Đang dịch G LẬT ĐỔ - Lịch sử hơn trăm năm nước Mỹ đảo chính từ Hawaii cho đến Iraq

Thảo luận trong 'Góc dịch các tác phẩm tiếng Anh' bắt đầu bởi bun_oc, 30/9/13.

  1. bun_oc

    bun_oc VIP

    Cám ơn cairong. Mình vẫn đang tiến hành.
    Đồng thời, mình xin chân thành cám ơn thành viên @huytran vì đã góp ý rất nhiều cho bản dịch này, cũng như đã trả lời cho tất cả những phân vân trong quá trình dịch mà mình đã nêu ra trong phần ghi chú. Mình đã ghi nhận tất cả góp ý quý báu đó và tiến hành sửa chữa vào bản lưu trong máy mình vì không có điều kiện đăng lẻ tẻ lại phần đã chỉnh sửa. Một lần nữa, xin cảm ơn bác rất nhiều.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/4/15
    superlazy thích bài này.
  2. bun_oc

    bun_oc VIP

    4
    CÚ ĐỘT PHÁ TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI


    Những con tàu chiến mạnh nhất chưa từng đi cùng nhau dưới một bóng cờ, nay lại tuần tự diễu trong một đám rước huy hoàng ngoài khơi bờ biển Virginia vào buổi sáng râm mát ngày 16 tháng 12 năm 1907. Có hàng ngàn người reo hò, ở bờ biển và ở các thuyền nhỏ. Nhiều người vẫy cờ Mỹ. Tuy nhiên, chỉ một số ít người trong đó là biết hạm đội này đang đi về đâu.

    Khi bài hát “The Girl I Left Behind Me” (tạm dịch: cô gái mà tôi bỏ rơi) được tấu lên, mười sáu tàu chiến từ từ duyệt qua chiếc du thuyền Mayflower của tổng thốngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link với khoảng cách bốn trăm mét. Cả hạm đội mang theo mười bốn nghìn binh sĩ và thủy quân lục chiến, cùng với gần 250 nghìn tấn vũ khí. Tất cả đều được sơn trắng, với đường cuộn mạ vàng tô điểm mũi tàu. Tổng thống Theodore Roosevelt, một người ủng hộ nhiệt thành sức mạnh trên biển, hơn hẳn các chủ nhân trước đó của tòa Bạch Ốc, đã gần như phải kìm nén niềm phấn khích.

    Cùng với nụ cười chói sáng nổi danh trên môi, ông hỏi những vị khách mời trên tàu Mayflower rằng: “Ông đã bao giờ thấy một hạm đội nào như vậy chưa? Vào một ngày như hôm nay? Hẳn là tất cả chúng ta phải rất tự hào về điều đó!”

    Roosevelt đã dành rất nhiều thời gian trong nhiệm kỳ tổng thống của mình để thúc đẩy việc đóng tàu. Ông muốn khoe với thế giới đội tàu ấy, nhưng chẳng có cuộc chiến nào để mà phái chúng đi. Với sự tinh tế rất đặc trưng của mình, ông quyết định tập hợp chúng thành một đội tàu hoành tráng và phái đội tàu ấy thực hiện một chuyến đi dài. Từ Virginia, hạm đội Great White,Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mà sau này sẽ trở nên nổi tiếng, sẽ nam tiến và dừng ở các cảng trong vùng biển Caribê, men theo hai bờ Nam Mỹ và cuối cùng cập vào California.

    Hạm đội ấy đại diện cho một sức mạnh quân sự đáng sợ, nhưng nó không chỉ đơn giản là vũ khí chiến tranh. Nó tượng trưng cho sự tự tin và nhận thức về khả năng vô hạn đang thống trị đầu óc người Mỹ trong thập niên đầu thế kỷ 20. Roosevelt nghĩ rằng việc diễu cờ Mỹ khắp Trinidad, Brazil, Chile, Peru và Mexico là một ý tưởng hay ho. Tuy nhiên, với ông hành trình đó thậm chí vẫn còn chưa đủ tham vọng. Ông là tổng thống đầu tiên có ý đồ đem sức mạnh Hoa Kỳ lên mức toàn cầu một cách thực sự, và hạm đội Great White là cách ông tuyên bố ý đồ đó.

    Vài giờ sau khi đội tàu rời Hampton Roads,Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link viên chỉ huy, Đô đốc Robley Evans, triệu tập các sĩ quan và nói cho họ một tin gây sửng sốt. Lộ trình của họ sẽ không như công bố. Roosevelt đã cho ông lộ trình thực, ông phải giữ kín cho đến khi hạm đội ra khơi. Đúng là hạm đội sẽ đi quanh Nam Mỹ tới California, nhưng nó sẽ không dừng lại ở đó. Nó còn phải băng qua Thái Bình Dương, đến Ấn Độ Dương và băng qua đại dương này, đi qua kênh đào Suez, băng qua Địa Trung Hải, vượt qua Gibraltar,Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và sau đó vượt Đại Tây Dương để cập bến lại ở Virginia. Đây sẽ là một chuyến đi không chỉ vòng quanh một châu lục mà là vòng quanh thế giới.

    Khi kế hoạch bị công khai, các nhà phê bình Roosevelt la ó phản đối. Họ lên án rằng việc cử một hạm đội tàu chiến hoành tráng thế này để thực hiện chuyến đi tham vọng thế kia là cực kỳ kích động, chưa kể đến nguy hiểm và tốn kém. Thượng nghị sĩ Eugene Hale của bang Maine, Chủ tịch Ủy ban Phân bổ ngân sách Hải quân, đe dọa sẽ không duyệt xuất kinh phí cần thiết. Roosevelt trả lời cộc lốc rằng ông đã đủ số tiền ông cần.

    Ông thách thức Hale: “Cứ thử đòi tiền lại mà xem!”

    Trong mười bốn tháng tiếp theo, người Mỹ nín thở dõi theo hành trình của Hạm đội Great White. Sau vụ một vài thủy thủ ẩu đả trong quán rượu ở Rio de Janeiro, giới phóng viên bắt đầu miêu tả chuyến đi rằng hiểm nguy rình rập khắp nơi. Thực tế thì, điều ngược lại mới là sự thật. Các sĩ quan và binh lính của hạm đội được đón chào nồng nhiệt ở bất cứ nơi nào họ dừng chân.

    Ở Nam Mỹ họ đã được tiếp đón bằng tiệc tùng, diễu hành, dạ tiệc khiêu vũ và các cuộc thi đấu thể thao; thậm chí một nhà soạn nhạc người Peru còn viết một bài hành khúc sôi nổi tặng họ: “Hạm đội trắng”. Tại Trân Châu Cảng, họ có sáu ngày thưởng thức tiệc tùng, đua thuyền buồm cùng những trò giải trí miền nhiệt đới khác. Ở Auckland, New Zealand, những vũ công người Maori biểu diễn cho họ xem. 250 nghìn người chào đón họ ở Sydney. Từ Úc, họ dong thuyền đến Manila, thủ đô của đất nước Philippines vốn đang thuộc sở hữu của Mỹ, nhưng vì dịch tả họ buộc phải quanh quẩn trên tàu. Sau đó họ đến Nhật Bản, các vị chiến lược gia của Mỹ đã xác định nước này là một đối thủ đang lên ở Thái Bình Dương; đến Trung Hoa rồi quay trở lại Philippines; đi tiếp về phía tây đến Tích Lan (nay là Sri Lanka)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link; và cuối cùng, băng qua kênh đào Suez và qua Đại Tây Dương để về nhà.

    Hạm đội về đến căn cứ Virginia vào trúng ngày sinh của George Washington, ngày 22 tháng 2 năm 1909. Một đám đông khổng lồ tập hợp lại bất kể trời mưa như trút. Khi những con tàu khổng lồ từ từ tiến vào bến, dàn nhạc quân đội chơi bài “There’s No Place like Home” (tạm dịch: Ta về ta tắm ao ta). Dù nhiệm kỳ chỉ còn hai tuần, Tổng thống Roosevelt tất nhiên là đang đứng sẵn ở đó. Sau đó, ông đã viết rằng tài trợ cho hành trình đặc biệt này chính là “việc quan trọng nhất mà tôi đã làm vì hòa bình”.

    Điều đó vẫn còn gây tranh cãi, nhưng hành trình vòng quanh thế giới của hạm đội Great White đã có những tác động sâu sắc. Hải quân có được những kinh nghiệm vô giá trong việc hậu cần chuẩn bị cho những hành trình dài hơi. Các kiến trúc sư hải quân thêm hiểu biết, nhờ đó họ đã phát triển thế hệ tàu chiến tiếp theo. Tại mỗi quốc gia hạm đội dừng chân, những người đứng đầu chính phủ cùng dân thường có nhận thức mới về sức mạnh Hoa Kỳ. Quan trọng nhất, đó là một hình thức đe dọa (tấn công hay trừng phạt) rất màu mè song cũng không kém phần khéo léo, đó là một lời tuyên bố rằng giờ đây Hoa Kỳ là một thế lực trong các vấn đề thế giới. Không một ai từng thấy Hạm đội Great White lại có thể nghi ngờ sức mạnh lẫn tham vọng của nước này.


    Những thăng trầm trong lịch sử chính trị thế giới thường diễn ra chậm chạp và thậm chí gần như không có gì nổi bật trong nhiều năm sau đó. Nhưng việc Hoa Kỳ nổi lên là một cường quốc trên thế giới lại không như thế. Việc này xảy ra khá đột ngột vào mùa xuân và mùa hè năm 1898.

    Cho đến lúc đó, hầu hết người Mỹ dường như đã hài lòng với một quốc gia trải dài khắp lục địa [Bắc Mỹ]. Các nhà lãnh đạo của họ đã bỏ qua nhiều cơ hội để sáp nhập Hawaii. Lẽ ra họ đã có thể chiếm lấy Cuba khi cuộc cách mạng nổ ra lần đầu tiên năm 1868, nhưng thậm chí họ còn không để mắt tới cơ hội ấy. Họ cũng không cố gắng chiếm Cộng hòa Dominica trong những năm 1870, dù khi đó nước này dường như đã sẵn sàng để sáp nhập.

    Năm 1898, Hoa Kỳ dứt khoát chấp nhận cái mà Thượng nghị sĩ Henry Cabot Lodge gọi là “chính sách lớn”. Các nhà sử học đã đặt cho nó nhiều tên gọi khác nhau: chủ nghĩa bành trướng, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới. Nhưng dù được gọi là gì đi nữa thì nó cũng đại diện cho ý chí của người Mỹ muốn mở rộng phạm vi khống chế ra toàn cầu.

    Mùa thu 1898, nhà ngoại giao kiêm sử gia người Anh James Bryce đã kinh ngạc mà viết rằng: “Trong sáu tháng qua, trên thế giới đã có một sự thay đổi có tầm quan trọng to lớn. Nếu như hiện tại việc thôn tính Spitzbergen[6] là viển vông thì sáu tháng trước việc sáp nhập quần đảo Philippines và Porto Rico cũng vậy”.

    Trên thực tế, một số người Mỹ đã thực sự thích thú cái tham vọng vươn xa đến vậy. Henry Cabot Lodge là một trong những thành viên Quốc hội kêu gọi sáp nhập Canada. Roosevelt suy nghĩ về việc tấn công Tây Ban Nha, và chọn ra Cádiz và Barcelona là những mục tiêu khả thi. Lãnh đạo Bồ Đào Nha lo ngại rằng quân đội Mỹ có thể sẽ chiếm cả Azores.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trước khi nổi lên thành một cường quốc thế giới vào năm 1898, Hoa Kỳ đã nhiều lần sử dụng quân đội để buộc các nước khác phải tiếp nhận hàng hóa của họ. Phó Đề đốc Matthew Perry năm 1854 đã dẫn nhiều tàu chiến đến Nhật Bản, và núp dưới bóng sức mạnh ấy, buộc người Nhật phải ký kết một hiệp ước đồng ý mở cửa các cảng biển cho các thương nhân Mỹ. Năm 1882, Tổng thống Chester A. Arthur cũng cử một lực lượng hải quân thực hiện điều tương tự tại Triều Tiên. Tuy nhiên, chỉ đến cuối thế kỷ 19, nền kinh tế Mỹ mới đạt đến mức năng suất mà tại đó, việc trấn áp các nước khác vì lý do kinh tế trở thành nhiệm vụ chính của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ.

    Sử gia nổi tiếng Charles Beard tuyên bố: “Đây chính là chính sách thực dụng mới. Một cơ hội tự do mở rộng các thị trường nước ngoài là không thể thiếu cho sự thịnh vượng của giới doanh nghiệp Mỹ. Ngoại giao hiện đại là thương mại. Mối quan tâm chính của nó là thúc đẩy các lợi ích kinh tế ở nước ngoài”.

    Người ngoài cuộc chứng kiến sự nổi lên của Mỹ với cảm giác tôn sùng và sợ hãi trộn lẫn. Trong số những người ngạc nhiên nhất có những phóng viên báo chí châu Âu đóng tại Mỹ năm 1898. Một phóng viên của tờ Times ở London đã viết rằng những gì ông đã chứng kiến còn hơn cả ”một cú đột phá trong lịch sử thế giới”. Một người khác, làm việc cho tờ Manchester Guardian, tường thuật rằng gần như người Mỹ nào cũng theo đuổi ý tưởng bành trướng, trong khi số ít các nhà phê bình “chỉ đơn giản là cười rộ lên cho bớt đau đớn”.

    Trong số các nhà báo ấy, vẫn còn vài người chưa thể có kết luận về những gì họ thấy. Phóng viên tại New York của tờ La Stampa viết: “Lòng khao khát những điều bất khả thi cùng với niềm đam mê quá mức cuồng nhiệt dành cho những điều mà trước đó họ chưa từng dám mơ mộng, đã nhanh chóng chiếm cứ đầu óc bạn chỉ sau một giờ đồng hồ, khiến đôi mắt bạn tỏa sáng, bàn tay bạn run rẩy, và bạn chạy”. Tờ Le Temps nói rằng Hoa Kỳ, trước đây là “xã hội dân chủ hơn bất kỳ xã hội nào khác”, nay đã trở thành “một nhà nước gần gũi hơn với các quốc gia của thế giới cũ,Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tự vũ trang giống họ và tự bành trướng như họ”. Tờ Frankfurter Zeitung cảnh báo người Mỹ về “những hậu quả tai hại sau sự thịnh vượng của họ” nhưng nhận ra rằng họ sẽ không quan tâm.

    Người Mỹ chưa bao giờ lo lắng quá nhiều về những vấn đề ngoại giao. Sinh tồn ở miền đất còn hoang sơ, mọi thứ họ tạo dựng nên cũng hoang dại không kém: họ có quan điểm riêng, có nền chính trị riêng cũng như có quy tắc ngầm về ngoại giao của riêng họ.[9] Xét về kinh tế hay tâm lý, họ đều đã có tất cả những gì cần thiết cho việc này. Họ cứ thế tiến lên trên con đường mà họ tin là họ phải đi và không quan tâm đến những gì châu Âu phát biểu.

    Trong ít nhất một thế kỷ, nhiều người ở Hoa Kỳ đã tin vào “vận mệnh hiển nhiên” của họ về việc thống trị Bắc Mỹ. Năm 1898, hầu hết bọn họ đều phấn khởi khi biết rằng vận mệnh ấy giờ đây đã lên mức toàn cầu và cho phép họ tác động cũng như thống trị những miền đất nằm xa bờ biển Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một nhóm người duy tâm bộc trực đã lên án sự thay đổi này trong đường lối của Tổ quốc là sự phản bội truyền thống đầy hiểm độc. Trong số những người phản đối có các vị chủ tịch các trường đại học, nhà văn, một số ông trùm công nghiệp (trong đó có Andrew CarnegieVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link), các vị giáo sĩ, lãnh đạo công đoàn và các chính trị gia của cả lưỡng đảng, kể cả cựu Tổng thống Grover Cleveland. Họ lên án sự can thiệp của Mỹ ở nước ngoài, đặc biệt là cuộc chiến chống lại quân du kích theo chủ nghĩa dân tộc ở Philippines, và kêu gọi Mỹ cho phép các quốc gia khác có quyền tự quyết mà bản thân họ cũng cực kỳ coi trọngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Một trong những người phản đối là E.L. Godkin, biên tập viênVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của tờ The Nation, than phiền rằng theo tình hình hiện nay, sẽ chẳng còn ai được coi là một “người Mỹ đích thực”,Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vốn được định nghĩa là những người sẽ “hoài nghi về khả năng Hoa Kỳ đè bẹp các nước khác; hoặc sẽ không thừa nhận cái quyền cho phép Hoa Kỳ chiếm đoạt các lãnh thổ, kênh đào, eo biển hay bán đảo khác mà họ nghĩ là họ nên sở hữu; hoặc sẽ tuyên bố hạ bệ Học thuyết Monroe; hoặc sẽ do dự trước nhu cầu về lực lượng hải quân hùng mạnh; hoặc những người ngưỡng mộ xã hội châu Âu; hoặc những người thích đi đến châu Âu, hoặc những người nếu buộc phải đến đó thì cũng không cách nào thấy châu Âu thua kém so với Mỹ”.

    Kiểu tranh luận này đã khiến những người theo chủ nghĩa bành trướng phân tâm. Theodore Roosevelt lên án Godkin là “một kẻ dối trá hiểm ác và thiếu trung thực”. Trong bức thư gửi bạn mình là Lodge, ông viết rằng nhóm những người chống chủ nghĩa đế quốc là “những kẻ đa cảm phù phiếm theo kiểu ‘anh hùng bàn phím’”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, những kẻ thể hiện “tính cách ủy mị vốn đang ăn mòn tinh thần chiến đấu vĩ đại của dân tộc chúng ta”. Trong một dịp khác, ông mô tả họ “chỉ đơn giản là những kẻ phản quốc không bị treo cổ”.

    Cuối cùng, những người chống chủ nghĩa đế quốc đã thất bại không phải vì họ đã quá cấp tiến mà bởi họ không đủ cực đoan. Hoa Kỳ đã thay đổi với tốc độ chóng mặt. Đường sắt và mạng lưới điện tín đã đưa người Mỹ đến gần nhau chưa từng có. Những nhà máy khổng lồ mọc lên và tiếp nhận hết làn sóng di cư này đến làn sóng di cư khác từ châu Âu. Nhịp sống trở nên hối hả hơn hẳn, đặc biệt là ở các thành phố, vốn đang bắt đầu thiết lập sự thống trị của những nơi này lên đời sống quốc gia. Tất cả điều này đã khiến những người chống chủ nghĩa đế quốc hoảng sợ. Họ là những người cao tuổi ủng hộ chủ nghĩa truyền thống, mong muốn Hoa Kỳ vẫn là quốc gia bế quan như từ trước đến nay. Lời kêu gọi của họ rằng nước Mỹ hãy biết giữ chừng mực cũng như lời kêu than của họ về các tệ nạn của xã hội hiện đại đều không gây được tiếng vang trong một đất nước tràn đầy tham vọng, năng lượng và ý thức về khả năng vô tận.

    Các kịch bản “thay đổi chế độ” của Mỹ trong giai đoạn đầu kéo dài từ năm 1893 đến 1911, phần lớn được thúc đẩy bởi việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên, các thị trường và các cơ hội giao thương. Tuy nhiên, không phải tất cả những ai theo chủ nghĩa đế quốc ban đầu cũng đều là công cụ của các doanh nghiệp lớn. Roosevelt, Lodge và Đại tá Alfred Thayer Mahan đã được thúc đẩy bởi những gì họ coi là mệnh lệnh tối cao của lịch sử. Họ tin rằng việc bành trướng chỉ đơn giản là những gì các cường quốc thực hiện. Trong tâm trí họ, việc thúc đẩy thương mại và bảo vệ an ninh quốc gia hợp nhất thành cái mà một nhà sử học đã gọi là “chủ nghĩa vị kỷ quốc gia hung hăng và là một thành tố viển vông đi kèm với quyền lực quốc gia”. Họ tự coi mình là công cụ của số phận và Chúa Trời.

    Bản năng truyền giáo đã ăn sâu vào tinh thần người Mỹ. Từ khi John Winthrop tuyên bố ước mơ xây dựng một “thành phố trên đồi”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mà vẫn còn gây cảm hứng cho thế giới, người Mỹ đã tự coi mình là những người đặc biệt. Vào cuối thế kỷ 19, nhiều người đã tin rằng họ có nhiệm vụ khai hóa những kẻ man rợ túng thiếu và giải cứu quần chúng bị bóc lột khỏi sự áp bức. Rudyard Kipling khuyến khích tinh thần truyền giáo của họ bằng một bài thơ nổi tiếng đăng trong Tạp chí McClure khi cuộc tranh luận về việc sáp nhập Philippines bắt đầu nổ ra.

    Chấp nhận gánh nặng Người Da Trắng
    Hãy gửi đi những người trai ưu tú,
    Hãy buộc những đứa con đến chốn lưu đày
    Để phụng sự những tù nhân bị bắt;
    Để chờ đợi trên yên ngựa nặng
    Lũ người dã man đầy kích động,
    Những giống người mới bị chinh phục,
    Nửa là quỷ và nửa là trẻ con. (Dịch thơ: Vũ Hoàng Linh từ thivien.net)

    Mặt khác, người Mỹ cũng hết sức cảm thông/ chia sẻ. Nhiều người không chỉ hiểu rõ giá trị của sự tự do và thịnh vượng mà họ đã may mắn được hưởng mà còn nhiệt thành muốn chia sẻ may mắn của mình với người khác. Hết lần này đến lần khác, họ đều chứng tỏ là mình sẵn sàng ủng hộ việc can thiệp vào nước khác nếu nó được công bố theo kiểu “sứ mệnh giải thoát những người kém may mắn hơn”.

    Khi Tổng thống McKinley cho biết ông sẽ gây chiến với Cuba nhằm ngăn chặn “sự đàn áp ngay cửa ngõ của chúng ta”, người Mỹ đã hò reo. Một thập niên sau đó, họ lại làm thế khi chính quyền Taft tuyên bố rằng họ đã phế truất chính phủ Nicaragua nhằm thiết lập “nền cộng hòa” và thúc đẩy “tinh thần ái quốc chân chính”. Kể từ đó, mỗi khi Hoa Kỳ lên kế hoạch lật đổ một chính phủ nước ngoài, các nhà lãnh đạo của nước này đều khẳng định rằng họ đang hành động không phải nhằm mở rộng quyền lực của Mỹ mà là để giúp đỡ những người cùng khổ.

    Chính sách gia trưởng này thường bị lẫn lộn với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nhiều người Mỹ coi những cư dân ở Mỹ Latinh và các đảo trên Thái Bình Dương là “dân da màu” cần người da trắng dẫn dắt. Trong một đất nước mà cộng đồng da đen bị đàn áp một cách có hệ thống và thành kiến chủng tộc lan rộng, thì quan điểm này đã giúp nhiều người chấp nhận sự thật rằng Hoa Kỳ cần phải thống trị các nước khác.

    Những bài phát biểu biện minh cho chủ nghĩa bành trướng Mỹ, dựa trên cơ sở giả định rằng chủng tộc da trắng là ưu việt hơn, chính là nguyên liệu cho các tranh luận chính trị trong những năm 1890. Thượng nghị sĩ Albert Beveridge của bang Indiana đã mô tả sự bành trướng là một phần của quá trình tự nhiên, là “sự biến mất của các nền văn minh suy vong và các chủng tộc sa sút trước một nền văn minh cao hơn được dựng nên bởi các chủng tộc cao quý và mạnh mẽ hơn của nhân loại”. Đại biểu Charles Cochrane của bang Mississippi đã nói về “cuộc diễu hành tiến lên phía trước của tộc người bất khuất đã thành lập nước Cộng hòa này [người Mỹ]” và tiên đoán rằng “các chủng tộc Aryan[16] sẽ chinh phục thế giới”. Khi ông kết thúc bài phát biểu này, toàn thể Nghị viện vang rần tiếng vỗ tay.


