Tuỳ bút - Biên khảo G Ký ức một thời học văn

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi tducchau, 23/2/14.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    VŨ QUẦN PHƯƠNG


    Tên thật là Vũ Ngọc Chúc, sinh ngày 8.9.1940 tại Hà Nội. Quê Hải Trung, Hải Hậu, Nam Hà. Vốn là bác sĩ, sau chuyển sang biên tập văn học Đài tiếng nói Việt Nam, nhà xuất bản Văn học. Hiện là đại biểu Quốc hội (khóa IX), Tổng biên tập báo Người Hà Nội, Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1982-1983 với tập thơ Những điều cùng đến.

    Tác phẩm chính đã in: Âm thanh im lặng (thơ, 1969), Hoa trong cây (thơ, 1977), Những điều cùng đến (thơ, 1983), Hạt cát (thơ, 1985), Vầng trăng trong xe bò (thơ, 1988), và một số tập sách giới thiệu, phê bình thơ khác.



    CÁI ‘BẮT ĐẦU” CỦA VĂN CHƯƠNG



    Học xong phổ thông tôi thi vào đại học y khoa. Tôi chọn ngành y vì lúc nhỏ hay ốm (thật ra chỉ là viêm a-mi-đan) và cũng vì cái câu ca hồi ấy: Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa. Trong thời sinh viên tôi bắt đầu làm thơ, đăng thơ. Khi là bác sĩ ở Bộ y tế, có dịp đi các địa phương, vào vùng chiến sự, tôi viết nhiều hơn. Thơ được in thành tập, rồi vào Hội nhà văn, bỏ cả nghề bác sĩ đi làm thơ. Bây giờ nhìn lại hóa ra mình đã vào nghề văn chương chuyên nghiệp hơn hai mươi năm rồi.


    Nói tôi thích văn từ bao giờ hoặc học văn như thế nào tôi không biết bắt đầu nói từ đâu. Nếu nói về cái chất tâm hồn thì mù mờ lắm và xa xưa nữa. Nhưng ngẫm nghĩ thì thấy chính nó mới là cái bắt đầu của văn chương.


    Nhưng chuyện ấy để nói vào dịp khác. Tôi chỉ kể ở đây vài kỉ niệm học văn. Tôi thích môn văn là từ khi vào học trung học đệ nhất cấp (sau gọi là cấp II). Thầy dạy văn tôi lớp đệ nhất ấy là thầy Hoài Việt và thầy Phố. Thầy Phố tôi không được gặp lại. Chỉ nhớ một câu thơ thầy đọc, hình như thơ của thầy: Cánh buồm tốc ngược, gió thổi xuôi. Thầy Phố vốn vui tính, thầy bảo câu thơ ấy hay là ở chữ tốc ngược. Bây giờ tôi thấy câu thơ ấy “hay vừa” thôi, chứ hồi ấy tại tôi nhập tâm, định bụng sau này nếu làm được thơ thì mình cũng tốc ngược như thầy. Còn thầy Hoài Việt sau này viết nghiên cứu, viết văn, viết thơ. Bây giờ thầy sống ở thành phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng tôi có được gặp. Thầy Hoài Việt hồi ấy đẹp trai lắm (bây giờ còn đẹp), người cao. Thầy vào lớp, mặc comlet trắng, có giọng đọc ấm. Thầy giảng Lục súc tranh công, lần đầu tôi hiểu lờ mờ văn chương dùng loài vật để nói loài người là như thế nào và dù nói người thì vẫn không tách khỏi những tập tính loài vật. Cũng năm đó, ngẫu nhiên tôi vớ được cuốn truyện cho trẻ con là Dế mèn phiêu lưu kí. Tôi đọc một lèo hết truyện mà chẳng đọc đến tên tác giả. Có đọc cũng quên, chỉ nhớ chàng Dế Mèn thôi (Sau này tôi mới để ý trẻ con chỉ đọc truyện mà không đọc tên tác giả, còn người lớn, nhất là người lớn là nhà văn thì chỉ đọc tên tác giả mà không hay đọc truyện). Nhờ bài dạy của thầy Hoài Việt về Lục súc… mà tôi biết cách đọc Dế mèn… Đọc một truyện (về Dế) mà biết hai truyện (Dế và người). Thích thú lắm và thấy văn chương có cái gì hơi kì lạ. Sau này tôi có dịp đọc lại Dế Mèn, thấy mình cũng không phát hiện được gì nhiều so với lần đọc đầu tiên năm mười một tuổi. Dun dủi thế nào bây giờ tôi lại được làm việc cùng cơ quan với cái ông đã viết ra quyển Dế mèn đánh dấu vào tâm hồn mình ấy. Lúc họp hành tôi hay ngồi ngắm ông, nghĩ cứ như người trong cổ tích bước ra mà lại cùng ăn trưa, cùng lĩnh phong bì như mình, đời người nghĩ cũng hay.


    Thầy Hoài Việt giảng Nhị thập tứ hiếu bắt đầu gợi cho tôi nghĩ tới cái giá trị mà người ta định ra để khen chê con người không phải bất hiếu. Trong bài có ông ăn trộm cam mà lại đáng khen vì ông thương mẹ. Lại có người hiếu với bố mẹ nhưng lại tàn ác với con cái. Lớn lên vào đời, những lời khen chê miệng thế ít làm tôi tin tuyệt đối, có lẽ từ bài giảng của thầy Hoài Việt. Nhưng từ cái cách lập luận ấy, khi học phổ thông cấp ba tôi cũng bị phê bình là hay nói ngược ý chung của tập thể. Còn vào đời, có lúc tôi đã nhận được lòng tốt của những người từng bị coi là chả ra gì. Anh Xuân Diệu có lần nói: “Có trái khoáy như thế nó mới là cuộc đời” – cứ như củng cố cho cái quan niệm hình thành từ thời thơ ấu của tôi. Ôn lại kỉ niệm này tôi chỉ muốn lưu ý cái điều mà nhiều người đã nói: Văn học là nhân học, dạy văn là dạy chuyện đời; không bàn chuyện của đời, dạy văn sẽ khó lắm và học văn sẽ chán ghê. Trẻ con không thích học văn là phải xét cho đến văn chứ không phải tại trẻ con bây giờ nghèo tâm hồn.


    Năm đệ lục tôi được học thầy Nguyễn Xuân Huy. Ít năm sau mới biết thấy Huy là tác giả được Hoài Thanh tuyển vào Thi nhân Việt Nam. Thầy Huy vào lớp cứ đứng trên bục giảng, không bao giờ ngồi vào ghế. Cũng không nhìn học trò, thầy nhìn vào góc nhà trên trần và cứ nói như trò chuyện với đấng vô hình nào. Nhờ thầy Huy, tôi biết được cái hay của thơ mới. Thầy đã giảng Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Sơn tinh thủy tinh của Nguyễn Nhược Pháp. Cũng nhờ thầy, tôi được vỡ lòng về văn xuôi Tự lực văn đoàn với Thừa tư, Gánh hàng hoa, Thế rồi một buổi chiều, Vàng và máu… Lại được biết cả Prosper Merimée (*) với chuyện trả thù xứ Corse, biết Vichto Huygô với Những kẻ khốn nạn. Đoạn trích giảng đến nay vẫn còn lờ mờ trong tôi một buổi chiều thôn quê nước Pháp cái bữa Giăng Vangiăng dẫm chân ăn chặn đồng xu của đứa bé nạo ống khói. Thầy Nguyễn Xuân Huy hay giảng kĩ các chi tiết gọi được thần thái đoạn văn, bài thơ. Nhờ thầy tôi biết được cách đọc và cả cách viết để ra văn. Các chi tiết ấy thường để lại ấn tượng rất sâu. Như trong truyện của P. Merimée là cái tia khói súng bay lặng lẽ sau vụ giết người giữa rừng vắng. Trong Thừa tự là tiếng quả nhãn rơi ấm ức trên từng bậc cầu thang khi người nhà quê đội mâm nhãn kính biếu bị đẩy xuống. Trong Vang bóng một thời là những giọt nước rõ xuống mặt đường cát thành những ngôi sao thẫm màu đánh dấu đường về của khách sau khi bọn gánh nước chào nhà sư…


