Khởi nghiệp LEAN hay TINH GỌN seri

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi Missfly82, 14/4/20.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]

    Trong vài năm gần đây, LEAN hay TINH GỌN trong quản trị sản xuất và quản trị doanh nghiệp không còn là một thuật ngữ xa lạ.

    Mọi tổ chức, doanh nghiệp hay mọi lĩnh vực kinh doanh từ sản xuất đến dịch vụ, thương mại đều muốn áp dụng triết lý, nguyên tắc và công cụ của phương pháp Tinh gọn vào các hoạt động quản trị để trở nên hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn.

    Loạt sách Tinh gọn do Eric Ries chủ biên bao gồm các cuốn: (i) Doanh nghiệp Tinh gọn, (ii) Vận hành Tinh gọn, (iii) Xây dựng Thương hiệu Tinh gọn, (iv) Phát triển Khách hàng Tinh gọn và (v) Phân tích Dữ liệu Tinh gọn. Với những nghiên cứu tỉ mỉ về triết lý Tinh gọn, nhóm tác giả đã mang đến cho độc giả những cách thức gần gũi và đơn giản nhất để có thể vận dụng triết lý Tinh gọn khởi nguồn từ những hoạt động sản xuất tại các nhà máy vào hầu hết những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua những bài học quản lý được các tác giả lồng ghép trong các cuốn sách, độc giả có thể thấy sức mạnh của việc áp dụng triết lý Tinh gọn tới thành công của mọi mặt trong kinh doanh.

    Với cuốn Doanh nghiệp Tinh gọn, các bạn có thể nắm bắt được cách thức vận dụng triết lý Tinh gọn trên bình diện toàn bộ doanh nghiệp để cải tiến, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ quản trị chiến lược, quản trị tài chính, quản trị hoạt động tác nghiệp, quản lý danh mục đầu tư, đến quản lý rủi ro, tái cấu trúc bộ máy, hệ thống kinh doanh. Các tác giả đã cố gắng xây dựng một bộ khuôn mẫu và những nguyên tắc theo triết lý loại bỏ lãng phí của hệ thống, tập trung vào các quy trình mang lại giá trị gia tăng cho tổ chức hay doanh nghiệp. Từ đó, họ cũng nhấn mạnh rằng thách thức lớn nhất của việc cải tiến doanh nghiệp không nằm ở hệ thống công nghệ hay thiết bị mà nằm chủ yếu ở nhận thức đổi mới tư duy của con người trong tổ chức.

    Ở một góc độ khác, cuốn Vận hành Tinh gọn tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp sau khởi nghiệp có những bước đi tiếp theo tối ưu và hiệu quả nhất. Thông qua cuốn sách này, các bạn có thể nhận thấy rõ nét tư duy Đúng Thời Điểm (Just-In-Time) được áp dụng như thế nào trong việc triển khai vận hành trong một doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vẫn còn đang chập chững bước trên con đường kinh doanh mới của mình. Vận hành Tinh gọn chỉ ra những cách thức mà các doanh nghiệp còn non trẻ có thể áp dụng để triển khai các Kế hoạch Kinh doanh của mình chi tiết nhất với mục tiêu ít tốn kém nhất và hiệu quả cao nhất, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp mới loại bỏ được những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình triển khai kế hoạch kinh doanh đầy thách thức này.

    Cuốn sách Xây dựng Thương hiệu Tinh gọn lại tập trung đề cập đến việc ứng dụng triết lý Tinh gọn vào Xây dựng Thương hiệu ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Triết lý Tinh gọn được áp dụng khi các doanh nghiệp coi Thương hiệu cũng như là sản phẩm, luôn không hoàn hảo và cần phải đổi mới, cải tiến dần theo thời gian. Từ đó, thương hiệu của doanh nghiệp mới có thể in sâu trong tư duy của khách hàng hay đối tác. Xây dựng Thương hiệu Tinh gọn cho phép các doanh nghiệp dù không dư giả về tài chính vẫn có thể xây dựng và phát triển thương hiệu theo cách riêng của mình – xây dựng thương hiệu từ bên trong, từ nền tảng các giá trị cốt lõi – theo cách tiếp cận tránh lãng phí, chất lượng và hiệu quả cao.