    [1]Ban đầu, Mayflower là tàu chiến phục vụ Hải quân Hoa Kỳ trong những cuộc chiến từ 1898 đến 1906. Sau khi làm nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Mỹ tại Santo Domingo năm 1906, Mayflower phục vụ như du thuyền tổng thống cho đến năm 1929. Con tàu đóng vai trò nổi bật hỗ trợ các cuộc đàm phán giúp Tổng thống Roosevelt được trao giải Nobel Hòa bình. Nhiều sự kiện ngoại giao và xã hội trong những năm đó đã diễn ra trên tàu. Nhiều thành viên hoàng tộc trên thế giới đã đến thăm du thuyền và nhiều người xuất chúng đã ký vào sổ lưu bút của con tàu. Phần lớn thời gian Tổng thống Wilson tìm hiểu người vợ thứ hai của mình, bà Edith Bolling Galt, cũng là ở trên con tàu này. Con tàu bị “bãi nhiệm” khi Tổng thống Hoover lên nắm quyền, điều này giúp tiết kiệm chi phí bảo trì ba trăm nghìn đôla mỗi năm.

    [2]Great White Fleet (tạm dịch: Hạm đội Bạch Đại) một hạm đội tác chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng thực hiện một chuyến hành trình vòng quanh trái đất từ ngày 16 tháng 12 năm 1907 đến ngày 22 tháng 2 năm 1909 theo lệnh của tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt. Hạm đội gồm 16 thiết giáp hạm được chia thành bốn hải đoàn cùng với nhiều loại chiến hạm hỗ trợ khác nhau. Ý của Tổng thống Roosevelt là muốn chứng minh sức mạnh quân sự của Mỹ đang phát triển và khả năng của Hải quân Hoa Kỳ có thể hoạt động ở những vùng nước sâu. Tầm mức của một cuộc hành trình như thế là chưa từng có trước đó trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc hành trình này đã qui tụ gần như toàn bộ khả năng hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ. Hạm đội đã được hân hoan chào đón khắp nơi trên thế giới. Tháng 2 năm 1909, Tổng thống Roosevelt có mặt ở Hampton Roads, Virginia để chứng kiến ngày trở về huy hoàng của hạm đội. Ông nói với các sĩ quan và thủy thủ hạm đội như sau: "Các quốc gia khác có thể làm những gì mà các anh đã làm nhưng họ sẽ phải đi sau các anh”.

    [3]Hampton Roads là một trong những hải cảng tự nhiên lớn nhất thế giới (roads có nghĩa là “vũng tàu” chứ không phải “con đường”), nằm ở bang Virginia. Ở đây có sự hiện diện của quân đội, bến cảng không bị đóng băng, các nhà máy đóng tàu, khu cảng dài nhiều dặm… Tất cả đều góp phần vào sự đa dạng và ổn định của nền kinh tế trong khu vực.

    [4]Gibraltar là eo biển phân cách 2 lục địa châu Âu và châu Phi, nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương, có chiều sâu xấp xỉ 300m và tại nơi hẹp nhất của mình chỉ rộng có 14 km, cho nên nó là một con đường gần nhất giữa châu Âu và châu Phi. Ở phía bắc của eo biển này là Tây Ban Nha và Gibraltar, còn ở phần phía nam là Ma Rốc và Ceuta, phần lãnh thổ hải ngoại của Tây Ban Nha ở Bắc Phi. Eo biển này có một vai trò rất quan trọng, là một con đường huyết mạch để tàu thuyền đi từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương và ngược lại. Mọi tàu thuyền đi qua nơi đây đều có thể được giám sát từ Núi Gibraltar.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCeylon (Tích Lan) là tên của Sri Lanka cho đến năm 1972.

    [6]Spitzbergen là một quần đảo ở Bắc Băng Dương, nằm phía Bắc Nauy, khá hoang vắng, chỉ có khoảng hơn 2.000 người trên diện tích 61.000km2.

    [7]Cádiz, thủ phủ của tỉnh Cádiz, là một thành phố cảng ở miền tây nam Tây Ban Nha và cũng là căn cứ chính cho Hải quân Tây Ban Nha. Azores là một quần đảo tự trị ở Bắc Đại Tây Dương, bao gồm 9 hòn đảo núi lửa, và cách Lisbon khoảng 1.500 km (930 dặm) về phía tây.

    [8]Nguyên tác là “other states of the old world”. Người làm ebook không rõ ý tác giả muốn ám chỉ các nước châu Âu (Cựu lục địa) hay là những chế độ cổ xưa hơn như La Mã nên chỉ dịch chung chung (và có thể hơi khó hiểu) là “các quốc gia của thế giới cũ”. Tuy nhiên, nếu đọc cả câu thì ý tưởng có vẻ rõ ràng hơn: Hoa Kỳ đang dần chuyển đổi, từ một nước rất dân chủ và văn minh, trở thành một cường quốc hay đi gây hấn để thu thập thêm quyền lực.

    [9]Nguyên tác là một câu khátrúc trắc: “Wild as their land is wild, they have their own opinions, their own politics and their own diplomatic code”. Người làm ebook đã được những người Mỹ giải thích thế này trên một diễn đàn: Hoa Kỳ thế kỷ 19 vẫn còn tương đối hoang sơ, đặc biệt là ở miền tây. Bò rừng và chó sói lang thang trên thảo nguyên; pháp luật và trật tự vẫn còn khá mong manh. Những người sống sót trong điều kiện như vậy có xu hướng theo chủ nghĩa cá nhân, một số ít còn đến mức theo chủ nghĩa biệt lập như châu Âu lo ngại… Do đó, những quan điểm, nền chính trị cũng như quy tắc ngầm về ngoại giao mà những người Mỹ trong điều kiện hoang sơ (wild) ấy tạo nên cũng rất ngông cuồng, dữ dội, liều mạng (wild). Nói cách khác, vùng đất hoang sơ ấy đã hun đúc nên những quan điểm, phong cách chính trị hay ngoại giao rất ngông cuồng, dữ dội.

    [10]Andrew Carnegie (25/11/1835 – 11/8/1913) là một doanh nhân người Mỹ gốc Tô Cách Lan, mệnh danh là Vua Thép. Ông được xem là người giàu thứ hai trong lịch sử thế giới chỉ thua John D. Rockefeller. Ông là người đã góp phần làm cho ngành công nghiệp sản xuất thép của Hoa Kì phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19. Ông đã kiếm được những khoản tiền khổng lồ từ ngành công nghiệp sản xuất thép. Sau đó ông dành phần đời còn lại cho công tác xã hội, hòa bình thế giới, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Ông đã dành một khoản tiền lớn để xây dựng nhiều thư viện, trường học, đại học ở Hoa Kỳ, Anh, Canada và những quốc gia khác cũng như quỹ hưu trí cho nhân viên.

    [11]Lời kêu gọi này cũng cho thấy tầm nhìn của người dân Mỹ đối với các nước khác. Ngay cả những người phản đối chính sách bành trướng của Mỹ cũng xem là Mỹ có quyền “cho phép nước khác có quyền tự quyết” (?!) trong khi cách diễn đạt hiện nay là “tôn trọng quyền tự quyết của nước khác”.

    [12]Nguyên tác là “crusading editor”. Crusade có nghĩa là “nỗ lực lâu dài và quyết tâm nhằm đạt được điều mà bạn tin là đúng hay ngăn chặn việc mà bạn tin là sai”. Crusading là tính từ được dùng cho hai nhà báo vạch trần vụ PMU-18. Ở đây có thể đoán ý tác giả cho Godkin là một người biên tập sẵn sàng nói ra sự thật chấn động và theo đuổi sự thật ấy đến cùng, dù việc đó có khó khăn thế nào đi nữa. Người làm ebook không tìm được từ tiếng Việt tương đương, mong được bạn đọc giúp đỡ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNguyên tác là “true-blue American” nghĩa là những người Mỹ trung thành ủng hộ các giá trị truyền thống.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNguyên tác là “futile sentimentalists of the international arbitration type” trong đó international arbitration có thể hiểu là những kẻ ngoài cuộc, ở không, chuyên đi nhận xét, bình phẩm.

    [15]“City upon a Hill” được nhắc đến trong câu chuyện ngụ ngôn “Muối và Ánh sáng” trong “Bài giảng trên Núi” của Chúa Giêsu. Trong Phúc âm Matthew 5:14, Ngài nói với môn đệ rằng: "Các ngươi là ánh sáng của thế giới. Một thành phố được xây dựng trên một ngọn đồi sẽ không thể nào bị giấu đi".
    John Winthrop là một tín đồ Thanh giáo sống vào thế kỷ 16, 17, di cư từ Anh sang Mỹ, năm 1630 đã có một bài giảng nổi tiếng về khái niệm “City upon a Hill”, trong đó ông đã kêu gọi thành lập một cộng đồng đức hạnh mà sẽ là mô phạm sáng chói cho Cựu Thế giới. Ông khuyến khích các bạn đồng hành rằng xã hội mà họ kiến tạo tại vùng đất mới phải giống như “thành xây trên núi”, vì vậy, họ phải là một cộng đồng Cơ Đốc tinh tuyền nhằm kiến tạo một hình mẫu cho thế giới. Để đạt được mục tiêu này, các nhà lãnh đạo Thanh giáo đặc biệt quan tâm đến công cuộc giáo dục và đã đạt nhiều thành quả to lớn mà Đại học Harvard là một trong những biểu tượng của sự thành công ấy. Thuật ngữ “City upon a Hill” đã trở thành phổ biến với các chính trị gia Mỹ. Thế kỷ 20 đã có nhiều Tổng thống Mỹ sử dụng hình ảnh này như John F. Kennedy (1961), Ronald Reagan (1989).


    [16]Arya trong tiếng Phạn có nghĩa là cao quý. Khái niệm “chủng tộc người Aryan” nổi lên ở phương Tây cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trong cộng đồng những người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sau được hệ tư tưởng Đức Quốc Xã theo đuổi. Đức quốc xã tin rằng "người Bắc Âu" (mà "người Đức" cũng có liên quan) chính là "chủng tộc thuần khiết" bởi họ là con cháu trực hệ nhất của một chủng tộc cổ xưa được gọi là Proto-Aryan. Ngày nay, từ này được dùng trong ý thức hệ về chủng tộc da trắng thượng đẳng, chỉ những người bản địa Tây Âu nhằm đối lập với những người ở Đông Âu hay Trung Đông, dù họ cùng thuộc dòng Ấn – Âu.
     
  3. bun_oc

    bun_oc VIP

    Chương 4 (tt)

    Lối nói của những người theo chủ nghĩa đế quốc nhuốm màu phân biệt chủng tộc một cách nặng nề. Điều này cũng hợp lý thôi. Điều thú vị hơn là những người chống chủ nghĩa đế quốc cũng sử dụng những lập luận mang tính phân biệt chủng tộc. Nhiều người trong số họ tin rằng Hoa Kỳ không nên chiếm cứ các vùng lãnh thổ ở nước ngoài bởi vì làm thế sẽ khiến số lượng người da màu trong nội địa tăng lên. Họ lo sợ rằng những vùng lãnh thổ đó rốt cuộc sẽ có thể được phép cử đại biểu lên Quốc hội. Một trong những người chống chủ nghĩa đế quốc, đại biểu Champ Clark của bang Missouri, đã đứng lên để cảnh báo một cách sống động về hậu quả khủng khiếp của việc đó.

    Làm sao chúng ta có thể chịu đựng nỗi xấu hổ khi một thượng nghị sĩ người Tàu đến từ Hawaii, với dây thắt bím toòng teng sau lưng và nén nhang quỷ thần trong tay, đứng lên từ vị trí của mình và sử dụng thứ tiếng Anh bồi băm nát chuỗi lý luận của George Frisbie Hoar hay Henry Cabot Lodge? Ôi, thời thế đảo điên tới mức này sao!Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Ngài Chủ tịch Hạ viện, nếu [ngài] vẫn còn chủ trì ở đây hai mươi năm nữa thì có thể là ngài sẽ có một Hạ viện đa ngôn ngữ, và ngài sẽ có một nhiệm vụ đau đớn là thưa gửi “quý ngài từ Patagonia”, “quý ngài từ Cuba”, “quý ngài từ Santo Domingo”, “quý ngài từ Triều Tiên”, “quý ngài từ Hồng Kông”, “quý ngài từ Phi-gi”, “quý ngài từ Greenland”, hoặc sợ hãi và run rẩy khi “thưa quý ngài từ quần đảo Cannibal”, bởi họ sẽ nhìn ngài chằm chằm với cái miệng rớt dãi và hàm răng sáng bóng.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Chỉ trong vài ngày sau khi lật đổ chế độ quân chủ Hawaii, ngày 17 tháng 1 năm 1893, nhiều tờ báo Mỹ đã lên án nó. Tờ New York Evening Post đã gọi đó là “một cuộc cách mạng hoàn toàn vì lý do tiền bạc”. Còn đối với tờ New York Times, đó là “một hoạt động kinh doanh thuần túy”. Các tờ báo khác cũng đăng về cuộc lật đổ dưới những tiêu đề như “Công sứ Stevens đã hỗ trợ lật đổ Liliuokalani” hay “Tàu Boston đã giữ vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng Hawaii”.

    Khi những bài viết này được trình làng, các nhà lãnh đạo mới của Hawaii đã nắm chắc quyền lực của họ. Tổng thống Sanford Dole và “hội đồng tư vấn” của ông tuyên bố thiết quân luật, đình chỉ quyền bảo thânVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, và ra lệnh thành lập lực lượng Vệ binh Quốc gia. Thế nhưng sau đó, có thể thấy rõ ràng là do vẫn còn lo lắng rằng có thể những bước đi ấy là chưa đủ để bảo vệ chế độ non trẻ của mình, họ đã sắp xếp cho một nhà ngoại giao Mỹ, người đã hỗ trợ cuộc cách mạng của họ đi đến thành công, John L. Stevens, thượng lá cờ Sao và SọcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lên nóc Tòa nhà Chính phủ ở Honolulu và tuyên bố rằng thay mặt Hoa Kỳ, ông này đã nhận lấy trọng trách “bảo vệ quần đảo Hawaii”.

    Sau này, Dole đã viết rằng: “Một trung đội Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đóng tại tòa nhà chính phủ, và một lực lượng thủy thủ được cử đến khu dinh thự và căn cứ C.R. Bishop. Dưới sự bảo hộ này, các vấn đề đều bị lắng xuống”.

    Một vài ngày sau, Lorrin Thurston, tổng đạo diễn của cuộc khởi nghĩa Hawaii, đã tới Washington cùng với bốn ủy viên khác của “ủy ban sáp nhập”. Họ mang theo một bản dự thảo hiệp ước quy định về “một liên minh chính trị đầy đủ, toàn diện và vĩnh viễn giữa Hoa Kỳ và quần đảo Hawaii”. Tuy nhiên, trước khi Thượng viện có thể bỏ phiếu về nó, một người Hawaii không hề được chào đón nhất đã xuất hiện ở Washington: vị nữ hoàng bị lật đổ. Trong một tuyên bố bằng văn bản gửi đến Ngoại trưởng John Watson Foster, người đã thay thế ông James G. Blaine ốm yếu, bà khẳng định rằng các cuộc nổi dậy ở đất nước của bà “sẽ không chớp nhoáng như vậy” nếu không có sự hỗ trợ của quân đội Mỹ và rằng chính phủ mới đã “không hề được quần chúng nhân dân Hawaii ủng hộ, cả về tinh thần cũng như vật chất”.

    Những lời buộc tội này đã củng cố những nghi ngờ của nhiều người dân Mỹ về việc sáp nhập Hawaii, và khi phiên họp sắp kết thúc, Thượng viện quyết định không bỏ phiếu về hiệp ước sáp nhập. Thurston và nhóm của ông đã rất thất vọng phải rời Washington mà không có thành quả gì. Sau 4 năm gián đoạn, ngày 4 tháng 3 năm 1893, Grover Cleveland nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. Cleveland là một người theo đảng Dân chủ và tuyên bố chống chủ nghĩa đế quốc. Năm ngày sau khi nhậm chức, ông đã rút lại hiệp ước.

    Ngày 4 tháng 7 năm 1894, các nhà lãnh đạo mới của quần đảo đã đáp lại sự cự tuyệt này bằng cách tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Hawaii, với Sanford Dole là Tổng thống. Theo hiến pháp của nước này, hầu hết các nhà lập pháp sẽ được chỉ định chứ không phải bầu chọn, và chỉ những người có tiền tiết kiệm và tài sản mới hội đủ điều kiện phục vụ chính quyền. Điều này gần như đã loại những người Hawaii bản địa khỏi chính phủ của nước họ, và một vài tháng sau đó, một nhóm người trong số họ đã tổ chức một cuộc nổi dậy nhanh chóng bị dập tắt. Cựu nữ hoàng là một trong số những người bị bắt. Sau khi bà bị giam 6 ngày, một đoàn đại biểu gồm các quan chức đã đến thăm và bắt bà ký một bản thoái vị. Sau đó, bà nói rằng bà đã phải ký văn bản ấy để cứu các bị cáo khác không bị hành quyết, nhưng dù thế nào đi nữa thì một tòa án quân sự cũng đã tuyên án tử cho năm người bọn họ. Tuy nhiên, bản tuyên án đã không được thực thi, và vài năm sau tất cả những người tổ chức khởi nghĩa đều được thả. Ngay Liliuokalani cũng đã bị kết án năm năm tù giam, và được trả tự do sau hai năm.

    Năm 1897, William McKinley tiếp nhiệm Cleveland. Ông là một người theo đảng Cộng hòa, ủng hộ thương mại và tán đồng ý tưởng về đế quốc. Một phái đoàn của chính phủ Hawaii đã đến gặp ông ngay sau khi ông nhậm chức. Một thành viên của đoàn này, William Smith, sau đó đã viết rằng nghe McKinley nói sau nhiều năm phải nghe Cleveland “giống như sự khác biệt giữa ngày và đêm”.

    McKinley nhanh chóng tuyên bố sự ủng hộ của mình đối với việc sáp nhập Hawaii, và việc vận động hành lang lại bắt đầu. Tổng thống Dole đích thân đến Washington để dẫn dắt việc này. Không ai mấy chú ý đến ông, nhưng khi ông bắt đầu mất hy vọng, không khí ở Washington đột ngột thay đổi. Vào mùa xuân năm 1898, một loạt sự kiện liên tiếp xảy ra dồn dập: chiến hạm Maine đã bị phá hủy tại Havana, Hoa Kỳ gây chiến với Tây Ban Nha và Phó đề đốc Dewey xóa sổ hạm đội Tây Ban Nha ở Philippines. Những người ủng hộ việc sáp nhập nhận ra họ có một lý lẽ mới và cực kỳ thuyết phục: Hawaii sẽ là căn cứ mà người Mỹ cần trong chiến dịch nổi lên và áp đặt sức mạnh ở châu Á.

    Đại biểu De Alva S. Alexander của New York nghiêm trọng tuyên bố: “Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, việc sáp nhập quần đảo Hawaii được trình lên Thượng viện chính là một điều kiện bắt buộc, cần thiết cho chiến tranh. Giờ đây chúng ta cần quần đảo Hawaii nhiều hơn họ cần chúng ta, nhiều hơn rất nhiều”.

    Nhiều đại biểu khác nhanh chóng đồng ý. Trong thời gian ngắn, bị ám ảnh bởi cơn sốt đã biến đổi nước Mỹ vào mùa hè năm 1898Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cả hai viện của Quốc hội phê chuẩn hiệp ước sáp nhập. McKinley ký ban hành vào ngày 7 tháng 7, và với chữ ký ấy, Hawaii trở thành một lãnh thổ của Hoa Kỳ.

    William Adam Russ đã viết ở phần cuối của cuốn sách hai tập về lịch sử thời kỳ này như sau: “Không mấy nghi ngờ rằng Hawaii đã được sáp nhập là vì cuộc chiến tranh Tây Ban Nha. Chuỗi sự kiện để giải thích việc đó là như thế này: Hoa Kỳ đánh Tây Ban Nha để bảo vệ các quyền lợi của nhân dân Cuba; để đánh bại Tây Ban Nha người ta nghĩ cần phải chinh phục Philippines; để giành chiến thắng đối với Philippines thì người ta cần một trạm dừng ở giữa đường cho các tàu vào ‘ăn’ than. Nói cách khác, việc sáp nhập Hawaii đã xuất hiện khi Hoa Kỳ cần quần đảo này cho đế chế mới hình thành của nó”.

    Sau đó hai thế hệ, sau một cuộc Thế chiến mà Hoa Kỳ tham chiến sau vụ Trân Châu Cảng, nhiều thành viên của Quốc hội chưa muốn công nhận Hawaii là một bang, một phần bởi thành phần chủng tộc của nơi này và một phần do khoảng cách với đất liền. Sau khi Quốc hội bỏ phiếu công nhận Alaska vào năm 1958, cuộc tranh luận trở nên không thể kéo dài thêm nữa. Ngày 11 tháng 3 năm 1959, Thượng viện đã bỏ phiếu công nhận Hawaii là bang thứ năm mươi, và Hạ viện cũng làm vậy vào ngày hôm sau. Ba tháng sau, người dân Hawaii đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý và ủng hộ việc công nhận này với tỉ lệ 17/1. Trong số 240 khu vực bầu cử, chỉ có hòn đảo nhỏ Niihau mà gần như tất cả cư dân ở đó là người Hawaii bản địa, đã bỏ phiếu chống.

    Những người Hawaii bản địa có thể sẽ chẳng bao giờ thiết lập lại nổi một dân tộc thiểu số lớn mạnh trong thành phần dân cư trên vùng đất của tổ tiên họ. Theo điều tra dân số năm 2000, chỉ có chưa đến 10% số người dân sống trên quần đảo này là thuộc nhóm “Thổ dân Hawaii và các đảo khác ở Thái Bình Dương”. Tuy nhiên, trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, nhiều người Hawaii đã bắt đầu nghiên cứu kỹ lưỡng hơn di sản của họ. Đã xuất hiện cuộc vận động “chủ quyền Hawaii” và giành được sự ủng hộ đáng kể - một phần cũng bởi hai chữ “chủ quyền” chưa bao giờ được định nghĩa cụ thể là gì. Số ít người Hawaii đã đi xa hơn khi ủng hộ việc tách khỏi Hoa Kỳ; nhưng vẫn có nhiều người, nhiều đến mức đáng ngạc nhiên, trong đó có cả một số chính trị gia hàng đầu, đều tin rằng Hawaii nên được trao một số quyền tự chủ, qua đó thừa nhận sự độc đáo trong lịch sử hình thành quần đảo này và quá trình nó trở thành một phần của Liên bang.

    Năm 1993, một trăm năm sau cuộc cách mạng được Mỹ hậu thuẫn hòng lật đổ chế độ quân chủ Hawaii, cuộc vận động này đã đạt được một thành tựu đáng kể. Các nhà lãnh đạo của cuộc vận động đã thuyết phục được lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua một nghị quyết tuyên bố rằng “Quốc hội, nhân danh nhân dân Hoa Kỳ, gửi lời xin lỗi đến người Hawaii bản địa vì đã lật đổ Vương triều Hawaii vào ngày 17 tháng 1 năm 1893”, và vì sau đó đã “tước mất quyền tự quyết của người Hawaii bản địa”.

    Ngày 22 tháng 11 năm 1993, toàn bộ phái đoàn đại biểu quốc hội Hawaii đã đến Phòng Bầu dục để chứng kiến Tổng thống Bill Clinton ký ban hành nghị quyết này. Thượng nghị sĩ Daniel Akaka khẳng định: “Một trăm năm trước, một quốc gia hùng mạnh đã hỗ trợ lật đổ một chính quyền hợp pháp. Cuối cùng thì chúng tôi cũng đã có được lời thú tội của Hoa Kỳ”.

