Kinh dịch và tinh thần của giếng

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 18-02-2007, 11:49 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,570 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Kinh dịch và tinh thần của giếng
    [HR][/HR]
    Kinh Dịch và tinh thần của giếng

    Bác Sĩ Nguyễn Chấn Hùng

    [​IMG]

    TT - Tôi đang đọc Kinh Dịch - Đạo của người quân tử do học giả Nguyễn Hiến Lê nghiên cứu và chú dịch. Cuốn này tái bản lần thứ tám, tôi đọc lại thôi vì đã được đọc từ lúc còn là bản thảo.

    Lúc ấy tôi 35 tuổi, còn lông bông trong việc tìm hiểu đạo học phương Đông, tôi có tìm đến nhà ông Nguyễn Hiến Lê và thấy bản thảo Kinh Dịch chép tay.

    Năm đó, năm1979 còn khó khăn lắm, nhìn bản chép tay của ông tôi cứ sợ nó hư hao mất mát nên nhờ cậy bạn bè tìm đủ giấy để đánh máy thành sáu bản.

    Tôi xin ông được giữ một bản, tự tay ông đã viết phần chữ Hán trong sách cho tôi. Sau này đã có nhiều cuốn Kinh Dịch khác đẹp hơn, giấy trắng hơn nhưng bản đánh máy này tôi vẫn giữ gìn như một kỷ niệm quí báu của đời mình.

    * Bác sĩ là người theo Tây học, vậy Nho học của người xưa, như Kinh Dịch chẳng hạn, có thật sự cần thiết cho một người đã cả đời theo đuổi ngành y?

    - Tôi dặn mình noi theo tinh thần của giếng nước. Trong Kinh Dịch có quẻ tỉnh, tỉnh là giếng. Đây, trang 445. Giếng ở đâu thì ở đấy chẳng đổi dời. Có mạch nước ngầm nên giếng không bao giờ cạn, nước đầy mà không tràn. Ai cần nước cứ đến giếng mà lấy, muốn lấy bao nhiêu thì lấy, nước càng được lấy thì càng trong, càng sạch...

    Lâu nay tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về điều này. Là thầy thuốc lại vừa là thầy giáo, chỉ theo được gương của giếng là tôi thấy đã tròn đủ y đức. Làm thầy thì tận tình truyền thụ kiến thức cho học trò, như mang tới nước mát nước trong, không câu nệ, hẹp hòi. Làm thầy thuốc cũng vậy, thấy bệnh thì chữa, đừng lo thua thiệt mất mát, càng tận tình chữa bệnh thì càng thấy có thêm nhiều điều để học hỏi, thêm kinh nghiệm và sự thuần thục. Thì cũng như giếng vậy, nhiệm vụ của giếng là cung cấp nước trong và vui khi có người lấy nước để dùng...

    Mà đâu chỉ có chuyện quẻ tỉnh với tinh thần của giếng nước, 64 quẻ trong Kinh Dịch là 64 tình huống của cuộc đời, dạy cho ta cốt cách của người quân tử, cách ứng xử của người quân tử. Như hai quẻ cuối cùng, ký tế và vị tế - đã xong rồi lại chưa xong, hàm cái nghĩa việc trời đất cũng như việc loài người, không bao giờ xong, cái gì tới chung rồi lại tiếp ngay tới thủy. Đó là lẽ tự nhiên, Dịch cho ta niềm hi vọng ở tương lai, vui mà nhận sự đổi thay để tìm ra cái mới...

    * Nhắc đến Nguyễn Hiến Lê, trong nhà bác sĩ gần như có cả một tủ sách của ông, nhiều cuốn sách còn được đóng bìa cứng mạ chữ vàng. Ít người hôm nay cư xử với sách như vậy lắm...

    - Đối với tôi và thế hệ tôi, học giả Nguyễn Hiến Lê là một người thầy, một bậc thầy. Sau này, viết được cuốn sách, ký tặng ông, tôi cũng ghi "một học trò". Ông ngạc nhiên lắm, bảo tôi có dạy cậu ngày nào đâu. Tôi cung kính nói với ông, với tôi ông là người thầy không đứng lớp...

    Thuở nhỏ, hàng trăm cuốn sách của ông đã dạy chúng tôi cách làm người, dạy tôi cách tự học, nhờ sách của ông tôi có được những kiến thức cơ bản về thế giới, về triết học. Càng lớn tuổi, càng hiểu cuộc sống tôi càng thích thú học hỏi tư tưởng và đạo lý phương Đông trong sách của ông.

    Những ngày này, càng đọc sách ông càng thấm thía. Xã hội mình trong quá trình vươn lên còn nhiều cái rối, chuyện tham nhũng lớn bé, chuyện đất đai tiêu cực, chuyện giáo dục từ tiểu học đến đại học...Trị cách nào? Mà làm sao quản lý được lòng người? Tôi lại nghĩ đến những lời dạy của người xưa, nghĩ đến nền đạo học mình đã coi là cổ lỗ sĩ, nhớ đến những tấm gương làm quan liêm chính của các bậc Nho học. Chúng ta đã có sẵn một kho tàng về đào tạo con người mà có lẽ lâu nay chúng ta đã để vốn quí đó mốc meo, tiếc lắm.

