Phân tích kinh tế Kỷ Nguyên Park Chung Hee - Kim Byung-Kook - Erza F. Vogel

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi Trúc Quỳnh Đặng, 31/8/19.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    bia1.png
    Kỷ Nguyên Park Chung Hee
    Và Quá Trình Phát Triển Thần Kỳ Của Hàn Quốc

    Tác giả: Kim Byung-Kook - Erza F. Vogel (chủ biên)
    Người dịch: Hồ Lê Trung
    Phát hành: AlphaBooks
    Nhà xuất bản Thế Giới 10/2015
    —★—
    GIỚI THIỆU:
    Park Chung Hee là một nhà hoạt động chính trị người Hàn Quốc, từng là Thiếu tướng và Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Cộng hòa. Ông nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 1961 và trở thành vị Tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 17/12/1963. Tổng thống Park Chung Hee tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ cho đến khi ông bị ám sát bởi chính giám đốc tình báo của mình vào tháng 10/1979. Ông là người thành lập nền Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc.
    Con gái lớn của ông, bà Park Geun Hye là Tổng thống Hàn Quốc kể từ ngày 25/2/2013 đến nay và là nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc.
    Mười tám năm nhiệm kỳ của Tổng thống Park Chung Hee đã mang lại một sự chuyển hoá mạnh mẽ cho Nam Hàn. Từ một Nam Hàn sa lầy trong đói nghèo, lạc hậu vào những năm 1961. Đến năm 1979, Nam Hàn đã có một nền kinh tế công nghiệp mạnh mẽ.
    Đây là cuốn sách đầu tiên vẽ lên một bức tranh toàn cảnh chi tiết của nền kinh tế chính trị đằng sau sự chuyển hoá của Hàn Quốc trong kỷ nguyên Park Chung Hee.
    Bao gồm 5 phần, trong đó:
    Phần 1 có tên “Sinh ra trong khủng hoảng” (Born in Crisis) nói về cuộc đảo chính và chính quyền quân sự của Park Chung Hee.
    Phần 2 có tên “Chính trị” (Politics) tập trung vào những ý tưởng của Park Chung Hee và nền tảng chính trị của ông.
    Phần 3 của cuốn sách có tên "Kinh tế và Xã hội" (Economy and Society) phân tích sự phát triển về kinh tế, xã hội nông thôn, và các Chaeya (Trí thức chống đối - dissident intelligentsia).
    Phần 4, "Quan hệ quốc tế" (International Relations) thảo luận về quan hệ Mỹ-Hàn trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh Việt Nam với “vụ tai tiếng Koreagate”, chương trình hạt nhân, và Bình thường hoá quan hệ Hàn-Nhật (Korea-Japan Normalization).
    —★—
    [VCTVEGROUP]
    EBOOK: @Momom
    P/S: Chúc các bạn và mọi người nghỉ lễ Quốc Khánh vui vẻ! ^.^
     
  2. Momom

    Momom Lớp 3

    Post thêm bản nữa do tôi vừa đọc vừa soát (ah nhầm, vẫn là bản đấy ạ? nhờ mod xóa hộ post này.)
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/19
  3. dtronghieu8120

    dtronghieu8120 Mầm non

    Cảm ơn nhiều ạ!
     
  4. rairacer

    rairacer Mầm non

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ
     
  5. hoanghoamandinh

    hoanghoamandinh Lớp 3

    Rat cam on ban da chia se.
     
  6. doan cong quang

    doan cong quang Mầm non

    Cảm ơn Bạn chia sẻ
     
  7. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nước Hàn Quốc đầu 1960s rất nghèo đói cho nên không có vốn để phát triển nên rất cần tiền để đầu tư vào việc sản xuất thép. Nước cờ đầu tiên trong công cuộc hiện đại hóa công nghiệp nặng. Các ngành công nghiệp cần nhiều loại thép khác nhau và các kim loại khác để chế tạo sản phẩm cho nên luyện thép nói riêng và các kim loại khác là bước quan trọng vì sẽ chủ động được nguồn vật liệu. VTV từng có một phim tài liệu về quá trình phát triển của công nghiệp sản xuất thép của Hàn Quốc, sau bao nhiêu nỗ lực của các chuyên gia, kỹ sư Hàn Quốc đã bắt kịp các nước tiên tiến làm chủ công nghệ này.