    Nhiều bài văn tôi quên rồi nhưng các chi tiết tôi vẫn nhớ và còn giúp tôi ngẫn nghĩ để hiểu những thủ pháp của văn học, rồi tự mình tôi lại biến hóa đi để làm vào thơ của mình. Có những ý thầy Huy giảng sau này tôi nói lại theo cách của mình, được chính tác giả của bài văn thích thú. Hồi anh Xuân Diệu còn sống, tôi đã khoe với anh thầy Nguyễn Xuân Huy giảng bài Đây mùa thu tới hồi 1953 đã tách ra các chi tiết hoa-lá-cành-trăng-sương-gió, anh Diệu ngạc nhiên và thích thú lắm. Tôi thấy lúc còn học phổ thông mà được các thầy phân tích kĩ cái hay từ các chi tiết nhỏ thì ai cũng sẽ thành người yêu văn học. Tôi thấy cái đẹp của văn chương có sức quyến rũ lạ kì. Ai dính vào văn chương rồi, có làm đến chức gì to tát thì cũng trở lại với văn chương. Nhưng tìm ra được cái hay đích thực của văn chương không dễ đâu nên đã có nhiều người ngộ nhận lầm lẫn. Có khi cả đời làm văn, viết bao nhiêu là giấy mà không biết đến chất văn thật sư của văn. Như người đi tu lần mòn bao nhiêu chuỗi tràng hạt mà không giác ngô được tính Phật. Trong khi có thể ông đồ tể suốt đời sát sinh mà khi buông dao ra thành ngay Bồ tát. Điều quan trọng là có thầy tinh diệu khai tâm cho. Thầy Nguyễn Xuân Huy ra đề tập làm văn về “nạn nhân mãn và ý kiến của trò”. Hồi đó, 1953, chưa có vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình ở ta, nhưng chắc thế giới người ta đã nói đến nhiều. Đề tập làm văn đó có nằm trong kế hoạch giáo dục dân số hay không tôi không được biết, chỉ biết thầy Huy yêu cầu áp dụng cách dùng chi tiết để nói, không bình luận chay. Tôi nhớ là tôi đã kể lại chuyện mất một buổi đi câu cá thú vị vì cái cần câu thì gác lên bếp, mà ở bếp lại đang giờ làm cơm, đủ các thứ món ăn của mọi gia đình đang đun nấu, rút được cái cần câu ra thì bụi bẩn hết. Thầy Huy khen là tôi đã tả một cái bếp mà thể hiện được nạn nhân mãn và hậu quả của nó là sự nghèo nàm (qua các món ăn) và những trở ngại (như mất buổi đi câu), lúc viết tôi chả nghĩ được như thế, tôi chỉ ta cái bếp thực của gia đình tôi trọ, vốn đông chủ và đều là dân nghèo. Bài ấy tôi được điểm cao nhất lớp. Thầy đọc bài tôi cho cả lớp nghe. Từ đó bọn trong lớp nhìn tôi có vẻ nể. Tôi khoái lắm. Lần sau thầy ra bài tả một vũ đánh nhau. Tôi lại dở võ cũ là bịa ra một cái cớ như cái cớ đi câu của bài trước để ta một vụ học sinh đánh lộn ở Bách thảo, thầy chê là lạnh nhạt lắm, thầy bảo cách tôi làm là lung khởi, không hợp, bài này phải trực khởi. Tôi cũng vận dụng cách dùng chi tiết, tôi viết “những chiếc lá sâu rơi như báo hiệu cảnh sát sắp đến”. Tôi chắc mẩm sẽ được thầy khen vì tôi đã học mẹo của P. Merimée khi ông tả vệt khói súng bay lặng lẽ trên đầu nòng súng sau vụ giết người nhằm đối chiếu cái yên tĩnh thanh bình của rừng già với hành động tàn bạo vô lí của con người như lời thầy đã giảng. Chê ghê gớm, thầy bảo: giữa cái lá rơi với cảnh sát chẳng có liên quan gì, phải là tiếng còi thổi hay tiếng mô tô mới báo hiệu cảnh sát chứ. Kì ấy tôi cũng được điểm nhất nhưng là thấp nhất. Bù lại tôi hiểu được một thủ pháp sơ đẳng của nghề văn, sau này có nhiều dịp áp dụng. Học thầy Nguyễn Xuân Huy năm ấy, tôi học được nhiều mẹo của các bài giảng văn, nói kiểu chữ nghĩa là học được cách phân tích bút pháp của từng tác giả. Bây giờ tôi viết bình luận văn chương hoặc đi nói chuyện thơ cũng chỉ là áp dụng những kinh nghiệm học ở lớp đệ lục năm ấy. Với tôi, người không học qua đại học văn khoa, vốn liếng vào nghề văn chỉ là kiến thức của trung học, tôi thấy vai trò các thầy dạy văn ở phổ thông rất quan trọng, tạo kiến thức cho cả đời người.


    Sau này lên các lớp trên tôi may mắn được học các thầy vốn là nhà văn hoặc nhà nghiên cứu văn học như Trần Lê Văn, Nguyễn Tường Phượng, Nguyễn Uyển Diễm, Đái Xuân Ninh, Đoàn Nồng. Hồi tôi học trung học nhà trường phổ thông còn chuyên biệt kim văn với cổ văn, có thầy riêng cho từng môn. Thầy Nguyễn Tường Phượng, Nguyễn Uyển Diễm chuyên về cổ văn. Thầy Phượng còn chuyên về dạy Truyện Kiều. Mỗi tiết giảng của thầy về Nguyễn Du, cả lớp say mê hơn xem cải lương. Từ niềm say mê các thầy truyền thụ cho từ buổi thiếu thời ấy tôi đã tự mầy mò khám phá ra các điều kì lạ của văn chương, dần dà trở thành người lấy văn chương làm nghề nghiệp cho mình.


    3.10.1994
    VŨ QUẦN PHƯƠNG
     
    haiauLucky thích bài này.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    HỮU THỈNH



    Họ Nguyễn, sinh 15.2.1942 tại Duy Phiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Là chiến sĩ xe tăng những năm chống Mĩ cứu nước. Tốt nghiệp khóa I trường viết văn Nguyễn Du. Từ là Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội. Hiện là ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Giải thưởng Hội nhà văn 1980 với trường ca Đường tới thành phố.
    Tác phẩm chính đã in: Đường tới thành phố (trường ca, 1979), Từ chiến hào đến thành phố (thơ, 1985), Biển (trường ca, 1994), Âm vang chiến hào (thơ, in chung), …



    BÀI HỌC QUANH NHÀ



    Tôi sinh ra từ một làng quê trung du thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Khi tôi đến tuổi đi học, làng tôi trở thành nơi tranh chấp giữa bộ đội ta và bọn tây đồn trú, một địa bàn mà danh từ quân sự quen gọi là vùng vành đai trắng. Tôi chỉ thực sự đến trường từ sau ngày hòa bình lập lại lần thứ nhất (1954). Trước đó tôi theo học các lớp vỡ lòng trong một chiếc điếm xây bằng đá ong, bàn học là sàn điếm lát gỗ lim đen bóng. Lớp học không có cửa, tôi còn nhớ có lần một cơn mưa đá bất chợt ném rào rào vào chỗ chúng tôi ngồi, và bọn trẻ chúng tôi kinh ngạc không hiểu vì sao vốc hạt mưa đá trên tay, lúc sau nó tan biến đi đâu mất. Thầy giáo đầu tiên của chúng tôi là bác Phó Hải, thợ may nổi tiếng trong làng. Bộ chữ Hán, thầy đã học đến sách thứ tư, nhưng vốn quốc ngữ chỉ vừa đủ dạy cho một người thoát nạn mù chữ. Chiếc thước thầy vẫn thường gõ nhịp cho chúng tôi đánh vần từng chữ trên bảng chính là thước thợ may thầy thường dùng để đo cắt quần áo, cho đến nay tôi vẫn còn nhớ rõ những chấm nhỏ li ti được khắc bằng đồng chia thước ấy ra từng đoạn đều nhau. Lớp học vui vẻ ấy chỉ bắt đầu được ít ngày thì máy bay giặc Pháp đến bắn phá quê tôi, tiếp theo đó là những ngày tản cư liên miên hết làng này sang làng khác. Việc học của tôi bị gián đoạn. Tôi rất nhớ các bạn cùng lớp vỡ lòng ấy, nhớ thầy giáo Hải không biết đang chạy loạn ở nơi nào. Cha tôi lúc đó đang hoạt động du kích, sau được cử phụ trách đoàn dân công của xã đi phục vụ chiến dịch Trần Hưng Đạo. Theo sau đôi quang gánh tản cư của mẹ tôi là cả một đàn con vừa ngơ ngác vừa sợ hãi. Khi thì ngủ lại trong một ngôi chùa, lúc nương náu trong nhà dân, có khi đùm dúm nhau dưới một gốc đa cổ thụ. Từ ngôi làng nhỏ bé của mình, trên con đường chạy giặc như vậy tôi biết thêm được nhiều làng khác và mỗi làng là một thế giới riêng đầy mới lạ. Chính cuộc đời tản cư như vậy cho tôi biết được từ chiếc chùy trong tay ông Hộ Pháp, đôi mắt dữ dội của Quan Công, mái tam quan cong vút đến bến đò lầy lội và bao nhiêu thứ quả ăn được ở trên rừng. Tôi phân biệt được quả trám trắng và trám đen, lá tre và lá trúc, quả bòng và quả bưởi, chim cà siêng và chim tu hú. Và lạ lùng sao, cái bát ở quê tôi, ở bên kia sông Đáy, người ta gọi là cái đọi, cái chiếu kêu bằng gon. Tôi thích thú trước những phát hiện của mình. Tâm hồn trẻ thơ tôi mở rộng, náo nức đón nhận kho báu của cuộc đời quanh mình. Từ cái vốn ấy tôi tiếp tục tìm hiểu thêm nhiều thứ khác nữa.


    Chắc các em sẽ hỏi, vậy những cái đó có liên quan đến việc học văn trong nhà trường? Có đấy. Và tôi nghĩa nó rất quan trọng nữa cơ đấy. Bởi vì như nhà thơ Tố Hữu đã nói “Văn học là cuộc đời” mà nếu không có sự hiểu biết đến mức nào đó cuộc đời quanh mình, nói rộng ra là toàn bộ cái bối cảnh trong đó chúng ta đang sống thì văn học chắc sẽ vất vả lắm, nó sẽ giống như một cuộc đánh vật với chữ nghĩa. Thí dụ như, đọc câu ca dao “Muốn tắm mát lên ngọn sông đào. Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh”, chắc chắn một em sinh ra ở đồng quê trung du sẽ cảm nhận nò mau mắn hơn, xúc động hơn một em ở thành phố. Kinh nghiệm bản thân tôi nhờ được tiếp xúc sớm với thiên nhiên đa dạng, lại sớm phải chịu cái cảnh đói rét của những ngày chạy giặc mà tôi hiểu những bài văn trong sách giáo khoa sống động hơn, lung linh hơn, và do đó thích thú hơn. Tôi yêu môn văn từ nhỏ. Tôi chẳng những thuộc lòng tất cả các bài thơ trong sách giáo khoa mà cả những bài tập đọc bằng văn xuôi nữa. Càng học lên thì tình yêu đó càng lớn.


