể Dành Sữa
    Thuở xưa, có một người dự định tháng sau đãi khách, cần có số nhiều sữa bò, do đó phải dự trù trước đến lúc ấy mới khỏi thiếu hụt.

    Người kia tự nghĩ:

    Mỗi ngày mình nặn sữa để dành, cần phải có cái thùng cây rất lớn; xét kỹ ra sữa để trong thùng cây lâu ngày dễ bị hư hoại, chi bằng để trong vú bò, đến ngày đãi khách hãy nặn ra một thể, đã ít tốn công lại được sữa mới, chẳng phải đó là phương pháp tuyệt diệu ư?

    Thế rồi chàng dắt bò mẹ nhốt riêng, bò nghé nhốt riêng chỗ khác, và không nặn sữa mỗi ngày.

    Qua tháng sau đến ngày đãi khách, chàng dắt bò mẹ ra nặn lấy sữa tươi đãi khách, nhưng dùng hết sức nặn mà một giọt cũng không có, làm cho khách dự tiệc không thể nín cười.

    Chuyện này tỉ dụ: Người muốn làm hạnh bố thí mà đợi đến khi nhiều tiền mới làm việc cứu giúp kẻ khốn cùng. Nghĩ thế rất lầm. Chúng ta phải nên tranh thủ thời gian kịp thời làm hạnh bố thí, chẳng vậy thì cùng với người ngu để dành sữa trong vú bò không khác.


    **********
    Download prc : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 30/6/14
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này