Hồi ký Ký ức chiến trường K (của 1 người lính trinh sát Sư đoàn 307)

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi alonekiller, 21/4/16.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    Bom, đạn, máu và nước mắt.Tình đồng đội, lòng căm thù, sự đau đớn... Tất cả hòa quyện trong một câu chuyện chân thật và tàn khốc. Nỗi đau và hậu quả của cuộc chiến tại chiến trường K vẫn còn âm ỉ và nhức nhối trong tâm can mỗi chiến sỹ, mỗi thế hệ đã và từng trải qua những năm tháng thương đau đó.

    Cuốn sách này ra đời chẳng vì cái gì cả, nó chỉ là 1 cuốn hồi ức sống động của 1 người lính thầm lặng của 1 chiến trường khốc liệt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã lùi dần vào dĩ vãng hơn 30 năm, nhưng hãy còn đó những cựu chiến binh, những anh hùng ngày xưa mà lịch sử đã 1 thời lãng quên họ. Những người anh hùng vô danh ấy, đã sống đã chiến đấu dũng cảm cho đất mẹ yêu thương, nhiều người trong số họ đã nằm xuống cho đất nước Chùa Tháp hồi sinh. Những người trở về thì lặng yên cố hòa mình vào cuộc sống, nhưng trong họ vẫn âm ỉ cháy 1 ngọn lửa hồi ức không bao giờ tắt về những ngày tháng chiến đấu bên đồng đội, cùng trèo đèo lội suối chia sẻ nhau chút lương khô trên đường truy kích địch, hay còn nguyên cảm giác không nói nên lời khi tự tay khiêng xác thằng bạn mới hôm qua còn tếu táo với nhau… Tuổi trẻ các anh đã hiến dâng cho Tổ Quốc nào có ai đòi hỏi gì, đó là những năm tháng không thể nào quên, có những phút nghỉ ngơi sau những tất bật cơm áo gạo tiền, nghĩ lại những giây phút ngày xưa các anh bỗng chợt trào nước mắt vì thương những thằng bạn ra quân sau, mà cứ ngỡ tới tận bây giờ nó vẫn còn nằm chốt bên ấy, để rồi các anh có thêm nghị lực, mà sống cả cho những đồng đội không được sống.
    Những dòng hồi ức này là của 1 người lính thực thụ, người đã cầm súng chiến đấu cho đất mẹ và cho sự sống của chính mình, qua ngòi bút của chính tác giả, một nhà giáo đã vẽ nên 1 bức tranh sống động về chiến tranh và cuộc sống người lính trong chiến tranh. Chiến tranh nào phải những con số khô khan lạnh lùng, chiến tranh nào phải trò chơi mà chỉ có thắng với thắng, người lính nào phải chỉ biết đánh nhau… Trăm điều thú vị, nghìn chuyện ngậm ngùi… Tôi đã cùng cười cùng khóc với những dòng hồi ức này, cảm ơn chú Võ Văn Hà nhiều lắm.

    Một số thông tin tham khảo:
    Lực lượng
    180.000 quân Việt Nam, hỗ trợ bởi khoảng 20.000 quân KNUFNS (quân của Mặt trận Dân tộc thống nhất Cứu quốc Campuchia)
    Nguồn phương Tây: 19 sư đoàn với 70.000 tới 90.000 quân (năm 1979)
    Nguồn Việt Nam: 23 sư đoàn với gần 200.000 quân, trong đó 19 sư đoàn đã tham gia tấn công vào Việt Nam

    Tổn thất
    Toàn cuộc chiến (tới năm 1988, bao gồm cả thời kỳ hỗ trợ khôi phục Campuchia): ~10.000 tới 15.000 quân nhân chết, ~30.000 bị thương (nguồn VN).
    55.300 chết hoặc bị thương (kể cả dân thường) từ năm 1977 tới tháng 10-1989 (nguồn Phương Tây)

    Một số hình ảnh:
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    File đính kèm (pdf)

    Cập nhật: 4DHN
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 28/4/16
  2. trafficboy

    trafficboy Mầm non

    Thanks bác!!
     
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Các định dạng đây các bạn :)

    Files đính kèm xem trên bài số 1 nhé các bạn! :D
     
    Last edited by a moderator: 28/4/16
  4. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

  5. Binhquan

    Binhquan Mầm non

    Về chiến tranh biên giới Tây Nam, cần có nhiều tư liệu sách vở trung thực để cho nhiều người đọc và trân trọng biết ơn những người lính Việt Nam đã hy sinh thân mình trong cuộc chiến nầy.
     
    minhnghenhac thích bài này.
  6. GOALS

    GOALS Mầm non

    Trân trọng cảm ơn các bạn đã biên tập lại. Cảm ơn những người lính đã tham dự cuộc chiến biên giới Tây Nam với những mất mát và hy sinh không thể kể hết. Những mảnh hồi ký của họ cho ta biết được cái nhìn và hiểu biết về cuộc chiến ở các hướng tấn công trên mặt trận, các vị trí chiến đấu mà các anh tham gia. Tất cả đều nói lên một điều giá phải trả cho hòa bình là hi sinh, mất mát rất nhiều..
     
    quang3456 and angoc1234 like this.
  7. minhphuc97

    minhphuc97 Mầm non

    Bạn nào có ebook cuốn hồi ức lính của vũ công chiến share cho mình được không ạ. Mình cảm ơn
     
  8. machine

    machine Lớp 11

    Hồi ký này giúp hình dung khá rõ tính khốc liệt của cuộc chiến.
    Muốn tìm về topic gốc để tham khảo thêm mà không tìm lại được topic gốc trên website: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Bạn nào biết vui lòng chỉ giùm.
    Mình thêm mục lục, sửa một số lỗi chính tả, viết tắt, sửa những đoạn thư sang kiểu chữ nghiêng.
     

    Các file đính kèm:

  9. Chung Dung

    Chung Dung Mầm non

    Nhiều truyện về lính hay quá. Cám ơn đã tải lên ạ!
     
  10. machine

    machine Lớp 11

    Điểm cao 547 phải qua 4 chiến dịch trong 4 năm (1981-1984) mới phá hủy được, khốc liệt quá.
    Phần cuối Hồi ký, tác giả dừng lại ở thời điểm năm 1981.