    Trong sự hình thành tâm hồn thơ trẻ của tôi thì sự ảnh hưởng của mẹ tôi có một vị trí thật đặc biệt. Mẹ tôi là một người đàn bà lam lũ, bận bịu, lo nghĩ quanh năm. Hồi còn trẻ, người không hề được đến lớp ngày nào, chỉ đến khi nước nhà giành được độc lập (1945), mẹ tôi mới được đi học các lớp bình dân học vụ. Vốn văn hóa mới đạt tới mức biết đọc biết viết, rồi dừng lại đó vì chiến tranh, vì lo sinh sống, dúm đùm cho cả một đàn con. Mẹ tôi nghèo chữ nhưng lại rất giàu các bài ca, những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” mà chúng ta quen gọi là huyền thoại, truyền thuyết. Mẹ thuộc lòng những truyện thơ “Phạm tải Ngọc Hoa”, “Tống Trân Cúc Hoa”, “Hoàng Trừu”, “Thạch sanh”… và mẹ truyền lại của cải tinh thần đó cho chúng tôi qua lới ru đượm buồn cất lên từ căn nhà đất có tiếng thạch sùng chép miệng và tiếng gió rít ở đầu hồi!

    Giã ơn cái cối cái chày
    Nửa đêm gà gáy có mày có tao
    Giả ơn cái cọc bờ ao
    Nửa đêm gà gáy có tao có mày.


    Thân phận nào, than thở nào đây? Trái tim non nớt của tôi lãng mãng nhận ra cái vị đắng của cuộc đời đi ở xưa kia. Khi đó tôi chưa thể hiểu hết ý nghĩa của câu ca, nhưng tôi thấy nó thật gần gũi. Cái cối cái chày, cái cọc bờ ao, những thứ ấy quá quen thuộc với tôi nhưng cứ lạ mãi tại sao nó lại trở thành tiếng nói buồn tủi bắt ta phải thương xót, cảm thông? Trí tưởng tượng của tôi phát ra một bóng người cô độc, bị vắt kiệt sức, bị ném xuống tận đáy, bị loại ra khỏi cái thế giới người, chỉ còn biết thui thủi một mình thổ lộ tâm tư cùng những vật vô tri vô giác.


    Và đây nữa:

    Vui từ trong ngõ vui ra
    Buồn từ ngã bảy ngã ba buồn về.


    Sao vậy? Đây phải là tâm sự của một người không gặp may trong cuộc đời, một trái tim thất vọng, một nỗi niềm nhiều uẩn khúc. Mẹ chỉ đọc một lần là tôi thuộc ngay, thuộc rồi cứ một mình đọc đi đọc lại mãi, tự nhiên hiểu ra cái ấm ức, cái ngậm ngùi trong lời ca ấy. Đôi câu lục bát, mười bốn chữ, sức mạnh từ đâu tới mà đọc lên cứ khắc khoải, cứ vẩn vơ, không sao dứt khỏi cái ngổn ngang của một cõi lòng. Trước những câu ca dao như vậy, tôi hay hỏi: “Vì sao, vì sao?” Câu hỏi mách nước cho những suy đóng, những tưởng tượng đề rồi sau đó đắm mình trong cái thế giới do chính mình tạo ra. Những câu ca như những viên ngọc. Có biết bao nhiêu viên ngọc như thế ở trên đời. Chúng ta có thể tìm thấy nó ở khắp mọi nơi, ở quanh căn nhà ta ở. Từ khi học lên cấp II, tôi đã có một quyể sổ tay để sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ mà tôi yêu thích. Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ được thói quen ấy. Người đọc cho tôi có thể là cô tôi, một người sắm những vai chèo được cả làng xuýt xoa khen ngợi; có thể là bác tôi từng nổi tiếng về tài đan lát và có thể là bà bán bánh đa trong chiếc quán xiêu vẹo ở đầu làng… Nhưng nhiều nhất vẫn là mẹ tôi.


    Cuốn sổ của tôi ghi tiếp:


    – Mẹ em tham khúc cá thu
    Gả con về biển mịt mù tăm tăm.

    – Chàng buồn chàng còn có chốn thở than
    Em buồn như thế nén nhang lụi dần.

    – Có bát sứ tình phụ bát đàn
    Nâng niu bát sứ vỡ tan có ngày.


    Mỗi câu ca một câu chuyện đời, rõ ràng đây là một trái tim đang thổ lộ, dãi bày, đang muốn đi tìm sự tri âm tri kỉ của người khác. Những câu ca như vậy theo suốt đời tôi, làm cho tâm hồn tôi giàu có thêm, nó đánh thức tình thương, dạy tôi biết quan tâm đến người khác.


    Đến bây giờ thật khó nói chính xác là tôi đã làm thơ do những duyên cớ nào. Có điều chắc chắn là phần ảnh hưởng của những câu ca dao kia thật to lớn. Nó cho tôi vốn chữ nghĩa đã đành; quan trọng hơn là nó dạy tôi cách cảm nhận truyền thống của người Việt Nam ta. Lớn lên đi bộ đội, gặp những lúc thiếu gạo thiếu muối trên Trường Sơn, tôi nhớ lại lời dạy của mẹ tôi “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” và tôi đã viết những câu sau trong trường ca Sức bền của đất:

    … Xa mẹ chúng con vỡ nhẽ trăm điều
    Ăn trông nồi là nhường nhịn anh em
    Ngồi trông hướng là biết thù bóng tối.​

    Trong trường ca Đường tới thành phố, để tả một trường hợp một cán bộ nằm vùng bị giặc bắn lén sau ngày giải phóng đầu tiên, tôi bỗng nhớ đến câu ca dao: “Tưởng rằng đá nát thì thôi. Hóa ra đá nát tôi vôi lại nồng”, và tôi đã viết về sự hóa thân kì diệu của anh:


    … Có anh tiếng sấu gọi mùa
    Trâu đàn lại gánh tua rua đi cày
    Đá nồng vít mạch vôi xây
    Có anh cho búp ngói này trông lên.


    Những sự ảnh hưởng như vậy dễ thấy, còn có sự ảnh hưởng khác sâu xa hơn, thấm thía hơn, tinh vi hơn. Nó dạy tôi cách nhìn nhận việc đời. Nó dạy tôi sống theo tình nghĩa, bằng tình nghĩa. Nhưng đấy là đầu đề cho một lần gặp mặt khác, chúng ta sẽ tâm sự cùng nhau.


    HỮU THỈNH
     
    Last edited by a moderator: 29/4/15
    haiauLucky thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    Ý NHI


    Tên thật Hoàng Ý Nhi, sinh ngày 19.9.1944. Quê Kim Bảng, Quế Sơn, Quảng Nam-Đà Nẵng. Từng là cán bộ nghiên cứu Viện văn học, cán bộ biên tập nhà xuất bản Giải phóng, hiện là biên tập viên nhà xuất bản Hội nhà văn. Giải thưởng Hội nhà văn (1986) với tập thơ Người đàn bà ngồi đan.

    Tác phẩm chính đã in: Đến với dòng sông (thơ, 1078), Người đàn bà ngồi đan (thơ, 1985), Ngày thường (thơ, 1987), Mưa tuyết (thơ, 1991), Gương mặt (thơ, 1991)…



    MỘT VÀI KỈ NIỆM



    Trong thời kì học phổ thông, tôi đặc biệt yêu thích môn vật lí. Tôi tham gia nhóm điện trong các hoạt động ngoại khóa. Nhóm chúng tôi thành thạo việc bắt và sửa chữa điện trong sinh hoạt. Chúng tôi còn phụ trách ánh sáng khi liên hoan. Tôi kiên nhẫn là các dụng cụ thí nghiệm và các thí nghiệm cùng với cô giáo và bạn bè. Môn vật lí chiếm nhiều thì giờ của tôi. Tuy vậy, khi ghi nguyện vọng thi đại học, tôi đã chọn đại học Nông nghiệp, theo “lí tưởng xã hội” của tôi. Tôi nghĩ ở nước ta, học đại học Nông nghiệp là cần thiết nhất. Cho đến phút cuối, theo lời khuyên tha thiết của thầy dạy văn, tôi mới ghi tên thi vào khoa ngữ văn đại học Tổng hợp.


    Giờ đây, khi đã chọn công việc biên tập văn học và sáng tác văn học làm nghề nghiệp, đôi khi nghĩ lại, tôi không khỏi ngạc nhiên về cái kết cục này. Đó là một sự thu xếp ngoài ý muốn nhưng lại hợp lí. Thầy giáo dạy văn của tôi phải là người hết sức yêu quý văn học và yêu quý học trò của mình mới có thể phát hiện ra những khả năng chính của tôi – cái khả năng mà tôi không ý thức được.


    Nhiều năm trôi qua từ ngày ấy, tôi vẫn nhớ giọng nói trầm ấm và đặc biệt giản dị của thầy.


    Thầy thường vào lớp với dăm ba cuốn sách trên tay và thường bắt đầu dẫn bài giảng một cách đột ngột.

    – Em hãy nói cho thầy biết tại sao Tố Hữu lại mở đầu bài thơ Ta đi tới bằng hai câu “Ta đi giữa ban ngày. Trên đường cái ung dung ta bước”?

    – Tại sao Tế Hanh có thể viết là Mặt quê hương. Sự sáng tạo của nhà thơ ở đâu?

