Hoàn thành LA MÃ: SỨC MẠNH THẦN THÁNH

Thảo luận trong 'Góc dịch các tác phẩm tiếng Anh' bắt đầu bởi Thanh Tinh Thien, 9/1/22.

  1. [​IMG]
    La Mã cổ đại bao gồm giai đoạn dài từ thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên đến thế kỷ thứ sáu sau Công nguyên, đưa người đọc đi qua liên tiếp các bước định mệnh và những cuộc khủng hoảng đau đớn đánh dấu sự tiến hóa của người La Mã từ một ngôi làng sơ khai đến thủ đô của một vương quốc phi thường kéo dài từ miền bắc nước Anh đến sa mạc Ả Rập. Một loạt các nhân vật nổi tiếng thế giới xuất hiện trong những trang này, bao gồm Alexander Đại đế, Hannibal, Julius Caesar, Cleopatra, Augustus, Livia, Cicero, Nero, Hadrian, Diocletian, Constantine, Justinian và Theodora. Chứa đầy những câu chuyện rùng rợn về bạo lực, dục vọng và sự bức bối về chính trị, cuốn sách không chỉ mô tả các sự kiện chính trị và quân sự định hình đế chế mà còn coi những phát triển văn hóa và xã hội là một phần không thể thiếu với lịch sử La Mã. William E. Dunstan nêu bật các chủ đề chính như môi trường sống, phụ nữ, luật pháp, vai trò của nô lệ và những người tự do, thành phần và quyền lực của giai cấp thống trị, giáo dục, giải trí, thực phẩm và quần áo, hôn nhân và ly hôn, tình dục, cái chết và mai táng, tài chính và thương mại, thành tựu khoa học và y học, các tổ chức và thực hành tôn giáo, các kiệt tác nghệ thuật và văn học. Tất cả độc giả quan tâm đến thế giới cổ đại sẽ thấy đây là một cuốn lịch sử hấp dẫn và lôi cuốn.


    EPUB, AZW3: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/2/22
  2. Lịch sử ngày Tết dương lịch

    Ngày nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đón năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch. Tuy nhiên, không nhiều người biết rõ về lịch sử của ngày Tết Dương lịch. Theo các sử liệu, lịch sử của ngày Tết Dương lịch bắt nguồn từ hệ thống lịch của người La Mã cổ đại. Lịch La Mã được Romulus (người sáng lập thành Rome, khoảng 753 TCN) tạo ra dựa trên hệ thống âm lịch do người Hy Lạp sử dụng.

    Nó được gọi là lịch Romulus, bao gồm 10 tháng, bắt đầu từ ngày Xuân phân (vernal equinox - khoảng ngày 21/3 Dương lịch hiện nay). Vị vua thứ hai của La Mã là Numa Pompillus (715-673 TCN) đã cải tiến lịch Romulus thành lịch Numa gồm 12 tháng. Một năm bình thường của lịch Numa có 355 ngày và vào năm có tháng mens intercalaris (tháng nhuận) thì có 385 ngày.

    Vào thời kỳ Cộng hoà La Mã (khoảng 450 TCN), lịch Numa được sửa đổi thành lịch Cộng hoà La Mã. Theo lịch này, hai năm có tháng Mercedonius sẽ gồm 377 và 378 ngày, hai năm còn lại có 355 ngày. Tuy đã chính xác hơn so với các lịch trước, nhưng lịch Cộng hoà La Mã vẫn còn rất phức tạp, thường bị tính sai vì nhiều lý do khác nhau.

    Dựa trên bộ lịch này, La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1/1 làm ngày khởi đầu năm mới từ năm 153 TCN. Tuy nhiên, điều này ít được tôn trọng do tập quán văn hóa, chính trị ở các vùng khác nhau của La Mã. Đến thời đại của hoàng đế Julius Caesar (100-44 TCN) thì hệ thống lịch này đã được cải tiến một cách căn bản thành lịch Julius, đặt nền móng cho Dương lịch ngày nay.
     
    vncomer, thaitrongle and ai0ia like this.
  3. JustSmile5786

    JustSmile5786 Lớp 1

    Có phải mình nhìn nhầm không nhỉ 316Mb cho bản epub. Eo ơi @@!
     