    Trận chiến năm 1983, trích từ "Mùa chinh chiến ấy" - Đoàn Tuấn
    Mở chiến dịch đánh lên cao điểm 547
    Ít ngày sau, trung đoàn tôi mở chiến dịch đánh lên điểm cao 547 - một vị trí đặc biệt nằm trên đền Preah Vihear. Đây chính là nơi bọn Pol Pot chọn làm địa hình tử thủ cuối cùng. Chúng đặt đài phát thanh “Campuchia dân chủ” ở đây. Hai sư đoàn địch 612 và 616 đóng quân nơi này. Ngoài ra còn nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng và không quân yểm trợ. Bọn địch xây dựng nhiều tuyến phòng thủ. Tuyến cảnh giới vòng ngoài. Tuyến đề kháng. Tuyến bảo vệ trung tâm. Đặc biệt, chúng còn dải hàng vạn trái mìn các loại: mìn sát hại bộ binh, mìn diệt xe tăng, mìn treo trên cây, mìn đặt lưng chừng vách núi,…
    Tuy gọi là “điểm cao” nhưng nơi đây, trên thực tế, là một vùng địa hình rộng lớn trên dãy Dangrek. Theo tiếng Khmer, “Dangrek” nghĩa là “đòn gánh”. Cao điểm này dài đến hơn 40km và rộng hơn 30km. Nó chứa trọn ngôi đền Preah Vihear nổi tiếng.
    Chúng tôi tập trung nghe sư trưởng đọc nhật lệnh hành quân. Ông đội mũ cối, đeo súng ngắn, chân đi ủng. Hàng nghìn cặp mắt hướng về vị thượng tá sư trưởng. Hải, bảo mật trung đoàn, đứng bên tôi, thì thầm: “Này đồng hương, anh em mình dù có phấn đấu cả đời trong quân đội, chắc cũng chỉ lên được đến như ông kia là cùng!”. Tôi thấy Hải có lý. Ông bạn này luôn thông minh hơn tôi, đi trước tôi nhiều bước. Đúng, ông ấy chỉ oai nghiêm nơi này thôi. Nếu về thành phố, ông ấy lại phải “ăn theo” bọn mình. Còn bọn tôi, tuy là lính, nhưng thuộc dạng “chức chẳng ham, hàm chẳng muốn”. Nghĩa là lúc nào cũng chỉ nghĩ làm tốt phận sự của mình.
    Nhưng đúng lúc ấy, không hiểu sao, ngay bên trái đường, một vị tham mưu nào đó lại ra lệnh cho công binh sư đào sẵn 200 cái huyệt để chôn tử sỹ. Khi hành quân qua đây, dù cứng bóng vía, vào trận với tinh thần thư thái hay khí thế quyết tâm cao đến mấy mà nhìn bãi huyệt nham nhở kia, chắc thằng nào cũng ngao ngán.
    Lần này, tôi không phải trực tiếp cầm súng mà chỉ đi phục vụ chiến đấu. Nhưng dọc đường, thấy đồng đội D8 của mình cùng lính tráng D7 hành quân rệu rả, tôi thấy rất thương xót. Lính mới ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định,… vừa được bổ sung vào, chưa quen trận mạc, chưa dự những trận đánh lớn, nên chưa ý thức hết tầm quan trọng của trận đánh mà nâng mình lên. Những đồng đội cũ, lửa chúng tôi, giờ đã là cán bộ trung đội, đại đội liên tục đốc thúc lính bám sát đội hình. Nguyễn Tấn Thành, lính 76, cùng trung đội thông tin với tôi ngày trước, giờ đã là đại đội phó, quát lính ầm ĩ. Nhưng dưới cái nắng 39-40 độ, lại hành quân suốt ngày, sức nào chịu nổi. Lính tráng vạ vật bên đường, dựa vào gốc cây, chân tay duỗi thẳng đờ đuột, thở ra đằng miệng.
    Khi vào trận, chúng tôi không ngờ địch phản công mạnh hơn sức tưởng tượng. Mình bắn một, địch phản lại mười. “Tui mới bắn một trái B40, chưa kịp di chuyển, thì hơn chục trái bọn địch đã phủ khắp. May tui lọt xuống khe đá, mới còn cái mạng” - Trần Văn Còn, một thanh niên đẹp trai, quê Bình Định, bức xúc. Các loại hỏa lực của ta không phát huy tác dụng. Mình ở dưới bắn lên. Địch ở trên bắn xuống. Hỏi bên nào có lợi về địa thế hơn? Trịnh Quốc Tài giữ khẩu 12 ly 7 của D8, vừa giá súng lên, bắn chưa hết một thùng đạn, đã bị bọn địch tung hỏa lực trùm kín xung quanh. May mà còn kịp tháo súng rút lui. Không kịp phối hợp với khẩu 12 ly 7 của D7 do Trung “đen” giữ, như dự kiến ban đầu. Khẩu cối 82 của Bình “bớp” chưa bắn hết một cơ số đạn, Bình đã phải ra lệnh cho anh em di chuyển vị trí. Mấy chàng lính mới ngại nặng, định chần chừ, Bình phải vừa đá đít, vừa quát tháo, vừa dọa dẫm, tụi lính mới chịu vác cối đi. Vừa ra khỏi hơn chục mét thì chỗ trận địa cũ đã bị pháo và cối địch cày nát. Cả bọn mặt xanh như đít nhái. Có thằng lính mới, quỳ xuống xin lỗi Bình, lạy như tế sao: “Ơn anh! Anh đã cứu mạng em!”. “Mẹ chúng mày! Tao nói thì không nghe! Cứ để bọn địch nó dạy thì chúng mày mới mở cái óc cán mai ra!” - Bình quát.
    Bọn địch, cậy địa thế hiểm trở, lại thông thạo địa hình, không những phòng thủ, lại còn phản công. Chúng ào ạt xông ra, định cướp trạm phẫu thuật trung đoàn, đặt ngay dưới chân núi. Lính tráng phải căng mình ra bắn. Hết AK đến RPD, đại liên cùng B40, B41,… vãi đạn như mưa, cản địch lại, để lính vận tải có thời gian khiêng thương binh chạy. Vừa đánh vừa rút, anh em bộ binh cũng lui về phía sau. Đã nghe tiếng bọn địch đang hò hét phía trước. Trạm phẫu sắp rơi vào tay địch! Không có ai ở đó, trong khi thương binh vẫn còn nằm lại trong phẫu. Anh Nghị, trưởng ban cán bộ trung đoàn, bình tĩnh: “Súng còn đạn không?”. Bình “bớp” đáp lời: “Để em!”. Bình lại ra lệnh dựng cối lên. Bắn thẳng. Chứ không nghiêng 45 độ như lý thuyết nữa. Những viên đạn lao thẳng lên trời, rơi xuống phía trước, cách vài chục mét. Đạn cối nổ mà người bắn còn bị văng xuống đất. Bắn tiếp! Nghe tiếng bọn địch kêu ré lên. Hốt hoảng. Không dám xông vào trạm phẫu nữa. Chết chưa các con! Đừng đùa với cối 82 của quân đội Việt Nam. Còn lại 5-6 thương binh, lính vận tải khiêng ra kịp. Vừa lúc đó, lại nghe tiếng bọn địch xông lên. Lần này đông hơn. Tình thế nguy cấp. Anh Nghị ra lệnh cho Bình bỏ đế cối lại, rút nhanh. Nhưng Bình không đồng ý. Anh ra lệnh cho lính tráng vác nòng. Còn mình đích thân vác đế cối, nặng hơn 30 kg. Nòng cối còn nóng bỏng, Bình lấy ngay võng, quấn lại. Anh em vác cối, rút ngon lành. Chẳng gì, khẩu cối này đã gắn bó với Bình hơn bốn năm trời.