    Việc gửi quân đến tham chiến ở Việt Nam để lấy tiền phát triển công nghiệp, tiền này đã nhuốm máu người Hàn (và cả người Việt).

    Bình thường hóa quan hệ với Nhật chỉ sau hơn 15 năm là nỗi nhục, và họ đổi nỗi nhục này lấy tiền đầu tư cho công nghiệp.

    Vì vậy dân Hàn rất quý trọng và sử dụng hiệu quả vốn, người Hàn (nghe trực tiếp) vẫn thường nói vốn của họ đổi bằng máu của người Hàn và nỗi nhục quốc thể cho nên họ phải chăm chỉ để vốn đó mang lại hiệu quả cao nhất.

    Ngày nay nhiều công ty lớn của Nhật bị các công ty Hàn quốc đánh bại ví dụ Sony thua nặng nề ở mảng tv, smartphone so với Samsung hẳn là người Hàn rất hả hê.
     
    amylee thích bài này.
  8. soloshevcento

    soloshevcento Lớp 7

    Vầng, và người Hàn cũng thích sống đạo lý lắm. Bất công giàu nghèo của Hàn cũng chả thua nơi nao.
     
  9. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Mặt trái của xã hội thì lúc nào mà không có. Bọn Hàn rất coi trọng đẳng cấp dòng dõi. Nhưng xã hội nghèo hơn lạc hậu hơn cũng vẫn có bất công không thua gì.

    Giữa giàu, hiện đại, mạnh mẽ và nghèo, lạc hậu, yếu thì bạn muốn chọn cái nào? :p

    À quên, Hàn Quốc khi còn nghèo đói và Bắc Hàn bây giờ bình đẳng lắm à? :D

    Mời bạn đọc cuốn này:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/21
    amylee thích bài này.
  10. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Khi nào đất nước rất văn minh, ngân sách chính phủ quá thừa tiền, chi cho các kiểu vẫn không hết thì mới hy vọng có công bằng. Trên thế giới may ra Thụy Sỹ và một số nước Bắc Âu gần đạt. :D

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    amylee thích bài này.
  11. soloshevcento

    soloshevcento Lớp 7

    Mình rất tiếc là bạn tỏ ra kỳ thị với Triều Tiên. Đây là cuộc chơi không công bằng. Nếu không bị cấm vận thì Triều Tiên sẽ phát triến tốt hơn. Còn chuyện Hàn Quốc là mình có chút định kiến.
    Quyển Giọt lệ trong hồn ít ra còn đáng tin, nhiều thứ tuyên truyền rất bố láo về Triều Tiên như con bé gì trên TED Talk đấy, cô đó cũng viết sách thì phải. Tất cả đều phục vụ cho cuộc chơi.
     
  12. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Tôi kỳ thị Bắc Hàn ở chỗ nào? Bạn đã nói
    Tức là ở Nam Hàn sống không có đạo lý. Ở Ham Hàn rất bất công về giàu nghèo đúng không? :P

    Tôi công nhận ở Nam Hàn có sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn giữa những người giàu nhất và nghèo nhất tỷ đô là với ngàn đô la, chênh lệch 1 triệu lần nhỉ? Công nhật rất cao :D Nhưng vì xứ này quá giàu nên những người nghèo nhất vẫn có những phúc lợi khá tốt. Thêm nữa sự coi trọng đẳng cấp, bằng cấp, tôi công nhận người có đẳng cấp (dòng dõi gia đình) khá coi thường người có xuất thân thấp, nghèo hơn. Sếp thì khá quân phiệt với thuộc cấp. Nhưng xét trên những nước phát triển châu Á ví dụ Nhật, thì tình hình cũng tương tự như vậy.

    Bạn biết gì về Nam Hàn năm 1960 không? Tôi không tin năm đó ở Nam Hàn kém bất công và chênh lệch giàu nghèo hơn, nhưng ở thái cực khác: người tương đối giàu với người không có gì ăn. Chắc người giàu cũng coi khinh người nghèo đói thôi.