  4. tijnprozz

    tijnprozz Mầm non

    Xin Bác cho thêm file word với ạ. Cảm ơn cuốn sách của Bác. ❤
     
  5. 'Căn bệnh thần thánh' của hoàng đế Caesar
    Hành vi bất thường của một trong những vị tướng nổi tiếng nhất lịch sử, Julius Caesar được cho là do các cơn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nhẹ gây ra, có nghĩa là chẩn đoán thời đó có sai lệch và không đúng bệnh.

    Julius Caesar ngã quỵ trong trận chiến Thapsus vào năm 46 trước Công nguyên, buộc sĩ quan hầu cận phải hỏa tốc đưa về tuyến sau để giữ an toàn cho vị tướng. Người thời đó cho đây là kết quả của một cơn động kinh - "căn bệnh thần thánh", dựa trên những triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, chân tay bủn rủn. Sau đó 2 năm, vị tướng tài ba bị ám sát chết trong tình trạng bệnh tật; sử gia lúc đó cho ngoài chứng động kinh, Caesar còn bị đau nửa đầu và thậm chí sốt rét. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đưa ra giả thuyết Caesar có thể bị một loạt các cơn đột quỵ nhỏ gây ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần lẫn thể chất.

    Các bác sĩ thuộc Đại học Hoàng đế London (Anh) đã rút ra kết luận trên sau khi nghiên cứu ở một góc nhìn khác các triệu chứng được ghi lại trong tài liệu sử học Hy Lạp lẫn La Mã, theo tờ Guardian. "Khả năng Caesar mắc bệnh tim mạch luôn bị bác bỏ dựa trên lập luận cho đến lúc chết thể chất của ông vẫn tỏ ra bình thường trong các sự kiện chính thức lẫn đời thường," theo các nhà nghiên cứu. Thế nhưng, trong lúc phân tích lại, bác sĩ Francesco Galassi cùng bác sĩ giải phẫu Hutan Ashrafian cho thấy có những triệu chứng mà đột quỵ nhẹ giải thích hợp lý hơn là chứng động kinh. Ví dụ, hoàng đế Caesar được ghi lại mắc chứng trầm cảm vào cuối đời, và đây có thể là hậu quả do đột quỵ gây nên đối với não.

    Trong tiểu sử về Caesar, sử gia Hy Lạp Plutarch đã mô tả lại thời gian khó khăn mà nhà lãnh đạo bị giới quý tộc công kích dữ dội tại các sự kiện công khai. Điều này thậm chí diễn ra tại Viện Nguyên lão, tức hội đồng nhà nước cao nhất thời La Mã cổ đại, nơi sử sách ghi lại cảnh tượng ông thách thức bất cứ kẻ nào có gan giết chết mình thì cứ lên tiếng. Sử gia Plutarch cho hay Caesar sau đó đổ cho chứng động kinh đã đẩy ông vào tình trạng choáng váng khi đứng trước đám đông. "Khi hội chẩn lại các triệu chứng của vị tướng, có thể phát hiện những chi tiết cho thấy Caesar từng té ngã trong các cuộc viễn chinh tại Tây Ban Nha và châu Phi, cụ thể là trong trận chiến Cordoba và Thapsus," theo các nhà nghiên cứu.