    Trên đường rút, lính tráng ai cũng trách trinh sát không nắm chắc sơ đồ phòng thủ của địch. Anh em chủ quan, ngỡ đánh như những trận khác. Không ngờ đến nơi này, ta từ thế chủ động lại rơi vào thế bị động. Khi rút còn bị tấn công. Khổ nhất là việc vận chuyển thương binh. Chuyển từ trên núi xuống. Không có thang dây. Anh em phải nối dây võng, ròng thương binh, tử sỹ từ trên cao xuống. Nhiều xác chết đã bốc mùi. Nhưng vì nhiệm vụ, tuyệt đối không được để thương binh, tử sỹ nằm lại chiến trường. Trận này, anh Nguyễn Ngọc Ca, đại phó C8, bị thương nặng. Anh người Hà Bắc. Lính 74. Biết đồng đội không thể mang nổi mình, anh đề nghị anh em để anh lại trong hang đá. Mọi người áy náy. Nhưng trong tình thể này, không thể khiêng anh đi được vì làm gì có đường xuống. Nếu xuống được, chưa chắc anh đã sống. Là một người lính có kinh nghiệm ở chiến trường nhiều năm, anh Ca hiểu tình thế lúc này của mình và đồng đội. Cuối cùng, anh Thiện, quân lực trung đoàn, nuốt nước mắt, đồng ý để anh Ca ở lại. Anh xin một khẩu AK cùng hai trái lựu đạn. Đề phòng quân địch đến sẽ tử thủ. Mọi người khiêng anh Ca vào hang. Lót võng cho anh nằm. Rồi từng người từ biệt. Anh Thiện hứa, nếu anh hy sinh, chúng tôi sẽ vào mang xác anh về. Anh Ca không nói được. Chỉ nhìn mọi người với ánh mắt đau đớn, thiết tha. Nhiều người bước đi, còn ngoái đầu nhìn lại. Tình thế hiểm nghèo trong chiến tranh. Không thể nào khác.
    Thiếu úy Nguyễn Bá Lan, người Tĩnh Gia, Thanh Hóa, vừa tốt nghiệp sĩ quan lục quân II, về D8 được ít ngày. Chưa kịp làm quen với lính tráng trong đại đội, anh đã phải tham dự trận 547. Mọi gian lao anh đều vượt qua, nhưng anh không thể thắng nổi cơn khát. Hai ngày không có nước. Khát dữ dội. Anh xin y tá Nguyễn Minh Tâm ống nước cất. Nhưng nước cất cũng không còn. Khát quay cuồng. Khát điên dại. Người như muốn bùng cháy. Anh không dám đi tìm nước, sợ vấp mìn như nhiều người khác. Gặp vũng suối khô không có nước, anh lắc đầu ngao ngán. Cạnh đó còn phát hiện xác một con voi đã chết khô. Voi còn chết nữa là người. Không thể chịu đựng nổi, trên đường rút, anh đã cầm khẩu K54, tự giải thoát cho mình bằng một viên đạn vào đầu. Trường sỹ quan phong cho anh cấp chức, nhưng gian khổ ở chiến trường K, chưa ai dạy cho anh. Chỉ cần một anh binh nhì của đơn vị tôi kể về cơn khát, cũng sinh động hơn trăm trang giáo trình, lý thuyết suông. Để lính tráng thiếu nước, đó là một sai lầm.
    Cái hang mà anh Ca nằm lại là một hang đá. Khá rộng. Trung đoàn bộ đóng ở đây. Hang đá mùa khô, hầu như không sinh vật nào sống nổi. Những người lính già, như anh Các tài vụ, anh Thiện quân lực vẫn tìm ra cách sống. Các anh không như bọn lính trẻ, có thể nhai gạo rang tuần liền. Da đã nhăn, mặt đã xạm, người gầy khô nên cần phải có nước hàng ngày. Anh Các tìm được mấy cây có nước, ép ra. Rồi lọ mọ chui vào các khe, bắt được mấy con nhái. Thế là có bát canh nóng. Ăn vào tỉnh cả người. Anh em chia nhau từng cái đùi nhái ngọt lịm. Sau này, nếu còn sống trở về, dù sẽ có những bữa tiệc đầy cao lương mỹ vị, nhưng chắc chắn không thể đậm đà bằng bát canh nhái trong hang hôm ấy.
    Trận đánh này, cả trung đoàn ra quân. Riêng trung đoàn bộ, để lại khoảng hơn chục người, do anh Hoàn chỉ huy. Anh vốn là một sỹ quan chính trị, làm tuyên huấn. Anh biết sử dụng súng bộ binh, nhưng về hỏa lực mạnh thì chưa có nhiều kinh nghiệm. Chục người ở lại, phần lớn cũng là các thành phần ốm yếu. Nào liên lạc, nào vận tải, nào lính văn nghệ,… chắc chỉ biết bắn đến tiểu liên AK là cùng. Trung đoàn bộ rộng mênh mông. Anh đốc thúc lính canh gác suốt ngày đêm. Anh cầm đèn pin, thường xuyên đi kiểm tra gác. Nhưng vẫn chưa yên tâm. Anh điều một khẩu cối 82 từ C13 về cùng cơ số đạn. Định tối đến, khoảng 7-8 giờ, giá cối lên, cho lính bắn về các phía đề phòng địch tấn công. Được một hai hôm đầu lính bắn không sao. Nhưng đến đêm thứ ba thì có chuyện. Bọn nó cứ tưởng bắn cối dễ. Thả quả cối vào nòng súng, tự nó sẽ bay đi. Nhưng lần này, không hiểu sao, thả cối vào, quả đạn không nổ. Lính chẳng được học hành gì về cối, bèn thả tiếp quả nữa vào. Vẫn không thấy nổ. Thả quả thứ ba, mạnh hơn. Bỗng ùng một phát. Mấy quả cối cùng nổ một lúc. Nòng cối toang hoác. Ba người lính cũng nát theo. Đúng là vận đen bám theo trung đoàn. Người ở nhà cũng không thoát khỏi cái chết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/11/23
    Bao Ngoc 1234 and amylee like this.
  11. machine