    Những người ủng hộ nghị quyết này không phải là những người duy nhất nghĩ rằng việc nó được thông qua là một sự kiện hết sức quan trọng. Trong khi tranh luận về bản dự quyết này, một số người phản đối nghị quyết cảnh báo rằng nếu được thông qua, nó có thể có ảnh hưởng sâu rộng. Theo một trong những người phản đối, Thượng nghị sĩ Slade Gorton của bang Washington, “một hậu quả hợp lý của nghị quyết này chính là nền độc lập [cho Hawaii]”. Một số người Hawaii đã liều hy vọng rằng lời ông này nói sẽ có ngày được chứng minh là đúng đắn.

    Tuy nhiên, hầu hết mọi người trên quần đảo đều hài lòng với cách lịch sử sắp đặt. Khi họ trở thành công dân Mỹ, nhất là khi Hawaii trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ,họ được hưởng sự thịnh vượng và tự do đi kèm. Kinh nghiệm của họ cho thấy rằng khi Hoa Kỳ thực sự nhận trách nhiệm cho vùng lãnh thổ nào, nước này có thể đem lại cho nơi đó sự ổn định và hạnh phúc. Ở Hawaii, Hoa Kỳ đã làm điều đó một cách từ từ và thường là miễn cưỡng. Cuộc cách mạng năm 1893 và vụ sáp nhập sau đó đã làm suy yếu một nền văn hóa và kết thúc vận mệnh một quốc gia. Tuy vậy, nếu so với kết quả lật đổ ở các nước khác, thì ở đây, mọi sự đã kết thúc một cách viên mãn.


    Dù vụ sáp nhập Hawaii đã gây ra một cuộc tranh luận dữ dội ở Mỹ, cuối cùng nó vẫn được thực hiện bằng một nét bút (ý là “chỉ sau một văn bản” - BT). Không có lực lượng nào ở Hawaii ôm hy vọng, dù là nhỏ nhất, để thay đổi điều đó. Nhưng Cuba thì không như thế.

    Cộng hòa Cuba ra đời vào ngày 20 tháng 5 năm 1902. Những năm đầu của nước nàyđược đánh dấu bởi những cuộc nổi dậy và tấn công lẻ tẻ vào tài sản và giá trị Mỹ. Sau một cuộc biểu tình chống gian lận bầu cử năm 1906, quân đội Mỹ đổ bộ và đặt đất nước nàyvào nền cai trị quân sự trực tiếp. Họ ở lại đây trong ba năm. Khi họ rời đi, Tổng thống William Howard Taft đã cảnh báo người dân Cuba rằng dù Hoa Kỳ không muốn sáp nhậpCuba, nhưng nếu người dân tiếp tục duy trì "thói quen nổi loạncủa họ"thì "đừng hỏi sao hòn đảo này không còn tiếp tục được độc lập nữa".

    Phong trào chống đối phát triển trong thời gian Gerardo Machado cầm quyền những năm 1920-1930. Cơn gió mang chủ nghĩa dân tộc và tình cảm chống Yankee đã thổi qua tất cả các nước Mỹ La-tinh, đặc biệt mạnh mẽ ở Cuba;nơi đây có các hiệp hội thương mại mạnh mẽ, với nòng cốt là các nhà văn và nhà tư tưởng cấp tiến, cùng truyền thống lâu đời về việc chống đối quyền lực nước ngoài. Phe hưởng lợi lớn nhất là Đảng Cộng sản. Thành lập vào năm 1925 và nhanh chóng bịnhà độc tài Machado cấm cửa, Đảng này đã tận dụng vị thế của mình là một kẻ thù ngoài vòng pháp luật, và đến năm 1930 đã trở thành lực lượng thống trị trong phong trào lao động tại Cuba. Trong thời gian này, những người cộng sản đã thuyết phục được nhiều người dân Cuba tin rằng họ là những nhà ái quốc chân chính nhất.

    Sau khi Franklin Roosevelt trở thành tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1933, ông quyết định rằng chế độ độc tài Machado đã trở thành một nỗi xấu hổ và khuyến khích quân đội Cuba nổi loạn. Quân đội đã làm như vậy; và trong cuộc khủng hoảng tiếp theo, một trung sĩ tên là Fulgencio Batista xuất hiện. Ông sẽ là chủ nhân của Cuba vào giữa những năm 1930, và sẽ định hình số phận của nước này trong một phần tư thế kỷ tiếp theo.

    Batista đã phá vỡ quan hệ ngoại giao với Liên Xô, đàn áp Đảng Cộng sản, và mời các cố vấn quân sự Mỹ để đào tạo quân đội của ông. Ông còn khuyến khích các nhà đầu tư Mỹ, bao gồm cả các băng xã hội đen khét tiếng, để xây dựng những gì đã trở thành một ngành công nghiệp du lịch hấp dẫn đầy ngoạn mục dựa trên mại dâm và cờ bạc casino. Tuy nhiên, di sản lâu dài nhất của ông lại là việc hủy bỏ cuộc bầu cử Quốc hội đã được tổ chức từ năm 1952. Trong số các ứng cử viên có Fidel Castro, một luật sư trẻ, lôi cuốn và là cựu lãnh đạo sinh viên. Castro lẽ ra đã khởi đầu sự nghiệp vào một nền chính trị bầu cử, nhưng vì cuộc đảo chính của Batista đã khiến điều đó trở thành bất khả, anh ta quay sang tham gia cách mạng.

    Trong một thời gian dài đáng kinh ngạc, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã tự dối lòng và tin rằng mọi việc ở Cuba đều ổn. Năm 1957, Hội đồng An ninh Quốc gia báo cáo rằng quan hệ Cuba-Mỹ "không có vấn đề hay khó khăn gì nghiêm trọng". Một năm sau, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương CIA Allen Dulles phát biểu tại một buổi điều trần trước Quốc hội rằng Liên Xô không có khả năng tăng cường ảnh hưởng tại bất kỳ nơi nào ở Mỹ La-tinh. Những câu khẳng định vui vẻ, lạc quan như thế này đã khiến nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người ở Washington, phải chịu sốc khi Batista trốn khỏi đất nước vào ngày 1 tháng 1 năm 1959, vừa kịp thoát khỏi cuộc khởi nghĩa của Castro.

    Một ngày sau chuyến bay của Batista, Castro “hạ sơn” từ thành trì của mình xuống thành phố Santiago, nơi lính Mỹ đã chặn đứng Tướng Calixto García thâm nhập vào cuối cuộc chiến Tây Ban Nha - Mỹ. Tại quảng trường trung tâm được đặt tên là Carlos Manuel de Céspedes, một lãnh đạo phiến quân thế kỷ XIX, Castro đã lần đầu phát biểu với tư cách nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng thắng lợi. Ông không nói gì về kế hoạch chính trị của mình nhưng đã hứa một lời hứa long trọng. Lời hứa này sẽ khiến hầu hết người Mỹ đau đầu, nhưng lại làm lay động rất nhiều tâm hồn Cuba.

    Lần này cuộc cách mạng sẽ không thất bại! Lần này, may mắn thay cho Cuba, cách mạng sẽ đạt được mục tiêu thật sự của nó. Nó sẽ không giống như hồi năm 1898, khi người Mỹ đến và tự biến họ trở thành chủ nhân của đất nước này.​

    Cách mạng Cuba, đặc biệt là khi Castro chuyển sang ủng hộ chủ nghĩa cấp tiến bài Mỹ,Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã làm hầu hết người Mỹ bối rối. Rất ít người biết chuyện Hoa Kỳ đã đối xử với Cuba ra sao trong quá khứ, nên tất nhiên họ không thể hiểu được lý do tại sao người dân Cuba mong mỏi, một cách nhiệt thành đến vậy, để thoát ra khỏi quỹ đạo của Mỹ. Nhiều người bày tỏ ngạc nhiên, cũng giống như ông bà của họ đã ngạc nhiên vào năm 1898, khi biết rằng những người dân Cuba được "giải phóng" đã tỏ ra vô ơnđối với HoaKỳ.Tổng thốngDwightEisenhowerlà một trong nhữngngười bối rối như vậy:

    Dựa trên lịch sử, các bạn sẽ tin tưởng rằng đây là một quốc gia bạn bè, một trong những người bạn thực sự của chúng ta. Toàn bộ lịch sử… có vẻ là một mớ bòng bong nếu muốn tìm ra chính xác tại sao người dân và chính phủ Cuba rốt cuộc lại bất mãn khi thị trường chính của họ là ở đây [ý chỉ Mỹ - BT], thị trường tốt nhất của họ. Các bạn sẽ nghĩ rằng họ muốn duy trì mối quan hệ tốt. Tôi không biết chính xác điều gì lại gây cản trở.​

    Chính quyền Castro đã quốc hữu hóa các tập đoàn nước ngoài, cấm doanh nghiệp tư bản, và đưa Cuba vào một liên minh chặt chẽ với Liên Xô. Năm 1961, những người lưu vong được CIA tài trợ đã xâm chiếm Cuba với nỗ lực lật đổ Fidel, nhưng thất bại thảm hại. Mười tám tháng sau đó, sau khi Liên Xô triển khai tên lửa tấn công ở Cuba, các nhà lãnh đạo Xô Viết và Mỹ đã đưa đất nước họ ngấp nghé bờ vực chiến tranh hạt nhân trong cuộc tranh chấp đáng sợ nhất Chiến tranh Lạnh. Vị Tổng thống kế tiếp của Mỹ cam kết sẽ hạ bệ Castro, và đã từng có nhiều lần CIA cố gắng giết ông. Ông ta không chỉ sống sót mà còn dành phần lớn cuộc đời mình để phá hoại lợi ích của Hoa Kỳ tại các nước khác, từ Nicaragua cho đến Angola. Điều đó đã khiến ông trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa bài Mỹ và là một anh hùng của hàng triệu người trên khắp thế giới.

    Castro chỉ là một sản phẩm thuần túy của những chính sách mà Mỹ dành cho Cuba. Nếu Hoa Kỳ không nghiền nát mục tiêu độc lập của Cuba những năm đầu thế kỷ XX, nếu nước này không hỗ trợ một loạt các nhà độc tài áp bức ở đó, và nếu như họ không đứng ngoài khi cuộc bầu cử năm 1952 bị hủy bỏ, một nhân vật như Castro gần như chắc chắn là không thể xuất hiện. Chế độ của ông là kết quả tinh túy của một hoạt động "thay đổi chế độ" sai lầm, và sẽ còn trở lại ám ảnh quốc gia tài trợ nó.


    TẠI PUERTO RICO, 450 dặm về phía đông Cuba, quân đội chiếm đóng Mỹ tuyên bố rằng lễ kỷ niệm hai năm tiếp quản của họ sẽ là ngày lễ quốc gia. Vào ngày hôm đó, ngày 25 tháng 7 năm 1900, sẽ có tiệc chiêu đãi, phát biểu, hòa nhạc và một cuộc diễu hành quân sự. Đối với người Mỹ, vẫn còn phấn khích vì Tổ quốc đột ngột nổi lên trên bản đồ quyền lực thế giới, đây dường như là thời điểm tuyệt vời để ăn mừng. Rốt cuộc thì họ đã chiếm được một hòn đảo xinh xắn, mà hầu như không có phí tổn gì, ở vị trí lý tưởng để bảo vệ các tuyến đường thương mại quan trọng trong vùng Ca-ri-bê.

    Người dân Puerto Rico thì mang tâm trạng ảm đạm hơn. Vào cái đêm trước ngày lễ hội, Luis Muñoz Rivera, nhân vật chính trị nổi bật nhất của Puerto Rico, đã ngồi viết, trong tuyệt vọng, về quan điểm của ông về những gì mà cuộc xâm lược đã tạo ra.

    Chính phủ Bắc Mỹ tìm thấy tại Puerto Rico một mức độ tự chủ lớn hơn của Canada. Nó cần phải được tôn trọng và mở rộng, nhưng họ chỉ muốn tiêu diệt và đã tiêu diệt nó… Vì vậy, và vì cả những thứ khác mà chúng ta không nói ra, chúng ta sẽ không ăn mừng ngày 25 tháng 7. Bởi vì chúng ta đã nghĩ rằng thời đại của tự do bắt đầu mở ra, nhưng thay vào đó chúng ta đang chứng kiến một cảnh tượng đồng hóa khủng khiếp… bởi vì người ta chẳng giữ bất kỳ lời hứa nào, và vì tình trạng hiện tại của chúng ta là những nông nô thuộc lãnh thổ đã bị chinh phục.​

    Những thập kỷ đầu tiên mà Puerto Rico là thuộc địa của Mỹ là khoảng thời gian không hạnh phúc. Họ bắt đầu với một đạo luật của Quốc hội, Luật Foraker, trong đó thiết lập các quy tắc mà hòn đảo này sẽ được cai trị. Nó trao quyền lực tuyệt đối cho một thống đốc do Tổng thống Hoa Kỳ chỉ định. Sẽ có một Viện đại biểu gồm 35 thành viên được bầu ra, nhưng những quyết định của viện này vẫn phải chịu sự phủ quyết từ thống đốc hoặc Quốc hội. Người Puerto Rico duy nhất làm chứng tại phiên điều trần của Quốc hội về luật này là Julio Henna, một nhà vận động dân quyền kỳ cựu.

    "Không tự do, không quyền lợi, không được bảo vệ", Henna nêu ra trong một bản tóm tắt hùng hồn về các điều khoản của luật này. "Chúng tôi là Ngài Không Ai Cả (Mr. Nobody) ở Không Chỗ Nào (Nowhere)".

    Trong những năm đầu của thế kỷ XX, bốn tập đoàn Mỹ đã xâu xé gần hết phần đất đai tốt nhất Puerto Rico. Trên đó họ trồng mía đường, một loại cây phù hợp với trồng trọt quy mô lớn. Thiệt hại nhất là những gia đình trồng cà phê, loại cây mệnh danh là "cây trồng của người nghèo" vì nó có thể được trồng trên những mảnh ruộng nhỏ. Tới năm 1930, đường chiếm 60% lượng xuất khẩu của nước này, trong khi lượng xuất khẩu cà phê, đã từng là loại cây trồng chủ yếu của hòn đảo, đã rớt xuống chỉ còn 1%.

    Khó tiếp cận đất đai, những người dân thường ở Puerto Rico ngày một nghèo. Một nghiên cứu cho thấy rằng trong khi tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 17% tại thời điểm Mỹ xâm lược, thì tỷ lệ này lên đến 30% vào một phần tư thế kỷ sau đó. Một phần ba mù chữ. Sốt rét, bệnh đường ruột và suy dinh dưỡng là chuyện thường ngày, và hầu hết người dân không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế ngay cả cơ bản nhất. Tuổi thọ trung bình là 46. Nước sinh hoạt và điện là điều xa xỉ. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm là $230. Theo lời một nhà sử học, chính trị đã bị chi phối bởi một liên minh của “các tập đoàn nước ngoài thèm khát lợi nhuận, một nhà nước thực dân ngập tràn gia trưởng và không tin tưởng vào khả năng của các đối tượng dưới sự cai trị của nó, cùng một dàn lãnh đạo chính trị địa phương tự mãn muốn bảo vệ đặc quyền giai cấp của họ".

    Tình trạng gây nhiều tranh cãi của Puerto Rico lúc đó một phần là do sự bất định thường trực về tình trạng chính trị của đảo này. Họ chưa bao giờ được hướng tới việc sáp nhập thành một bang như Hawaii, cũng chưa từng theo đuổi độc lập như Philippines cuối cùng đã được hưởng. Quốc hội 1917 đã cấp quốc tịch Mỹ cho dân Puerto Rico, và vào năm 1948 đã cho họ quyền bầu thống đốc của mình. Bốn năm sau đó, trong một cuộc trưng cầu, họ đã bỏ phiếu chấp nhận tình trạng độc đáo là một "nhà nước liên kết tự do"Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - một phần của Hoa Kỳ, nhưng lại không phải là một bang. Tại một buổi lễ kỷ niệm hoành tráng vào ngày 25 tháng 7 năm 1952, chính xác 44 năm sau khi thủy quân lục chiến đổ bộ lên bãi biển Guánica, cờ Puerto Rico đã được thượng lên tung bay cùng với lá cờ Mỹ trên tòa nhà Capitol ở San Juan.

    Vị thống đốc chủ tọa buổi lễ đó là Luis Muñoz Marín, con trai của Luis Muñoz Rivera, người ôm giấc mơ tự trị mà đã bị Hoa Kỳ đã nghiền nát vào đầu thế kỷ. Hiếm khi con trai của một nhà lãnh đạo chính trị xuất sắc kế tục được năng lượng và tầm nhìn của cha mình, nhưng Muñoz Marín đã làm được. Ông bắt đầu sự nghiệp chính trị lâu dài của mình với tư cách là một người ủng hộ độc lập cho Puerto Rico, nhưng trong những năm sau Thế chiến thứ hai, ông kết luận rằng các cuộc tranh luận liên tu bất tận về tình trạng chính trị đã làm tốn quá nhiều năng lượng chính trị và tình cảm đến nỗi họ không còn đủ sức giải quyết các vấn đề nghiêm trọng và cấp bách của hòn đảo. Ông cũng tin rằng trong thế giới phức tạp và mới mẻ của Chiến tranh Lạnh, việc giữ một hòn đảo nhỏ nằm trong một quốc gia lớn mới là đúng đắn. Trong những bài phát biểu và bài viết của mình, ông đã thúc giục người dân Puerto Rico chấp nhận thực tế rằng họ bị chi phối từ Washington và làm việc với họ nhằm cải thiện cuộc sống dân thường.

    ---

    [1] Nguyên tác là “O tempora! O mores!” nghĩa là “ôi thế thời, ôi đạo lý”. (dịch theo góp ý của thành viên @huytran của tve-4u)
    [2] Patagonia là vùng đất nằm ở cực nam của lục địa Nam Mỹ, thuộc Argentina và Chi-lê. Magellan đã đặt cái tên này năm 1520, bắt nguồn từ “patagón”, mô tả người dân bản địa mà đoàn thám hiểm cho là khổng lồ. Thực ra họ là người Tehuelches, có xu hướng phần nào cao hơn người châu Âu thời điểm đó.
    Santo Domingo nay là thủ đô của Cộng hòa Dominica trong vùng biển Caribê.
    Fiji là một quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương, cách New Zealand khoảng 1.100 hải lý về phía đông bắc.
    Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới nằm ở Bắc Băng Dương, nay là một lãnh thổ tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch.
    Không có quần đảo nào mang tên Cannibal. Cannibal có nghĩa là kẻ ăn thịt người. Bởi vì tác giả viết hoa từ Cannibal nên đây có thể hiểu là biện pháp châm biếm của người phát biểu.

    [3] Habeas corpus: wikipedia.org dịch là “quyền bảo thân”, còn từ điển Lạc Việt dịch là “lệnh đình quyền giam giữ”. Nguyên tắc của habeas corpus là nhằm đảm bảo rằng một tù nhân có thể được bảo vệ khỏi bị giam giữ trái pháp luật (giam giữ thiếu lý do chính đáng hoặc bằng chứng) thông qua việc đưa người bị giam ra tòa và xem xét việc giam giữ ấy có hợp pháp hay không. Quyền này có nguồn gốc trong hệ thống pháp luật Anh, và bây giờ đã có ở nhiều quốc gia. Nó là một công cụ pháp lý quan trọng bảo vệ tự do cá nhân chống lại những hành vi chuyên quyền của nhà nước.
    [4] Quốc kỳ của Hoa Kỳ có nhiều tên riêng: The Stars and Stripes (Sao và Sọc), Old Glory, The Star Spangled Banner.
    [5] Xem chương 2. “Việc tìm kiếm ảnh hưởng ở nước ngoài này ám ảnh nước Mỹ năm 1898. Truyền bá dân chủ, truyền bá Kitô giáo đến những quốc gia ngoại đạo, xây dựng lực lượng hải quân mạnh mẽ, thiết lập căn cứ quân sự trên toàn thế giới, và đem chính phủ nước ngoài đặt dưới tầm kiểm soát của Mỹ…” chính là cơn sốt được nói đến.
    [6] Nguyên văn là anti-Yankee radicalism, trong đó Yankee ý chỉ người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ ở các bang phía Bắc (khu New England).
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyên văn “free associated state”.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/15
    Lan Giao thích bài này.
  4. bun_oc

    bun_oc VIP

    Chương 4 (tt)

    Bắt đầu từ cuối những năm 1940, các nhà lãnh đạo chính trị ở Washington nhận ra rằng cầm quyền một thuộc địa nghèo khó ở vùng biển Ca-ri-bê làm xấu đi hình ảnh của Hoa Kỳ. Quan điểm này đã trở nên cấp bách hơn khi Cuba quay sang chủ nghĩa cộng sản kể từ năm 1959 và khu vực Ca-ri-bê bị cuốn vào Chiến tranh Lạnh. Mỹ bắt đầu cho phép Puerto Rico tăng dần quyền xử lý các vấn đề riêng của họ. Khi hòn đảo bắt đầu phát triển, không chỉ về kinh tế mà còn về mặt trí tuệ, Puerto Rico đã trở thành một trung tâm của tư tưởng và hành động dân chủ. Đời sống quốc gia của họ cuối cùng đã có thể cho phép họ thực hiện ước mơ mà những nhà ái quốc đã ấp ủ cho các thế hệ sau.

    Mặc dù đã qua hơn một thế kỷ nỗ lực, cả công khai và bí mật, biến họ thành "dân Mỹ thực sự", người Puerto Rico vẫn bám trụ vào di sản của mình một cách cực kỳ mạnh mẽ. Tiếng Tây Ban Nha vẫn là ngôn ngữ họ lựa chọn. Họ có đội tuyển của riêng họ tại Thế vận hội Olympic, và cực lực phản đối mọi nỗ lực ghép chung với tuyển Hoa Kỳ. Cho dù trên hòn đảo này hay tại New York và các thành phố khác của Mỹ, nơi có hơn hai triệu người Puerto Rico sinh sống, họ vẫn mê mẩn ẩm thực, âm nhạc và truyền thống quê hương. Ngay cả trong lòng hợp chủng quốc, họ đã không bị “hòa tan”. Khi họ nói "đất nước của tôi", hầu hết đều có ý là Puerto Rico chứ không phải Hoa Kỳ.

    Kết quả bầu cử và các cuộc điều tra dư luận cho thấy nhiều người Puerto Rico, có lẽ là hầu hết, đều hài lòng với tình trạng lấp lửng chính trị mà họ đang sống. Họ thất vọng thì dễ hiểu thôi, nhưng họ lại cũng không sẵn lòng đón nhận những tác động không rõ ràng của cả hai con đường: trở thành một bang hay tuyên bố độc lập. Họ đã tạo ra một không gian trên bản đồ toàn cầu, có thể nó hơi vô định nhưng có những lợi thế đáng kể. Nó đảm bảo rằng họ sẽ không rơi vào những rắc rối đã khiến các nước láng giềng của họ - đảo Haiti, Cộng hòa Dominica, Cuba và Jamaica - phải khổ sở, trong khi vẫn cho phép họ tự do nhập cảnh vào lục địa Mỹ, Washington vẫn cung cấp một dòng trợ cấp ổn định và công nhận quyền duy trì các bản sắc truyền thống của họ.

    Hầu hết người dân Puerto Rico đều hiểu rằng Hoa Kỳ, dù đã có những hành vi bất chính trong hơn một thế kỷ đô hộ, nay đã không còn dã tâm áp bức họ. Gần như tất cả đều mong muốn duy trì mối quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ đại lục, mặc dù họ bất đồng mạnh mẽ về cách thực hiện điều đó: tiếp tục tình trạng "liên kết" của hòn đảo hay gia nhập thành bang thứ 51 hay trở thành một quốc gia độc lập.

    Khi những trải nghiệm thuộc địa qua đi, nền cai trị của Mỹ lên Puerto Rico nay đã tương đối tử tế. Nó đã không tạo ra phản ứng bạo lực dữ dội như ở Cuba, Nicaragua và Philippines. Điều này chủ yếu là do thực tế rằng Hoa Kỳ đồng ý chịu trách nhiệm chính trị trực tiếp về việc quản lý hành chính Puerto Rico, chứ không phải là cai trị thông qua các thân hữu địa phương.