    Có thể có vài lý do về mặt xã hội là nguyên nhân tại sao nhà lãnh đạo và người được ông chọn thừa kế Octavian cho họ bị động kinh. Thời xưa, động kinh được cho là “căn bệnh thần thánh” trong cộng đồng Hy Lạp, hay nói đúng hơn giới bình dân cho người bị co giật như vậy là được “thần linh nhập xác”. Trong văn chương, chứng động kinh thường xuất hiện ở những người nắm quyền lực và là đối tượng được thần thánh sủng ái. Tuy nhiên, rõ ràng là giới y khoa Hy Lạp - La Mã thời đó không bị những lời như thế huyễn hoặc, và trên thực tế họ biết rõ về các triệu chứng gây nên động kinh. Trong luận án “Nghiên cứu về căn bệnh thần thánh”, Hippocrates đã ghi rõ ràng tình trạng bệnh động kinh, nhằm chứng minh chuyện co giật cơ thể không bắt nguồn từ các thế lực siêu nhiên.

    Các nhà nghiên cứu Anh cũng ghi nhận cả cha Caesar và một người khác trong gia đình đã qua đời mà không rõ nguyên nhân. Dựa trên điều này, có thể họ cũng từng bị các trận đột quỵ nhẹ, một tình trạng có thể di truyền cho đời sau.
     
    thaitrongle and tran ngoc anh like this.
  6. 12 điều bí mật của đấu trường La Mã không phải ai cũng biết
    Đấu trường La Mã ban đầu được đặt tên là Nhà hát Vòm Flavian bởi vì nó được xây dựng bởi hoàng đế của triều đại Flavian, đã được hoàn thành vào năm 82 TCN và vẫn giữ kỷ lục Thế giới - Guinness đấu trường lớn nhất thế giới. Hiện nay mỗi năm có khoảng gần 6.000.000 du khách đến thăm đấu trường. Bạn có tò mò vì sao Đấu trường La Mã lại thu hút du khách đến vậy? Phải chăng có những bí mật gì ở đây chăng?

    1. Các bức tường được sử dụng màu sơn tươi sáng
    Hành lang của đấu trường La Mã được sơn màu tươi sáng, như các bức tranh sặc sỡ bằng màu đỏ, xanh nhạt, xanh lục...

    2. Đá từ đấu trường được sử dụng để xây các tòa nhà khác
    Khi đấu trường Colosseum rơi vào quên lãng, Giáo hội Công giáo đã sử dụng và khai thác nó như một mỏ đá, lấy đá từ đấu trường để xây dựng nhà thờ Thánh Pherro, Thánh Jonh Latern và Palazzo Venezia...

    3. Nơi tổ chức các bữa tiệc lớn
    Vào những năm 80 TCN, khi đấu trường Colosseum đã hoàn thành, Hoàng đế Titus đã tổ chức bữa tiệc khai trương khổng lồ với các trò chơi lễ hội kéo dài 100 ngày.

    Và đương nhiên đó không phải là bữa tiệc lớn nhất được tổ chức ở đấu trường. Sau đó Hoàng đế Trajan đã tổ chức một lễ hội kéo dài đến 123 ngày với hơn 9.138 đấu sĩ và 11.000 con vật.

    4. Không phải tất cả mọi cuộc chiến đều kết thúc bằng cái chết
    Dường như ấn tượng của mọi người khi biết đến Colosseum qua phim ảnh đều là những trận chiến kết thúc bằng cái chết của đấu sĩ thua trận. Thế nhưng thực tế thì có nhiều thứ để nói hơn cái chết.

    Đôi khi các đấu sĩ từ chối giết chết đối thủ hoặc cũng có những lần là sự tha thứ từ tất cả những người có mặt tại đấu trường để mang lại sự sống cho người bại trận.

    5. Một người đàn ông sẽ theo dõi toàn bộ cuộc đấu
    Ngày nay gọi đó là người quản lý, một người được coi trọng hoặc có khi chính là Hoàng đế. Người này sẽ ngồi trong một chiếc hộp ở trung tâm, theo dõi toàn bộ cuộc đấu và quyết định người thắng cuộc, kẻ phải chết.

    6. Những nguy hiểm luôn rình rập với những người tham gia cuộc đấu
    Đừng nghĩ chỉ những đấu sĩ mới có thể gặp nguy hiểm, ngay cả những khán giả theo dõi trận đấu cũng có thể gặp rủi ro.