    machine Lớp 11

    Trận chiến tại điểm cao 547 năm 1983, chi tiết hơn
    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Chiến dịch X2-83: Trận đánh chiếm căn cứ 547 lần thứ 3 của Sư đoàn 307
    Trận đánh để lại nhiều dấu ấn đau xót nhất là trận đánh vào căn cứ 547 năm 1983 có mật danh là X2-83 của sư đoàn 307. Do chủ quan nóng vội, trinh sát không kỹ càng, sư đoàn đã điều động toàn đơn vị vào chiến dịch trong điều kiện mùa khô khắc nghiệt mà không có sự chuẩn bị kỹ càng. Chiến dịch này do tư lệnh phó QK5 đại tá Quang trực tiếp làm Tư lệnh chiến dịch, sư trưởng 307 đại tá Lê An làm phó Tư lệnh chiến dịch.
    E95 do cụ Đê trung đoàn trưởng chỉ huy được giao đánh chính diện vào cụm căn cứ (trừ d1 đang bảo vệ chùa Preahvihia), có xe tăng, xe bọc thép và cụm pháo E576 do Trịnh Trung Cầu trung đoàn trưởng chỉ huy bắn yểm trợ, E94 do cụ Tấn chỉ huy được giao nhiệm vụ đánh vòng ra sau lưng điểm cao 547 đánh chiếm cửa khẩu cắt đường tiếp viện của địch từ bên đất Thái lan.
    E29 đánh giải phóng các hành lang của địch từ Anlongvieng đến đông bình độ 600.
    E20 CAVT có nhiệm vụ đánh tạo thế kể từ ngày 7/4/1983 tạo điều kiện cho các đơn vị bí mật tiền nhập.
    Tháng tư là tháng cuối cùng của mùa khô nên thời tiết vô cùng khắc nghiệt, năm giờ sáng mặt trời đã le lói, đến tận bảy giờ tối mới chịu khuất vào sau dãy núi xa xa. Bộ đội hành quân dưới rừng khộp đã trơ trụi lá nắng nóng như nung, nhiệt độ buổi trưa lên tới 44-45 độ. Trời không một gợn mây không một làn gió, các sông suối cạn kiệt đáy trơ cát trắng, đá cuội, các lùm cây nhỏ cũng đã bị cháy trụi. Bộ đội hành quân dưới nắng nóng, trên vai mang nặng vũ khí, lương thực, đồ dùng cá nhân, đặc biệt mỗi chiến sỹ phải đeo trên mình từ 5 - 10 lít nước uống. Tuy nhiên lượng nước này sử dụng không được bao lâu. Các đơn vị tập kết ở ngầm Xa em rồi mới hành quân vào khu chiến cho nên trong ngày hành quân đầu tiên nhiều chiến sỹ đã hết sạch nước uống. Ban hậu cần của BTL chiến dịch đã chuẩn bị 3 chiếc téc lớn do 3 xe tăng T54 cõng trên lưng để chở nước cho chiến dịch. Tuy nhiên do trinh sát đường đi không cẩn thận nên cả 3 chiếc T54 đều bị dính mìn tăng đứt xích nằm tại chỗ, téc nước bị 12, 7 ly bắn lủng chảy hết nước. Xe chở nước phụ không có. Đúng 5 giờ sáng ngày 14/4/1983 cụm pháo 576 bắn vào các cửa mở. Sau các loạt đạn bắn cấp tập cửa mở đã được khai thông, bộ binh E95 xông lên nhưng bị khựng lại bởi các loại hỏa lực của địch, trưa ngày 14/4/1983 chiếm được dải tiền duyên thứ nhất, BTL chiến dịch gửi thư khen ngợi. Khoảng 5 giờ chiều bộ binh chiếm được dải tiền duyên thứ 2. Lúc này bộ đội đã quá mệt mỏi, không cơm ăn, không nước uống. Ban đêm pháo bắn cầm canh. Do mệt mỏi, do đói khát, bộ đội đã vứt hết mọi thứ từ quần áo tăng võng lương khô, gạo sấy, thịt hộp. Sáng ngày 15/4/1983 pháo chuyển làn bắn vào các ổ hỏa lực, khu kho tàng, trận địa pháo địch. Lệnh tổng công kích, bộ binh E95 tiếp tục xông lên đánh vào tung thâm, mọi người vô cùng phấn khởi vì từ đàng xa đã trông thấy hồ nước. Báo cáo trên 2w về BTL chiến dịch: Đã phát triển vào tung thâm chuẩn bị đánh chiếm CHS của địch. Tư lệnh chiến dịch (Chúng tôi thường gọi là tướng du kích) lệnh cho pháo tạm ngừng để bộ binh xông lên. Cụ Cầu tiếc rẻ bắn thêm vài quả liền bị cụ Quang xạc cho một trận.
    Khi pháo tạm ngừng để cho bộ binh xung phong thì Pôn pốt liền trỗi dậy. Các loại hỏa lực của chúng nhả đạn không ngừng về phía bộ đội ta gây thương vong rất lớn cho bộ binh. Lúc này bộ binh E95 đã kiệt sức hoàn toàn, bộ đội khựng lại và bắt đầu tự động rút về phía sau. Lúc này là 12 giờ trưa ngày 15/4/1983. Tình thế vô cùng nguy cấp. BCH chiến dịch vội vàng hội ý chớp nhoáng, sau đó lệnh cho các trung đoàn chủ động rút lui chiến thuật bảo toàn lực lượng.
    Nói về E94 do cụ Tấn trung đoàn trưởng chỉ huy (Tổ đài tiền tiến của E576 đi phối hợp với E94 do tôi chỉ huy gồm 7 đồng chí). E94 có nhiệm vụ băng qua phía sau đỉnh 547 đánh chiếm cửa khẩu cắt đứt đường chi viện của địch từ bên Thái lan. Sau ngày hành quân đầu tiên E94 bắt đầu trèo lên dãy Dăng rêch xù xì lởm chởm đá tai mèo, đơn vị hành quân suốt đêm. Sáng sớm hôm sau 2/3 đơn vị không còn nước uống bộ đội lả đi. Dọc đường hành quân bộ đội vứt đủ thứ, ban đầu là gạo sấy, quần áo tăng võng, thịt hộp, sau là đạn cối 60, 61, sau nữa là đạn AK, lựu đạn. Lính thông tin bỏ dây dọc đường, bỏ nguồn pin dự trữ. Khi E94 gặp địch (khoảng 1 đại đội chốt giữ sườn phía bắc 547) thì sức chiến đấu của bộ đội đã giảm đi khá nhiều. Đã thế trinh sát dẫn đường đến giai đoạn cuối lại bị nhầm lẫn đi lạc vào sâu trong đất Thái. Cả đêm bộ đội mò mẫm trong rừng không tìm ra cửa khẩu. Mãi 9 giờ sáng 15/4/1983 khi xe địch chở quân tăng viện cho căn cứ thì E94 mới xác định được mục tiêu và khi dàn quân chuẩn bị chiến đấu thì lại có lệnh của CHS chiến dịch cho trung đoàn rút lui chiến thuật.
    Như vậy có thể nói chiến dịch X2-83 đã hoàn toàn thất bại. Riêng E94 chưa kịp tiếp cận và chưa kịp nổ súng vào mục tiêu đã định.
    Một điều đau xót là vũ khí quân dụng bị mất khá nhiều, công tác thương binh tử sỹ chưa được quan tâm đúng mức, còn để lại tại trận địa. Và mãi đến trận M1-84 mới được giải quyết.

