Kỷ niệm về nhà văn Sơn Nam - Người đi, mang theo màu xám (Lê Văn Sâm)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 08-11-2008, 08:57 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Kỷ niệm về nhà văn Sơn Nam - Người đi, mang theo màu xám (Lê Văn Sâm)
    [HR][/HR]
    Kỷ niệm về nhà văn Sơn Nam - Người đi, mang theo Màu Xám


    Tác giả: Lê Văn Sâm

    Tuy là người gốc Nam bộ, nhưng với Saigòn, thì anh và tôi đều là dân nhập cư, anh từ cái rốn của vùng U Minh lên, tôi từ Huế vào, cùng loanh quanh viết báo kiếm sống. Tuy anh lớn tuổi hơn và danh nghiệp văn báo của anh cũng đã hiển đạt, nhưng có cái là anh với tôi đều còn có vẻ “quê quê” với Saigòn phồn hoa, nên chúng tôi dễ gần nhau.


    [​IMG]

    Lần đầu gặp nhau nơi quán café cóc, xế tòa soạn báo Phổ Thông của Nguyễn Vỹ, mái tóc anh còn xanh và chưa đeo kính trắng, nhưng vẫn áo cháo lòng, dép lê mòn mép. Anh xưng anh là qua và gọi tôi bằng cậu, với một lời dặn dò ban đầu, đến nay tôi vẫn còn nhớ như in: Rằng Saigòn là cửa ngõ quốc tế, nơi đầu tiên tiếp nhận gió văn minh bốn phương, trong đó có cả gió hiền gió độc, cậu còn trẻ phải cẩn thận mà đón. Đã có biết bao quan chức bị vạ vào thân sau khi vào trấn nhậm Saigòn, tưởng có công mà hóa ra có tội, sau đón gió triển khai.

    Lần thứ hai, cũng thật đáng nhớ. Giới văn nghệ báo chí quanh năm chỉ gặp nhau ở tòa soạn, nhà in hay quán café, sang thì La Pagode, Cửa Đỏ Caravelle, nhưng cơ bản là café cóc, pha bằng bít tất, ấy thế có lần anh đã nhờ bạn Đào Tăng Phò chở đến nhà tôi, ý là muốn nhờ tôi cho anh gửi giữ một tủ sách. Nhằm thời điểm tác phẩm “40 năm nói láo" của Vũ Bằng ra đời, anh thuật cho tôi nghe một giai thoại, thuộc về chuyện trong nhà, liên quan đến tác phẩm nổi tiếng Hương rừng Cà Mau. Rằng anh còn có một ông cậu ruột đã gìa, lại mù chữ, còn ở lại giữa cái rốn của rừng U Minh. Sau khi tác phẩm HRCM ra đời, anh gửi về nhà cậu một quyển, dặn đứa cháu đọc cho ông cậu nghe. Rồi Tết đến, anh về U Minh thăm cậu hỏi cậu, thấy sách cháu viết thế nào? Cậu cười tủm tỉm đáp “Mầy khá lắm, nói dối mà biết nói dối có sách”. Rồi anh vổ đùi cái bụp tung hô“Đó là một lời phê bình văn học hay nhất”.

    Lần thứ ba, cũng là lần sau cùng, tôi xuống Gò Vấp thăm anh, lại cũng quán café cóc, nhưng bên cổng đình, không còn là bên tòa soạn. Anh bổng trầm ngâm hơn mọi lần trò chuyện. Hỏi anh, anh có định viết một tác phẩm gì đó cuối cuộc đời? Anh nói ngay hai tiếng “Màu xám”. Anh giải thích, "giữa những mầu xanh, đỏ, trắng, đen còn có màu xám là tuyệt vời. Màu xám được gán biểu trưng cho trí tuệ, cũng là màu lam của từ bi, chân thiện mỹ. Dưới góc nhìn hội họa, màu xám là màu pha, giao thoa hòa hợp giữa một số màu nào đó, nên nó biểu trưng cho hòa hợp, hòa nhân ái, như một màu khói nhẹ nhàng để bay lên cao”. Rồi anh thở dài, thật đáng tiếc, mới viết được phần đầu, thì sức khỏe đã sập xuống…Thế là, anh đã ra đi, mang theo MÀU XÁM, tác phẩm ôm ấp cuối đời, đành bỏ dở.

    Lê Văn Sâm

    (Nguồn: Du lịch Online)
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]
    [/TABLE]
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này