    Đó là một lần Hoàng đế Claudius đã ra lệnh cho những người khán giả phải xuống đấu trường do một số trục trặc khiến trận đấu bị gián đoạn. Có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể trở thành những kẻ thế mạng.

    7. Hàng ngàn động vật đã bị giết ở đấu trường
    Không phải chỉ con người mới chịu đựng số phận tàn bạo đằng sau bức tường Colosseum. Người La Mã đã tổ chức các cuộc săn bắn ở đây và những trận đánh khủng khiếp đã giết chết hàng ngàn con vật. Kinh hoàng nhất là đã có khoảng 9.000 con vật bị giết trong lễ hội khai mạc Đại đấu trường.

    Theo lịch sử ghi lại thì đó là một cuộc chiến khủng khiếp.

    8. Những câu chuyện bên dưới sàn đấu trường
    Bên dưới sàn đấu có một mê cung tạm như một cái hầm. Đó là nơi để cho các đấu sĩ và động vật tạm dừng chân trước khi bước vào đấu trường. Nó bao gồm các mái vòm, đường hầm lối đi và 36 cửa bẫy.

    9. Vé tham gia các trận đấu là miễn phí
    Vé cho các sự kiện hay trận đấu được tổ chức ở đấu trường Colosseum được miễn phí.

    10. Không phải tất cả những người tham dự đều được đối xử công bằng
    Khi bước vào đấu trường, thông qua các vòm sẽ được đánh số từ I đến LXXVI (1-76) và có ngăn đá cẩm thạch để tách riêng các tầng lớp tham dự.

    11. Có các lớp bảo vệ để tránh ánh nắng mặt trời
    Thật sự mùa hè ở Rome rất kinh khủng, ánh nắng mặt trời có thể khiến da người phồng rộp lên. Vì thế để bảo vệ khán giả khỏi cái nóng, Colosseum được trang bị một mái che để tạo bóng râm mát.

    12. Các bữa tiệc đều có 3 phần
    Những bữa tiệc dài ngày được tổ chức ở đấu trường đều được chia làm 3 phần.

    Venatio: Săn bắt động vật

    Damnati: Các trò chơi giữa trưa, hoặc hành quyết các tội phạm.

    Sự kiện chính: Trận đấu giữa các đấu sĩ

    [​IMG]
     
  7. Vén màn bí ẩn "cổng địa ngục" La Mã cổ đại
    Hang mà người La Mã cổ đại tin là Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chết chóc đến mức nó giết chết tất cả các loài động vật đến gần nhưng không làm hại các linh mục dẫn theo những động vật này.

    Theo tờ Science Alert, hàng thiên niên kỷ sau, các nhà khoa học tin đã tìm ra lý do gây chết chóc - đám mây carbon dioxide (CO2) đậm đặc khiến những con vật hít thở chết ngạt.

    [​IMG]

    Có niên đại 2.200 năm, hang đã được các nhà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đại học Salento, Italia, phát hiện lại vào năm 2011. Nó nằm ở một thành phố tên là Hierapolis ở Phrygia cổ đại - ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ - và được sử dụng để hiến tế động vật.

    Khi các linh mục dẫn những con bò tót vào đấu trường, mọi người có thể ngồi trên những chiếc ghế cao trong đấu trường và xem khói tỏa ra từ cánh cổng khiến những con vật chết.

    "Không gian này đầy hơi sương mù và dày đặc đến nỗi người ta khó có thể nhìn thấy mặt đất. Bất kỳ con vật nào đi vào bên trong đều chết ngay lập tức. Tôi ném những con chim sẻ vào và chúng ngay lập tức trút hơi thở cuối cùng" - nhà sử học Hy Lạp Strabo viết.

    Chính hiện tượng này đã báo động cho đội khảo cổ biết vị trí của hang. Những con chim bay quá gần cửa hang bị ngạt thở và chết - cho thấy hàng nghìn năm sau, nó vẫn chết chóc như ngày nào.