    Bình luận 1
    Hanh Nguyen Trận này đơn vị tôi đi theo mũi đánh vào Z6, dưới chân dông 600 đánh theo chiến thuật mở cửa nhưng đánh mãi không vào thương vong nhiều đến mãi khoảng 14g ngày N+1 PỐT bọc sườn hòng đánh chiếm phẫu E29 lúc này cối 120 của trung đoàn không có đạn (Nhờ bộ đội bạn chuyển nhưng vứt hết dọc đường đo khát nước) còn pháo mất tác dụng do “ Đề - lô “ bị PỐT cho rớt từ loạt đạn đầu, C14- 29 phải hạ nòng bắn vào đội hình địch mới chịu rút, khi đó thiếu tá trung đoàn trưởng Nguyễn Lương Chất thẹ thẹ rút trước khi đến được chỗ an toàn mới hạ lệnh cho ae rút, đêm đó rút (Nói chung là chạy làng) trung đội tôi còn đảm nhiệm lại 2 ca thương của D8 nói chung anh thương binh này cũng ngoan ảnh nói:
    - Mấy đ/h kiếm cho mình một cái canh vàng, rồi mình tự đi (bị thương mà còn sợ bị kỷ luật vì mất cái canh vàng) đáng được khen thưởng, bộ đội khát nước nằm la liệt dọc đường hù doạ nhau bắn nhau nếu không cho nước anh Chieu Lehuy thử hỏi trận đó đánh giá về chỉ huy như thế nào?
    Chieu Lehuy Quân hồi vô phèng, mấy tháng sau quân của đơn vị nào mới về tới đơn vị đó vì khi khi rút ra quân của đơn vị nọ lẫn với đơn vị kia mà không quản lý nổi. Sau khi ổn định học chính trị rút kinh nghiệm chỉ nói là đánh chưa thắng. Vậy thôi. Nghe nói khi rút ra, BTL chiến dịch phải ngồi xe Hồng....
    Phạm Yên Bình Tôi là chỉ huy khẩu cối 120 ly của trung đoàn 29 đây, ai bảo bạn là hết đạn vậy, sau khi bắn hơn chục mục tiêu ĐKZ 75 của địch diệt gọn trên 547 chúng tôi con hơn 30 quả cối 120 ly mỗi quả 27kg, chính tôi dựng nóng cối thẳng đứng bắn lại hơn 200 thằng đích đánh bọc hậu trung đoàn bộ 29 để diêt khẩu cối 120 của tôi nhưng tôi một fay giữ nòng cối, một tay lấy đạn thả nổ, bắn trúng đội hình của địch chết vô số nên đích bỏ chạy, khi ta rút quân còn thấy mùi thối và nhiều xác địch trên cây bạn à (cam đoan dúng sự thật: ký tên phạm yên Bình C13-E29-F307)
    Hanh Nguyen Anh Pham Yên Binh! Trận đánh ngày ấy đến bây giờ đã hơn 1/3 thế kỷ (1983 - 2017) có thể trong trí nhớ của anh em mình bị nhầm lẩn, bởi nhiệm vụ của ai người đó biết, khẩu 120 ly có hết đạn hay không chỉ có anh người trong cuộc mới tường tận (tôi xin lỗi anh về sự nhầm lẫn đó) nhưng nếu như chiều ngày N+1 15/4/1983 mà không có khẩu 12, 7ly của anh Bằng C14 & bộ binh C2-D7 thì phẫu E29 và khẩu 120ly của anh thì PỐT dể dàng chiếm lấy. Nhưng thôi anh em mình đều là những người chịu trận cả mà ôn lại một tí ký ức chiến trường cho vui.
    Phạm Yên Bình Bạn có cuốn sách "Mùa chinh chiến ấy" của nhà văn Đoàn Tuấn và Lê Minh Quốc chưa, trong đó có một chương nói về Phạm yên Bình ở trận đánh 547 đấy.
    Hanh Nguyen Tôi đã xong “MCCẤ” nhưng trang số mấy là nói đến người chỉ huy của C13 E29 ngày ấy?
    Phạm Yên Bình Trang 343 nhé, nhưng tác giả ghi nhầm là cối 82 thôi tuy không chi tiết bằng bình và trần Ái chứng kiến được, vì Đoàn Tuấn ở ban cán bộ trung đoàn.