    Còn Bắc Hàn thì sao? Sự thật thì, nói một cách khác quan không kỳ thị thì, xuyên suốt lịch sử cũng bất công không và chênh lệch không kém: những tầng lớp lãnh đạo có nhiều đặc quyền đặc lợi với người dân thiếu ăn thiếu mặc. Dân thì bị cưỡng bức tư tưởng phải tôn sùng gia đình họ Kim từ đời ông đến đời cháu. Phải mất thời gian công sức để đọc và tụng niệm các trước tác nhà họ Kim. Nếu vi phạm thì bị tù đầy hoặc tử hình. Rồi coi mạng người như cỏ rác, vụ đặt bom trên chuyến bay dân sự của Nam Hàn năm 1988 là một ví dụ. Nhân đạo nhỉ? Về phát triển kinh tế với cơ chế kinh tế kiểu Bắc Hàn thì làm sao mà phát triển nổi trong một thế giới cạnh tranh thị trường cực kỳ khốc liệt? Nơi mà những hãng sừng sỏ của Mỹ, Nhật... từng làm mưa làm gió một thời phải lao đao.

    Như tôi đã nói, sự nhân văn, công bằng chỉ đến khi xã hội đã rất giàu có, và sự văn minh rất cao. Trên thế giới chỉ có Thụy Sỹ, Bắc Âu gần đạt. À, nếu xét về chênh lệch giàu nghèo vẫn rất lớn, vì nhà nước của các quốc gia ấy sẽ không tước đoạt của người giàu chia cho người nghèo. Trừ mỗi cách đánh thuế thu nhập cao. Loại thuế này thì nước nào cũng áp dụng, gồm cả Nam Hàn.

    Còn bản thân cuốn sách này cũng không hề ca ngợi Park Chung Hee một chiều, mà cũng chỉ trích ông ta rất nhiều ở những mặt chưa được. Tôi cũng thấy nó đúng và tôi chưa hề chỉ ca ngợi Nam Hàn một chiều. :D
     
  13. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Tặng bạn @soloshevcento một tác phẩm rất hay của đồng chí Kim Nhật Thành vĩ đại, viết hồi Nam Hàn còn đang nghèo đói hơn Bắc Hàn, nhân dân Nam Hàn còn đang rên xiết dưới ách áp bức bóc lột của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.
     

    Các file đính kèm:

  14. duyen111

    duyen111 Mầm non

    Một đất nước luôn mong muốn tiêu diệt kẻ địch,Một đất nước nghèo đói nhưng lại đổ thừa cho kẻ thù địch???? Bạn có thấy thằng đòi giết bạn mà bạn chơi với nó không???? Trên đời này chỉ có Chúa Jesu thôi. À thêm thông tin cho bạn, năm 1996 bắc hàn mua 300 nghàn tấn gạo của Việt Nam và tới bây giờ vẫn chưa thanh toán. Từ đó tới nay Việt Nam không còn giao thương với bắc tt lần nào nữa, một thằng làm ăn sòng phẳng chịu khó cần cù một đứa lúc nào cũng khoác lác "cho kẻ thù địch thành bình địa" đi phát triển vũ khí lầm bất ổn chính trị, thì bạn nghĩ thằng nào xứng đáng để Việt Nam mình chơi và cùng nhau phát triển?????
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/11/21
  15. duyen111

    duyen111 Mầm non

    B làm t nho
    b làm t nhớ đến câu nói của Nữ thủ tướng Therasa May khi tranh luận, t ko nhớ chính xác 100% từng câu tứng chữ bà nói, đại loại bà nói rằng giàu hơn thì đảng đối lập lại nói thách nói khấy khoảng cách giàu nghèo nhưng khi tất cả đều nghèo như nhau thì được :)
     
  16. machine

    machine Lớp 12

    Thông tin này là bạn dựa vào nguồn tin nào vậy? Đừng nói là bạn nghe trên mạng đồn đại vậy nha.
    Việt Nam vẫn quan hệ đa phương đa dạng hóa đều nha.
    Bạn tham khảo: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  17. hatoan

    hatoan Lớp 1

    VN vẫn chơi với Triều Tiên. Thực tế VN đang là key trong công cuộc hòa giải giữa hai miền Nam Bắc Triều (Ngạc nhiên chưa, không phải là TQ). Chính tổng thống Hàn Quốc còn công khai yêu cầu VN hỗ trợ nữa
     
  18. P.Đ.Tuấn

    P.Đ.Tuấn Mầm non

    Một khía cạnh khác. Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
     
Moderators: thanhbt, TĐT
: vctvegroup

Chia sẻ trang này