    Cũng có người cho rằng Puerto Rico sẽ tốt đẹp hơn hiện nay nếu năm 1898 Hoa Kỳ không chiếm giữ hòn đảo. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế lịch sử, Puerto Rico đã phát triển tốt hơn nhiều so với hầu hết các vùng đất khác cùng chịu chung số phận là bị Hoa Kỳ lật đổ chính phủ. Khó có thể có một kết thúc có hậu cho câu chuyện dài nơi đây, theo kiểu có một giải pháp nào đó cho tình trạng chính trị của hòn đảo này. Điều đó sẽ giúp người Mỹ khỏi mặc cảm là cai trị người khác, một vai trò mà họ cho là không thích hợp, cả về mặt tâm lý và tinh thần. Nó cũng sẽ cho họ cơ hội tin rằng việc họ lật đổ các chế độ nước khác không phải lúc nào cũng kết thúc tồi tệ.


    TRONG TẤT CẢ CÁC NƯỚC chịu chung số phận bị Hoa Kỳ đô hộ trong những năm đầu thế kỷ XX, Philippines là quốc gia lớn nhất, xa nhất và phức tạp nhất. Khi trở thành một thuộc địa của Mỹ, nước này có dân số hơn 7 triệu, nhiều hơn so với Hawaii, Cuba, Puerto Rico, Nicaragua và Honduras cộng lại. Người Mỹ hiểu biết về mặt trăng còn nhiều hơn là về 7.000 hòn đảo nơi này.

    Nhà văn châm biếm Finley Peter Dunne đã viết khi Hoa Kỳ chiếm đóng Philippines: "Bạn sẽ không mất quá hai tháng để biết rằng đó là đảo hay là đồ hộp".

    Hoa Kỳ cai trị Philippines thông qua một thống đốc người Mỹ và một bộ phận tư vấn lập pháp được bầu ra gọi là hạ viện. Trong cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức vào năm 1907, chỉ có 3% người đi bầu. Phe chiến thắng áp đảo là Quốc Dân Đảng, với đường lối hướng đến "nền độc lập toàn diện, tuyệt đối và tức thì".

    Trong nhiều thập kỷ, người Mỹ không đoái hoài gì đến nhu cầu này. Tuy nhiên, khi thế giới thay đổi, nhiều người phải đồng ý rằng trao trả độc lập cho Philippines có thể là một ý hay. Nó sẽ làm giảm nỗi nhục mà Hoa Kỳ đang phải gánh vì là thực dân, và nếu xét đến mối quan hệ cực kỳ gần gũi giữa hai vùng đất thì Hoa Kỳ vẫn sẽ duy trì được quyền lực đáng kể đối với quần đảo này. Năm 1934, Quốc hội phê chuẩn đề xuất trao trả độc lập trong vòng mười năm. Việc trao trả chưa thể thực hiện do gián đoạn bởi Thế chiến thứ hai nhưng đã được hoàn tất một năm sau khi chiến tranh kết thúc.

    Ngày 4 tháng 7 năm 1946, Hoa Kỳ đã chính thức từ bỏ quyền lực đối với Philippines. Ngay sau đó, Tướng Eisenhower đã đề xuất Hoa Kỳ rút khỏi các căn cứ quân sự ở đó, trong số đó lớn nhất là Trạm hải quân Vịnh Subic và Căn cứ không quân Clark. Ông thừa nhận giá trị chiến lược của những nơi này, nhưng kết luận rằng những kẻ theo chủ nghĩa bài Mỹ chắc chắn sẽ nhân việc đóng quân này mà gia tăng kích động. Đáng buồn thay, cấp trên của ông không có tầm nhìn xa như vậy, và không quan tâm đến đề xuất của ông. Một vài tháng sau lễ độc lập, chính phủ Philippines mới đã ký kết một thỏa thuận cho Hoa Kỳ thuê những căn cứ này trong 99 năm.

    Trong những năm sau đó, Vịnh Subic và Clark đã tự phát triển thành các thành phố. Mỗi căn cứ này đóng hàng nghìn binh sĩ Mỹ và hàng chục nghìn người Philippines làm việc ở các cơ sở quân sự, kho bãi và dịch vụ sửa chữa. Một mạng lưới rộng lớn các quán ba, nhà thổ và tiệm mát-xa phát triển mạnh chung quanh căn cứ. Như Eisenhower đã dự đoán, những căn cứ này đã trở thành một biểu tượng sinh động của sức mạnh Mỹ và là tâm điểm để những người dân tộc chủ nghĩa trút giận. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo Philippines lại rất háo hức chiều ý những khách hàng thân thiết là người Mỹ và không muốn mỗi năm mất đi $200 triệu mà các căn cứ này đóng góp vào nền kinh tế quốc gia.

    Năm 1965, Tổng thống Lyndon Johnson bắt đầu giai đoạn leo thang trong chiến tranh Việt Nam, Vịnh Subic và Clark có tầm quan trọng chiến lược lớn hơn bao giờ hết. Cùng năm đó, một chính trị gia đầy tham vọng tên là Ferdinand Marcos đã được bầu làm tổng thống Philippines. Sự kết hợp của hai yếu tố này - tầm quan trọng ngày càng tăng của các căn cứ quân sự và sự xuất hiện của Marcos - đã định hình một phần tư thế kỷ tiếp theo trong lịch sử Philippines.

    Trong hai nhiệm kỳ bốn năm của Tổng thống Marcos, người dân không hài lòng với sự thờ ơ đến nhẫn tâm của hắn đối với những bất công trong đời sống Philippines và tiến hành một loạt các cuộc nổi dậy có vũ trang. Năm 1971, hắn tuyên bố rằng để tăng cường sức mạnh cho chính phủ hòng chế ngự các cuộc nổi dậy đang ngày càng gia tăng để phản đối sự cai trị tồi tệ, hắn không còn cách nào khác là phải áp đặt thiết quân luật. Hắn giải tán Quốc hội, đình chỉ hiến pháp, hủy bỏ cuộc bầu cử tổng thống sắp tới và ra lệnh bắt giữ 30.000 nhân vật đối lập. Trong 14 năm tiếp theo, hắn điều hành một trong những chế độ tham nhũng nhất châu Á. Thông qua một mê cung các tập đoàn và công ty độc quyền được chính phủ bảo hộ, hắn cùng đồng bọn đã đánh cắp hàng tỷ đô-la. Đất nước, vừa được chút tiến triển trên con đường tới thịnh vượng và tự do, nay lại trượt lùi xuống áp bức và nghèo đói.

    Không một vị tổng thống Mỹ nào, khi làm việc với Marcos trong thời gian đỉnh cao quyền lực của hắn, đánh giá cao hắn. Richard Nixon không ưa phong cách cá nhân và chính trị của hắn. Jimmy Carter không thể chịu nổi các chiến dịch tra tấn, hãm hiếp và giết chóc nhằm duy trì chế độ của hắn. Ronald Reagan, dù sẵn có thiện cảm với các nhà độc tài chống cộng, vẫn nghe các doanh nhân người Mỹ phàn nàn về hắn, rằng họ không thể kiếm được chút tiền nào ở Philippines vì bè lũ cầm quyền đã chiếm hết cả. Tuy vậy, bất kể những nghi ngờ ấy, Hoa Kỳ vẫn duy trì tình hữu nghị với Marcos đến cùng. Nước này cung cấp cho chế độ của hắn hàng tỷ đô-la viện trợ quân sự, mà hắn đã chi nhiều tiền trong số đó cho các chiến dịch bạo lực hòng đàn áp các cuộc nổi dậy của phiến quân và cả các phong trào đối lập ôn hòa. Lý do thì rất rõ ràng. Căn cứ không quân Clark và Trạm hải quân Vịnh Subic đã trở thành nền tảng của sức mạnh quân sự Mỹ ở châu Á, và Hoa Kỳ sẵn sàng làm bất cứ điều gì là cần thiết để giữ bằng được những vị trí này.

    Một trong số ít những nhượng bộ mà Hoa Kỳ giành được từ Marcos là việc phóng thích Benigno Aquino, nhà lãnh đạo đối lập chủ chốt của ông ta. Aquino đã đến Hoa Kỳ để điều trị y tế, và trước đó rất lâu, đã dõi theo quê hương. Ngày 20 tháng 8 năm 1983, không nghe theo lời khuyên của một số bạn bè, ông đã trở về Manila. Khi máy bay hạ cánh, ông vào nhà vệ sinh để mặc áo chống đạn. Chẳng ích gì. Chỉ vài giây sau khi ông bước ra, một toán quân đã chặn đường ông. Một tên bắn vào sau gáy Aquino, và ông đã chết.

    Raúl Manglapus, một nhà chống cộng ôn hòaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và cũng là một trong những nhân vật chính trị hàng đầu đất nước, tuyên bố: "Tôi buộc tội Hoa Kỳ. Sự ủng hộ của họ đã tạo điều kiện cho việc giết chóc và đàn áp".

    Vụ ám sát Aquino chính là giọt nước làm tràn ly. Dưới biểu ngữ "Sức mạnh nhân dân", họ đứng lên chống lại Marcos trong một trong những cuộc khởi nghĩa ôn hòa đáng chú ý nhất trong lịch sử châu Á. Với hy vọng làm suy yếu nó, tên độc tài kêu gọi một cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 7 tháng 2 năm 1986. Bà quả phụ Aquino, Corazon, đã ứng cử nhằm chống lại hắn. Kết quả kiểm phiếu chính thức giành chiến thắng cho Marcos, nhưng không ai tin điều đó. Các cuộc biểu tình leo thang, và thậm chí cả các sĩ quan quân đội đầy quyền lực cũng đã bắt đầu ủng hộ họ. Chỉ có Hoa Kỳ vẫn còn về phe Marcos.

    Tổng thống Reagan đã giải thích tại một cuộc họp báo: "Tôi không biết cái gì quan trọng hơn những căn cứ ấy".

    Tuy nhiên, trong một vài ngày, thậm chí các quan chức Mỹ đã phải thừa nhận rằng đồng minh cũ của họ đã mất tích. Ngay sau đó, hắn ta xuất hiện. Ngày 25 tháng 2, hắn và vợ đã bay trên một trực thăng Mỹ tới Căn cứ không quân Clark và sau đó là Guam. Từ đó, họ đến Hawaii, và tên bạo chúa bị lật đổ đã qua đời tại đây ba năm sau đó.

    Corazon Aquino trở thành tổng thống sau khi Marcos chạy trốn, trả lại cho dân chúng các quyền dân sự và tự do mà Marcos đã tước đoạt. Chính phủ của bà đã không đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội lớn của đất nước, nhưng việc khôi phục nền dân chủ không phải là thành tựu duy nhất của chính phủ này. Họ đã đàm phán một thỏa thuận lịch sử với Hoa Kỳ nhằm đóng cửa các căn cứ quân sự Mỹ ở Philippines. Những người lính Mỹ cuối cùng đã rời Clark và Vịnh Subic vào cuối năm 1992.

    Câu chuyện Washington cai trị Philippines, ban đầu là trực tiếp và sau đó là gián tiếp, trên hết là một cơ hội bị đánh mất. Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến khủng khiếp để chinh phục những hòn đảo vào đầu thế kỷ XX, nhưng một khi đã thắng, họ cũng sẽ không tàn bạo nữa. Họ không dựng lên những tên bạo chúa sát nhân theo cách mà họ đã làm tại vùng Trung Mỹ và Ca-ri-bê. Cuộc bầu cử quốc hội họ tổ chức vào năm 1907, mặc dù khó có thể xem là dân chủ theo tiêu chuẩn hiện đại, cũng là cuộc bầu cử đầu tiên ở châu Á. Trong những năm sau đó, họ đối xử với dân châu Á của họ không tệ hơn những gì người Anh đã làm, có lẽ còn tốt hơn so với người Hà Lan đối xử với người Indonesia, và chắc chắn là tốt hơn so với cách người Nhật trị dân của những nước họ chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai. Khi Pháp gây chiến để giữ quyền kiểm soát Đông Dương trong những năm 1950, Hoa Kỳ đã trao trả độc lập cho Philippines.

    Tuy nhiên, trong những thập kỷ nắm quyền ở Philippines, người Mỹ chưa bao giờ tìm cách thúc đẩy các hình thức tiến bộ xã hội mà có thể giúp đảo quốc này đạt được ổn định lâu dài. Như ở các nơi khác trên thế giới, nỗi sợ hãi chủ nghĩa cấp tiến của Washington đã khiến họ phải ủng hộ một tên đầu sỏ vốn quan tâm đến trộm cắp tiền bạc hơn là phát triển đất nước. Hoa Kỳ đã để lại cho người Philippines một hình thức dân chủ, nhưng khi quần đảo này cuối cùng đã được phép đi theo con đường riêng của mình trong những năm 1990, họ nghèo như thể họ chưa từng được ổn định.

    Điều gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ không chiếm giữ Philippines vào đầu thế kỷ XX? Có thể một quyền lực thực dân khác sẽ thế chỗ, và họ có lẽ cũng thấy mình kẹt cứng vào cái bẫy mà người Hà Lan gặp phải ở Indonesia, hay người Pháp ở Đông Dương. Một giả thuyết khác, người Philippines đã có thể giữ được nền độc lập. Điều đó có thể đã dẫn họ tới một thế kỷ XX hạnh phúc hơn. Ngay cả nếu không được hạnh phúc hơn, thì ít ra Hoa Kỳ cũng đỡ phải mang cái tội, dù đúng hay sai, mà nhiều người Philippines và những người khác trên khắp thế giới đã gán cho nước này vì những rắc rối mà Philippines hiện đang phải đối mặt.


    TỪ THỜI ĐIỂM HOA KỲ “THA CHO” PHILIPPINES đến lần "lật đổ" tiếp theo của Mỹ cách nhau gần một thập niên. Trong thời gian đó, nước này đã điều chỉnh cách tiếp cận của mình. Tổng thống Taft đã thông qua một chính sách mà ông gọi là "ngoại giao đô-la", theo đó Hoa Kỳ kéo các quốc gia vào quỹ đạo của mình thông qua thương mại chứ không phải là phương tiện quân sự. Ông bảo đảm với các nhà lãnh đạo nước ngoài rằng họ không có gì phải sợ, miễn là họ cho phép các doanh nghiệp Mỹ được tự do hoàn toàn và chỉ xin vay từ các ngân hàng Mỹ. Người đầu tiên từ chối những điều kiện trên chính là Tổng thống José Santos Zelaya của Nicaragua.

    Người dân Nicaragua nhớ về Zelaya là người có tầm nhìn, dám nghĩ rằng đất nước nhỏ bé và bị cô lập của ông có thể đạt tới tầm vĩ đại. Những tội lỗi của ông: thiếu kiên nhẫn, tự phụ, tính khí độc đoán và xu hướng nhập nhằng giữa công quỹ và tài sản cá nhân, đã và đang là những đặc điểm chung của giới lãnh đạo khu vực Trung Mỹ và quanh đó. Tuy nhiên, một vài nhược điểm khác của ông lại phù hợp với khát khao cải cách hay sự quan tâm chân thành tới tầng lớp bị áp bức.

    Zelaya lang thang khắp thế giới trong phiền muộn những năm sau khi bị lật đổ. Ông dừng chân tại New York, và năm 1918 ông mất trong căn hộ của mình tại 3905 Broadway. Mặc dù chưa từng quay trở lại quê hương, ký ức của ông, và quan trọng hơn là ký ức về việc Hoa Kỳ đã tước bỏ quyền lực của ông, luôn nung nấu trong trái tim người dân Nicaragua. Điều đó khiến cho người kế nhiệm ông, Tướng Estrada, không thể củng cố quyền lực. Estrada cuối cùng đã buộc phải từ chức, và vị phó tổng thống nhút nhát của ông, Adolfo Díaz, cũng là người kế toán trưởng cũ của công ty khai thác mỏ La Luz, lên kế nhiệm.

    Việc thăng tiến đến tận chức tổng thống của nhân vật yếu mềm này đã đánh dấu chiến thắng cuối cùng của Tổng thống Taft và Ngoại trưởng Knox. Knox nhanh chóng sắp xếp cho hai ngân hàng tại New York là Brown Brothers và J. and W. Seligman cho Nicaragua vay 15 triệu đô-la và chiếm dụng luôn bộ phận hải quan của nước này làm nguồn trả nợ. Đến năm 1912, người Mỹ cũng đã điều hành ngân hàng nhà nước, các tuyến tàu hơi nước và đường sắt của quốc gia.

    Người dân Nicaragua không bao giờ chấp nhận đất nước mình dưới chế độ bảo hộ của Hoa Kỳ. Vào cuối năm 1912, Benjamin Zeledón, một người hâm mộ nhiệt thành của Zelaya, đã phát động một cuộc khởi nghĩa vô ích nhưng anh hùng. Ông này qua đời trong khi đang chiến đấu với Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Trong số những người đã nhìn thấy người ta kéo thi thể ông vào một nghĩa trang gần Masaya có một thiếu niên tên là Augusto César Sandino. Đó là một thời điểm quyết định.

    Sandino sau này đã viết: "Cái chết của Zeledón đã giúp tôi hiểu tình hình của nước ta là phải chống lại những tên Yankee cướp bóc".

    Mười bốn năm sau, dù Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vẫn chiếm giữ quê hương, Sandino đã phát động một cuộc nổi loạn của riêng ông. Lúc đầu Bộ Ngoại giao đã tìm cách vô hiệu hóa quân du kích của ông là một "bộ phận tương đối nhỏ" hợp thành từ "những phần tử ngoài vòng pháp luật" và "những kẻ hành nghề côn đồ". Quan điểm này dần trở nên khó có thể chấp nhận, và cuối cùng, vào năm 1933, Tổng thống Herbert Hoover đã quyết định rằng Hoa Kỳ đã đổ máu đủ nhiều ở Nicaragua và ra lệnh cho thủy quân lục chiến quay về.

    Khi người Mỹ bỏ đi, Sandino đồng ý bàn chuyện hòa bình. Ông đến Managua theo một bảo đảm an ninh, và sau một vài thu xếp khá gọn gàng, ông đã đồng ý chấm dứt cuộc nổi loạn của mình và quay trở lại đời sống chính trị bình thường của đất nước. Điều đó đã giải quyết vấn đề cho tất cả mọi người, trừ viên chỉ huy trẻ đầy tham vọng của Ban Vệ Quốc do Mỹ lập nên, Tướng Anastasio Somoza García. Quả vậy, ông coi Sandino là mối đe dọa cho tham vọng của mình và sắp đặt việc ám sát ông. Ngay sau đó, Tướng Somoza nắm quyền tổng thống.

    Một thời gian ngắn trước khi Sandino bị giết, ông đã từng tiên đoán rằng ông "sẽ không sống lâu hơn nữa", nhưng nói chuyện đó cũng tốt bởi vì "có những người trẻ sẽ tiếp tục cuộc chiến của tôi". Ông đã hoàn toàn đúng. Năm 1956, một nhà thơ trẻ đầy lý tưởng đã ám sát Tổng thống Somoza. Ngay sau đó, một nhóm gọi là Mặt trận Giải phóng Quốc gia Sandinista, đặt theo tên Sandino, đã phát động một cuộc nổi loạn chống lại triều đại độc tài Somoza. Nhóm này lên nắm quyền vào năm 1979, thành lập một liên minh với Fidel Castro ở Cuba, và tuyên bố một chương trình quốc gia mà theo đó trực tiếp thách thức quyền lực của Mỹ. Tổng thống Ronald Reagan đáp trả bằng cách tài trợ một đợt chiến tranh ở núi rừng Nicaragua. Nicaragua trở thành một chiến trường đẫm máu của Chiến tranh Lạnh. Hàng nghìn người Nicaragua đã chết trong cuộc xung đột mà thực ra là cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Cuba. Phiến quân do Mỹ tài trợ đã không đạt được mục tiêu chính của họ là lật đổ chế độ Sandinista, nhưng vào năm 1990, hai năm sau khi chiến tranh kết thúc, người dân Nicaragua đã bầu cử loại bỏ Sandinista. Tuy nhiên, đất nước vẫn phân cực sâu sắc và là một trong những nước nghèo nhất Tây bán cầu.

    Chỉ tại một vài nước người ta mới có thể theo dõi sự phát triển của tình cảm bài Mỹ rõ ràng như ở Nicaragua. Một thế kỷ đầy khúc mắc giữa hai quốc gia, dẫn đến cái chết của hàng nghìn người và nỗi cùng khổ cho nhiều thế hệ Nicaragua, bắt đầu khi Hoa Kỳ lật đổ Tổng thống Zelaya năm 1909. Benjamin Zeledón cầm vũ khí để trả thù cho ông. Cái chết của Zeledón để lại cảm hứng cho chàng trai trẻ Sandino, và đến lượt mình, Sandino lại là cảm hứng cho Mặt trận Sandinista hiện đại.

    Vì tất cả “lỗi lầm” của mình, Zelaya là chính khách vĩ đại nhất Nicaragua từng có. Nếu Hoa Kỳ tìm được cách thỏa thuận với ông, họ đã có thể tránh được những tai họa sau đó. Thay vào đó, nước này lại nghiền nát một nhà lãnh đạo, người chịu chấp nhận các nguyên tắc tư bản một cách trọn vẹn hơn so với bất kỳ vị lãnh tụ nào ở Trung Mỹ vào thời đó.

    Tính toán sai lầm khủng khiếp đó đã kéo Hoa Kỳ vào một thế kỷ chỉ toàn can thiệp lật đổ ở Nicaragua. Họ đã phải trả phí tổn nặng nề bằng máu và tiền, phá hủy hình ảnh của Mỹ trên thế giới và khiến nhiều thế hệ Nicaragua phải sống khổ sở. Nicaragua vẫn đang còn cạnh tranh với Haiti xem nước nào tệ nhất Tây Bán Cầu, về tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và tỷ lệ tử vong do các bệnh có thể chữa được.

    Không phải tất cả bất hạnh của Nicaragua đều quy được về một nguyên nhân duy nhất. Tuy vậy, vào buổi bình minh của thế kỷ XX, nước này đã có thể tiến tới một tương lai rất khác từ những gì đã diễn ra. Nếu Nicaragua được phát triển theo cách riêng của họ, nước này có thể đã trở nên thịnh vượng, dân chủ và là một lực lượng ổn định ở Trung Mỹ. Thay vào đó, mọi sự chỉ là ngược lại.


    SAM ZEMURRAY THÍCH MÔ TẢ HONDURAS, quốc gia giáp biên giới phía bắc Nicaragua, là một đất nước mà trong đó "một con la còn đắt hơn một ông nghị". Ông mua hai thứ này rất nhiều, cũng như mua cả một loạt Tổng thống yến hèn. Trong những năm sau cuộc đảo chính 1911 do ông tài trợ, Công ty Hoa quả Cuyamel của ông và hai công ty khác, Hoa quả Standard và Hoa quả United, đã sở hữu hầu như toàn bộ những vùng đất màu mỡ của đất nước. Họ cũng sở hữu và vận hành những bến cảng của riêng họ, cũng như các nhà máy điện, nhà máy đường cùng những ngân hàng lớn nhất.

    Để đổi lấy những nhượng bộ này, các công ty hoa quả nói trên hứa sẽ xây dựng một mạng lưới đường sắt thông suốt cả nước. Họ không bao giờ hoàn thành. Họ chỉ xây các tuyến họ cần, nối các đồn điền của họ với các cảng biển Ca-ri-bê. Cuốn The Life Pictorial Atlas of the World, xuất bản năm 1961, đã dành một câu chính xác cho Honduras: "Là một nước xuất khẩu chuối lớn, Honduras có 1.000 dặm đường sắt, trong đó 900 là thuộc sở hữu của các công ty hoa quả Mỹ".