    Bình luận 2
    Nguyễn Tuấn cám ơn Chieu Lehuy đã miêu tả rõ nét một phía mặt trận của phía sau của địch, cũng không kém phần ác liệt cũng đồng cảnh ngộ chết khát như chúng tôi.
    Trần Dũng Đưa một lủ dốt nát lên chỉ tay năm ngón, trận đánh thí quân phải đưa vào lịch sử cho hậu thế thấy.
    Tôi lúc đó phụ trách 14 lính bảo vệ phẫu dã chiến E 29 và khẩu cối 120ly, lính ta thất trận lần lượt bỏ vị trí chạy khỏi trận địa. Tôi không thể diễn tả được nổi ám ảnh tiếng rít củ đạn ĐK từ 547 bắn xuống vị trí khẩu 120ly, còn tiếng bay của 12’7 trên đầu như đàn ong là đồ bỏ, chiến sỹ tôi toàn lính mới nên kinh nghiệm chiến đấu chưa có phần thì can vàng đã cạn nước, dũng khí người lính mất hết giống như con bù nhìn. Tầm 4 giờ ngày 15-4-1983 tôi cầm M79 ngồi với Yên lính 80 thì bầm... bầm khói bụi đất đá bay. Phía rừng xanh lố nhố bóng địch đang bắn về phía 2 đứa tôi, trận địa chỉ có tôi và Yên
    Khẩu 12’7 Của C14 bắn được mấy loạt rồi bỏ chạy mất, tôi nghĩ trận này chết 100%, tôi cầm AK kéo liền 2 băng về phía địch kèm theo 2 quả US bật khóa phụ sẵn sàng rút chốt. M79 cứ tì vai cốc 10’ về phía địch
    Cối 120 ly đứng nòng bắn đạn nổ làm tôi tức ngực vì quá gần, hình bóng cha mẹ anh em như hiện trong tôi có lẽ 2 đứa tôi tan thây không đạn của địch thì đạn của ta.
    Đang đợi tử thần đến bỗng nghe trận địa im lặng chỉ có tiếng đề ba M79 của tôi. Chung quanh mùi thuốc súng khét lẹt. Từng đám cháy của cây cỏ khô còn sót lại. Người tôi khát nước khô cuống họng. Tôi mang 42 quả đạn còn lại 3 quả. Lúc này mới biết 2 thằng vẩn còn sống nhởn nhơ trên cỏi đời Ô TRỌC này......
    Phạm Yên Bình Đồng đội lúc đó bảo vệ khẩu cối 120 của C13 -E29 của tôi à sin cám ơn bạn, tôi là Bình chỉ huy khẩu cối lúc đấy nè.
    Trần Dũng Vậy lúc đó có phải kối 120 bắn không bồi, vì nổ rất gần chổ tôi nổ súng, tôi không biết đạn phe nào cứ cày xé chung quanh.
    Phạm Yên Bình Sau khi rút quân khỏi 547 tôi vứt lại hơn chục quả đạn, trong trận đánh một mình tôi bắn chống lại 200 thằng ponpot tôi bắn hơn hai mươi quả
    Trần Dũng Cảm ơn bạn đã thả cối không trúng đầu tôi.
    Phạm Yên Bình Kinh nghiệm trận mạc nhiều năm rồi hơn nữa chúng mình gần nhau trong lòng suối, cách nhau chưa được 15m mà.
    Trần Dũng Từ trận địa cối đầu tiên thì cách 15m thật, nhưng sau khi bạn thả mấy quả đầu vào chiều 14-4 thì lộ mục tiêu, địch bắn gần 10 quả ĐK 75 từ trên 547 xuống nhờ có nhiều cây khộp và bằng lăng che đỡ nên chúng ta thoát nạn.
    Sau đó khẩu đội cối triển khai qua bên phải tụ thủy có nhiều tre gai, lúc đó có khẩu 12’7 của C14 nửa, còn trung đội tôi vẩn ở bên này tụ thủy bảo vệ phẫu và cối của đồng hương nên cách 50m đường chim bay. Bởi vậy tôi mới lãnh đủ giữa hai lằn đạn, tôi nhìn rất rõ thấy địch rất nhiều không biết bao nhiêu tên. Còn khẩu 12’7 chỉ có một người bắn được hai loạt là bỏ chạy mất xuống tụ thủy dây đạn còn đong đưa trên tầm súng, trước hỏa lực mạnh của địch mà ta không cò còn tinh thần chiến đấu, khi tiếng nổ của 120 ly là tôi biết của C13 bắn thẳng đứng nòng đã cứu được một bàn thua chết người trông thấy. Tôi là nhân chứng sống hẳn hoi chứ không nghe ai lặp lại, tối đó trung đội bảo vệ tôi còn bị pháo 105 bắn hủy trận địa chụp lên đầu khi chưa rút hết quân, tôi trong những thằng còn khỏe được bỏ chạy sau cùng.
    Phạm Yên Bình Tôi ra lệnh di chuyển khẩu cối vào thung lũng suối có nhiêu cây to và bụi tre để an toàn cho anh em, nếu k thì ái biết địch nó bắn vào trân địa cũ như mưa và sau đó điều tiểu đoàn tăng cường hót khẩu 120 của mình nhỉ, nhưng còn lâu qua được yên Bình vì mình đã thuộc lòng bình pháp tôn Tử, dùng kế điệu hổ ly sơn mà nên chúng nó phải nếm đòn. Đúng k ái
    Phạm Yên Bình Tôi là người ứng dụng đầu tiên trong sư đoàn 307 và bắn ứng dụng dựng đứng cối và tôi một tay giữ nòng một tay cúi xuống đưa quả đạn nặng 27kg cho vào bắn sau khi bắn xong được hơn 20 quả mới biết mình thoát nạn.
    Phạm Yên Bình Thôi chuyện cũ qua lâu rồi anh em mình còn sống là may lắm rồi ái nhỉ
    Hanh Nguyen Pham Yên Binh quả là một sức mạnh phi thường một tay dựng nòng cối một thả đạn, thả tới 20 quả !!
    Phạm Yên Bình Năm 2012 tôi vào quảng nam dự ngày nhập ngũ của mấy anh em, có ba bốn đứa D7-D8-D9 cứ tìm hỏi anh Bình Đen C13 đâu, khi mấy đứa chi tôi thì bọn nó đến cám ơn anh đã bắn mấy trúng diệt mấy khẩu ĐKZ 75 của địch, không thì bọn em chết mất. Thật cảm động, và ôm tôi khóc.
    Phạm Yên Bình Không tin hỏi anh em đơn vị C13 là biết, lúc đấy sức trai trẻ mà, vì bị địch nó dồn mình vào chân tường rồi ai cũng phải làm như tôi thôi bạn ạ.
    Nguyễn Thành Châu Trận này mình cũng tham gia với khẩu ĐKZ 75 trận địa của mình phía trước suối tre nhìn từ 547 vào buổi sáng ngày đầu tiên và sau khi cũng cố trận địa xong. Nhìn thấy trận địa DKZ của địch chớp lửa rất rõ nên có xin bắn và được chấp nhận thế là mình làm một phát thì địch phản rất nhiều nhưng không vào trận địa của mình mà rời vào khu vực trung đoàn nên lệnh không cho bắn nữa từ đó mình nằm im cho đến lúc rút quân. Cũng cảm ơn đồng hương Binh Yên Pham nếu không thì bây giờ như thế nào đây
    Chieu LehuyNhững người trong cuộc mới thấy hết sự gian nan khốc liệt của cuộc chiến, và cũng chính trong cuộc chiến mới phát huy hết sức mạnh của người lính. Tôi tin bạn Pham Yên Binh ạ, bởi hơn ai hết không ai hiểu rõ cuộc chiến bằng chính chúng ta.
     