    Thủ phạm là hoạt động địa chấn dưới lòng đất - theo nhà nghiên cứu núi lửa Hardy Pfanz của Đại học Duisburg-Essen ở Đức, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu hang vào năm 2018. Một khe nứt chạy sâu bên dưới khu vực thải ra một lượng lớn carbon dioxide của núi lửa.

    Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo mức độ carbon dioxide trong đấu trường kết nối với hang động, và nhận thấy một loại khí - nặng hơn không khí một chút - đã tạo thành một "hồ" cao 40 cm trên sàn đấu trường.

    Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, loại khí này bị mặt trời phân tán vào ban ngày, nhưng nó nguy hiểm nhất vào lúc bình minh sau một đêm tích tụ. Nồng độ đạt trên 50% ở đáy "hồ", tăng lên khoảng 35% ở độ cao 10cm, thậm chí có thể giết chết một người - nhưng ở độ cao trên 40cm, nồng độ giảm nhanh chóng.

    Vào ban ngày, vẫn có một lượng carbon dioxide tập trung ở độ cao khoảng 5cm, bằng chứng là những con bọ chét được nhóm nghiên cứu tìm thấy trên sàn của đấu trường. Và bên trong hang, họ ước tính nồng độ CO2 luôn dao động từ 86 đến 91%, vì cả mặt trời và gió đều không thể đi vào.

    Nhóm nghiên cứu lưu ý trong bài báo đăng trên tạp chí Khoa học Khảo cổ học và Nhân học, sở dĩ những con bò tót bị chết ngạt mà linh mục thì không là do miệng và mũi của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ở độ cao từ 60 đến 90cm, hít phải khí độc và chỉ chịu được trong vòng vài phút. Trong khi đó, các linh mục (galli) luôn đứng thẳng khiến miệng và mũi cao hơn vị trí mà khí độc tập trung.

    Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tin các linh mục đã nhận thức rõ về đặc điểm của hang động và đấu trường, nên có thể đã tiến hành các cuộc hiến tế lớn vào thời điểm thuận lợi.

    Nhưng sự hiện diện của đèn dầu cũng cho thấy các linh mục đã đến gần hang vào ban đêm - theo nhà nghiên cứu Francesco D'Andria - người đã tìm thấy đèn dầu ở đây.

    [​IMG]
     
  8. GIẢI MÃ BÍ ẨN: TẠI SAO SỐ 4 LA MÃ TRÊN ĐỒNG HỒ KHÔNG PHẢI LÀ IV?
    Đã bao giờ bạn để ý đến các số trên đồng hồ khi chúng được viết bằng số La Mã? Một điều đặc biệt ở đây đó chính là số 4 La Mã không được viết là IV như bình thường. Liệu có điều gì khó lí giải đằng sau bí ẩn này?

    Thực chất, số 4 La Mã trên đồng hồ được bắt nguồn từ vua Louis XIV Pháp.

    Lúc bấy giờ ở Pháp công nghệ chế tác đồng hồ cực kỳ phát triển. Vua Louis XIV của Pháp (1638-1715) yêu cầu các thợ đồng hồ chế tác cho mình một chiếc đồng hồ. Ban đầu, các nghệ nhân vẫn viết số 4 La Mã là IV như bình thường, nhưng nhà vua không hài lòng nên yêu cầu sửa lại thành IIII. Đầu tiên các thợ đồng hồ ra sức phản đối yêu cầu của nhà vua. Tuy nhiên, sau đó họ đành phải sửa lại thành số IIII.

    Từ đó, trên các đồng hồ đeo tay, số 4 La Mã được viết là IIII thay vì là IV như thông thường. Đây cũng là một điều đặc biệt tạo điểm nhấn trên chiếc đồng hồ.