    – Hãy đọc thuộc lòng đoạn nào trong Truyện Kiều mà em thích nhất?

    – Vì lẽ gì người con trai trong câu ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa. Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc. Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay” lại phải nói dài dòng đến vậy?


    Chắc các bạn cũng có thể hình dung được cái không khí náo nức của lớp học khi phải trả lời cho câu hỏi: “Tại sao” của thầy. Có những câu trả lời chín chắn, có những câu trả lời hời hợt, có nhưng câu rất ngộ nghĩnh, và cả những câu ngô nghê. Tôi còn nhớ khi thầy đặt câu hỏi về câu ca dao trên, người bạn ngồi cạnh tôi buột miệng kêu lên.

    – Vì anh ta lúng túng ạ.

    Cả lớp cười lăn cười lóc. Thầy cũng cười nhưng rồi thầy nghiêm trang bảo chúng tôi:

    – Đúng đấy các em ạ. Anh ta lúng túng nên mới phải nói vòng vo như vậy. Lúng túng vì yêu, lúng túng vì cảnh ngộ éo le nữa.

    Sau này tôi còn được biết nhiều cách giải thích câu ca dao ấy song tôi vẫn nhớ và tin vào cách giải thích của thầy.


    Thầy của chúng tôi thường trình bày bài giảng một cách chân xác, giản dị, đi đến cái cốt lõi của vấn đề. Sức lôi cuốn của bài giảng hoàn toàn không phải ở tài văn hùng biện của thầy hoặc ở bề ngoài của văn mà là tự bên trong đó. Điều này không những hấp dẫn chúng tôi lúc bấy giờ mà còn có khả năng lưu giữ nơi chúng tôi qua thời gain, qua các biến động, qua bước thăng trầm của mỗi người. Có thể coi bài giảng của thầy về Vích-to Huy-gô của thầy là bài giảng hay nhất mà tôi được biết trong thời kì học phổ thông.


    Tôi không còn nhớ bài giảng một cách cụ thể nhưng không bao giờ quên không khí buổi học ấy. Thầy mang đến cho chúng tôi một bức ảnh Vích-to Huy-gô lớn. Tôi hơi hẫng một tí khi nhìn chân dung nhà văn. Tôi vẫn hình dung đó là một người cao, gầy, khắc khổ và có đôi mắt buồn. Trong bức chân dung, ông đẹp một cách hiền hậu với cái nhìn trong sáng. Bấy giờ tôi đã đọc Những người khốn khổ, đã nghe kể Nhà thờ Đức Bà Pari nhưng hoàn toàn không biết rằng ông còn là nhà viết kịch và nhà thơ tuyệt vời. Bài giảng quy định chỉ gói gọn cảnh Gavơrốt trên chiến lũy nhưng thầy đã cố gắng đến mức cao nhất đem cho chúng tôi những kiến thức về V. Huygô mà thầy có, kể cả cuộc đấu tranh khi diễn vở Ecnuni lần đầu.


    Sau đó ít lâu nhà trường tổ chức cho chúng tôi xem phim Những người khốn khổ. Tôi cứ nghĩ hình như chính nhờ bài giảng của thầy mà tôi đã hình dung các nhân vật, nhất là Gavơrốt giống như trong phim.


    Viết đến đây, tôi chợt nhớ những sinh hoạt ngoại khóa do các thầy dạy văn khác tổ chức. Đó là những Ngày hội văn học với rất nhiều hình thức. Hoàn toàn có thể gọi đó là Ngày hội vì không khí chuẩn bị náo nức, vì sự chờ đợi của chúng tôi. Một trong những công việc mà tôi thường tham gia là minh họa các bài thơ. Thường các bài thơ được chọn là những bài thơ hay và giàu hình ảnh. Có thể coi bài “Việt Bắc” của Tố Hữu là một trường hợp tiêu biểu. Tùy theo sự tưởng tượng của mỗi người, chúng tôi đem đến chó những người thực hiện các bức tranh sông, núi, rừng, suối, đèo, dốc, cô gái hái măng, Phố Ràng, Phủ Thông… Những người thực hiện có quyền lựa chọn bức ảnh thích hợp nhất cho câu thơ. Có lần chúng tôi cãi nhau rất lâu về bức ảnh minh họa cho Phố Ràng. Rốt cục đó là bức ảnh một con đường dốc, đất đỏ, có một dãy nhà với hàng dậu rào bằng nứa. Ở phòng trưng bày, toàn bộ cuộn tranh được chăng dọc bờ tường. Tại đây, người xem thấy trước mắt mình những hình ảnh của bài thơ như một đoạn phim nhỏ linh động.


    Tại một trong những ngày hội này, tôi được nhận cuốn Thi hào Nadim Hikmet làm phần thưởng. Lần ấy, sau khi nối lại mạch điện, tôi chạy vội đến sân trường, nơi có một cành phi lao lớn với những bóng đèn màu nhỏ xíu. Trên các cành treo la liệt những mảnh giấy gấp gọn. Đó là các câu hỏi kiểm tra kiến thức văn học. Tôi với tay gỡ một mảnh giấy và vôi mở ra: “Em hãy đọc Bài ca chim ưng của Macxim Goocki”. Tôi đã đọc bài văn này ở lớp nhiều lần nên không trở ngại gì. Sau khi tôi đọc, nhiều người khen, có ý kiến chê là giọng của rắn chưa đúng. Đó là một ý kiến xác đáng. Quả thực không dễ mà nói được cái giọng hiểm độc, ti tiện của rắn!


    Bấy giờ tôi chưa thể hiểu hết Nadim Hikmet nhưng tôi đặc biệt yêu thích những bài thơ ông viết trong nhà tù, những bài thơ lưu đày tràn ngập nỗi nhớ thương xứ sở, tràn ngập tình yêu đối với con trai nhỏ Mơ Mét của ông. Có lẽ tôi yêu thích những bài thơ này vì nó rất gần với cảnh xa quê hương, xa cha mẹ của chúng tôi – những học sinh miền Nam ở miền Bắc. Một người bạn của tôi, hiện nay là phó tiến sĩ ngôn ngữ học, đã làm nhiều bài thơ gởi Nadim, trong đó chị gọi ông là “Bố Nadim” và coi Mơ Mét như anh em ruột thịt của mình. Tôi cũng rất thích bài Người khổng lồ mắt xanhĐông kisốt của ông, “Chàng khổng lồ yêu một cách khổng lồ” là câu thơ tôi hay đọc một mình.


    Tôi tưởng như thấy nhà thơ mỉm cười và hơi nheo mắt khi viết những câu thơ này – một nụ cười độ lượng, một cách nhìn hơi giễu cợt.


    Cố nhiên lòng yêu mến Nadim của chúng tôi được thầy chúng tôi hiểu ngay. Sau đó thầy còn đem cho chúng tôi thơ Tagor, ArAgông, Nêruđa … Ngay từ sớm, với sự giúp đỡ của thầy, chúng tôi đã làm quen với các nhà thơ lớn của thế giới.


    Giờ đây, do những lí do mà tôi không biết, thầy của chúng tôi không còn dạy văn ở phổ thông và hình như thầy cũng không còn quan tâm đến văn học như trước. Qua những dòng chữ này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với Thầy – người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi vào con đường văn học.


    Hà Nội, tháng 6.1985
    Ý NHI
     
    haiauLucky thích bài này.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    PHẠM CUNG VIỆT


    Quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, sinh năm 1945. Tốt nghiệp khoa ngữ văn trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Hiện là phóng viên báo Tiền Phong.

    Tác phẩm chính đã in: Gió giữa hai người (thơ, 1988), Mẹ, em và … (thơ, 1992), Lên chùa (truyện ngắn, 1993), Tòa thánh (truyện ngắn, 1994) …



    MÓN NỢ VĂN CHƯƠNG



    Một buổi sáng mùa Thu, trên quãng phố “Bà chúa thơ nôm”, nhà thơ trẻ Đức Quang gọi tôi: “Anh viết cho…” Tôi liền tếu: “Đúng rồi. Loại ấy để nhà văn tự kể, tự viết. Đừng để cánh nhà báo viết, nhất là những nhà báo môn văn hóa – nghệ thuật”. Tếu là hài, là không nhằm vào sự chính xác tuyệt đối. Nhưng ngẫm, cái tếu của nhà văn thường là có kèm theo cái đúng. Nhà văn tự kể thuở bé mình học văn như thế nào, rất khác việc một nhà báo viết về tấm gương của nhà văn ấy từ bé.


    Nghề nào nghiệp nào cũng được xây cất trên một cái nền. Nền có vững thì nghề nghiệp càng cao. Văn học cũng vậy. Nền đây là Tổ quốc, quê hương, triết học, nhân văn. Tọi ở vùng quê Nghệ Tĩnh. Ông bà nội ngoại cực nghèo nhưng trọng sự học, trọng nhân văn. Bố mẹ tôi cũng vậy. Hẳn nhiều nhà văn và bạn viết sẽ ngạc nhiên nếu tôi kể rằng thuở bé mẹ tôi ru chúng tôi bằng tiếng ca dao và các bài thơ bằng tiếng Pháp. Cha tôi là cháu ruột cụ Phan Diện, được cụ mến từ nhỏ. Người thuộc loại học sinh nghèo nhất xứ Nghệ, nhưng nói tiếng Pháp thì hay hơn cả Tây. Cực khổ và văn hóa, là hai thừ gộp lại đề thành văn chương. Mà văn hóa đây khởi từ nhân văn, từ Phôncơlơ, cả Việt Nam học, Hán học, Tây học… Ông bà, cha mẹ tôi tuy không có nhiều nhưng đã chuẩn bị cả những thứ ấy cho tôi bước vào con đường văn chương.