    Bao Ngoc 1234, ai0ia and amylee like this.
  12. machine

    machine Lớp 11

    HUẤN LUYỆN TRINH SÁT :D
    Trinh sát mới thường phải đi với lính cũ một thời gian khá dài , đầu tiên chỉ cầm địa bàn đi những đoạn ngắn khoảng 3 km quanh doanh trại , từ tiểu đoàn bộ sang các đại đội bộ binh .
    Một hôm Khoa , Thanh phun Rô và tôi dẫn ba tân binh trong tiểu đội tập cắt góc , đi vòng vèo trong trường bắn rồi tạt vào rừng xanh , đưa địa bàn đã cài đặt góc độ cho Liêm tập đi , Liêm là một lính mới nhanh nhẹn quê Quế Sơn , Quảng Nam , hắn đi rất thuần thục , đang đi nuột nà đựơc khoảng 1km rừng xanh , đường rất dễ đi , đột nhiên nó đứng khựng lại , mặt cắt không còn hột máu
    - Trời ơi ! anh ơi !
    Nó chỉ xuống dưới chân , những chiếc đầu lâu trắng hếu xếp dài dằng dặc dưới các gốc cây , không đếm cũng áng chừng khoảng ba chục chiếc , những chiếc sọ người trắng ởn mốc thếch đặt rất ngay ngắn thành hàng lối như hình ảnh hành quyết tế thần của các bộ tộc dã man . kể cũng lạ , dân Choăm Sere hiền lành luôn luôn có nụ cười thân thiện trên môi sao có thể tàn ác như vậy , hay đây là một tàn tích của cuộc chiến tranh Thái - Miên năm xưa . Với lính cựu chúng tôi không có ấn tượng gì vài bộ xương trắng đó , vì đã từng chứng kiến những cánh đồng đầy xác chết quạ kêu , những hố chôn tập thể nồng nặc tử khí , nhưng lính mới thì bị xốc , thấy những hình ảnh này như báo hiệu sự khốc liệt của chiến tranh bắt đầu . Lần này giao cho Tiến cắt góc , Tiến là tân binh cũng cùng huyện với Liêm hắn to béo ục ịch , gặp phải hình ảnh này Tiến rất hoảng , cắt rừng ngó trước ngó sau mới dám tiến lên , một lúc lâu mới ra khỏi đường cái , Khoa bấm tôi rồi hô dừng lại , mắt Khoa trố ra có vẻ rất căng thẳng
    - Con đường này của địch . tất cả nằm im ! còn có cả vết xe ô tô vẫn còn mới nguyên .
    Tôi đế thêm :
    - Chúng hành quân đội hình trung đoàn đấy , hôm trước làm gì có con đường này .
    Thanh phun rô không nói gì , chỉ lấy mũ tai bèo lau mặt ngoảnh đi chỗ khác . Các lính mới nằm bẹp xuống , ngón tay đặt vào cò súng tư thế sẵn sàng chiến đấu . Thanh phá tan căng thẳng
    - Thôi các ông ơi ! bày đặt mệt quá , sang C6 chơi đi .
    Chúng tôi cười phá ra , mấy chú tân binh thở phào nhẹ nhõm .
    Thằng Liêm rất thích làm lính trinh sát , nó luôn bám theo chúng tôi , thích nghe mấy anh lính cựu kể chuyện chiến đấu , những câu chuyện tìm địch diệt địch đầy cam go , nguy hiểm nó cứ há hốc mồm , lính trinh sát lại hào hoa , bất cần đời , đi đến đơn vị nào anh em cũng quý , ai sẵn máu phiêu lưu mạo hiểm thì vào nghề trinh sát rất hợp , mà nó cũng muốn như các đàn anh .
    một hôm trong bữa cơm trưa , nó hỏi Khoa :
    - Anh đã lần nào vào doanh trại của địch chưa ?
    - Có chớ ! nhiều lần lắm , mò vào đếm từng đôi dép của chúng mà chúng không hay , sờ từng cây súng , qua vọng gác nó còn đái cả lên đầu mà không phát hiện ra .
    - Sao không cắt đầu chúng ?
    - Ngu vậy , đi nắm tình hình địch về báo cáo cấp trên , đâu được phép tùy tiện
    - Ồ , vậy hỉ ? em muốn cầm dao cắt phéng ngay cái cần cổ .
    Vừa hay lúc đó , có ông Già Lào vác một cái đùi hoẵng mang vào biếu chỉ huy tiểu đoàn . ông Già Lào rất quý ông Lực , bẫy được con thú dù to hay nhỏ đều đưa cho liên lạc để sào nấu tẩm bổ cho các thủ trưởng . Tiểu đội trinh sát nằm ngay đằng sau nhà chỉ huy , mọi hoạt động đều không qua được con mắt lọc lõi của lính trinh sát .