    (Nguồn: tuoitreonline)
    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: goldfish, 13-06-2008 lúc 06:21 PM
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]




    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 14-05-2007, 05:27 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,570 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Kim Dung Dạy Tôi Y Lý Phương Đông

    (BS NGUYỄN CHẤN HÙNG)

    BS Nguyễn Chấn Hùng, giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM quen tên với nhiều người từ lâu bởi những đóng góp của ông trong cuộc chiến chống bệnh ung thư. Đến thăm ông tại nhà, thật thú vị khi thấy bên cạnh kho sách y học bằng tiếng Anh là những ngăn đầy sách văn học, nghệ thuật và triết học, đặc biệt là triết học phương Đông. Ông giãi bày: "Từ nhỏ, tôi đã mê mải học tư tưởng triết học Đông Tây, nhưng càng về sau này càng thấy thấm đạo học phương Đông. Các bậc hiền ở phương Đông không chỉ là những nhà tư tưởng, mà còn trải nghiệm đạo sống trong chính đời mình, nghĩa là hoà quyện tư tưởng của mình với thực tiễn cuộc sống
    [​IMG]
    (Tập Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê do BS Nguyễn Chấn Hùng đánh máy năm 1979)

    Ông mê đạo học phương Đông mà ông là thầy thuốc tây y, người theo học Tây cả đời?

    Đâu có gì trái cựa khi học tây y mà mê lời dạy của các bậc hiền phương Đông: đạo Bụt, đạo Nho, tinh thần Lão Trang. Đạo ở đây là con đường dẫn mình đến với quy luật của trời đất. Tôi tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn, lúc đó chúng tôi đọc lời thề Hippocrate. Thầy xưa của ta, thầy cổ ở bên Hy Lạp, dạy giống nhau lắm. Tư tưởng phương Đông không chỉ ảnh hưởng tốt đến y nghiệp, mà còn thấm vào phong cách của mọi người chúng ta.

    Ông nghiên cứu đạo học phương Đông trước khi vào ngành y?

    Không dám nói nghiên cứu, mà là tôi mê. Lúc còn nhỏ tôi thường nghe cha tôi kể truyện Tàu, khi lên bậc trung học, tình cờ thấy trong tủ sách của ông ngoại ở Mỹ Tho vài cuốn truyện Tàu, vài cuốn tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, bộ Nho giáo Trần Trọng Kim, quyển Văn minh Đông và Tây phương của Nguyễn Duy Cần. Vậy đó, hành trang đầu đời. Suốt những năm trung học đệ nhị cấp, tức trung học phổ thông bây giờ - tôi luôn đầu lớp về văn, vào năm cuối thì được hạng nhứt môn triết.

    Thế tại sao ông lại chọn ngành y?

    Cha tôi không cho tôi làm quan, lại cấm làm thầy cãi. Rồi có lần ông kể chuyện thần y Hoa Đà mổ cho Quan Công. Hoa Đà nạo xương sồn sột, Quan Công không để trói, ngồi đánh cờ tướng, điềm tĩnh chịu đau cho mổ. "Con học thuốc được đó, ông nội mày thừa Nho hoá y đó". Giờ đây tôi cám ơn cha muôn vàn.

    Đạo học phương Đông ảnh hưởng công việc của ông thế nào?

    Thi vào trường y đã khó, tới lúc thi vào nội trú các bệnh viện Sài Gòn thì luyện thi thật là gian nan. Lúc nào học mệt quá, tôi lấy Cô gái Đồ Long của Kim Dung ra "học". Luyện xong nội trú thì cũng đọc hết Thiên Long Bát Bộ, Thần Điêu đại hiệp, Tiếu Ngạo giang hồ. Lạ quá, Kim Dung đã dạy tôi y lý phương Đông, kỳ kinh bát mạch, huyệt đạo. Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của ông, có âm dương ngũ hành, kỳ môn độn giáp, phảng phất khí tiết của Nho gia, phong thái phiêu dật của Lão Trang. Đúng là Kim Dung đã "thôi thúc" tôi học Thái Cực quyền, môn võ trong đó có âm có dương, trên dưới theo nhau (thượng hạ tương tuỳ), trong ngoài hợp nhau (nội ngoại tương hợp), thể hiện sự hài hoà tâm thần. Lý của Thái Cực quyền giúp tôi điều hoà thảnh thơi nhiều việc, đó là "Thái Cực quyền trong cuộc sống".

    Sinh viên nội trú phải hùng hục làm việc, phải làm trưởng trực, trưởng kíp mổ. Tôi có những sinh viên đàn em đi theo trực. Một đàn em rất ngưỡng mộ tôi, rình xem tôi học thế nào. Một hôm trước ca mổ, tôi giao nhiệm vụ cho các cộng sự rồi trở về phòng nghỉ. Trong thời gian chờ đợi lấy Nam hoa kinh của Trang Tử ra đọc, em sinh viên ấy đến, la hoảng: "Trời đất, em tưởng anh đọc kỹ thuật mổ, ai dè đọc sách gì kỳ quá, không hiểu nổi".