    Nhà trường, thực ra là “Hội nhà văn tuổi thơ” của mỗi nhà văn. Tôi nhớ như in những thầy giáo nói chung và thầy giáo môn văn học của mình từ thuở nhỏ. Thật lạ, thuờ ấy, thầy giáo toán, vật lí, sinh vật… cũng thành văn. Đó là “văn gốc”. Ai bảo thầy giáo sinh vật đưa học sinh ra vườn trường, tỉa cành tưới cây buổi sớm, lại không là các “gốc” của văn sau này.


    Tôi nhớ thầy Tự từ ngày tôi học lớp 5 thường cho tôi đứng đọc trước lớp từng đoạn văn, thơ. Tiếng văn từ đó cứ rót vào mình. Các bài văn, thầy thường cho tôi điểm cao, dù có lúc tôi viết còn sai lỗi, còn cẩu thả. Thầy khen và nâng đỡ tôi cái “hồn văn”. Tôi ghi ơn thầy và ngẫm cái điều thầy nói suốt cả đời văn của mình.


    Lên đầu cấp III thì văn chương của tôi có “sự cố”. Số là tôi vẫn được xếp vào loại giỏi văn của trường nhưng liên tiếp các bài, thầy Khải cho tôi điểm xấu nhất. Tôi hoang mang quá. Thầy Lhải khác thầy Tự. Để tôi ngẫm nghĩ, thậm chí sợ sệt kéo dài, cuối cùng thầy Khải bảo: “Văn phải nêu sự đúng, sự mẫu mực. Bài em viết dài mấy hay mấy nhưng nhiều câu sai ngữ pháp, đầu bài không chặt, thì phải nhận điểm xấu”. Thầy giao, một bài văn mà có 3 câu sai ngữ pháp là nhận điểm xấu. Mỗi câu sai, trừ một điểm. Tôi ghi ơn cái sự nghiêm khắc của thầy Khải.


    Cuối cấp III tôi có thầy Đệ. Về sau thành người anh rể, thành anh em văn chương trong cuộc đời của tôi. Thầy Đệ kết hợp được cả thầy Tự và thầy Khải, nhưng lại đẩy cái chủ thể văn chương lên một mức cao hơn. Tôi được trang bị phương pháp tự học để trở thành một sinh viên khoa Văn, trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Hồi ấy cả tỉnh Hà Tĩnh khóa ấy chỉ mình tôi trúng tuyển vào khoa Văn trường Tổng hợp.


    Khép lại trang văn tuổi thơ. Chuyển sang khóa 4 năm ở trường đại học. Đến đây đã gần cái sự “lập thân văn chương” lắm rồi. Xin không kể như hồi tuổi trẻ. Ở đây, tôi có các giáo sư văn chương: Hoàng Xuân Nhị, Hoàng Như Mai, Lê Đình Kị, Nguyễn Tài Cẩn… và nhiều thầy giáo trẻ khác. Thầy Ki hướng dẫn tôi viết luận án 4 năm về thơ. Thầy để tự tôi viết. Ngày nộp quyển, thầy nói vui: “Viết như cậu thì tôi không còn gì để sửa chữa nữa”. Tôi lại có các bạn viết như Ca Lê Hiến, Lữ Huy Nguyên, Vũ Duy Thông… Lứa sau thì có Ý Nhi, Trúc Thông, Thanh Thảo, Bế Kiến Quốc v.v…


    Đang cố gắng viết tiếp về lí luận văn học, nhất là thi pháp thơ và truyện ngắn. Vài năm trước tôi có viết văn học thiếu nhi, cả thơ và truyện cũng được kha khá. Viết những trang văn tuổi thơ cũng hay, nó “nhuận” tâm hồn mình. Nhưng chao ôi “nghệ thuật thì còn lâu dài, mà ta thì…”, đành lựa cơm gắp mắm, tôi đang nhằm vào hai mũi nhọn: thơ và truyện ngắn, gọi là trả chút nợ nần văn chương.


    21.9.1994
    PHẠM CUNG VIỆT
     
    haiauLucky thích bài này.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    CHU LAI


    Tên thật Chu Văn Lai, sinh ngày 5.2.1946 tại Hà Nội, quê gốc Hưng Đạo, Phù Tiên, Hải Hưng; là con trai nhà viết kịch Học Phi, từng là lính đặc công những năm chống Mĩ. Hiện công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội. Đã được trao giải thưởng văn học: giải truyện ngắn báo Văn nghệ, giải cuộc thi tiểu thuyết về Hà Nội, giải thưởng Hội nhà văn, giải thưởng Bộ quốc phòng… Ngoài viết văn, Chu Lai còn viết kịch bản sân khấu, phim truyện.

    Tác phẩm chính đã in: Người im lặng (truyện ngắn, 1975), Nắng đồng bằng (tiểu thuyết, 1978), Đôi ngả thời gian (truyện ngắn, 1979), Gió không thổi từ biển (tiểu thuyết, 1983), Sóng xa (tiểu thuyết, 1986), Đêm tháng hai (truyện ngắn, 1987), Vòng tròn bội bạc (truyện ngắn, 1990), Bãi bờ hoang lạnh (tiểu thuyết, 1990), Phố nhà binh (truyện ngắn, 1992), Phố (tiểu thuyết, 1993), Ăn mày dĩ vãng (tiểu thuyết, 1992), …




    NỖI BUỒN THƠ ẤU



    Hồi đi học cấp một, tôi vốn là một người dốt văn. Dốt đến nỗi bố tôi phải bắt tội mỗi tuần đi bộ từ phố Nguyễn Bỉnh Khiêm lên tận Hàng Đậu, tức là khoảng gần 6 cây số để theo học một ông giáo già về cách tả mưa, tả nắng, về cách cảm nhận một câu thơ, câu văn ở dạng sơ lược.


    Tôi chỉ thích học võ vì tự thân vốn có một sức khỏe khác thường. Đối với tôi lúc ấy, giữa phố phường Hà Nội còn thưa thớt, còn nhiều khoảng đất trống để đá bóng, chơi khăng, chỉ có chạy nhảy và thể thao là cuốn hút nhất. Tôi coi thường môn văn và cũng khác với mọi đứa trẻ nhỏ, tôi không bao giờ xin tiền (hay ăn cắp tiền) của bố mẹ ra phố thuê sách đọc.


    Sang cấp hai, tình hình khả dĩ hơn một chút nhưng tôi chưa bao giờ vượt quá được điểm trung bình về môn văn. Điều đó cắt nghĩa, việc được cử đi thi văn toàn trường, toàn thành, toàn miền Bắc đối với tôi là hoàn toàn xa lạ và thực lòng tôi cũng chưa bao giờ quan tâm. Các môn bình luận, nghị luận, ngữ pháp, tập làm văn, bình giảng với tôi hồi ấy sao nặng nề, nhạt nhẽo đến thế? Tôi càng chán, điểm văn càng không nhấc lên được. Đến nỗi có lần cô giáo chủ nhiệm phải thốt lên: “Buồn cười nhỉ? Em là con nhà văn mà sao điểm văn của em… ấy thế?” Cô tế nhị cũng chỉ sử dụng từ “ấy” thôi. Tôi không thấy trong lòng buồn rầu chút nào. Giỏi văn có gì là giỏi, sao cứ chúi đầu vào cái môn tôi rất ngán ngẩm này?


    Tuy nhiên, trong những tiết làm văn miệng, tôi lại tỏ ra khá là liến láu. Ví dụ kể về một chuyện học sinh đi tham gia chống bão lụt, tôi có thể đứng giữa lớp, mắt nhìn lên trần nhà nói một thôi một hồi, nào là tiếng bão gió, nào là tiếng con nước lên, nào là màu quần áo, màu trời đất vần vũ… đủ cả. Lại còn diễn cảm, lên bổng xuống trầm đàng hoàng. Những lần ấy, bao giờ tôi cũng được điểm cao. Bạn bè còn bảo: “Cậu có khi lớn lên đi đóng kịch được đấy.” (Ai dè, mấy năm sau, tò mò đi thi thử, tôi được trúng tuyển vào trường nghệ thuật sân khấu quân đội thất.).


    Vậy thì cái sự mê văn và trở thành người chỉ sống bằng nghề văn của tôi hiện nay nó được bắt rễ từ bao giờ?


    Nghiệm lại, tôi thấy có lẽ là do môi trường gia đình. Bố tôi là người viết kịch, hồi đó kiêm giám đốc nhà hát lớn nên khách làng văn, làng kịch vào chơi đông lắm. Lúc thì ông Thế Lữ vào bàn việc dựng Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng; lúc ông Lộng Chương vào đọc vở Quẫn, rồi lại ông Đào Mộng Long đến nói say sưa hàng giờ về ý tưởng của vở Câu chuyện Iếccút hay Lưu Ba, rồi cố Trúc Quỳnh, cô Song Kim và cả ông Tào Mạt nữa… đủ các thành phần. Cả nhà có hơn chục thước vuông ở tầng hai một nhà thuộc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, lại đông anh em, nên bố có khách, và thường xuyên có khách, toàn thứ khách ngồi rất lâu, chúng tôi thường phải bỏ ra ngoài sân, ngoài hiên, thậm chí ra tận cổng ngồi. Có bận phải ngồi lâu quá, mấy anh em rủ nhau vào những cái ống cống xi măng chất đống cạnh đó, ôm nhau co quắp ngủ ngon lành. Hết khách, mẹ tôi phải đi gọi từng đứa về. Khổ thế, chật thế, bữa nào cũng đói thế nhưng tôi không biết rằng những chuyện trao đổi, cãi cọ nhau về văn chương nghệ thuật kia đã ngấm vào lục phủ ngũ tạng mình hồi nào không hay. (Hồi này anh Hồng Phi, người anh cả còn lại trong gia đình vẫn còn đang trọc đầu tiễu phỉ ở Hà Giang, thỉnh thoảng lại gửi một cái truyện ngắn về đăng ở tạp chí Văn nghệ quân đội chỗ đồng chí Văn Phác.).