    Hai chú liên lạc tiểu đoàn triển khai nồi thịt hoẵng , bếp đã đỏ lửa , mùi giềng quyện với mùi thịt thú thơm lừng . Lính trẻ , tuổi mới lớn chịu sao nổi sức hấp dẫn này , vị thơm như vẫy gọi chúng tôi . Khoa
    nói nhỏ với đám lính mới :
    - Nhiệm vụ thử thách đầu tiên đây nhé ! đứa nào lấy được nồi thịt về đây mà không bị phát hiện , tao sẽ công nhận đấy là lính trinh sát .
    Thằng Liêm xung phong ngay :
    - Chuyện nhỏ ! để em .
    Nó thoăn thoắt vận động qua các gốc cây , ém mình chờ đợi rồi vút vào sau bếp , ngó nghiêng không động tĩnh , khi Đào và Thuận vừa lên nhà , nhanh như chớp nó chạy thẳng vào trong bếp , một loáng hắn đã bê trên tay nồi thịt vẫn còn bốc khói nghi ngút , vừa chạy , vừa kêu :
    Trời gươi ! nóng quá tời !
    Chúng tôi nhanh tay hỗ trợ , trút nhanh nửa nồi thịt nóng hổi vào thau cơm , rồi giao cho thằng Liêm trả lại vị trí cũ .
    Một lúc sau thấy hai liên lạc chạy vào chạy ra , mặt nhớn nhác .
    Chúng tôi tỉnh bơ như chẳng biết chuyện gì , Khoa và Liêm vẫn đang lúi húi trong tấm bản đồ :
    - Đây nhé ! màu trắng là bãi trống , màu xanh là rừng già , còn kia là con suối , cuối cùng là ngã ba đường đã hiểu chưa , hiểu chưa ? .
    Đào lẩm bẩm trong miệng :
    - quái lạ ! cả nồi thịt đầy đi đâu mất nửa .
    Các thủ trưởng cũng chẳng quan tâm , chỉ có liên lạc Đào tức lắm nhưng không bắt được quả tang .Thủ trưởng nào thèm chấp mấy thằng lính , lúc nào các thủ trưởng cũng lo lắng cho chúng tôi , Bọ Lực thường hay bảo Thuận múc cho trinh sát chúng tôi bát canh , bọc thịt . Nhưng tính nghịch ngợm của lính trẻ thời nào chả vậy . Tôi nhớ nhất một buổi tối ở sân bay Stung Treng xe hậu cần vừa xuống có hai thùng lương khô cho sỹ quan , Tân Cu Lừng cùng Khánh Sếch nẫng ngay một thùng chia cho các đồng hương , ông chính trị viên phó bắt khám cả D bộ tìm cho ra ai là thủ phạm . Bọ Lực gạt đi
    - Mình không được ăn thì lính ăn , có lọt vào tay địch đâu mà tức tối .
    Cái thời chiến dịch năm 1979 , chỉ huy mặt trận ban bố 9 điêù quy định . Sỹ quan còn khổ hơn cả lính , không dám ăn gì của dân , người gày rạc má hóp lại , môi khô nẻ vì thiếu rau . Lính thì khác vẫn có cách để sống , còn sống khỏe , đêm đêm vẫn đỏ lửa xào nấu , nhưng lính cũng biết nghĩ cho các thủ trưởng , vẫn ngầm dúi vào tay các thủ trưởng quả trứng luộc , trái soài ương hoặc khúc cá kho để tẩm bổ , lính trơn đâu phải vô tình
    Nguyễn Tuấn D8E29F307
    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/12/23
    amylee thích bài này.
  13. machine

    machine Lớp 11

    Trong quân đội còn một lực lượng trinh sát khác, tinh nhuệ hơn, được đào tạo bài bản hơn, đó là trinh sát luồn sâu.
    Hồi ký của một trinh sát luồn sâu - tài hoa và rất cảm động:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    amylee and bánh mì sữa like this.
  14. bánh mì sữa

    bánh mì sữa Mầm non

    Nghe kể mà rợn tóc gáy :oops:
     
    machine thích bài này.
  15. gr0faz

    gr0faz Mầm non

    hồi ký này chưa có ebook, đúng không bạn?
     
  16. machine

    machine Lớp 11

    Mình cũng không rõ, không biết đã có bạn nào làm ebook chưa.
    Ngoài lề là hồi ký của cụ Nam "Chẫu" (Trinh sát luồn sâu) và hồi ký của cụ angkorwat (Những chuyện vui buồn...) viết rất chỉn chu, hầu như không có lỗi chính tả, lỗi đánh máy; ngắt câu ngắt dòng đều chuẩn chỉnh.
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này