    Tôi nói đây mới chính là kỹ thuật mổ, rồi tôi đọc cho nó nghe một đoạn trong chương Đạt sinh của Trang Tử, rằng "có người thợ mộc đẽo gỗ làm một cái giá chuông, cái giá đẹp như thần. Lỗ Hầu hỏi bí quyết, thưa: thần là thợ bình thường, chẳng có bí quyết gì cả, chỉ có điều, trước khi đẽo, thần phải trai giới để tĩnh tâm. Trai giới được ba ngày thì thần không còn nghĩ đến việc khen thưởng hay bổng lộc gì cả, trai giới được năm ngày thì quên rằng thân mình có hình thể tay chân, trai giới được bảy ngày thì thần không biết có triều đình của nhà vua nữa. Sau đó thần chuyên tâm vào nghệ thuật mà bao biến loạn ở bên ngoài tiêu tan hết".

    Kỹ thuật mổ của tôi là như vậy.

    Khổng, Lão, Trang và Mạnh, ông thích ai nhất?

    Không thể nói là thích ai nhất, cho phép tôi nói rộng ra một chút. Tôi mê thích với ý nghĩ là chúng ta nhận từ cha ông việc hoà quyện Nho, Phật, Lão, Trang rồi truyền cho thấm vào con cháu. Làm sao tách rời ra được.

    Khổng Tử đã san định bộ Kinh Dịch, tôi chỉ học được một chút mà thấy hay quá. Tôi thấy quẻ tỉnh, tượng hình là cái giếng nước, gương của giếng là ai muốn lấy nước giếng thì lấy, lấy bao nhiêu giếng cũng sẵn sàng, luôn luôn cung cấp nước trong, lúc nào cũng dâng đầy không sợ cạn, đầy mà không để tràn. Học theo gương của giếng, chắc làm được thầy thuốc tận tình, thầy giáo tận tuỵ. Trang Tử thì lại cho ta cái thảnh thơi tiêu dao vô cùng, điều này càng giúp đỡ chúng ta trong xã hội đầy rẫy stress.

    Một bài viết của ông sau chuyến đi Mỹ gần đây, ông bày tỏ cảm xúc khi đến quảng trường Jack London và Bảo tàng John Steinbeck. Ông rất yêu văn học?

    Lòng tôi thấy có nỗi vui nhẹ nhàng thấm thía mà bâng khuâng khi thấy hầu hết sách trong tuổi thơ của tôi đều được in lại. Từ nhỏ tôi đã yêu Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa của Khái Hưng, Bướm trắng, Hai buổi chiều vàng của Nhất Linh,… Đi xuống đồng bằng sông Cửu Long thì các tác phẩm và nhân vật của Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam hiện lên đầy ắp. Nhưng tôi có niềm yêu và biết ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê. Năm 1992 khi vừa xuất bản bộ sách 2 tập Ung thư học lâm sàng, tôi đề tặng "Kính tặng Bác Nguyễn Hiến Lê, một học trò của Bác". Ông cười, "tôi có dạy cậu ngày nào đâu?" - "Thôi mà, cháu đã nhờ sách của học giả Nguyễn Hiến Lê mà thành người, mà hiểu phần nào tinh tuý phương Đông". Một hôm ông thân ái bảo: "Cháu viết nhiều sách về ung thư cho bác sĩ, sinh viên, nhưng chưa có cuốn nào cho mọi người ai cũng hiểu bệnh ung thư, đây là việc rất cần". Ông nói như một lời thách thức.

    Ông yêu hoa và thích chụp ảnh về hoa, thậm chí ông chiếu cả những bức ảnh về hoa để lập luận khi giảng bài về bệnh ung thư. Ông yêu loài hoa nào nhất?

    Hoa lục bình.

    Có lẽ vì tôi mê Trang Tử, nghĩa là nương theo tự nhiên mà sống. Không được nâng niu, chăm sóc như phong lan, lục bình cứ xuôi ngược theo con nước lớn ròng của những dòng sông, bất kể ngày mưa tháng nắng, chỉ cần một chút phù sa mà vẫn rực rỡ một màu hoa tím.

    Nghe nói ông sắp nghỉ hưu, khi ấy ông sẽ làm gì?

    Đối với một thầy thuốc, nghỉ hưu có nghĩa là thôi làm quản lý nhưng vẫn phải hành nghề; cũng có nhiều dự án mời tôi tham gia xây dựng bệnh viện tư nhân, tôi chưa có lựa chọn nào chính xác. Niềm đam mê là viết sách. Sách y học, hay viết về các chuyến đi Đông đi Tây, viết dưới dạng ký sự, gửi vào đó những cảm xúc của mình về nhiều thứ.

    Võ Đắc Danh thực hiện

    (Nguồn: Sài gòn tiếp thị)
    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: goldfish, 13-06-2008 lúc 06:20 PM
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [/TABLE]
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này