    Ông Thế lữ dáng cao và gầy, lúc nào cũng đi lại suy tư như một vị linh mục hồi thề kỷ XIX. Tính tôi hồi nhỏ vốn nghịch ngợm và hỗn láo. Có lần do muốn chơi khăm một đứa con gái ở cùng nhà, tôi đã lấy giấy báo bọc một gói tro, chờ tối đến đặt lên đầu cánh cổng sắt để khi cô bé đi chơi về, láu táu mở cổng ra, tro sẽ đổ đầy tóc. Rủi là hôm ấy, ông Thế Lữ lại đi về trước. Thế là cái chuyện không cần xảy ra đã xảy ra. Biết chuyện, ông chỉ nói nhẹ bằng giọng rất ư khúc triết: “Cháu ạ! Dù bất kể là trường hợp nào, đi bắt nạt con gái như vậy là không đúng với tính cách con trai”. Tuổi thơ tôi thấm câu đó. Thấm đến nỗi là cho đến tận bây giờ, khi đã gần năm mươi tuổi rồi, tôi không bao giờ chơi bời, đùa nghịch cũng như có bạn bè là người khác giới. Còn ông Đào Mộng Long thì thật nhộn. Dáng ông nhỏ bé tí tẹo, nói chuyện như đang đóng kịch, rất có duyên, lao động cần mẫn và tài hoa đến nỗi các vai phụ ông đóng đều át đi những vai chính. Anh Tào Mạt khi đó ờ quân khu Tả ngạn lên, trẻ măng, trông như người cấp dưỡng, quân phục rộng thùng thình và đánh cờ rất giỏi. Anh có thể nằm trên giường mà đánh thầm trên bốn bàn cờ mà bàn nào cũng xiêu diêu với anh. Anh hát chèo lại hay nữa. Những tối mùa đông võng vãnh muỗi bay đầu hè, nằm nghe anh vừa tự đệm nhịp vừa hát mà cứ thấy buồn nẫu ruột. Đại khái như thế. Những tối bị hất ra ngoài phòng lại là những tối mọi cảm xúc văn chương chảy vào trong người.


    Hồi đó đoàn kịch Trung ương chưa có sàn diễn tập nên phải tập ngay trong khu tập thể. Thế là tôi tha hồ mà trớn mắt lên xem. Những buổi tập kịch này nó cũng dội vào trong tôi những đam mê về nghệ thuật, về cuộc đời vừa mơ hồ lại vừa rất cụ thể, rất lạ.


    Cái lẽ thứ hai nữa là, tuy dốt văn, ngại học văn nhưng tôi lại là một đứa trẻ hay mơ mộng. Nhà tôi về sau có cái sân thượng, vào những tối mùa đông, tôi hay một mình âm thầm leo lên đó để mặc cho mùi hoa sữa ngan ngát thổi dọc phố tràn lên người. Mùi hoa hắc, dáng hoa không đẹp, lại chỉ thơm vào mùa đông nhưng cho đến tận bây giờ và có lẽ cả mãi sau này, cái mùi hoa ít người thích đó đối với tôi vẫn là loài hoa thơm nhất, đẹp nhất trên đời. Mùi hoa gắn bó với cả một tuổi thơ nhọc nhằn.


    Tôi tả cảnh không được, đến bây giờ nếu trong trang viết có phải tả một câu cảnh nào cũng chán ngán cả người nhưng hồi đó tôi lại rất yêu cảnh vật. Phố xá bụi bặm quá, tôi thường rủ mấy đứa bạn thân trốn học ra bờ sông Hồng bẻ mía ăn. Bãi sông mùa nào cũng buồn. Đông về lại càng đìu hiu hơn. Dường như cái bến sông toàn mía với ngô xanh đến ngút ngàn đó, đã sớm dội vào trong tôi một nỗi buồn khó bề cắt nghĩa. Và tôi bắt đầu mơ mộng. Mơ mộng nào cũng gắn đến cái sự buồn cả. (Không ngờ sau này khi cầm súng vào chiến trường miền Nam, tôi lại có dịp trải qua hết gần chục năm bên sông Sài Gòn nữa.) Có lẽ chính cái nét đa cảm của những con sông đã đánh thức cái cảm xúc văn chương của tôi sau này. Bởi lẽ, trong hầu hết những tác phẩm, mặc nhiên tôi đều viết về sông, không sông thì biển, nói chung là những cảnh buồn. Từ đó nghĩ thêm, phải chăng cái buồn dìu dịu lại chính là cái hồn văn chương, cái hạt nhân của mọi cảm xúc sáng tạo.


    Và lên cấp ba, tôi chưa kịp triển khai cái nội tâm man mác, hay rung động vẩn vơ của mình vào bài văn thì chiến tranh đã bùng nổ. Thế là ra đi. Ra đi để cảm nhận tận cùng mọi cảm xúc của cuộc đời. Thiết nghĩ, nếu tôi cứ ở lại thành phố, cứ ngày ngày va đập với số đôgn dân cư thì chắc chắn bây giờ tôi đã làm nghề khác. Thiên nhiên, vâng, chỉ có sống ngập vào thiên nhiên man mác thì anh mới có điều kiện để khởi đầu một nghiệp văn.

    CHU LAI
     
    haiauLucky thích bài này.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    NGUYỄN ĐỨC MẬU


    Sinh ngày 14.1.1948 tại Nam Điền, Nam Ninh, Nam Hà. Vào bộ đội từ khi còn là học sinh trung học, hiện phụ trách phần thơ của tạp chí Văn nghệ quân đội. Từng được giải thưởng thơ báo Văn nghệ (1972-1973), giải thưởng truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội (1981), giải thưởng Hội nhà văn (1994), giải thưởng Bộ quốc phòng (1989).

    Tác phẩm chính đã in: Cây xanh đất lửa (thơ, 1973), Mưa trong rừng cháy (thơ, 1976), Áo trận (thơ, 1976), Trường ca sư đoàn (1980), Hoa đỏ nguồn sông (thơ, 1978), Con đường rừng không quên (truyện ngắn, 1984), Tướng và lính (tiểu thuyết, 1990), Chí Phèo mất tích (tiểu thuyết, 1992), …




    MỘT KỈ NIỆM KHÓ QUÊN



    Hồi học cấp II, trong các môn học tôi say mê môn văn. Thầy dạy văn là Trần Văn Gia thường xuyên giúp đỡ hướng dẫn tôi trong các bài bình giảng, bình luận. Tôi được điểm cao, thầy kịp thời biểu dương trước lớp. Tôi còn suy nghĩ nông cạn hoặc cách diễn đạt còn lan man lạc đề, thầy chỉ bảo cho tôi rất cụ thể, mạch lạc. Vì say mê học văn, tôi rất kính trọng thầy giáo dạy văn và ham thích đọc sách. Từ những bài báo tường ở lớp được bạn bè khen ngợi, tôi bắt đầu hí hoáy làm thơ. Biết tôi có làm thơ, thầy bảo đưa cho thầy xem thử. Sau, thầy khuyên tôi nên viết ít để dồn vào học tập: “Em có học cho đều các môn, đừng học lệch, còn chuyện thơ phú hứng thì viết, đừng tự trói buộc mình làm gì”. Tôi học giỏi văn, các môn khác thuộc diện trung bình.


    Thi chuyển cấp, tôi đủ điểm để đỗ. Tôi đạp xe lên nhà thầy chơi, thầy mừng rỡ bảo tôi: “Dịp tới nghỉ hè, em chuẩn bị một chùm thơ từ 5 đến 10 bài, chép lại cho sạch sẽ, rõ ràng. Tôi sẽ dẫn em đến gặp nhà thơ Nguyễn Bính…” Tôi kêu lên sung sướng: “Có phải nhà thơ Nguyễn Bính viết Lỡ bước sang ngang không ạ?” Thầy bảo: “Phải rồi, hiện thời nhà thơ Nguyễn Bính làm biên tập thơ ở Ti văn hóa Nam Định. Tôi có gặp được mấy lần. Nhà thơ Nguyễn Bính dễ gần lắm, bình dân lắm …”


    Đúng như lời hẹn, vào một buổi chiều, tôi và thầy giáo Trần Văn Gia đến thăm nhà thơ Nguyễn Bính. Khác với sự tưởng tượng của tôi, nhà thơ Nguyễn Bính giản dị quá, ân cần quá. Người ông gầy gò, đầu húi cua nét cười thân mật, tự nhiên. Thầy giáo tôi giới thiệu sơ qua: “Đây là em Mậu, học sinh của tôi. Em nó có làm thơ, xin được đến nhờ bác đọc, góp ý cho”. Nhà thơ Nguyễn Bính pha trà mời hai thầy trò tôi và tranh thủ đọc lướt qua bản thảo. Ông đọc ngân nga, giọng ấm. Đọc xong một khổ, ông lại dừng lại nói về cách gieo vần, chuyển ý, về cấu trúc hoặc đoạn kết của mỗi bài thơ. Tôi ngồi nghe và nhận ra rằng thơ mình còn non kém về mọi mặt, rằng những bài thơ tôi viết mới chỉ là những đoạn văn dễ dãi. Ngừng một lúc, nhà thơ Nguyễn Bính khuyên tôi: “Nếu muốn làm thơ cháu phải đọc nhiều, học nhiều và dám chịu những thất bại bước đầu. Thành được nhà thơ khó lắm, cháu ạ…”


    Biết được chỗ ở của nhà thơ Nguyễn Bính, những lần sau tôi tự tìm đến thăm và nhờ ông đọc giúp bản thảo. Rồi bài thơ đầu tiên của tôi được in ở tập sách nhỏ Lời ca Sông Vị. Nói sao hết nỗi xúc động của tôi khi được nhìn ngắm dung mạo bài thơ tự mình viết ra được in trên mặt báo. Nó như chất men say lan ngấm vào cơ thể, tạo cho tôi niềm hưng phấn mới. Sau bài thơ đầu được in, tôi lại viết tiếp, gửi tiếp; lại phấp phỏng hi vọng. Phần lớn những bài thơ tôi viết hồi đó còn chệnh choạc, thi thoảng các báo mới chiếu cố dùng xen vào một số tác giả tên tuổi khác. Sau này đọc lại những bài thơ đó, tôi không khỏi buồn cười vì sự ngây thơ của mình. Nhưng xét cho cùng, nếu không có sự ngây thơ hăm hở thuở đó, chắc gì tôi đã được như bây giờ?