    [​IMG]
    Về tính đối xứng
    Số 4 và số 8 trên mặt đồng hồ được coi là đối xứng nhau. Số 8 La Mã được viết là VIII, mang cảm giác "nặng nề" nhất trong tất cả các số trên mặt đồng hồ. Vì vậy, số 4 được viết là IIII thay vì IV để tạo cảm giác cân bằng cho mặt đồng hồ. Sự cân bằng thẩm mỹ này là điều vô cùng được coi trọng trong chế tác đồng hồ.

    Nếu chia mặt đồng hồ thành 3 phần, ta sẽ thấy có sự cân bằng trên tổng thể mặt đồng hồ:

    4 số bắt đầu là I: I, II, III, IIII

    4 số bắt đầu là V: V, VI, VII, VIII

    4 số bắt đầu với X: IX, X, XI, XI

    Về tính chính xác
    Xét về mặt nhận dạng, nếu số 4 La Mã được viết là IV sẽ rất dễ nhầm lẫn với số 6 La Mã là VI.

    Vì vậy, số 4 La Mã được viết thành số IIII tưởng chừng như sai lệch nhưng lại vô cùng hợp lý.

    Về tâm linh
    Ngoài ra, số 4 La mã trên mặt đồng hồ còn chứa đựng giá trị tâm linh không phải ai cũng biết. Hãy cùng xem đó là gì nhé!

    Theo một số nhà ngôn ngữ học, mặt đồng hồ chỉ thị số IIII nhằm mục đích thể hiện sự tôn kính vị thần La Mã Jupiter (chúa tể của các vị thần, đồng nhất với thần Zeus trong Thần thoại Hy Lạp). Theo cách viết Latinh, vị thần này có tên đầy đủ là IVPITER. Vì thế, để tránh nhắc trực tiếp đến tên vị thần này, các thợ đồng hồ viết số 4 La Mã là IIII trong chế tác đồng hồ.

    Trong thời kì cổ đại, cách viết số IIII rất phổ biến. Nếu chú ý, chúng ta có thể thấy, cách viết số IIII được sử dụng rộng rãi trong những chiếc đồng hồ mặt trời (Sundial) từ trước thế kỉ XIX.

    Hiện nay, nhiều loại đồng hồ được thiết kế tối giản hóa các số trên mặt đồng hồ bằng các viên đá nhỏ hay các cọc kẻ ngắn. Tuy nhiên, vẫn còn một số mẫu đồng hồ có thiết kế cọc số La Mã cổ điển, sang trọng.
     
    thanhson2183 thích bài này.
  9. Hoàng Tử Bé

    Hoàng Tử Bé Lớp 1

    Cách dịch giống Google dịch quá bác !
     
  10. Người La Mã cổ đại đã tạo dựng được một nền kiến trúc vĩ đại, có ảnh hưởng lớn tới toàn châu Âu. Nếu xét đến những công trình lâu bền nhất hoặc có ý nghĩa về phương diện lịch sử, chúng ta sẽ phải nghĩ đến những con đường và những công trình chống động đất.

    Công nghệ chống động đất

    Có lẽ kỹ thuật xây dựng của người dân thành Rome là một trong những lý do khiến thành phố này trở thành nơi tiên tiến bậc nhất ở Châu Âu. Lấy việc sử dụng bê tông làm ví dụ điển hình. Các công trình được làm từ bê tông hiện nay dự kiến chỉ có thể tồn tại khoảng 100 – 200 năm.

    Tuy nhiên, các công trình bê tông của người La Mã cổ đại vẫn duy trì được cấu trúc toàn vẹn sau cả 2.000 năm. Sở dĩ các công trình này có thể vững bền qua mọi biến thiên của thời gian như vậy là vì người La Mã cổ đại đã sử dụng một phương pháp chế tạo bê tông rất khác biệt.

    Theo trang Ancient Origins, bê tông La Mã có một số tính chất khác biệt so với bê tông hiện đại. Đầu tiên là loại keo kết dính các thành phần bê tông với nhau. Bê tông La Mã tạo ra một hợp chất khác biệt đáng kể so với xi măng Portland hiện đại. Đó là một chất kết dính cực kỳ ổn định.