    Các cuộc đình công, biểu tình chính trị, nổi dậy và nỗ lực đảo chính đã tàn phá Honduras trong nhiều thập kỷ. Để ngăn chặn tình trạng này, nhiều vị tổng thống đã duy trì lực lượng quân đội mạnh làm tiêu tốn hơn một nửa ngân sách quốc gia. Khi quân đội trở nên vô dụng, họ kêu gọi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

    Việc kiểm soát đến nghẹt thở mà người Mỹ duy trì ở Honduras đã ngăn một lớp doanh nghiệp địa phương ra đời. Ở Guatemala, El Salvador, Nicaragua và Costa Rica, người trồng cà phê từ từ tích lũy vốn, đầu tư vào ngân hàng và các doanh nghiệp thương mại khác, rồi đòi quyền dân sự và chính trị. Điều đó chưa từng xảy ra ở Honduras. Lựa chọn duy nhất của những con người Honduras tràn đầy năng lượng và tham vọng là làm việc cho một trong những công ty chuối. Các công ty này là biểu tượng thắng lợi của thị trường tự do Mỹ, nhưng họ lại sử dụng quyền lực của mình để ngăn cản chủ nghĩa tư bản nổi lên ở Honduras.

    Năm 1958, Đảng Tự do, đã bị cuộc đảo chính của Sam Zemurray loại bỏ gần nửa thế kỷ trước, cuối cùng đã trở lại nắm quyền. Khi lãnh đạo đảng này, Ramón Villeda Morales, tiếp quản đất nước, United Fruit đã trở thành công ty lớn nhất, chủ đất lớn nhất, và là công ty tư nhân sử dụng nhiều lao động nhất. Ông gọi đó là "đất nước 70: 70% mù chữ, 70% không hợp pháp, 70% dân số nông thôn, 70% trường hợp tử vong có thể tránh được".

    Villeda đã cố gắng thông qua luật cải cách ruộng đất, nhưng buộc phải rút bỏ dự luật này dưới áp lực mạnh mẽ từ United Fruit. Khi nhiệm kỳ của ông sắp kết thúc vào năm 1963, ứng cử viên Đảng Tự do, người được đề cử kế nhiệm ông, tuyên thệ sẽ khởi động lại luật này và kiềm chế sức mạnh quân đội. Một số người Honduras quyền lực không thoải mái với điều đó. Mười ngày trước cuộc bầu cử, quân đội đã tiến hành một cuộc đảo chính, đặt Tướng Oswaldo López Arellano vào chức tổng thống, giải thể Quốc hội và đình chỉ hiến pháp. Các sĩ quan quân đội cai trị Honduras trong 18 năm tiếp theo. Trong thời gian này, vòng cương tỏa của các công ty hoa quả lên đất nước này trở nên suy yếu khi bệnh dịch lan tràn đã tàn phá nhiều trang trại của họ cùng với việc các quốc gia khác gia tăng sản lượng chuối.

    Năm 1975, Ủy ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch phát hiện ra rằng Tướng López Arellano đã bí mật nhận 1,25 triệu đô-la từ United Brands là tập đoàn mẹ của Công ty Hoa quả United. Quân đội đã phản ứng bằng cách hạ bệ López Arellano và thay thế ông bằng một sĩ quan khác vào chức tổng thống. Tại tổng hành dinh của United Brands ở New York, vụ bê bối này có tác động còn nghiêm trọng hơn. Eli Black, giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị công ty, đã bị liên bang điều tra. Sáng ngày 3 tháng 2 năm 1975, ông này đã đập vỡ cửa sổ văn phòng trên tầng 44 của tòa nhà Pan Am và nhảy xuống.

    Honduras tổ chức cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 1981, và Roberto Suazo Córdova, một bác sĩ và là người tranh đấu chính trị kỳ cựu của quốc gia, đã đắc cử tổng thống. Tuy nhiên, quyền lực thật sự vẫn nằm trong tay quân đội, đặc biệt là viên chỉ huy quân đội cực kỳ tham vọng Gustavo Álvarez. Người này phù hợp với Hoa Kỳ, vì ông là một người chống Cộng mạnh mẽ, căm ghét phong trào Sandinista vừa mới lên nắm quyền tại quốc gia láng giềng Nicaragua. Khi chính quyền Reagan hỏi xem ông ta có đồng ý để Honduras trở thành một căn cứ cho phiến quân chống Sandinista (gọi là contra) được không, ông này liền đồng ý. Ngay sau đó hàng trăm contra đã hoạt động tại các trại dọc biên giới Nicaragua, và hàng nghìn binh sĩ Mỹ đã bay vào và ra khỏi căn cứ không quân Aguacate đang phình ra gần đó. Từ năm 1980 đến 1984, viện trợ quân sự thường niên của Hoa Kỳ dành cho Honduras tăng từ 4 triệu lên đến 77 triệu đô-la. Một lần nữa, nước này đã dâng chủ quyền quốc gia cho người Mỹ.

    Năm 1984, các đối thủ tước quyền Tướng Álvarez nhưng lại không phá hủy bộ máy đàn áp của ông ta. Việc này nhằm hai mục đích: hỗ trợ nhóm contra và đàn áp những kẻ đối nghịch trong nước. Để đạt được mục tiêu thứ hai này, quân đội thành lập một toán bí mật gọi là Tiểu đoàn 3-16, được CIA đào tạo và hỗ trợ, duy trì những phòng tra tấn ám muội và thực hiện những vụ bắt cóc, giết người. Nhân vật quyền lực nhất trong nước thời gian này chính là đại sứ Mỹ, John Negroponte; ông này liên tục bỏ qua tất cả những lời cầu xin ông hãy cố gắng tiết chế sự thái quá của chế độ này.

    [1]Nguyên văn “an anti-Communist moderate”, trong đó moderate được hiểu là một người có quan điểm, nhất là quan điểm chính trị, vừa phải (moderate). Ở đây không rõ có phải là “trung dung” hay là một khái niệm khác? Người làm ebook mong được giúp đỡ.
     
    Thương lắm and superlazy like this.
  5. bun_oc

    bun_oc VIP

    Chương 4 (tt)

    Trong khi cuộc chiến của nhóm contra nổ ra, chẳng có tiến bộ gì trong việc thực hiện dân chủ ở Honduras và dân chúng phải chịu đựng một hình thức khủng bố đáng sợ được chính phủ tài trợ. Cuộc chiến lại có một tác dụng khác mà mãi sau này người ta mới thấy. Hàng nghìn gia đình khốn khổ ở Honduras, ngập ngụa trong nghèo đói và nỗi sợ hãi quân đội, đã trốn khỏi đất nước trong những năm 1980. Nhiều người dừng chân ở Los Angeles. Tại đây, một số lượng lớn thanh thiếu niên Honduras tham gia các băng đảng đường phố bạo lực. Trong những năm 1990 rất nhiều trong số họ đã bị trục xuất trở lại Honduras, nơi này vẫn như xưa, vẫn cái tình trạng không hứa hẹn gì đã buộc cha mẹ họ phải tha hương trước đó. Chẳng mấy chốc họ lại đem về quê hương mình một bản sao của văn hóa băng đảng đẫm máu mà họ đã hấp thụ ở Los Angeles.

    Đời sống đất nước tồi tệ tại Honduras là một phần kết quả của việc Hoa Kỳ can thiệp, và nơi này minh chứng cho những hậu quả không thể tưởng tượng nổi mà các hoạt động lật đổ có thể mang lại. Vào đầu thế kỷ XX, người Mỹ lật đổ một chính phủ Honduras nhằm giúp các công ty chuối tự do kiếm tiền ở đó. Qua nhiều thập kỷ, các công ty này buộc các chính phủ ở đó phải nghiền nát mọi nỗ lực phát triển đất nước. Trong những năm 1980, khi nền dân chủ rốt cuộc đã sẵn sàng ở Honduras thì Hoa Kỳ lại ngăn nó phát triển vì nó đe dọa kế hoạch chống phá Sandinista vốn đang là nỗi ám ảnh của Washington lúc đó. Đó cũng chính là khoảng thời gian hàng nghìn đứa trẻ Honduras lớn lên ở Los Angeles, và nhiều đứa trong số đó tiêm nhiễm bạo lực rồi mang về quê hương. Honduras, một đất nước nghèo khốn khổ, nơi một người bình thường chỉ kiếm được chưa đầy 3.000 đô-la một năm, đã không được chuẩn bị trước cho căn bệnh này. Đất nước chìm vào một tấn thảm kịch tàn bạo hơn bao giờ hết.

    Không ai có thể biết được những gì sẽ xảy ra tại Honduras nếu Hoa Kỳ không can thiệp vào đó. Tuy nhiên, có hai điều là không thể chối cãi. Thứ nhất, Hoa Kỳ đã là lực lượng áp đảo trong cuộc sống ở Honduras trong hơn một thế kỷ. Thứ hai, Honduras ngày nay đang phải đối mặt với một cơn ác mộng nghèo đói, bạo lực và bất ổn. Người dân Honduras phải chịu một phần trách nhiệm cho tình trạng đau lòng này, nhưng người Mỹ cũng không thể chối bỏ phần của họ.


    CÁC SỰ KIỆN DỮ DỘI VÀO NĂM 1898 đã nâng tầm Hoa Kỳ lên thành một cường quốc trên thế giới. Trong những năm đầu thế kỷ XX, nước này đã bắt đầu thể hiện sức mạnh chính trị mới của mình. Khu vực đầu tiên cảm nhận được tác động này là vùng Ca-ri-bê. Một khi Hoa Kỳ đã quyết tâm xây dựng một kênh đào nối hai đại dương, họ cũng cảm thấy cần phải kiểm soát các sự kiện ở các nước lân cận. Như Bộ trưởng Chiến tranh Elihu Root đã khẳng định năm 1906: "Chúng ta xây dựng con kênh này tất yếu là để giám sát các cơ sở xung quanh".

    Hầu hết các quốc gia tại những "cơ sở xung quanh" này vẫn đang trong quá trình tìm kiếm bản sắc hiện đại của họ. Từ nước Mỹ nhìn ra, họ như thể luôn bất ổn hoặc hỗn loạn kinh niên. Người Mỹ tin rằng bằng cách thiết lập "trật tự" tại những vùng đất khốn khổ này, họ có thể cùng lúc đạt được hai kết quả tuyệt vời. Họ sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân trong khi vẫn có thể đồng thời văn minh hóa và hiện đại hóa các quốc gia mà dường như vẫn còn ban sơ và cần được dìu dắt. Bị cuốn vào ý tưởng toàn năng về "vận mệnh hiển nhiên" của đất nước mình, họ tự thuyết phục mình rằng ảnh hưởng của Mỹ ở nước ngoài chỉ có thể là tích cực và rằng chỉ có bọn tệ hại mới chối bỏ điều đó.

    Theodore Roosevelt đã tuyên bố: "Tất cả những gì đất nước này mong muốn là các nền cộng hòa khác trên lục địa này sẽ được hưởng hạnh phúc và thịnh vượng, và họ sẽ không thể hạnh phúc và thịnh vượng trừ phi họ duy trì trật tự bên trong biên giới của họ và cư xử với một sự quan tâm đúng mực đối với các nghĩa vụ mà họ áp lên người ngoài”.

    Những "người ngoài" mà dân Mỹ La-tinh được cho là phải cư xử đúng mực chính là các doanh nhân đến từ Hoa Kỳ. Những nước nào đã cho phép họ tự do hoàn toàn thì sẽ được coi là tiến bộ và thân thiện. Những nước không làm thế sẽ bị cô lập và trở thành mục tiêu bị can thiệp.

    Vụ bùng phát đầu tiên của chủ nghĩa bành trướng Hoa Kỳ đã kết thúc vào thời điểm Tổng thống Taft rời nhiệm sở đầu năm 1913. Khi đó, Hoa Kỳ đã sở hữu Puerto Rico và Philippines, đồng thời đã kéo Cuba, Nicaragua và Honduras vào chế độ bảo hộ chính thức hoặc không chính thức. Thông qua một loạt các âm mưu chính trị và quân sự, nước này đã thống trị cả vùng Ca-ri-bê. Họ cũng đã sáp nhập hai đảo san hô không người ở nhưng lại có vị trí chiến lược ở Thái Bình Dương là Wake và Midway, cũng như đảo Guam và các đảo khác sau này được gọi là American Samoa. Ở mỗi nơi đó, họ thiết lập các căn cứ hải quân mà sau này đã trở thành những tài sản giá trị khi họ bắt đầu thể hiện sức mạnh trên toàn thế giới.

    Thượng nghị sĩ Lodge khẳng định: "Xu hướng của thời hiện đại là xu hướng hợp nhất. Những nhà nước nhỏ lẻ đã lùi vào dĩ vãng, và không có tương lai".

    Các nhà lãnh đạo của những quốc gia nhỏ lẻ này, như José Santos Zelaya ở Nicaragua và Miguel Dávila ở Honduras, đã nhận ra rằng các nhân vật quyền lực ở Washington coi nền độc lập của các nước này là mối đe dọa sâu sắc. Những vụ lật đổ họ đã đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ hướng tới cải cách xã hội sâu sắc của Trung Mỹ. Họ mong ước rằng xã hội phong kiến của họ sẽ được chuyển đổi thành các quốc gia tư bản hiện đại, nhưng sự can thiệp của Mỹ đã hủy bỏ tiến trình vĩ đại này.

    Việc bành trướng cũng đem lại cho Hoa Kỳ tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà nhiều cường quốc thực dân đã phải đối mặt. Nếu Mỹ cho phép phát triển dân chủ tại các nước thuộc địa, những nước này sẽ bắt đầu hành động giành lấy lợi ích của riêng họ chứ không phải là lợi ích của Hoa Kỳ, và ảnh hưởng của Mỹ đối với họ sẽ giảm bớt. Mà việc thiết lập ảnh hưởng chính là lý do khiến Hoa Kỳ phải can thiệp vào những quốc gia này trong thời gian đầu. Người Mỹ đã phải lựa chọn giữa việc cho phép họ trở nên dân chủ hoặc duy trì việc áp đặt quyền lực lên họ. Cũng dễ lựa chọn mà.

    Nếu Hoa Kỳ có tầm nhìn xa hơn, họ có thể đã tìm ra một cách là kiểm soát và tác động đến các nhà cải cách ở Cuba, Puerto Rico, Philippines, Nicaragua và Honduras. Điều đó có thể sẽ sản sinh ra một trật tự xã hội công bằng hơn ở những nước này, với hai kết quả. Đầu tiên, cuộc sống của nhiều người hẳn sẽ được cải thiện hơn là sống và chết trong nghèo đói. Thứ nữa, những xung đột xã hội thối nát hẳn sẽ được xoa dịu đi, chứ không phải là cứ định kỳ lại bùng nổ thành bạo động và kéo Hoa Kỳ vào vòng xoáy can thiệp mới.

    Những người chủ nghĩa dân tộc theo phản xạ nổi dậy chống lại các chính phủ mà họ cho là tay sai của thế lực nước ngoài. Trong thế kỷ XX, nhiều người trong số phiến quân này đã được lịch sử Mỹ, những nguyên tắc Mỹ và lối nói màu mè của nền dân chủ Mỹ khơi gợi cảm hứng. Tuy nhiên, họ vẫn chỉ trích Hoa Kỳ và mong muốn giảm bớt hoặc loại bỏ hẳn quyền lực của nước này lên đất nước họ. Sự bất tuân này làm cho họ ghét cay ghét đắng các nhà lãnh đạo Mỹ, những người đã đàn áp họ hết lần này đến lần khác.

    Hướng đi mà Mỹ đang theo đuổi đã mang đến cho họ rất nhiều quyền lực và của cải, nhưng lại dần làm ô uế bầu không khí chính trị tại các quốc gia bị ảnh hưởng. Qua nhiều thập niên, nhiều công dân của các nước này đã kết luận rằng các phong trào dân chủ đối lập không thể thành công do Hoa Kỳ kiên quyết chống lại họ. Điều đó đã khiến họ bắt đầu có những phương án khác triệt để hơn. Nếu các cuộc bầu cử năm 1952 tại Cuba không bị hủy bỏ, và nếu những ứng viên như chàng thanh niên Fidel Castro đắc cử vào vị trí hành chính công và được phép sử dụng cơ chế dân chủ để hiện đại hóa Cuba, thì một chế độ Cộng sản có thể sẽ không bao giờ xuất hiện ở đó. Nếu Hoa Kỳ không kiên quyết ủng hộ bọn độc tài ở Nicaragua, hẳn là nước này sẽ không phải đối phó với các phong trào Sandinista cánh tả trong những năm 1980.

    Trong một phần tư thế kỷ trước năm 1898, phần lớn thế giới đã phải trải qua một loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế. Hoa Kỳ không phải ngoại lệ, nước này đã phải chịu những cuộc suy thoái hay những vụ khủng hoảng tài chính vào giữa những năm 1870, giữa những năm 1880 và đầu những năm 1890. Các nhà lãnh đạo chính trị đã coi việc bành trướng ra nước ngoài là cách lý tưởng để kết thúc chu kỳ hủy diệt này. Họ tin rằng nó sẽ giải đáp các câu hỏi cấp bách nổi lên sau hai sự phát triển mang tính kỷ nguyên đã làm thay đổi nước Mỹ vào cuối thế kỷ XIX: (1) không thể tiếp tục mở rộng biên giới tự nhiên thêm nữaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cùng (2) sự lớn mạnh của sản xuất trang trại và nhà máy. Nhiều đời tổng thống liên tiếp thực hiện chính sách "mở cửa" mà họ mô tả là một cách kéo tất cả các quốc gia vào hệ thống thương mại toàn cầu. Đúng hơn thì phải gọi là "đập cửa," bởi vì trên thực tế, chính sách này buộc các quốc gia nước ngoài phải mua hàng Mỹ, chia sẻ tài nguyên của họ với Hoa Kỳ và cấp quyền ưu tiên cho các doanh nghiệp Mỹ, cho dù họ muốn hay không.

    Các nhà lãnh đạo Mỹ quảng bá ồn ào cho chính sách này bởi họ nói rằng nước này đang rất cần giải quyết "hàng dư" của việc sản xuất thừa mứa. Tuy vậy, sự dư thừa này phần lớn là ảo tưởng. Trong khi những người Mỹ giàu có than khóc cho nó, thì rất nhiều dân thường đang phải sống trong điều kiện thiếu thốn nghiêm trọng. Lượng hàng hóa thặng dư từ các trang trại và nhà máy có thể giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, nhưng điều này đòi hỏi phải có một hình thức tái phân phối của cải, vốn dị ứng với những người Mỹ quyền lực. Thay vào đó, họ hướng ra nước ngoài.

    Bằng chính sách "mở cửa", Hoa Kỳ đã xuất khẩu thành công nhiều vấn đề xã hội của họ. Sự xuất hiện các thị trường nước ngoài buộc người Mỹ phải hành động, nhưng nước này lại bóp méo nền kinh tế của các nước nghèo theo những cách thức làm gia tăng nghèo đói khủng khiếp. Để tích lũy các đồn điền mía đường và cây ăn quả rộng bao la ở khu vực Thái Bình Dương, Trung Mỹ và vùng Ca-ri-bê, các công ty Mỹ đã tước đi ruộng đất của vô số nông dân nhỏ lẻ. Nhiều người trở thành lao động thời vụ, chỉ có việc làm khi người Mỹ cần, và tự nhiên là họ sẽ cảm thấy phẫn nộ với Hoa Kỳ. Đồng thời, các công ty Mỹ khiến các nước này tràn ngập hàng hóa, ngăn cản công nghiệp địa phương phát triển.

    Các hoạt động "đảo chính" đầu tiên của Mỹ có hiệu ứng lan tỏa trên cả nước và trên khắp thế giới. Trong nước, họ đã thống nhất được một quốc gia mà vẫn còn bị chia rẽ sau Nội chiến; đảm bảo sức mạnh của báo chí tuyên truyền, đặc biệt là tờ báo rao giảng nhiệt thành nhất: William Randolph Hearst; và thuyết phục hầu hết người Mỹ tin rằng đất nước họ mang trọng trách lãnh đạo toàn cầu. Họ cũng cướp đi của dân Mỹ cách đánh giá về sự vô tội. Chẳng hạn như các vụ bê bối tra tấn và giết chóc ở Philippines có thể đã khiến người Mỹ phải suy nghĩ lại về những tham vọng trên toàn thế giới của đất nước mình, nhưng họ không làm thế. Thay vào đó, họ đã chấp nhận rằng binh sĩ của họ có thể phải hành động tàn bạo nhằm khuất phục bọn nổi dậy và giành chiến thắng các cuộc chiến tranh. Cũng đã có những cuộc phản đối ồn ào sau những tiết lộ về sự xấu xa của người Mỹ tại Philippines nhưng cuối cùng thì cũng chìm dần. Họ bị át đi bởi người ta khẳng định rằng mọi hành vi xấu xa đều là lầm lạc và việc chú trọng vào những điều đó sẽ chỉ cho thấy sự yếu hèn và thiếu lòng yêu nước.

    Các tổng thống Mỹ biện minh cho những hoạt động lật đổ đầu tiên này bằng cách khẳng định rằng họ chỉ muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức, nhưng trên thực tế, tất cả những sự can thiện này đều được thực hiện chủ yếu vì lý do kinh tế. Hoa Kỳ sáp nhập Hawaii và Philippines vì hai nơi này là trạm dừng lý tưởng trên con đường thương mại tới Đông Á; họ chiếm Puerto Rico là để bảo vệ các tuyến đường thương mại và thiết lập một căn cứ hải quân; họ lật đổ tổng thống Nicaragua và Honduras bởi những vị này đã không cho phép các công ty Mỹ hoạt động tự do tại nước họ. Trong số những nước kể trên, không nơi nào là Washington chuẩn bị trước để đối phó với những thách thức cai trị và với cả sự giận dữ của những người chủ nghĩa dân tộc.

    Tại sao người Mỹ lại ủng hộ các chính sách mang đau khổ đến cho người dân nước ngoài? Có hai lý do đan xen với nhau đến mức trở thành một. Lý do chủ yếu là việc Mỹ kiểm soát các vùng đất xa xôi được xem là sống còn đối với sự thịnh vượng vật chất của nước này. Tuy nhiên, lý giải này lại được bao trùm bởi một cách giải thích khác: niềm tin sâu sắc của hầu hết người Mỹ rằng Tổ quốc họ sẽ mãi là một thế lực trên thế giới. Như vậy, nói rộng ra, ngay cả những hành động tàn phá mà Hoa Kỳ thực hiện hòng áp đặt quyền lực của mình cũng có thể chấp nhận được. Nhiều thế hệ lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp Mỹ đã nhận ra sức mạnh của ý tưởng vĩ đại này, rằng Mỹ là cá biệt. Khi can thiệp vào các nước khác vì những lý do vị kỷ và thấp hèn, họ luôn nhấn mạnh rằng cuối cùng rồi thì hành động của họ sẽ đem lại lợi ích không chỉ cho nước Mỹ mà còn cho công dân của các nước bị can thiệp, và nói rộng ra chính là nguyên nhân đem lại hòa bình và công lý trên thế giới.

    Có hai sự kiện khác của đời sống địa chính trị nảy sinh từ lịch sử những gì người Mỹ đã làm trong khoảng 1893-1913. Một là vai trò quyết định của các vị tổng thống Hoa Kỳ trong việc định hình tiến trình các sự kiện trên thế giới. Sẽ có vô số kịch bản "nếu như" có thể suy ra từ thực tế hiển nhiên này. Nếu Grover Cleveland, người theo chủ nghĩa bài đế quốc, không thua Benjamin Harrison trong cuộc bầu cử năm 1888 (Cleveland thắng nếu tính theo đầu phiếu phổ thông nhưng lại thua số phiếu của Cử tri đoàn),Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chắc chắn là Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ một cuộc cách mạng chống lại chế độ quân chủ Hawaii. Nếu một người nào đó không phải William McKinley làm tổng thống năm 1898, người này có thể đã quyết định hướng Cuba và Philippines đến độc lập sau Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ. Nếu William Howard Taft, một người ủng hộ kinh doanh mạnh mẽ, không đắc cử tổng thống năm 1908 rồi chỉ định người cố vấn pháp luật doanh nghiệp Philander Knox làm ngoại trưởng, Washington có thể đã không chăm chăm hạ bệ chính phủ Zelaya ở Nicaragua và đồng thời nghiền nát hy vọng hiện đại hóa ở Trung Mỹ. Do các vị tổng thống có thể quyết định số phận của các quốc gia khác, chẳng ngạc nhiên gì nếu đôi khi nhiều người không phải dân Mỹ cũng muốn mình có thể bỏ phiếu bầu cử ở Mỹ.