    Thấm thoát đã hơn ba mươi năm qua đi, kỉ niệm của tôi về thầy giáo Trần Văn Gia, về nhà thơ Nguyễn Bính thật khó quên. Có thể ví nó như đốm sáng đầu tiên hướng tôi bước những bước chập chững trên con đường dài văn nghiệp…

    NGUYỄN ĐỨC MẬU
     
    haiauLucky thích bài này.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    KHUẤT QUANG THỤY


    Sinh ngày 12.1.1950 tại Phúc Hòa, Phúc Thọ, Hà Tây. Từng là bộ đội trinh sát những năm chống Mĩ cứu nước, hiện phụ trách phần văn xuôi tạp chí Văn nghệ quân đội.

    Tác phẩm chính đã in: Trong cơn gió lốc (tiểu thuyết, 1980), Trước ngưỡng cửa bình minh (tiểu thuyết, 1985), Người ở bến Phù Vân (truyện ngắn, 1985), Thềm nắng (truyện ngắn, 1988), Giữa ba ngôi chùa (tiểu thuyết, 1989), Không phải trò đùa (tiểu thuyết, 1988), Góc tăm tối (tiểu thuyết, 1990), Người đẹp xứ Đoài (tiểu thuyết, 1991), Những trái tim không tàn tật (truyện, 1988), …



    BẮT ĐẦU TỪ NHÀ TRƯỜNG
    VÀ NHỮNG CUỐN SÁCH



    Trong những năm học cấp I ở trường làng, tôi là học sinh giỏi toàn diện. Tuy nhiên, tôi thích văn và lịch sử hơn cả. Khi học lên cấp II, cấp III cũng vậy. Các bài văn của tôi thường được thầy đọc để chữa mẫu ở lớp. Tuy vậy, bài nào tôi cũng bị trừ bớt điểm vì viết chữ xấu, mất nét, khó đọc.


    Tôi biết ơn các thầy giáo đã dạy tôi, ở tất cả các môn. Nhưng có lẽ tôi đã may mắn nên được học nhiều thầy giáo dạy văn giỏi. Ở cấp I là thầy Khuất Quang Hồng. Ở cấp II là thầy Trần Như Hồng. Hai thầy Hồng của tôi đều giỏi kể chuyện. Các bài giảng của hai thầy thường ở “rất xa” với những bài trong sách giáo khoa. Khi “tập làm văn” tôi thường viết tương đối tự do, thầy Trần Như Hồng thường bảo tôi: “Em nghĩ thế nào thì cứ viết thế nhưng chú ý đừng có sa đà, đừng có tham”. Có lần đọc xong một bài văn thầy gọi tôi lên và bảo: “Em viết rất ngộ nghĩnh. Thầy đọc thì thích, nhưng văn này mà đi thi thì không được điểm cao đâu”. Tôi trả lời thầy: “Em không định đi thi học sinh giỏi văn đâu”. Thầy cũng không ép tôi, mặc dù tôi là học sinh giỏi văn của trường. Thầy cũng biết, viết văn như tôi đi thi khó được điểm cao. Nhưng thầy vẫn khuyến khích tôi xé rào, vượt ra ngoài “khuôn phép” của văn nhà trường.


    Thầy là người duy nhất ở trường có tờ báo Văn nghệ. Thầy rất quý tờ báo, đóng thành tập cẩn thận. Nhưng số nào thầy cũng cho tôi mượn để đọc. Ngày ấy, thầy Trần Như Hồng không bao giờ nói với tôi chuyện sáng tác, chuyện rồi tôi sẽ trở thành nhà văn. Nhưng bây giờ, tôi hiểu rằng thầy hi vọng ở tôi và đã khuyến khích tôi đi theo hướng ấy.


    Ở nhà, tôi cũng là con mọt sách. Tôi đọc ngốn ngấu bất kì thứ gì có trong tay. Cha tôi thuộc nhiều truyện Tàu, đêm nào tôi cũng bắt ông kể cho nghe một hồi Tam quốc hoặc Thủy hử. Mẹ tôi thì lại sợ tôi đọc nhiều, học nhiều có thể thành thằng dở hơi. Đêm, bà cấm không cho tôi chong đèn đọc khuya. Có lần tôi trốn xuống bếp nằm trong ổ rác đọc, chẳng may loay hoay thế nào đó đổ đèn, lửa bén vào rác, bùng lên. May mà tôi dậy kịp nên không xảy ra hỏa hoạn! Lại có lần bà giao cho tôi ở nhà giã gạo. Hôm đó ở trong tay tôi lại có một tập Thủy hử. Thế là, tôi đứng trên cối giã gạo, vừa đọc vừa giận cối. Chày một, chày hai. Gần trưa mẹ tôi về thấy tôi còn bì bõm giã gạo, bà hỏi: “Gạo chín chưa con?” Tôi luống cuống: “Mẹ xem hộ con đã chín chưa?” Mẹ tôi tới bên cối gạo. Bỗng bà kêu rú lên. Tôi hốt hoàng nhảy xuống. Nhìn vào cối gạo thì ôi thôi, một con chó con mò vào ăn cám lúc tôi nghỉ đọc sách, đến khi chặn cối, nó không chạy được đạ bị chày đâm nát bét từ lúc nào mà tôi không biết! Tôi bị đòn. Mẹ tôi vốn rất dữ đòn. Nhưng tôi nhớ đời kỉ niệm ấy.


    Ở làng Thanh Phấn, lứa tuổi tôi bấy giờ, mọi người đều nhớ đến tôi với hình ảnh một cậu bé mê sách. Đi chăn trâu với bạn, tôi không tham gia các trò nô nghịch, mà chỉ ngồi trên lưng trâu đọc sách. Có bận trâu lồng, tôi ngã xuống ruộng lúa, tay vẫn cầm cuốn sách, nhưng không hiểu vì lí do gì mà mình bị ngã.


    Có lẽ tôi đã học văn như vậy chăng? Lúc đó tôi đâu có ý thức rằng mình đang chuẩn bị “hành trang” cho cuộc hành trình đến với văn học.


    Đến khi vào cấp III, tôi mới bắt đầu tập sáng tác. Có lẽ lúc đầu việc viết những bài thơ, những mẩu chuyện chép vào sổ tay cũng chỉ là một trò chơi. Nhưng rồi bạn bè khuyến khích tôi, yêu cầu tôi đọc thơ mỗi khi có dịp hội trọng. Những bài thơ ấy dĩ nhiên là còn rất dở. Nhưng không hiểu sao, lúc đó bạn bè đã đoán chắc rằng tôi sẽ trở thành nhà văn. Chính bạn bè, nhà trường, những cuốn sách đã hướng tôi dần dần tới sự lự chọn.


    Nhưng, chỉ khi đi bộ đội, vào chiến trường, tôi mới biết rằng mình phải viết. Chính trong những năm lửa khói ấy, tôi đã thực sự bắt đầu con đường mà bạn bè và nhà trường đã giúp tôi lựa chọn. Con đường hiến thân cho văn học, nghệ thuật.


    KHUẤT QUANG THỤY
     
    haiauLucky thích bài này.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    NGÔ VĨNH BÌNH


    Còn có bút danh khác là Hoàng Thụy Lâm, sinh 7.3.1953 tại Thụy Lôi, Đông Anh, Hà Nội. Đỗ cử nhân dân tộc học, làm việc ở trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia nhiều năm rồi tòng quân. Hiện công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội.

    Tác phẩm chính đã in: Hồ Chí Minh – thi và họa (1990), Tân Trào 1945-1985 (chọn và giới thiệu thơ văn, 1985), Sự tích núi Cơm Nếp (truyện, 1981), Thanh Tịnh qua các giai đoạn (1991), Nẻo vào văn học (tiểu luận phê bình, 1993), Truyện cổ Xêđăng (1981), Những truyện ngắn hay (3 tập, chọn và giới thiệu, 1993), Chuyện nhặt dọc đường văn (1994), và nhiều cuốn khác về các dân tộc Việt Nam.