    Một công trình biểu tượng khác của người La Mã cổ đại còn tồn tại đến nay là mạng lưới đường bộ rộng lớn. Họ xây dựng khoảng hơn 386.000km đường, trải dài từ Vương quốc Anh đến Marốc. Người La Mã xây dựng đường có ba lớp, lớp nền ở dưới cùng, lớp giữa và lớp phủ bề mặt.

    [​IMG]

    Lớp nền thường bao gồm đá hay đất, ngoài ra còn có thể dùng sỏi thô, gạch vỡ, vật liệu đất sét, thậm chí là làm bằng gỗ nếu con đường xây trên vùng đầm lầy. Lớp giữa thường làm bằng vật liệu mềm hơn, như cát hay sỏi mịn, bao gồm nhiều lớp liên tiếp nhau. Cuối cùng, lớp bề mặt được phủ sỏi, đôi khi còn được trộn với vôi.

    Một nghiên cứu gần đây cho thấy, để xây dựng được các tòa nhà quan trọng và giúp chúng có thể đứng vững qua những trận động đất, người La Mã đã sử dụng một loại công nghệ siêu vật liệu. Đó là những cấu trúc nhân tạo bao gồm các dãy thiết bị cộng hưởng giúp biến đổi sóng điện từ hoặc âm thanh theo những cách thức không thường được thấy trong tự nhiên.

    Năm 2012, một ý tưởng tương tự đã được thử nghiệm bởi một nhóm các nhà nghiên cứu khi họ đào một dãy lỗ khoan 2 chiều xuống lòng đất ở độ sâu khoảng 5m. Họ tạo ra sóng âm ở gần đó và khi sóng âm tiếp cận hai hàng lỗ đầu tiên, phần lớn năng lượng của sóng âm bị phản xạ trở lại nguồn phát. Người ta cũng đã phát hiện ra , một số công trình La Mã cũng có mô hình cấu trúc tương tự, từ đó trở thành các công trình chống động đất quan trọng vào thời cổ đại.

    Greg Gbur, nhà vật lý tại Đại học Bắc Carolina, chia sẻ: "Tôi nghi ngờ những người xây dựng các công trình cổ đại này đã cố tình thiết kế sao cho các tòa nhà có khả năng chống động đất, hoặc thậm chí theo thời gian, có lẽ họ đã vô thức phát triển các thiết kế để làm cho chúng chắc chắn hơn. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ, có thể các siêu đô thị được xây dựng bằng kỹ thuật vô tình tránh được động đất và có lẽ đã tồn tại lâu hơn các đô thị khác. Do đó, ngày nay chúng ta có cơ hội được chiêm ngưỡng tàn tích của chúng."

    Kiến trúc lớn nhất của La Mã

    Đường sá có vai trò quan trọng đối với thành La Mã, theo các nguồn tài liệu xưa, người La Mã đã học hỏi kỹ thuật xây dựng của người Carthage để nâng cấp những con đường họ tìm thấy.

    Trong thời kì hoàng kim của đế quốc La Mã, mạng lưới đường bộ được ghi lại là hơn 250.000 dặm. Trong đó khoảng 50.000 dặm được lát đá. Chỉ riêng ở Gaul, khoảng 13.000 dặm đường được nâng cấp và tại Anh ít nhất là 2.500 dặm. Các con đường của La Mã được thiết kế tỉ mỉ và xây dựng theo ba tiêu chuẩn: bền chắc, tiện dụng và thẩm mỹ.

    Đối với người La Mã, con đường lý tưởng là đường ngắn nhất nối điểm xuất phát với điểm đích. Đó là lý do tại sao các con đường họ làm có nhiều đoạn thẳng dài, nhưng thường vẫn phải theo đường cong tự nhiên của địa hình. Ở những vùng đồi núi, khi có thể, người ta làm đường ở độ cao lưng chừng, dọc theo bên triền núi hứng ánh sáng mặt trời. Điều này giúp giảm thiểu những bất tiện do thời tiết xấu gây ra cho người đi đường.