    Thực tế thứ hai phát sinh từ lịch sử thời kỳ này là Hoa Kỳ hoàn toàn thờ ơ đối với những ý kiến của dân chúng tại các vùng đất nước này chiếm giữ. Các nhà lãnh đạo Mỹ biết rõ rằng hầu hết người dân Hawaii phản đối việc sáp nhập, nhưng vẫn tiến hành bằng mọi giá. Không có đại diện nào của Cuba, Philippines hay Puerto Rico tham dự các cuộc đàm phán tại Paris, nơi bàn chuyện kết thúc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ và niêm kín số phận các nước này. Tại Nicaragua và Honduras, ngay cả các nhà ngoại giao Mỹ cũng phải thừa nhận trong các báo cáo gửi Washington rằng những dự án cải cách của Đảng Tự do là hợp ý dân hơn nhiều so với chế độ thiểu số chính trị mà Hoa Kỳ đang áp đặt. Ý kiến cho rằng nhà cầm quyền nên lắng nghe công chúng tại các nước này có thể sẽ khiến hầu hết người Mỹ cho là vô lý. Họ tin rằng người Mỹ La-tinh và người châu Á sẽ giống những gì miêu tả trong các phim hoạt hình đã được biên tập: những đứa trẻ rách rưới, thường là da màu, chẳng biết gì là tốt cho mình, như cục đất.

    Mặc dù trên đây đã nói nhiều về những thay đổi sâu sắc mà năm 1898 mang lại cho Hoa Kỳ, và về các tác động có tính quyết định mà năm đó mang lại cho các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha, tôi vẫn chưa viết về các tác động đối với bản thân Tây Ban Nha. Ở đó, thất bại lớn lao này nhiều năm sau vẫn được mô tả đơn giản là el catástrofe (thảm họa). Nó đánh dấu sự kết thúc của một đế chế đã tồn tại trong hơn bốn thế kỷ và đã đóng một vai trò quyết định trong lịch sử thế giới. Hiển nhiên là sự sụp đổ của đế chế này đã dẫn đến một giai đoạn phản kháng và tự vấn. Tuy nhiên, nó cũng đã sản sinh ra một nhóm các nhà thơ, nhà văn, triết gia xuất sắc, được gọi là Thế hệ '98, và cùng nhau kiến tạo nên các phong trào trí tuệ, có lẽ là, quan trọng nhất trong lịch sử Tây Ban Nha. Những nhân vật này, trong đó có Ramón del Valle-Inclán, Miguel de Unamuno và José Ortega y Gasset, tuyên bố một sự tái sinh về văn hóa và tinh thần của đất nước họ trong sự trỗi dậy từ những mất mát của quốc gia này. Họ tin rằng một quốc gia có thể tự lực đạt tới vĩ đại hơn là thông qua đế chế; niềm tin này đã giúp đặt nền móng cho Cộng hòa Tây Ban Nha ra đời trong những năm 1930, và thành công hơn là cho một nước Tây Ban Nha sống động nổi lên vào cuối thế kỷ XX. Một số người thậm chí còn thấy trong sự hồi sinh của Tây Ban Nha là một mô hình quốc gia không chỉ tồn tại sau khi đế chế bị mất mà còn từ đó nổi lên để trở thành lực lượng ổn định trên cái thế giới mà họ đã từng tìm cách thống trị.


    [1]Xem chương 2, chú thích về Luận đề Biên giới của Turner. Ở đây nguyên tác là “the closing of its frontier”.

    [2]Bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ là một quá trình gián tiếp. Theo hiến pháp, chỉ có Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ mới có quyền bầu chọn tổng thống trực tiếp. Các thành viên trong đại cử tri đoàn cho mỗi tiểu bang được tiểu bang đó chọn, và họ có quyền bầu cho bất cứ cá nhân nào, nhưng họ rất hiếm khi bầu cho những nhân vật khác người được chỉ định. Số phiếu được đếm và chứng nhận vào đầu tháng 1. Người nào giành được trên nửa số phiếu (hiện nay tối thiểu là 270/538) sẽ là người thắng cuộc. Ở các tiểu bang, ứng viên nào giành được nhiều phiếu cử tri nhất thì giành được toàn bộ phiếu của cử tri đoàn. Trong lịch sử đã có 4 lần một ứng viên tổng thống thất bại dù giành được nhiều phiếu phổ thông hơn là năm 1824 (Andrew Jackson thua John Quincy Adams), năm 1876 (Samuel Tilden thua Rutherford B. Hayes), năm 1888 (như đã nói trong sách) và năm 2000 (Al Gore thua George Bush). (Chú thích của người làm ebook, nguồn: wikipedia).

    (Hết chương 4)
     
    khoiminh78 and superlazy like this.
  6. bun_oc

    bun_oc VIP

    PHẦN HAI: MẬT VỤ TRONG BÓNG TỐI

    5
    CHỦ NGHĨA CHUYÊN CHÍNH VÀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ VÔ THẦN


    Tại khu học xá Austin của Đại học Texas, một thư viện khổng lồ chứa một bộ sưu tập các hiện vật của nhiều cuộc cách mạng vĩ đại khác nhau. Trong số đó là bức ảnh đầu tiên của thế giới được in trên một tấm thiếc năm 1826; Kinh thánh Gutenberg,Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link một trong năm cuốn tại Hoa Kỳ; và một ấn bản của cuốn sách đầu tiên được in bằng tiếng Anh. Lịch sử hiển hiện từ các hiện vật này. Chúng khiến ta kính ngưỡng, gây cho ta những cảm xúc phức tạp và kéo ta vào bản hòa âm huyền bí của ký ức.

    Một trong những hiện vật đặc biệt nhất trong bộ sưu tập này dường như không hề thích hợp để trưng bày ở một thư viện. Đó là nơi phục dựng văn phòng làm việc của John Foster Dulles trong nhiệm kỳ ngoại trưởng của ông, từ 1953-1958. Gia đình ông đã hiến tặng toàn bộ văn phòng, với đầy đủ nội thất, ván tường, thảm, kệ và sách. Du khách có thể xem các bức ảnh lộng khung mà Dulles bày trên bàn làm việc, bộ ấm trà bằng bạc, bộ sưu tập ngọc bích và một khu trưng bày các món quà mà ông nhận được từ các vị chức sắc nước ngoài. Thư viện này coi căn phòng là một tạo tác của lịch sử. Và nó đúng là như vậy.

    Gần như mỗi ngày, Dulles đều làm việc ở Bộ Ngoại giao mãi tới chiều muộn. Vào khoảng 6 giờ, người ta sẽ chở ông qua Nhà Trắng, rồi ông cùng Tổng thống Dwight Eisenhower sẽ, theo lời Eisenhower, "cố gắng phân tích các khía cạnh rộng hơn của tình hình diễn biến trên thế giới mà chúng tôi thấy vừa hé mở". Sau đó, nếu không có các công việc ngoại giao cấp bách, Dulles sẽ trở về nhà và vào căn phòng này. Ông sẽ thưởng cho mình một ly rượu lúa mạch Old Overholt, ngồi vào trên chiếc ghế bành yêu thích và chăm chú vào lò sưởi. Thường thì ông sẽ lơ đãng khuấy cốc rượu bằng ngón trỏ. Đôi khi ông đọc một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Vào những lúc khác, ông lặng yên suy nghĩ về những thách thức quyền lực.

    Mặc dù các chủ đề mà Dulles ngẫm nghĩ khi ngồi trong phòng này không được ghi nhận lại chính xác, chỉ riêng việc suy đoán về chúng đã là một ấn tượng mạnh mẽ. Rất có thể Dulles đã xem xét việc lật đổ các chính phủ nước ngoài. Trên chiếc ghế bành này, trước lò sưởi này, với rèm cửa phía sau, ông đã định hình số phận của hàng triệu con người khắp thế giới, bao gồm cả những thế hệ chưa ra đời.

    Nếu một người được sinh ra để giành lấy đặc quyền trên thế giới, đó sẽ là John Foster Dulles. Gia đình ông có tổ tiên là Charlemagne.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khi còn nhỏ, ông lớn lên trong sự khích lệ đặc biệt của người ông nội trùng tên, nhà ngoại giao kiêm luật sư John Watson Foster, người đã từng là một nhà đàm phán hiệp ước, công sứ tại Nga và Tây Ban Nha và là ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Benjamin Harrison. (Đảm nhiệm chức vụ cuối cùng này, ông đã làm việc với Lorrin Thurston năm 1893 trong chiến dịch sáp nhập Hawaii nhưng bất thành). Chàng thanh niên Dulles thường sống tại nhà ông mình ở Washington. Foster đã đưa anh đến dự các bữa tiệc tối tại Nhà Trắng và cho phép anh tham gia những cuộc chuyện trò lê thê với nhiều vị khách quý đến nhà, trong đó có cả Tổng thống William Howard Taft, cựu Tổng thống Grover Cleveland và vị tổng thống trong tương lai Woodrow Wilson.

    Bên cạnh việc ngoại giao, Foster còn là một trong những luật sư quốc tế cấp cao đầu tiên tại Washington. Ông đàm phán các khoản vay cho các chính phủ nước ngoài, làm công việc tư vấn cho các đại sứ quán Mexico và Trung Quốc, và thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao cho Tổng thống Cleveland, William McKinley cùng Theodore Roosevelt. Có lẽ quan trọng nhất chính là việc ông đã tác động đến người cháu trai để anh này theo bước ông mình.

    Để dành càng nhiều thời gian hơn với ông nội, Dulles đã ghi danh vào trường luật tại Đại học George Washington. Điều đó đã gây khó khăn cho anh khi tìm việc trong bất kỳ công ty lớn nào ở New York, vì họ ưu tiên tuyển sinh viên tốt nghiệp các trường Ivy League.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người ông cuồng cháu lập tức giúp đỡ. Khi còn trẻ sống ở bang Indiana, Foster đã làm việc với một luật sư tên là Algernon Sullivan, sau này đã chuyển đến New York và lập một công ty cùng với William Nelson Cromwell là một thiên tài pháp lý tóc bạc, ông này đã thuyết phục Quốc hội xây dựng một kênh đào ở Trung Mỹ cắt ngang Panama thay vì Nicaragua. Sullivan không còn sống, vì vậy Foster tiếp cận vị đối tác còn sống của ông.

    "Những ký ức khi ở công ty cũ liệu có đủ để trao cho chàng trai trẻ này một cơ hội không?" Ông hỏi Cromwell.

    Rất ít nhà môi giới quyền lực có thể từ chối một lời mời như vậy từ một cựu ngoại trưởng. Dulles đã được tuyển vào làm nhân viên tại công ty Sullivan & Cromwell, với mức lương hàng tháng là 50 đô-la. Không như những nhân viên khác, anh có thể sống tốt, vì ông nội đã cho phép anh rút từ tài khoản 20.000 đô-la dành riêng làm khoản thừa kế của anh. Anh cũng chỉ cần viện đến sự trợ giúp ấy trong một thời gian ngắn. Do đầu óc pháp lý sắc bén và mạng lưới các mối quan hệ, Dulles đã thăng tiến nhanh hơn bất cứ ai trong công ty. Đến năm 1927, 16 năm sau khi được tuyển dụng, ông đã trở thành người chủ điều hành duy nhất của công ty và là một trong những luật sư được trả lương cao nhất thế giới.

    Mạng lưới quan hệ quốc tế của Dulles đã phát triển ngoạn mục trong thời gian này. Vào mùa xuân 1915, Tổng thống Wilson đã chỉ định dượng của Dulles, Robert Lansing,Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link kế nhiệm William Jennings Bryan làm ngoại trưởng. Lansing sắp xếp cho cháu vợ mình thực hiện một loạt nhiệm vụ ngoại giao. Khi ngoài 30, Dulles dễ dàng có giao thiệp với một vài người trong số những kẻ giàu có và quyền lực nhất thế giới. Từ những người này, ông hấp thụ cái mà một người viết tiểu sử của ông, nhà sử học Ronald Pruessen, gọi là một cái nhìn "khá đơn giản" về thế giới.

    Dulles có thể là một nhà quan sát thế giới, nhưng những suy nghĩ của ông luôn thể hiện tầm nhìn gai góc nơi đỉnh tháp Phố Wall… Cái cách ông nhìn nhận thế giới, cụ thể là các loại vấn đề mà ông xác định và các mối quan tâm đã khiến ông nhận ra những vấn đề này, đã được hình thành qua một đời trải nghiệm… Ngày ngày làm việc với các khách hàng [doanh nghiệp], trong hơn 40 năm, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan điểm của ông về các vấn đề quốc tế và giúp định hình khung tư tưởng cho công việc của ông rất lâu trước khi ông trở thành ngoại trưởng. Nó giúp ông phát triển một mối quan tâm đặc biệt đối với các khía cạnh thương mại và tài chính của các quan hệ quốc tế, và đặc biệt chú tâm đến những gì ông cho là mệnh lệnh mang tính kinh tế của chính sách đối ngoại Mỹ… Những mối ưu tư về kinh tế thường là những điều chi phối và là tiền đề trong những quan sát và suy ngẫm của ông về thế giới.​

    Danh sách khách hàng của Dulles tại Sullivan & Cromwell không gì ngoài các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất của châu Mỹ đầu thế kỷ XX. Một số công ty là khách hàng của Cromwell nhiều năm trước, như Tập đoàn Mía đường Cuba và Công ty Đường sắt quốc tế Trung Mỹ. Một số khác là các nhà băng Mỹ như Brown Brothers và J. and W. Seligman, mà sau đó đã quản lý Nicaragua rất hiệu quả, và các nhà băng nước ngoài như Credit Lyonnais và Dresdner Bank. Dulles đã sắp xếp các khoản vay cho các chính phủ trên khắp vùng Mỹ La-tinh, châu Âu và Trung Đông; đại diện cho các công ty bảo hiểm Mỹ kiện Liên Xô; tổ chức một chiến dịch thôn tính trên toàn thế giới cho Công ty Tiền giấy Hoa Kỳ, công ty này đã in con tem định mệnh cho người Nicaragua trên đó có hình một vụ núi lửa phun trào hư cấu;Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và thương lượng những thỏa thuận nhượng quyền khoáng sản ở Mexico và Panama cho Công ty Năng lượng American & Foreign. Những khách hàng của ông xây cảng ở Brazil, đào mỏ ở Peru và khoan dầu ở Colombia. Họ có thể là Công ty Nickel quốc tế, một trong những các-ten tài nguyên lớn nhất thế giới, hay Công ty Đường sắt Quốc gia Haiti, vốn sở hữu một đoạn đường ray dài 65 dặm ở phía bắc của thủ đô Port-au-Prince.

    Dulles đặc biệt quan tâm tới Đức, nơi ông đã thường xuyên đến thăm trong những năm 1920 và 1930. Theo cuốn sách đầy đủ nhất về Sullivan & Cromwell, công ty này đã "phát triển mạnh nhờ vào các các-ten và thông đồng với chế độ phát-xít mới", và Dulles đã dành gần như cả năm 1934 để "công khai ủng hộ Hitler", làm cho các đối tác của ông "sốc vì ông có thể dễ dàng bất chấp pháp luật và các hiệp ước quốc tế để biện minh cho việc đàn áp của Đức quốc xã”. Khi được hỏi trong thời gian này ông làm việc thế nào với các khách hàng Đức vốn là người Do Thái, ông đáp chỉ đơn giản là quyết định "tránh xa họ". Cuối cùng, khi phải đối mặt với một cuộc tẩy chay từ phía các đối tác, ông đồng ý sẽ đóng cửa văn phòng Berlin của công ty vào năm 1935, sau đó lại kéo thời hạn đó sớm hơn một năm.

    Chẳng bao lâu sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Dulles nhận ra chủ nghĩa cộng sản là tà ác, điều mà ông đã quá chậm để thấy ở chủ nghĩa phát-xít. Ông đã ngộ ra “mặc khải” này khi đọc Các vấn đề của Chủ nghĩa Lênin do Stalin thảo raVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và ông thấy hấp dẫn. Ông đã nhiều lần so sánh nó với cuốn Mein Kampf (tạm dịch: Cuộc tranh đấu của tôi) của Hitler,Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đều là bản kế hoạch chi tiết cho mục đích thống trị thế giới.

    Vào mùa xuân năm 1949, Thống đốc New York Thomas E. Dewey đã bổ sung Dulles vào một ghế trống trong Thượng viện Hoa Kỳ. Khi vận động cho một nhiệm kỳ đầy đủ vào tháng 11 năm đó, ông đã giăng trên chiếc xe chiến dịch của mình một biểu ngữ tuyên bố ông là "Kẻ thù của Quỷ đỏ!" Tuy vậy, phong cách quý tộc cùng việc xa rời quần chúng của ông (hiển nhiên là vậy) đã khiến ông mất hấp dẫn, và ông đã thua Herbert Lehman, một đảng viên Dân chủ theo chủ nghĩa tự do. Kinh nghiệm này đã khiến ông tin rằng nếu muốn có được ảnh hưởng chính trị, ông phải làm cho mình được bổ nhiệm chứ không phải do dân bầu ra.

    Luật pháp và chính trị không phải là niềm đam mê duy nhất của Dulles. Trong suốt cuộc đời mình, ông cũng đã được cảm hóa bằng đức tin Kitô giáo sâu sắc. Đó là một phần không thể thiếu của tính cách Dulles, và từ đó tăng cường nhiệt tâm chống Cộng của ông. Không thể tìm hiểu về ông mà tách rời niềm tin đó.

    Ông nội của Dulles là một nhà truyền giáo đã dành nhiều năm giảng dạy ở Ấn Độ. Cha của chàng trai trẻ này là mục sư của nhà thờ First Presbyterian ở Watertown, New York, bên bờ hồ Ontario. Khi còn bé, Dulles đi lễ ba lần vào Chủ nhật và thêm vài lần nữa vào các ngày khác. Mỗi tuần cậu bé sẽ phải ghi nhớ hai đoạn thánh ca và mười đoạn Thánh vịnh từ Kinh Cựu ước hay Tân ước.[8] Mẹ cậu muốn cậu đi theo truyền thống gia đình là trở thành mục sư, và mãi cho tới lúc đến Princeton, cậu mới xem xét các lựa chọn khác. Cuối đời ông là một bề trên của Giáo hội Presbyterian và là một thành viên của ban giám đốc Đại chủng viện Tin lành.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sau khi qua đời, ông được mô tả là "nhà lãnh đạo tôn giáo duy nhất, không phân biệt lương hay giáo,Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã từng trở thành Ngoại trưởng".

    Dulles cho rằng cái di sản của Hoa Kỳ, mà ông mô tả là "một di sản tôn giáo trong những điều tinh túy của đất nước này", đã đặt cho người Mỹ một nhiệm vụ đặc biệt. Ông cảm thấy cái mà ông gọi là "một ý thức sâu sắc về nhiệm vụ", một niềm tin rằng "những người tìm được cách sống tốt đẹp sẽ phải lãnh trách nhiệm giúp đỡ người khác cũng được như họ". Giống như cha mình, ông là một nhà thuyết giáo bẩm sinh; giống như ông nội, ông là một nhà truyền giáo. Khi thập niên 1950 kết thúc, ông đã tìm cách để dốc hết "sự thấu suốt và cảm hứng tôn giáo" của mình vào cuộc chiến chống lại "các cách thức và mưu đồ quỷ quyệt của Cộng sản Xô Viết".

    Dulles đã kết luận khá hợp lý rằng cách tốt nhất để làm điều đó là trở thành ngoại trưởng. Ông đã nghĩ rằng mình sẽ đảm nhiệm chức vụ đó năm 1948, khi một người bạn cũ của ông Thomas Dewey gần như đã sẵn sàng giành chức vị tổng thống khỏi tay Harry Truman, nhưng cử tri đã dập đi tham vọng của ông khi để Truman chiến thắng một cách khó chịu. Quyết định thử một lần nữa, ông đã dành nhiều năm sau đó để mở rộng mạng lưới quan hệ của mình trong Đảng Cộng hòa cũng như xuất bản các bài viết về chủ nghĩa cộng sản và các mối đe dọa từ Liên Xô.

    Mùa xuân năm 1952, Eisenhower tuyên bố tranh cử cho vị trí đại diện Đảng Cộng hòa. Ông này đã dành cả cuộc đời trong quân ngũ, nằm ngoài vòng tròn tinh hoa của Dulles. Một người bạn chung, Tướng Lucius Clay, gợi ý Dulles nên bay đến Paris để gặp Eisenhower, lúc đó đang là chỉ huy tối cao của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Dulles thấy đây là ý tưởng hay, và sắp xếp một bài phát biểu tại Paris như một cách ngụy trang cho mục đích thực sự của chuyến đi. Ông và Eisenhower đã có hai cuộc đối thoại dài. Vị tướng này đã có ấn tượng mạnh mẽ, và đã dựa vào Dulles trong suốt chiến dịch tranh cử của mình; ngay sau khi thắng cử, ông chỉ định Dulles làm ngoại trưởng.

    Lúc đó Dulles 65 tuổi. Có ba luồng tác động mạnh mẽ đã định hình nên con người ông: sự giáo dục tinh túy độc nhất, nhiều năm làm tư vấn cho các tập đoàn giàu có nhất thế giới, và niềm tin tôn giáo sâu sắc. Những giá trị, niềm tin và bản năng cơ bản nhất của ông là của giới thượng lưu quốc tế mà cả cuộc đời ông đã là một phần trong đó. Một trong những người viết tiểu sử của ông đã viết rằng ông đã "chẳng biết gì về sự thô lậu và hỗn loạn của nhân loại", bởi "toàn bộ nền tảng của ông là cao cấp, được bảo bọc, thành công, an toàn".

    Tại Bộ Ngoại giao, cũng như ở Sullivan & Cromwell, Dulles nổi tiếng với phong cách độc nhất trong việc ra quyết định. Người ta nói rằng ông điều hành Bộ trong chiếc mũ của mình, và rằng ngay cả ban trợ lý của ông cũng chẳng biết những gì ông định làm. Ông hình thành nên các chính sách quan trọng mà không tham khảo bất cứ ai trong nội bộ hay bên ngoài Bộ Ngoại giao. Nhà ngoại giao và sử gia Townsend Hoopes gọi ông là "một người bị buộc phải suy nghĩ đơn giản hóa quá mức" có "đầu óc căn bản là khôn ngoan và thực tế, nhưng trong phạm vi khá hạn hẹp, luôn tìm kiếm những kết quả tức thời và cụ thể".

    Dulles là một kẻ cô độc đầy trí tuệ, một người không trông chờ vào phương sách cuối cùng, mà dựa vào lý lẽ của bản thân một cách gần như độc đoán trong các vấn đề lớn nhỏ. Quan điểm của ông về những vấn đề quan trọng được phát triển bởi một quy trình hiển nhiên là phức tạp, trật tự và hoàn toàn được tiếp thu… Do đó, kết luận thu được luôn là kết quả của một chuỗi dài logic và không dễ dàng bị đảo ngược.​

    Bản chất của Dulles là cứng rắn và sẵn sàng đối đầu. Ông thể hiện một cách chắc chắn tuyệt đối về lối cư xử mà nhiều người cho là kiêu ngạo. Một người viết tiểu sử viết rằng ông "khó biết ý nghĩa của sự thỏa hiệp, và đến khi hiểu được thì ông cũng xem thường nó". Ông tin rằng một ngoại trưởng không phải là một hòa giải viên mà, nói như Eisenhower, là “một loại ủy viên công tố quốc tế".