    TÔI ĐẾN VỚI VĂN HỌC


    Hồi nhỏ, sống ở làng, tôi là một đứa trẻ nhút nhát, năm tuổi đã đọc thông viết thạo, chữ lại sáng au3a nhưng đến khi đi học, mặc dù trên con đường từ nhà ra đình có mấy trăm mét mẹ tôi vẫn phải dẫn tôi đi bởi tôi rất sợ bọn trẻ con bắt nạt. Tôi bắt đầu ngày “khai tâm” ở đình làng tôi – cái đình rõ to: người quê tôi bảo: “to như cái đình”, “to như cột đình”, “rộng như sân đình”. Trong đình có quả chuông cũng rất to. Chuông đúc bằng đồng đầy những hoa văn kì diệu và những chữ nho khắc kín xung quanh. Tiếng chuông đồng làng tôi mới thật là vang, dường như cả mấy làng quanh khu vực đều có thể nghe rõ mỗi khi ông từ đình gõ vào thành của nó. Sau này, nguời ta, vì lí do chống phong kiến, đã phá mất nó đi, biến nó thành thứ đồng nát, lũ trẻ chúng tôi buồn rũ mất mấy ngày, đứa nào cũng như trống vắng, như vừa mất đi một cái gì gần lắm, thân lắm; lớn lên, khi cái chuông đã không còn tôi mới hiểu ý nghĩa của câu: “Giọng như chuông” và câu ca dao: “Chuông khánh còn chẳng ăn ai. Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”. Ngoài chiếc chuông lớn, đình làng tôi còn có đôi ngựa thờ rất đẹp. Chẳng biết đôi ngựa ấy có từ bao giờ, nhưng trong con mắt chúng tôi nó linh thiêng và cổ xưa lắm. Hàm răng của nó đã ngả màu vàng cũ kĩ. Dân làng tôi có câu “Răng như răng ngực thờ” để phê phán những ai có hàm răng ít chịu chăm chút… Thầy giáo đầu tiên của tôi là thầy Sĩ mặt to, mày rậm, mắt sáng, dáng oai nghiêm như ông ác chễm chệ trước tòa Tam bảo chùa làng. Giọng giảng bài của thầy rõ và vang. Thầy là người làng tôi, sau này đi bộ đội và hi sinh ngoài mặt trận.


    Tôi nhớ những năm đi học, quan niệm của làng tôi về một người học giỏi là người “văn hay, chữ tốt”. đặc biệt là “chữ tốt”. Ấy là kiểu chữ chân phương, có nét thanh, nét đậm rõ ràng, không hiểu sao lúc đó các thầy dạy tôi chữ ai cũng đẹp, cùng kiểu mẫu. Nét chữ của các thầy Dương Văn Lưu, Lê Xuân Hội… tôi nhớ mãi đến tận sau này, khi được phân công viết những huân chương, thẻ Đảng, thẻ Đoàn, bằng khen, tôi vẫn cứ thầm cảm ơn các thầy về sự rèn rũa cách viết, lối viết lúc tuổi còn thơ. Bấy giờ tất cả học sinh chúng tôi đến lớp đều phải ngồi đúng tư thế và phải viết bằng cùng một loại bút, loại mực: bút sắt và mực tím. Thầy viết như thế nào, trò phải viết ý như thế, khi viết thầy dạy ngồi như thế nào phải ngồi y như thế; sai một nét chữ, ngồi nghiêng, ngồi cúi một chút là chiếc thước gỗ lim trong tay thầy nện luôn. Sau chữ là giọng. Dân làng tôi vốn phát âm không chuẩn, đã ngọng đã hay lẫn “n, l”, “s, x”, “tr, ch” lại nhiều từ địa phương nên đọc theo cách đọc của thầy thật mệt. Tôi còn nhớ có bận, chỉ mỗi việc đọc một câu văn trong “Truyện nỏ thần”: Đem vật này làm lẫy nỏ mà thầy “quay” cả lớp tôi trọn cả mấy giờ đồng hồ! Thầy con treo giảo điểm 10 cho những ai đọc được câu Nồi đồng nấu ếch, nồi đất nấu ốc liên tiếp trong mười lần không nghỉ. Tôi nhớ không lầm thì dường như suốt cả năm học ấy, không có một ai trong số chúng tôi đoạt được giải thầy treo!


    Tôi nhập môn trong cái thế giới khuôn phép như vậy ở trường, nhưng về đến nhà tôi lại tìm đến một thế giới riêng. Làm xong “nghĩa vụ” với thầy tức là làm bài, học bài, chuẩn bị bài xong một cách chu đáo , tôi lại ngồi lì quên cả trưa tối để đọc cho kì hết những cái gì có trong hòm sách của gia đình, kể cả những bài báo tường do ac1c anh chị học sinh trung học, nơi anh cả tôi dạy học làm đến nay tôi còn thuộc nhiều bài. Cái “kho” sách gia đình ấy chả đáng kể gì so với số sách con tôi – một học sinh trung học có hiện giờ, - nhưng có lẽ đấy là cái “cửa sổ” đầu tiên để đôi mắt trẻ thơ của tôi lúc ấy nhìn vượt được ra khỏi mái rạ, lũy tre và cánh đồng làng. Tôi mơ ước có một ngày được đi xa, thật xa đến những miền đất lạ mà các anh tôi đang ở, đang công tác …


    Tôi mê truyện cổ, thích ca dao, tục ngữ, quen lối nói quê mùa của dân làng tôi và chẳng hiểu sao mỗi khi làm bài luận tôi lại đưa nó vào một cách rất tự nhiên, đôi khi là tùy tiện. Các thầy dạy văn hồi trẻ của tôi rất thích lối văn này và động viên, cổ vũ tôi thật nhiều bằng c1ch thường xuyên cho những điểm tuyệt đối. Lại còn đọc cho cả lớp nghe, dán lên tường làm mẫu cho các bạn tôi “noi gương” nữa. Những lúc được như thế tôi kiêu lắm, khuỳnh lắm. Khi được chọn đi học lớp năng khiếu văn của thành phố tôi càng kiêu hơn, bởi nghĩ cả huyện Đông Anh của tôi cũng chỉ có dăm đứa được chọn, mà trong số này tôi lại là đứa “có máu mặt” hơn cả. Nhưng hỡi ôi, như mẹ tôi thường nói “Bay hay ở đất nhà bay”, “Thả ra mới biết béo gầy”, tôi như một chú gà ri, cùng lắm là một chú trống choai ở quê được thả vào giữa cái đàn gà đủ các giống, các mã, kể cả gà nòi, tôi thấy tôi bé nhỏ và vụng về không để đâu hết được. Đọc những bài văn được giải tại những cuộc thi học sinh giỏi toàn miền Bắc của các anh như Nguyễn An Định, của các bạn như Trần Quốc Huấn, Trần Bích Liên (quê Nam Hà)… tôi mới hiểu ra một điều đơn giản rằng mình chả là cái “đinh rỉ” gì. Sao cũng là học sinh giỏi văn của tỉnh, của thành mà họ thỉ thế kia, mình lại có thế này, các anh, các bạn ấy tài quá. Văn chương chữ nghĩa của họ cứ lấp la, lấp lánh như những chuỗi cườm cườm! Tôi còn chưa một lần được đọc Lỗ Tấn, Gooc-ki, Đô-đê, Đốt-tôi-ep-xki, Hai-nơ, Uýt-man… mà họ thì đã trích được cả những đoạn dài, lại còn bình những lời có cánh nữa… Là thê nên dù được chọn, được tuyển đi thi đến mấy bận tôi vẫn chẳng “ăn” được cái giải gì. Tôi cay cú và lao vào đọc, đọc như bị bỏ bùa mê, đọc như thằng bị ma ám. Những ngày hè ở quê tôi đi bắt cua, đi hôi cá, kéo tép bán, bớt lại vài đồng phóng đến hiệu sách ở chợ Tó, chợ Chờ, đôi khi ra tận hiệu sách Hà Nội-Huế-Sài Gòn ngoài Hà Nội khuân sách về đọc ngấu nghiến. Lại tập tọe viết báo nữa, viết cho đài truyền thanh huyện, thành phố, cho tập san Sáng tác người Hà Nội. Viết một chục bài đôi khi chỉ độc in được một bài, tôi vẫn viết, vẫn say mê, đeo đuổi…


    Năm 16 tuổi tôi thi đỗ vào đại học, nhưng buồn thay lại được phần vào học ngành lịch sử! Những khi ngồi đo vẽ, chùi lau những mảnh gốm, mảnh sành hoặc đếm những học tiết trang trí, những hoa văn trên thổ cẩm một mình, lòng dạ tôi lại để sang phía khoa bạn, khoa Ngữ văn. Ở đó có những Hoàng Nhuận Cầm, Mai Văn Hai, Đỗ Minh Tuấn, Vĩnh Quang Lê… Họ túm tụm đọc thơ, mắt sáng lên khi cầm tờ Văn nghệ có in bài của mình, tôi ao ước lắm, thèm thuồng lắm… Nhưng rồi số phận đã một lần mỉm cười với tôi. Ấy là lúc đất nước có lệnh động viên. Tôi tòng quân và sau một thời gian ở đơn vị qua hầu như tất cả các nấc quân hàm của lính: binh nhì, binh nhất, hạ sĩ, trung sĩ… tôi được điều về tạp chí Văn nghệ quân đội – cái nôi đào tạo ra những thế hệ cầm bút mặc áo lính, nơi đã từng có mặt các bậc văn tài. Tôi sung sướng ngỡ như bắt được vàng và đã đánh đổi nhiều thứ mà tôi đã có hoặc có trong tầm tay để được ở nơi này, bắt đầu lại cuộc đời văn học của mình. Ấy là mùa đông năm 1979, Hà Nội đầy mưa giăng và gió mùa đông bắc.

    1993
    HOÀNG THỤY LÂM
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/3/14
    haiauLucky thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này