    Nhưng người La Mã làm đường như thế nào? Trước tiên tuyến đường được xác định. Công việc này được giao cho những người chuyên vẽ bản đồ địa hình. Kế tiếp, công việc đào bới nặng nhọc là phần của binh lính, lao công và nô lệ. Người ta đào hai cái rãnh song song, cách nhau ít nhất khoảng 2,4 mét, nhưng thường là 4 mét, thậm chí còn rộng hơn ở những khúc quanh.

    Khi đã hoàn thành, chiều rộng của con đường có thể lên tới 10 mét, gồm cả lối dành cho người đi bộ ở hai bên. Tiếp theo, người ta đào bỏ đất giữa hai rãnh cho đến khi đụng nền đất rắn bên dưới. Cái hố này sau đó được lấp đầy bằng ba hoặc bốn lớp vật liệu khác nhau. Lớp thứ nhất có thể là đá lớn, thứ hai là đá cuội, có lẽ được trộn với vữa để kết dính và trên cùng là đá dăm được nén chặt.

    [​IMG]

    Một số con đường có bề mặt chỉ là đá dăm. Tuy nhiên, điều khiến người ta thán phục chính là những con đường được lát bằng những phiến đá lớn, thường được chẻ từ các tảng đá có sẵn ở địa phương. Mặt đường hơi vồng lên ở giữa để nước mưa có thể thoát xuống rãnh ở hai bên. Phương pháp này giúp đường sử dụng được lâu và một số còn tồn tại đến ngày nay.

    Khoảng 900 năm sau khi Đường Appia được hoàn tất, sử gia Procopius người Byzantium vẫn gọi nó là con đường “tuyệt vời”. Ông viết về những phiến đá lát mặt đường như sau: “Biết bao thời gian đã trôi qua, biết bao cỗ xe đã lăn bánh trên đó mỗi ngày, thế mà những phiến đá ấy vẫn bám chắc và nhẵn bóng”.

    [​IMG]

    Làm thế nào các con đường này băng qua các rào cản tự nhiên như sông ngòi? Một giải pháp là bắc cầu. Một số cây cầu đó nay vẫn còn, là bằng chứng về trình độ kỹ thuật xuất sắc của người La Mã xưa. Các đường hầm trong hệ thống cầu đường của La Mã có lẽ ít được biết đến hơn, nhưng so với kỹ thuật thời bấy giờ, việc xây đường hầm đòi hỏi nhiều công phu hơn.

    Một tài liệu tham khảo nói: "Ngành kiến trúc La Mã... đã đạt những thành quả mà trong nhiều thế kỷ sẽ không ai sánh kịp". Một thí dụ điển hình là đường hầm ở đèo Furlo trên Via Flaminia. Vào năm 78 CN, sau khi các kỹ sư đã lập kế hoạch cẩn thận, người ta đào một đường hầm dài 40 mét, rộng 5 mét, cao 5 mét, xuyên qua đá cứng. Đó quả là một công trình đáng khâm phục, so với kỹ thuật thời ấy. Xây dựng hệ thống cầu đường như thế là một trong những công trình táo bạo nhất của con người.

    [​IMG]

    Thật khó mà tưởng tượng được có bao nhiêu nhân lực và vật lực đã được huy động, cũng như phải mất thời gian bao lâu để làm nên hệ thống mạng lưới đường xá rộng lớn đến vậy. Một số con đường đó vẫn còn tồn tại ở điều kiện khá tốt cho tới tận ngày nay.
     
  11. tijnprozz

    tijnprozz Mầm non

    Bác @Thanh Tinh Thien, bác có thể vui lòng cho em xin thêm file pdf hoặc file docx được không ạ. Em cảm ơn.
     

Chia sẻ trang này