    Với phong cách quyết liệt đến tàn nhẫn mà ông đã mài dũa tại Sullivan & Cromwell, Dulles không hề muốn đáp ứng, thỏa hiệp hoặc đàm phán với kẻ thù. Ông kiên quyết phản đối cái ý tưởng Hoa Kỳ sẽ giao lưu văn hóa với các quốc gia dưới chế độ Cộng sản. Trong nhiều năm, ông đã tìm cách ngăn cản báo chí Mỹ gửi phóng viên đến Trung Quốc. Ông kiên quyết khuyên Eisenhower đừng tổ chức các cuộc hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Liên Xô. Một người viết tiểu sử đã viết: "Thật vậy, thỏa thuận Mỹ-Xô về bất cứ điều gì đều khiến ông ấy phiền muộn, bởi với ông, nó chỉ có thể là một mưu mẹo được sắp đặt để làm cho thế giới tự do ‘giảm bớt sự đề phòng’.”

    Là một luật sư, Dulles đã được đào tạo về cách đối địch; với ông, lợi ích có vẻ như là bất cứ thứ gì cần viện đến để áp đảo đối phương. Hơn nữa, ông đã rất tâm đắc giả thuyết của Arnold ToynbeeVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rằng nếu không có một số loại thách thức bên ngoài, các nền văn minh sẽ suy tàn và tan rã. Do vậy, sẽ không quá khó khăn để các mối đe dọa và lợi ích hợp nhất trong tâm trí Dulles: ông kết luận rằng Hoa Kỳ có thể sẽ thực sự đạt được lợi ích khi bị đe dọa, nếu trong quá trình đó, người Mỹ được thúc giục thực hiện những gì cần thiết để bảo vệ lối sống của họ.​

    Khi Eisenhower và Dulles nhậm chức vào đầu năm 1953, vấn đề lớn nhất của đời sống chính trị quốc tế khi đó là chủ nghĩa cộng sản đang lan rộng. Liên Xô đã áp đặt chế độ của họ lên nhiều nước Đông Âu, thử nghiệm thành công một quả bom nguyên tử, và đã nỗ lực ép Tây Đức phải quy thuận bằng một lệnh cấm vận 16 tháng. Một thế lực quân đội Cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc, và một thế lực khác đã cố gắng nắm quyền ở Hy Lạp. Các đảng cộng sản ở Pháp và Ý là thế lực mạnh và vẫn đang phát triển. Hàng nghìn người Mỹ đã bị giết trong cuộc chiến chống lại lực lượng Cộng sản tại Triều Tiên. Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy của bang Wisconsin đã khiến nhiều người Mỹ bị sốc với lời cáo buộc rằng Cộng Sản thậm chí đã thâm nhập vào quân đội Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao. Hoa Kỳ chìm trong nỗi sợ hãi bị bao vây, một cảm giác khủng khiếp rằng họ đã thua cuộc chiến về ý thức hệ thời hậu chiến.

    Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1952, Dulles đã thực hiện một loạt bài diễn thuyết cáo buộc chính quyền Truman đã yếu đuối khi đối mặt với sự phát triển của Cộng sản. Ông hứa rằng một Nhà Trắng của đảng Cộng hòa sẽ "trở giáo tấn công" chủ nghĩa cộng sản bằng cách đảm bảo "sự tự do" của các quốc gia mà đã trở thành nạn nhân của "chế độ chuyên quyền và khủng bố vô thần". Ngay sau khi thắng cử, ông bắt đầu tìm kiếm một nơi mà Hoa Kỳ có thể đánh một đòn như vậy. Thậm chí trước cả lúc ông nhậm chức, như một sứ giả từ thiên đường, một sĩ quan tình báo cao cấp của Anh đã tới Washington mang theo một đề nghị hoàn toàn phù hợp với những gì Dulles đang cần.


    LÚC ĐÓ NƯỚC ANH ĐANG phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng. Tiềm lực của nước này trong việc triển khai sức mạnh quân sự, cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, và đảm bảo cho công dân của mình một tiêu chuẩn sống cao đều phụ thuộc phần lớn vào dầu khai thác được từ Iran. Kể từ năm 1901, một công ty duy nhất, Công ty Dầu mỏ Anh-Iran, do chính phủ Anh sở hữu phần lớn cổ phần, đãđược độc quyền về khai thác, tinh chế và kinh doanh dầu của Iran. Trong hợp đồng hết sức bất bình đẳng giữa Anh và Iran này, vốn được đàm phán với một vị vua tham nhũng, Anh chỉ phải trả cho Iran 16% số tiền họ kiếm được từ việc bán dầu của nước này. Thậm chí, có thể họ đã trả ít hơn số đó, không ai biết chính xác cả, vì không có người ngoài nào được phép kiểm toán sổ sách của công ty. Chỉ tính riêng trong năm 1950, Công ty Dầu mỏ Anh-Iran đã thu lãi nhiều hơn tổng số tiền họ đã trả phí thuê mỏ cho Iran trong cả nửa thế kỷ trước đó.

    Trong những năm sau Thế chiến thứ hai, các phong trào yêu nước và chống thực dân xuất hiện khắp châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Họ đưa một người Iran duy tâm và bộc trực, Mohammad Mossadegh, lên nắm quyền vào mùa xuân 1951. Thủ tướng Mossadegh đã giải quyết nỗi ám ảnh của đất nước. Ông quyết định trục xuất Công ty dầu mỏ Anh-Iran, quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu, và sử dụng số tiền đó để phát triển Iran.

    Mossadegh, 69 tuổi khi lên nắm quyền, là một quý tộc hưởng nền giáo dục Âu châu, tin tưởng mãnh liệt vào hai nguyên nhân: chủ nghĩa dân tộc và dân chủ. Tại Iran, chủ nghĩa dân tộc có nghĩa là phải kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu mỏ của đất nước. Dân chủ có nghĩa là tập trung quyền lực chính trị vào tay quốc hội và vị thủ tướng dân cử, chứ không phải vào tay quốc vương Mohammad Reza Shah. Bằng những việc đã làm, Mossadegh biến nước Anh thành kẻ thù, và bằng những việc sẽ làm sau đó, ông gạt bỏ quốc vương.

    Vào mùa xuân 1951, cả hai viện của Quốc hội Iran bỏ phiếu nhất trí quốc hữu hóa ngành dầu khí. Đó là một thời điểm trọng đại, và cả nước ăn mừng. Một bình luận viên đài phát thanh tuyên bố: "Tất cả những đau khổ, bất hạnh, tình trạng vô pháp và tham nhũng của Iran trong 50 năm qua đều do dầu và sự khai thác đến kiệt quệ của các công ty dầu mỏ".

    Theo luật quốc hữu hóa, Iran đồng ý đền bù cho Anh chi phí xây dựng các giếng dầu và nhà máy lọc dầu, mặc dù bất kỳ vị quan tòa công bằng nào hẳn cũng kết luận rằng căn cứ theo số lợi nhuận mà Anh đã thu được tại Iran trong những năm qua, số nợ của Iran sẽ nhỏ hơn 0. Mossadegh cũng chỉ ra rằng người Anh gần đây đã quốc hữu hóa các ngành công nghiệp than và thép của họ. Ông nhấn mạnh rằng ông chỉ cố gắng làm những gì người Anh đã làm: biến tài nguyên của đất nước thành lợi nhuận của chính họ, và thực hiện cải cách để ngăn người dân tổ chức cách mạng. Tất nhiên, lập luận này không thể thuyết phục các nhà ngoại giao Anh ở Trung Đông.

    Một trong số họ chế giễu: "Nước Anh chúng tôi đã có hàng trăm năm kinh nghiệm về cách đối xử với những người bản xứ. Khi ở Anh, chủ nghĩa xã hội cũng không thành vấn đề, nhưng ở đây chúng tôi phải làm chủ".

    Việc Mossadegh lên nắm quyền và quốc hội biểu quyết quốc hữu hóa ngành dầu mỏ đã khiến người Iran chấn động, nhưng lại làm các nhà lãnh đạo Anh giận dữ. Việc một quốc gia lạc hậu như Iran có thể đứng lên và giáng cho họ một đòn như vậy khiến họ choáng váng đến mức không thể hiểu nổi. Họ từ chối, một cách khinh miệt, đề xuất chia lợi nhuận 50-50 với Iran, như các công ty Mỹ đang làm ở các nước lân cận. Thay vào đó, họ tuyên bố sẽ chống lại.

    Ngoại trưởng Herbert Morrison tuyên bố: "Dầu Ba Tư có tầm quan trọng sống còn đối với nền kinh tế của chúng tôi. Nếu cần, chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn người Ba Tư rút ra và vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng của họ".

    ---

    [1]Gutenberg Bible (hay còn gọi là Kinh thánh 42 dòng hay B42) là loạt sách đầu tiên được in ở phương Tây bằng công nghệ in mới, được đánh giá cao về chất lượng thẩm mỹ và nghệ thuật và có độ bền cao. Sách viết bằng tiếng La-tinh, được in ở nơi ngày nay thuộc nước Đức vào thập niên 1450. Đây được coi là cuốn sách đắt giá nhất thế giới, mặc dù từ năm 1978 đến nay vẫn chưa có cuốn sách nào được bán ra. Người ta thống kê cả một danh sách những nơi còn lưu trữ được một/vài ấn bản của cuốn sách này, hiện tại chỉ còn 48 quyển hoàn chỉnh rải rác ở khắp các thư viện trên toàn thế giới. (Nguồn: wikipedia)

    [2]Charlemagne(còn gọi là Charles Đại đế hay Charles I, 74?-814) là vua của người Frank, đã thống nhất hầu hết Tây Âu thời Trung Cổ và đặt nền móng cho nước Pháp và Đức ngày nay. Ông còn mệnh danh là Cha của Châu Âu (Father of Europe) do nhiều thành tựu khi trị vì, cả về văn hóa, tôn giáo…

    [3]Ivy League là một nhóm 8 trường đại học lâu đời ở miền đông Hoa Kỳ có uy tín học thuật và xã hội cao, bao gồm Harvard, Yale, Princeton, Columbia, Dartmouth, Cornell, Brown và Đại học Pennsylvania. Sinh viên các trường này thường được tuyển lựa gắt gao, có thành tích học thuật xuất sắc và khi ra trường thì có mối quan hệ tốt trong cộng đồng thành đạt. Ở đây người làm ebook có thể dịch là “các trường tinh hoa”, nhưng cảm thấy cụm “Ivy League” cũng đang ngày càng phổ biến trong các bạn trẻ nên xin phép được giữ nguyên văn.

    [4]Robert Lansing kết hôn với Eleanor Foster, con gái của ngoại trưởng John W. Foster. Chị ruột của Eleanor, Edith, là mẹ của John Foster Dulles. Dòng họ này cũng có thể coi là danh gia vọng tộc, vì em ruột John F. Dulles có hai người: Allen Welsh Dulles đảm nhiệm chức vụ tương đương với giám đốc CIA và Eleanor Lansing Dulles, nhà kinh tế, phân tích chính trị cấp cao tại Bộ Ngoại giao và đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái thiết kinh tế châu Âu thời hậu chiến. Bên nhà Robert Lansing cũng rất hiển hách khi có nhiều người giữ những chức vụ cao cấp trong chính phủ Mỹ thế kỷ 19.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXem chương 2.

    [6]Stalin thuộc thế hệ tiếp nối của Lê-nin. Với tính cách mạnh mẽ, được tôi luyện giữa môi trường chính trị bè phái đầy phức tạp của Đảng Cộng sản Liên Xô những năm 1920-1940, ông đã từng bước lên được vị trí cao nhất là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đã từng được Lê-nin dìu dắt nhưng đánh đổ Lê-nin đoạt lấy quyền lực. Về cơ bản, quan điểm của hai ông này khác nhau, thể hiện qua một số sự kiện tiêu biểu như sau: (1) Về tư tưởng: Lê-nin giữ lý tưởng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong khi Stalin phản đối quyết liệt và thi hành những biện pháp đẫm máu. (2) Về kinh tế: Chính sách Kinh tế mới (NEP) của Lê-nin với thay đổi to lớn nhất chính là cho phép nông dân bán các nông phẩm thặng dư ra thị trường tự do; trong khi Stalin lại áp dụng các chính sách phát triển công nghiệp nặng và tăng cường quyền kiểm soát tập trung về kinh tế. Vì vậy, không khó hiểu khi ông này có những tác phẩm lên án tư tưởng Lê-nin. (Nguồn: wikipedia)

    [7]Cuốn sách này trình bày tư tưởng và cương lĩnh của Hitler về Đế chế Đức. Cuốn sách phát hành lần đầu năm 1925 và trở nên cực kỳ phổ biến tại Đức khi Hitler lên nắm quyền, khiến cho tác giả trở thành triệu phú và nó trở thành cuốn sách bán chạy thứ hai trong chế độ Quốc xã, chỉ sau Kinh Thánh. Một số nội dung chính: (1) Diễn giải tư tưởng của Hitler rằng giống dân Aryan, đặc biệt là người Đức, là chủng tộc ưu việt; nỗi ác cảm với dân Do Thái… (2) Trình bày một kế hoạch điên rồ nhằm phục hồi nước Đức thảm hại sau chiến tranh dưới một chế độ độc tài mà Hitler là lãnh tụ, ví dụ: đánh Pháp trước, chiếm đất của Nga… (Nguồn: wikipedia)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNguyên văn: 2 verses from a hymn, 10 verses from Psalms or New Testament.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkUnion Theological Seminary là một trường dòng ở New York, thành lập năm 1836.

    [10]Câu này có nghĩa là trong tất cả các lãnh đạo tôn giáo của Hoa Kỳ tính đến thời điểm đó, dù họ có theo đạo Thiên Chúa hay không, thì Dulles là người duy nhất trở thành ngoại trưởng.

    [11]Tác giả công trình 12 tập Nghiên cứu lịch sử nhân loại (A Study of History) mà bạn đọc nào quan tâm có thể đọc bản tóm lược ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/15
    Rafa thích bài này.
  7. bun_oc

    bun_oc VIP

    Chương 5 (tt)

    Hơn một năm sau, người Anh đã làm điều đó. Tại các thời điểm khác nhau, họ xem xét việc hối lộ Mossadegh, ám sát ông, và phát động một cuộc xâm lược quân sự đối với Iran, một kế hoạch mà họ hẳn đã thực hiện nếu Tổng thống Truman và Ngoại trưởng Dean Acheson không gần như “tức ói máu” khi biết về nó. Người Anh đã phá hoại máy móc của chính họ ở Abadan với hy vọng thuyết phục Mossadegh rằng ngành dầu mỏ không thể hoạt động mà thiếu họ; phong tỏa các cảng ở Iran để không có tàu chở dầu nào có thể ra vào; và khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Tòa án Công lý Quốc tế nhưng không thành công. Cuối cùng, họ kết luận rằng chỉ còn một phương án. Họ sắp xếp tổ chức một cuộc đảo chính.

    Anh đã thống trị Iran qua nhiều thế hệ, và trong thời gian đó họ đã mua chuộc được một loạt các sĩ quan quân đội, nhà báo, lãnh đạo tôn giáo và những người khác có thể giúp lật đổ một chính phủ nếu cần. Các quan chức ở London ra lệnh cho giới thân tín của họ ở Tehran lập mưu và tiến hành. Tuy nhiên, trước khi người Anh có thể tung chiêu, Mossadegh đã phát hiện ra kế hoạch đó. Ông đã làm điều duy nhất có thể để bảo vệ bản thân và chính phủ của mình. Ngày 16/10/1952, ông đã ra lệnh đóng cửa đại sứ quán Anh và trục xuất tất cả nhân viên ở đó ra khỏi Iran. Trong số đó có các nhân viên tình báo tham gia tổ chức cuộc đảo chính.

    Động thái này đã “giải giáp” người Anh. Những mật vụ trong bóng tối của họ bị trục xuất khỏi Iran, Truman phản đối khiến cho việc tổ chức một cuộc xâm lược trở nên bất khả, và các tổ chức quốc tế từ chối can thiệp. Chính phủ Anh phải đối mặt với cái viễn cảnh vô định khi họ mất đi khối tài sản có giá trị nhất của mình ở nước ngoài vào tay một quốc gia lạc hậu dẫn dắt bởi một người, mà theo nhiều bức điện tín ngoại giao, được coi là "hoang dã", "cuồng tín", "vô lý", "như kẻ cướp", "hoàn toàn vô đạo đức" và "rõ ràng không cân bằng".

    Đất nước Iran hiện đại không sản sinh ra mấy nhân vật tầm cỡ ngang ngửa Mossadegh. Về bên ngoại, ông là hậu duệ của hoàng gia Ba Tư. Cha ông xuất thân từ một gia tộc nổi bật và là bộ trưởng tài chính của Iran trong hơn 20 năm. Ông học ở Pháp và Thụy Sĩ, và trở thành người Iran đầu tiên đạt học vị tiến sĩ Luật từ một trường đại học châu Âu. Vào thời điểm được bầu làm thủ tướng, ông đã trải một đời kinh nghiệm chính trị.

    Mossadegh cũng là một người rất tình cảm. Nước mắt lăn dài trên má khi ông phát biểu về sự nghèo đói và đau khổ ở Iran. Nhiều lần ông đã xỉu khi chủ trì quốc hội, khiến Newsweek gọi ông là "kẻ cuồng tín hay xỉu". Ông mắc nhiều bệnh, một số là bệnh trên thân thể và một số bệnh khác thì không rõ nguyên nhân, và có một thói quen khá lành là đang nằm mà tiếp khách. Sự trung thực tỉ mỉ và cực kỳ chi li của ông – ví như việc ông thường tách rời hai lớp khăn giấy rồi mới dùng – khiến ông cực kỳ lập dị trong nền chính trị Trung Đông nhưng lại được người dân của ông cực kỳ yêu quý. Vào tháng Giêng 1952, tạp chí Time đã vinh danh ông là nhân vật của năm, vượt qua Winston Churchill, Douglas MacArthur, Harry Truman và Dwight Eisenhower. Tờ báo gọi ông là một "kẻ chủ nghĩa cơ hội cố chấp" nhưng cũng gọi ông là một "George Washington của Iran" và là "người nổi tiếng nhất thế giới mà dân tộc cổ xưa của ông đã từng sản sinh ra trong suốt nhiều thế kỷ".

    Chỉ hai tuần sau khi Mossadegh đóng cửa đại sứ quán Anh ở Tehran, người Mỹ đi bỏ phiếu và bầu Eisenhower là Tổng thống. Ngay sau đó, Eisenhower tuyên bố Dulles sẽ là ngoại trưởng. Đột nhiên, cái bóng tối đã bao trùm chính phủ Anh bắt đầu tan biến.

    Tại thời điểm đó, chỉ huy các hoạt động của CIA ở Trung Đông, Kermit Roosevelt, vô tình quá cảnh ở London trên đường về nhà sau một chuyến thăm tới Iran. Ông đã gặp vài người đồng cấp của Anh, và họ trình bày với ông một đề nghị bất thường. Họ muốn CIA thực hiện cuộc đảo chính ở Iran mà bản thân họ không còn có thể thực hiện, và đã vẽ lên những gì Roosevelt gọi là "một kế hoạch chiến đấu".

    Trong đầu họ không có gì ngoài việc lật đổ Mossadegh. Hơn nữa, họ thấy không cần phải lãng phí thời gian trì hoãn nữa. Họ muốn bắt đầu ngay lập tức. Tôi phải giải thích rằng kế hoạch cần phải được chính phủ Mỹ cân nhắc và làm rõ, và rằng tôi không thể chắc chắn kết quả sẽ ra sao. Như tôi đã nói với các đồng sự người Anh, tôi cảm thấy chắc chắn là chúng ta không thể được chính quyền sắp mãn nhiệm Truman và Acheson thông qua kế hoạch. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa mới có thể sẽ khác.​

    Các quan chức Anh đã rất mất kiên nhẫn để tiến hành cuộc đảo chính, họ quyết định lập tức trình bày kế hoạch, thậm chí không cần chờ đến khi Eisenhower tuyên thệ nhậm chức. Họ cử một trong những nhân viên tình báo hàng đầu của họ, Christopher Montague Woodhouse, đến Washington để trình bày với Dulles. Woodhouse và các quan chức khác của Anh nhận ra rằng lý lẽ của họ - rằng Mossadegh phải bị lật đổ bởi vì ông đã quốc hữu hóa một công ty dầu lửa của Anh - sẽ không đủ kích thích người Mỹ hành động. Họ phải tìm được một lý lẽ khác. Không cần phải suy nghĩ nhiều để tìm ra lý lẽ đó. Woodhouse nói với người Mỹ rằng Mossadegh đang dẫn dắt Iran về phía cộng sản.

    Thường thì đây sẽ là một trường hợp khó. Có một đảng cộng sản ở Iran, được gọi là Tudeh, và như mọi đảng khác trong cả nước, họ ủng hộ việc quốc hữu hóa ngành dầu. Mossadegh, một người tin vào nền dân chủ, cho phép Tudeh hoạt động tự do nhưng không bao giờ chấp nhận cương lĩnh của họ. Trên thực tế, ông ghét cay ghét đắng giáo điều của chủ nghĩa cộng sản và nghiêm ngặt loại trừ những người cộng sản khỏi chính phủ của mình. Viên chức ngoại giao Mỹ ở Tehran được chỉ định theo dõi Tudeh cũng công nhận tất cả điều này, và báo cáo cho Washington rằng đảng này được "tổ chức tốt nhưng không mạnh lắm". Nhiều năm sau đó, một học giả người Mỹ gốc Iran đã tổ chức một nghiên cứu đầy đủ về vị thế của Tudeh vào năm 1953, và kết luận rằng "các loại phối kết hợp và phụ thuộc lẫn nhau giữa Mossadegh và Tudeh mà người Mỹ vẫn lo sợ là không thể tồn tại".

    Các mối đe dọa được cảm nhận về Tudeh, như lo sợ của các thủ phạm gây ra cuộc đảo chính, là không có thật. Đảng này vừa không đông đảo, cũng chẳng nổi tiếng, cũng không mưu chiếm quyền lực nhà nước… Quyết định này [tổ chức cuộc đảo chính] dường như chẳng liên quan gì mấy đến thực tế dân tình mà liên quan nhiều đến các mệnh lệnh về mặt ý thức hệ của thời kỳ này: Chiến tranh Lạnh.​

    Woodhouse đã cho Dulles cái ý tưởng rằng ông ta có thể miêu tả vụ lật đổ Mossadegh như là một "cuộc tấn công" vào chủ nghĩa cộng sản. Tuy vậy, Bộ Ngoại giao không có khả năng lật đổ chính phủ nước khác. Vì lý do này, Dulles sẽ phải tranh thủ sự ủng hộ từ phía CIA. Cơ quan này vẫn còn mới mẻ, được thành lập vào năm 1947 để thay thế cho Văn phòng Dịch vụ Chiến lược[1] thời chiến. Truman đã sử dụng CIA để thu thập thông tin tình báo và cũng để thực hiện các điệp vụ bí mật, chẳng hạn như hỗ trợ các đảng phái chính trị chống cộng ở châu Âu. Tuy vậy, ông ta và Ngoại trưởng Acheson chưa từng ra lệnh cho CIA hay bất kỳ cơ quan nào khác lật đổ một chính phủ nước ngoài.

    Dulles không dè dặt kiểu đó. Có hai yếu tố khiến ông đặc biệt muốn sử dụng CIA làm việc này. Thứ nhất là ông không có lựa chọn thay thế. Cái thời một tổng thống Mỹ có thể gửi quân sang xâm lược và chiếm một vùng đất xa xôi đã qua lâu lắm rồi. Một cường quốc mới trên thế giới, Liên Xô, là thế lực đối trọng lại Hoa Kỳ đã hạn chế rất nhiều việc Hoa Kỳ có thể tự do lật đổ chính phủ khác. Một cuộc xâm lược của Mỹ có thể dẫn đến một cuộc đối đầu giữa các siêu cường rồi tăng dần đến chiến tranh hạt nhân. Trong phương án CIA, Dulles nghĩ rằng ông có thể có các công cụ mình cần, một cách để thay đổi cán cân quyền lực thế giới mà không cần đến lực lượng quân sự.

    Phương án CIA lại là một điểm thu hút tuyệt vời cho Dulles. Ông biết ông sẽ làm việc hài hòa hoàn hảo với giám đốc của cơ quan này, bởi đó chính là em trai ông, Allen. Đây là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ mà hai anh em ruột lại điều hành hai nhánh công khai và bí mật của chính sách đối ngoại. Họ làm việc liền mạch với nhau, kết hợp các nguồn lực ngoại giao của Bộ Ngoại giao với các kỹ năng ngày càng phát triển về các hoạt động trong bóng tối của CIA.

    Trước khi cuộc đảo chính được tiến hành, anh em nhà Dulles cần sự chấp thuận của Tổng thống Eisenhower. Không dễ có được điều đó. Trong một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 4/3/1953, Eisenhower băn khoăn rằng tại sao không thể "khiến một số người dân ở những quốc gia bị áp bức yêu thích thay vì ghét chúng ta". Ngoại trưởng Dulles thừa nhận rằng Mossadegh không phải là cộng sản, nhưng nhấn mạnh rằng "nếu ông ta bị ám sát hoặc bị tước bỏ quyền lực, một khoảng trống chính trị có thể xuất hiện ở Iran và những người cộng sản có thể dễ dàng đoạt lấy quyền lực". Nếu điều đó xảy ra, ông cảnh báo "không chỉ có thế giới tự do bị tước đoạt khối tài sản khổng lồ là việc sản xuất và trữ lượng dầu mỏ của Iran, mà… trong thời gian ngắn, các khu vực khác của Trung Đông, nắm giữ khoảng 60% trữ lượng dầu thế giới, sẽ rơi vào tay cộng sản".

    Dulles có hai nỗi ám ảnh suốt đời: chống cộng và bảo vệ quyền lợi của các tập đoàn đa quốc gia. Như nhà sử học James A. Bill đã viết: Trong đầu ông, hai điều đó "liên quan với nhau và củng cố lẫn nhau".

    Ít ai nghi ngờ chuyện Mỹ quyết định hỗ trợ lật đổ chính phủ Mossadegh là có liên quan đến lý do nhiên liệu… Mặc dù nhiều người đã lập luận rằng Mỹ không quan tâm đến dầu của Iran, căn cứ vào thực tế “thừa dầu”, lịch sử Trung Đông là minh chứng cho việc Hoa Kỳ luôn tìm cách tiếp cận như vậy, dù có “thừa” hay không… Mối lo ngại về chủ nghĩa cộng sản và việc dầu luôn sẵn có tác động lẫn nhau. Cả hai điều đó đã dẫn nước Mỹ tới chính sách can thiệp trực tiếp.​

    Sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia vào tháng ba, việc lên kế hoạch vụ đảo chính chính thức bắt đầu. Allen Dulles, tham vấn với những người đồng cấp về phía Anh, đã chọn một vị tướng về hưu tên là Fazlollah Zahedi làm lãnh đạo danh nghĩa của cuộc đảo chính. Sau đó, ông gửi một triệu đôla đến căn cứ CIA tại Tehran để "chi dùng bằng mọi cách hòng lật đổ Mossadegh". John Foster Dulles chỉ đạo đại sứ Mỹ ở Tehran Loy Henderson liên hệ với những người Iran có thể quan tâm giúp sức trong việc thực hiện cuộc đảo chính.

    Hai mật vụ, Donald Wilber của CIA và Norman Darbyshire của Cục Tình báo Anh, đã dành nhiều tuần ở Síp để lập kế hoạch cho cuộc đảo chính. Nó không giống như bất kỳ một kế hoạch nào mà Anh hay Mỹ hay bất cứ nước nào đã từng thực hiện. Với cái đầu lạnh như của các bác sĩ trên bàn mổ, những mật vụ này sắp đặt một âm mưu để tước Mossadegh ra khỏi nhân dân của ông.

    Theo kế hoạch của họ, người Mỹ sẽ chi 150 nghìn đôla hối lộ cho các nhà báo, các biên tập viên, những người thuyết giảng Hồi giáo, và các nhà lãnh đạo có quan điểm khác để "tạo ra, mở rộng và tăng cường sự thù địch, ngờ vực và sợ hãi trong công chúng đối với Mossadegh và chính phủ của ông". Sau đó, họ sẽ thuê côn đồ thực hiện "các cuộc tấn công có tổ chức" vào các nhân vật tôn giáo và các chức sắc người Iran khác, ngụy tạo rằng Mossadegh đã ra lệnh cho chúng. Trong khi đó, Tướng Zahedi sẽ được trao một khoản tiền, mà sau này chốt ở con số 135 nghìn đôla, để "kết thêm nhiều bạn" và "tác động đến những nhân sự chủ chốt". Kế hoạch cũng dành ra một khoản 11 nghìn đôla mỗi tuần, một số tiền rất lớn vào thời điểm đó, để hối lộ các thành viên của quốc hội Iran. Vào "ngày đảo chính", hàng nghìn người biểu tình được trả tiền để tập hợp trước quốc hội yêu cầu bãi nhiệm Mossadegh. Quốc hội sẽ trả lời bằng một cuộc bỏ phiếu "bán hợp pháp" chấp thuận việc bãi nhiệm. Nếu Mossadegh chống cự, các đơn vị quân đội trung thành với Tướng Zahedi sẽ bắt giữ ông.

    "Vậy đây là cách chúng ta thoát khỏi tên điên Mossadegh ấy!" Ngoại trưởng Dulles kêu lên vui sướng khi ông nhận một bản sao của kế hoạch.

    Không phải ai cũng chấp nhận ý tưởng này. Một số sĩ quan CIA phản đối, và một trong số họ, Roger Goiran, trưởng căn cứ CIA ở Tehran, đã phản ứng mạnh đến mức từ chức. Thậm chí không ai trong số các chuyên gia chủ chốt về Iran của Bộ Ngoại Giao được thông tin về mưu đồ này cho đến khi nó sắp được tiến hành. Vậy cũng tốt, vì các tài liệu lưu trữ của Bộ Ngoại Giao bao gồm nhiều báo cáo từ Henry Grady, đại sứ tại Iran của chính quyền Truman, nói rằng Mossadegh "được 95-98% người dân của đất nước này ủng hộ", và từ sếp của Grady, Thứ trưởng Ngoại giao George McGhee, người coi Mossadegh là "một kẻ bảo thủ" và "một người Iran theo chủ nghĩa dân tộc ái quốc" và "không có lý do gì để chạy theo chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản".

    Không điều gì trong số này có một tác động nào, dù là nhỏ nhất, lên Dulles. Bản năng sâu xa nhất của ông, chứ không phải khả năng đánh giá vấn đề một cách lạnh lùng, mách bảo ông rằng lật đổ Mossadegh là một ý hay. Không bao giờ ông tham khảo ý kiến của bất cứ ai có niềm tin khác mình.

    Báo chí Mỹ đã đóng một vai trò hỗ trợ quan trọng trong Chiến dịch Ajax, mật danh của cuộc đảo chính Iran. Một vài tờ báo và tạp chí xuất bản những bài khen ngợi Mossadegh, nhưng chúng chỉ là những ngoại lệ. Tờ New York Times thường xuyên gọi ông là một tên độc tài. Các tờ báo khác so sánh ông với Hitler và Stalin. Newsweek đã đăng rằng, với sự giúp đỡ của ông, Cộng Sản đã "tiếp quản" Iran. Time gọi cuộc bầu cử của ông là "một trong những thảm họa tồi tệ nhất thế giới chống cộng kể từ khi Cộng sản giành chính quyền ở Trung Quốc".

    CIA đã phải gửi một mật vụ cấp cao để điều hành cuộc đảo chính Mossadegh, hẳn đây sẽ là một nhiệm vụ bí mật nguy hiểm cho Tehran. Allen Dulles đã tìm ra Kermit Roosevelt, 37 tuổi tốt nghiệp trường Harvard, và là chuyên gia hàng đầu CIA về Trung Đông. Cũng là một điều lắt léo của lịch sử, anh này là cháu nội của Tổng thống Theodore Roosevelt, người đã góp phần đưa Mỹ vào kỷ nguyên "lật đổ" nửa thế kỷ trước.

    Roosevelt trốn vào Iran tại vùng biên ngày 19/7/1953, và lập tức chuẩn bị cho công việc lật đổ của mình. Anh chỉ mất vài ngày để thiêu cháy Iran. Sử dụng một mạng lưới các nhân viên tình báo người Iran và chi tiêu vung vãi, anh đã tạo ra một làn sóng hoàn toàn nhân tạo của phong trào phản đối Mossadegh. Các thành viên quốc hội không còn ủng hộ Mossadegh và tố cáo ông với những cáo buộc vô căn cứ. Các vị chức sắc tôn giáo tuôn ra những bài giảng gọi ông là kẻ vô thần, một tên Do Thái. Báo chí đầy những bài báo và hình ảnh châm biếm mô tả ông thành đủ loại, từ một người đồng tính đến một tên mật vụ phục vụ chủ nghĩa đế quốc Anh. Ông nhận ra rằng một bàn tay vô hình nào đó đã dàn dựng chiến dịch này, nhưng vì ông có một đức tin sâu sắc và có lẽ hơi cường điệu vào nền dân chủ, ông đã không làm gì để áp chế nó.

    Nhiều năm sau đó, sử gia Fakhreddin Azimi viết: "Cam kết mà Mossadegh thừa nhận về việc thúc đẩy và tôn trọng các quyền và tự do về chính trị và dân sự, đồng thời cho phép các thủ tục pháp luật theo đó để thúc đẩy tiến trình này, là rất có lợi cho kẻ thù của ông".

    Tuy vậy, vào đầu tháng Tám, Mossadegh đã có một động thái làm đảo lộn kế hoạch của CIA. Ông hiểu rằng các nhân viên tình báo nước ngoài đã hối lộ các thành viên quốc hội để ủng hộ một phong trào bất tín nhiệm chống lại ông, và để ngăn chặn họ, ông kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc về một đề xuất cho phép ông giải tán quốc hội và tổ chức một cuộc bầu cử mới. Lúc này, ông bỏ qua các nguyên tắc dân chủ của mình, sử dụng hòm phiếu "có" và "không" riêng cho cử tri.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Kết quả là cử tri đồng tình một cách áp đảo. Kẻ thù tố cáo ông, nhưng ông đã thắng một vòng. Các thành viên bị mua chuộc của quốc hội không thể thực hiện kế hoạch của CIA hòng loại bỏ ông qua một cuộc bỏ phiếu "bán hợp pháp", vì không còn quốc hội nữa.

    Roosevelt nhanh chóng có một kế hoạch thay thế. Anh ta sắp xếp để Mohammad Reza Shah ký sắc lệnh hoàng gia, còn gọi là firman, bãi nhiệm Mossadegh và bổ nhiệm Tướng Zahedi làm thủ tướng mới. Tiến trình này cũng có thể được mô tả là "bán hợp pháp", bởi theo luật Iran, chỉ quốc hội mới có quyền bầu lên và bãi nhiệm thủ tướng. Roosevelt nhận ra rằng Mossadegh, trước hết là người có học thức cao nhất về pháp lý của đất nước, sẽ không công nhận firman này và từ chối buông bỏ quyền lực. Anh ta cũng đã có phương án cho tình huống đó. Một nhóm lính hoàng gia sẽ chuyển giao firman, và khi Mossadegh từ chối nó, nhóm này sẽ bắt giữ ông.

    Trở ngại lớn của kế hoạch này hóa ra lại là nhà vua. Ngài ghét Mossadegh, vì ông đã biến ngài thành bù nhìn, nhưng ngài lại rất sợ việc phải mạo hiểm ngai vàng của mình khi tham gia mưu đồ này. Trong một loạt các cuộc gặp gỡ được tổ chức vào đêm khuya ở ghế sau của một chiếc xe hơi đậu gần cung điện hoàng gia, Roosevelt đã cố gắng thuyết phục nhà vua tham gia cuộc đảo chính và thất bại. Anh ta tăng dần áp lực. Đầu tiên anh sắp xếp để người em gái sinh đôi có tính cách mạnh mẽ của nhà vua, Ashraf, bay về từ Riviera của Pháp để thuyết phục anh mình; cô đồng ý làm như vậy sau khi nhận được một số tiền và, theo một bản báo cáo, một chiếc áo khoác lông chồn. Khi cách tiếp cận đó không thành, Roosevelt cử hai mật vụ người Iran của anh ta để đảm bảo với nhà vua rằng âm mưu đó được sắp xếp rất tốt và chắc chắn sẽ thành công. Nhà vua vẫn còn lưỡng lự. Cuối cùng, Roosevelt vời đến Tướng Norman Schwarzkopf, một nhân vật rất hăng hái đã dành nhiều năm ở Iran chỉ huy một đơn vị quân đội tinh anh, và có con trai sẽ chỉ huy cuộc xâm lược Iraq Bão táp Sa mạc bốn thập kỷ sau đó, để chốt thỏa thuận này.

    Nhà vua tiếp Schwarzkopf tại một phòng khiêu vũ trong cung điện, nhưng ban đầu từ chối nói chuyện. Thông qua cử chỉ, ngài cho vị khách của mình biết ngài lo sợ rằng có máy ghi âm được giấu trong tường hoặc trần nhà. Cuối cùng hai người đàn ông phải kéo một cái bàn vào giữa phòng và trèo lên. Trong tiếng thì thầm hẳn là phải mạnh mẽ một cách khác thường, Schwarzkopf đã nói rõ rằng sức mạnh của cả Anh và Mỹ đứng đằng sau âm mưu này, và rằng nhà vua không có lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác. Nhà vua dần nhượng bộ. Ngày hôm sau, ngài nói với Roosevelt rằng ngài sẽ ký firman, nhưng chỉ với điều kiện lập tức sau đó, ngài có thể bay tới nơi ẩn dật của mình trên biển Caspi.

    "Lỡ may mọi việc trở nên tồi tệ vì bất kỳ nguyên nhân khủng khiếp nào, hoàng hậu và tôi sẽ bay thẳng đến Baghdad", ông giải thích.

    Đó không hẳn là một cam kết “hoành tráng” đối với cuộc đảo chính, nhưng thế cũng đủ với Roosevelt. Anh ta giữ kỹ các firman đã ký và chiều 14/8, trao một cái có nội dung bãi nhiệm Mossadegh cho một sĩ quan tham gia mưu đồ, Đại tá Nematollah Nassiri, chỉ huy của Đội bảo vệ Hoàng gia. Khuya đó, Nassiri dẫn một nhóm đến nhà Mossadegh. Ở đó, ông bảo người gác cổng rằng ông cần phải gặp thủ tướng ngay lập tức.

    Thế rồi, trước sự kinh ngạc của Nassiri, một trung đội những người lính trung thành xuất hiện trong bóng đêm, bao vây và bắt giữ ông. Mossadegh đã kịp thời phát hiện âm mưu. Kẻ muốn bắt ông đã bị ông bắt giữ.

    Bình minh hôm sau, đài Radio Tehran phát đi tin thắng lợi rằng chính phủ đã đập tan một cuộc đảo chính bất thành của nhà vua và "các yếu tố nước ngoài". Nhà vua nghe tin này tại Caspian, và phản ứng đúng như ngài đã tiên đoán. Với Hoàng hậu Soraya đi cùng, ngài nhảy lên chiếc máy bay Beechcraft và bay tới Baghdad. Ở đó, ngài lên một chuyến bay thương mại đến Rome. Khi một phóng viên Mỹ hỏi ngài có trở lại Iran không, ngài trả lời: "Có thể, nhưng không phải trong tương lai gần".

    Tuy nhiên, Roosevelt không dễ nản lòng. Anh ta đã xây dựng được một mạng lưới sâu rộng gồm các mật vụ người Iran và đã trả cho họ một khoản tiền lớn. Nhiều người trong số họ, đặc biệt là những người trong cảnh sát và quân đội, vẫn chưa có cơ hội thể hiện những gì họ có thể làm. Ngồi trong boongke của mình bên dưới tòa đại sứ Mỹ, anh ta cân nhắc các phương án. Quay về là một phương án hiển nhiên. Anh ta thậm chí còn nhận được một tin nhắn từ cấp trên ở CIA thúc giục anh trở về. Thay vì tuân lệnh, anh ta triệu tập hai trong số những mật vụ người Iran xuất sắc nhất của mình và bảo họ rằng anh đã quyết tâm thử lần nữa vụ Mossadegh.

    Hai mật vụ này có mối quan hệ cực tốt với các băng đảng đường phố Tehran, và Roosevelt nói với họ bây giờ anh muốn sử dụng những băng nhóm này tạo ra các cuộc bạo động trên toàn thành phố. Thật đáng thất vọng, họ trả lời rằng họ không còn có thể giúp anh ta vì nguy cơ bị bắt giữ đã trở nên quá lớn. Đây là một đòn chí tử đối với kế hoạch mới của Roosevelt. Anh ta trả lời bằng hành động tốt nhất theo truyền thống của mật vụ. Đầu tiên, anh đề nghị một khoản 50 nghìn đôla để họ tiếp tục làm việc với mình. Họ vẫn không động đậy. Sau đó anh ta nói thêm phần thứ hai của thỏa thuận: nếu họ từ chối, anh ta sẽ giết họ. Điều đó khiến họ đổi ý. Họ rời khỏi tòa đại sứ với một vali đầy tiền mặt và sự sẵn sàng giúp đỡ vừa được gia hạn.

    Tuần đó, một trận bạo lực tràn vào Tehran. Các băng nhóm côn đồ chạy điên loạn khắp phố, đập cửa sổ hàng quán, bắn súng vào các nhà thờ Hồi giáo, đánh đập những người qua đường, và la lớn: "Mossadegh và chủ nghĩa cộng sản muôn năm!" Bọn côn đồ khác, tuyên bố trung thành với vị vua đã tự lưu vong, thì tấn công bọn theo Mossadegh. Thực ra, bọn chóp bu của cả hai phe đều làm việc cho Roosevelt. Anh ta muốn tạo ra ấn tượng rằng đất nước đã bị suy đồi và hỗn loạn, và anh đã thành công tuyệt diệu.

    Những người ủng hộ Mossadegh cố gắng tổ chức các cuộc biểu tình trên danh nghĩa của ông, nhưng một lần nữa bản năng dân chủ của ông đã khiến ông phản ứng một cách ngây thơ. Ông coi khinh thứ chính trị đường phố, và ra lệnh cho các nhà lãnh đạo của các đảng chính trị trung thành với ông không tham gia đấu tranh. Sau đó, ông cử các đơn vị cảnh sát đi lập lại trật tự, không nhận ra rằng nhiều viên chỉ huy cảnh sát đã bí mật nhận lương của Roosevelt. Một số còn tham gia vào chính nhóm nổi loạn mà họ phải dẹp yên.

    Các lãnh đạo của đảng Tudeh, vốn có hàng trăm tay súng nghe lệnh, đã đưa ra một lời đề nghị vào phút chót cho Mossadegh. Họ không có vũ khí, nhưng nếu ông cung cấp cho họ một ít, họ sẽ tấn công bọn du thủ du thực đang cố gắng phá hoại chế độ của ông. Ông lão chỉ biết kinh hãi.

    Ông giận dữ nói với một nhà lãnh đạo Tudeh: "Nếu tôi chịu vũ trang cho một đảng chính trị, Chúa cắt tay tôi đi!"Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Roosevelt đã chọn thứ Tư ngày 19/8 là ngày cao trào. Sáng đó, hàng nghìn người biểu tình nổi loạn khắp các đường phố, yêu cầu Mossadegh từ chức. Họ chiếm đài Radio Tehran và đốt các văn phòng của một tờ báo ủng hộ chính phủ. Vào buổi trưa, các đơn vị quân đội và cảnh sát mà có chỉ huy nhận hối lộ từ Roosevelt tham gia nhập cuộc xung đột, phá tanh bành Bộ Ngoại giao, phòng cảnh sát trung ương, và các trụ sở của các đơn vị quân đội.

    Khi Tehran rơi vào tình trạng bạo lực hỗn loạn, Roosevelt bình tĩnh ra khỏi tòa đại sứ và lái xe đến một ngôi nhà an toàn, nơi ông cho Tướng Zahedi trú ẩn. Đã đến lúc vị tướng này thể hiện vai trò của một vị cứu tinh được chỉ định của Iran. Ông ta đã làm vậy một cách thích thú, được một nhóm người ủng hộ tưng bừng kiệu đến đài Radio Tehran và tuyên bố với đất nước rằng ông là "thủ tướng hợp pháp được Quốc vương bổ nhiệm". Từ đó ông đi tiếp đến trụ sở tạm thời của mình tại Câu lạc bộ Officers, nơi một đám đông người hâm mộ hạnh phúc đang đợi.

    Trận chiến cuối cùng trong ngày là để kiểm soát căn nhà của Mossadegh. Những kẻ tấn công đã cố gắng phá hủy nó trong hai tiếng nhưng nhận lại một loạt đạn súng máy từ bên trong. Hàng tá người ngã xuống. Cơn sóng triều cuối cùng đã đổi hướng khi một hàng xe tăng xuất hiện, do một viên tư lệnh có tham gia mưu đồ, phái đến. Loạt xe tăng bắn liên tiếp đạn cối vào trong nhà. Cuối cùng thì sự kháng cự từ bên trong chấm dứt. Một trung đội lính rón rén tiến vào. Những người bảo vệ đã chạy trốn qua một bức tường hậu, kéo theo cả nhà lãnh đạo bị lật đổ của mình. Đám đông bên ngoài xông vào nhà Mossadegh, cướp bóc và sau đó là đốt cháy tòa nhà.

    Không ai bị ngạc nhiên sau sự chuyển hướng bất ngờ này bằng nhà vua. Ngài đang ăn tối tại khách sạn ở Rome của ngài khi các phóng viên tin tức xông vào để nói cho ngài những tin tức về vụ lật đổ Mossadegh. Ngài câm bặt mất một lúc.

    Cuối cùng ngài hỏi: "Là sự thật đó chăng?"

    Trong những ngày sau đó, nhà vua quay về và nhận lại ngai vàng chim công (Peacock Throne) mà ngài đã quá vội vàng bỏ đi. Mossadegh đầu hàng và bị quản thúc. Tướng Zahedi trở thành thủ tướng mới của Iran.

    Trước khi rời Tehran, Roosevelt ghé chào tạm biệt nhà vua. Lần này họ gặp nhau bên trong cung điện, không lén lút trong một chiếc xe hơi bên ngoài nữa. Một người phục vụ mang vodka đến, và nhà vua mời một lát bánh mì nướng.

    "Ta nợ Chúa trời, nợ nhân dân ta, nợ quân đội ta, và nợ ngươi ngai vàng của ta," ngài nói.

    Roosevelt và nhà vua nói chuyện trong vài phút, nhưng chẳng có gì mấy để nói cả. Rồi Tướng Zahedi, thủ tướng mới, đến tham gia cùng họ. Họ là ba trong số ít những người biết về câu chuyện thực sự đằng sau các sự kiện hỗn loạn của tuần đó. Tất cả đều biết họ vừa thay đổi tiến trình lịch sử Iran.

    Như Roosevelt đã viết sau đó: "Giờ chúng tôi đều cười, sự ấm áp và tình bạn tràn ngập căn phòng".

    ---

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNguyên văn: “Office of Strategic Services”.

    [2]Dùng hai hòm phiếu riêng nghĩa là người nào bầu “có” sẽ bỏ một thùng riêng, bầu “không” sẽ bỏ một thùng riêng, từ đó có thể nhận diện ai “có”, ai “không”; vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín dân chủ. Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Theo đó, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu. (chú thích của người làm ebook)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkỞ đây dùng hai chữ arm: arm với nghĩa “vũ trang” (động từ) và arm với nghĩa “cánh tay” (danh từ) (chú thích của người làm ebook)

    (Hết chương 5)


    Nếu vẫn còn muốn đọc thêm về cuộc đảo chính Iran, vui lòng xem ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/2/16
    Thương lắm, eta128 and Rafa like this.
  8. okokok1444

    okokok1444 Mầm non

    Tiếc quá! đang đọc hay mà hết mất.
     

Chia sẻ trang này