    Một cuốn sách về triết lý Tinh gọn khác trong loạt sách Tinh gọn cũng rất quan trọng với các bạn là Phát triển Khách hàng Tinh gọn. Với cuốn sách này, tác giả đã mang đến cho chúng ta câu trả lời tối ưu nhất về việc tìm hiểu mong muốn của khách hàng để phát triển những sản phẩm tốt nhất cho họ cũng như phát triển được các mối quan hệ bền vững với khách hàng dựa trên nền tảng tư duy đổi mới, cải tiến liên tục của triết lý Tinh gọn. Cuốn sách cũng mang đến cho các doanh nghiệp những công cụ phù hợp nhất để khám phá, thấu hiểu khách hàng hay cách thức tối ưu nhất để tiếp cận và tạo dựng niềm tin từ khách hàng, đặc biệt phù hợp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp.

    Khác với các cuốn sách trên, cuốn Phân tích Dữ liệu Tinh gọn đề cập đến một khía cạnh rất quan trọng và cũng rất cụ thể của doanh nghiệp, đó là phân tích, đánh giá những dữ liệu kinh doanh để từ đó đưa ra các quyết định chính xác và phù hợp nhất, ĐÚNG THỜI ĐIỂM nhất. Triết lý Tinh gọn được áp dụng ở đây đưa độc giả đến việc gắn kết tư duy cải tiến, tư duy đúng thời điểm với các con số khô khan, những số liệu kế toán khó đọc nhưng lại hàm chứa những thông điệp then chốt của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp biết cách phân tích và sử dụng dữ liệu của họ một cách thông minh, không lãng phí, không dư thừa và đúng thời điểm thì lợi ích mà các dữ liệu này mang lại là vô cùng to lớn.

    Loạt sách Tinh gọn sẽ giúp các bạn có thể thấy rõ hơn cách thức vận dụng triết lý Tinh gọn không chỉ cho một lĩnh vực hay một nhóm doanh nghiệp mà còn cho thấy triết lý Tinh gọn nếu thực sự được thấu hiểu và nắm vững thì có thể trở thành chìa khóa giúp doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp hay còn non trẻ, thành công!

    Nguyễn Danh Nguyên

    Viện trưởng Viện Kinh tế & Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội
     
  2. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]
    Phần mềm đang nuốt chửng cả thế giới.
    − MARC ANDREESEN

    Trong một doanh nghiệp công nghiệp, việc tránh né phần mềm là một việc làm rất nguy hiểm... Một ngày nào đó, biết đâu sẽ có một công ty phần mềm sẽ hạ gục Tập đoàn GE, và tốt hơn hết, chúng ta nên biết lo dần đi.
    − JEFF IMMELT

    Bạn là một tên ngốc nếu chỉ làm theo lời tôi. Bạn sẽ còn ngốc hơn nữa nếu không làm như tôi bảo. Bạn phải tự suy nghĩ và tìm kiếm những ý tưởng tốt hơn tôi.
    − TAI-ICHI OHNO

    Trong cuốn sách này, chúng tôi trình bày cách phát triển tổ chức để có thể đổi mới và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, nhu cầu khách hàng và sự phát triển của công nghệ.

    Tất cả các tác giả của cuốn sách đều có kinh nghiệm làm việc ở các công ty cũng như những doanh nghiệp khởi nghiệp, chúng tôi cùng nhau bắt tay vào việc mô tả một cách tiếp cận thực tế và có hệ thống đối với công cuộc cải tiến cũng như chuyển đổi một cách hiệu quả trong môi trường doanh nghiệp. Chúng tôi không chỉ đề cập cách các tổ chức có hiệu suất cao để phát triển sản phẩm mà còn trình bày cách giúp các công ty mong muốn có hiệu suất cao có thể tiếp nhận những kỹ thuật này thường xuyên với mức độ rủi ro thấp nhưng khả năng đạt lợi nhuận cao.

    Chúng tôi viết cuốn sách này vì không đồng tình với hiện trạng của ngành công nghiệp phần mềm. Các kỹ thuật và biện pháp thực hành mà chúng tôi mô tả không mới và đã được nhiều người biết tới. Tuy nhiên, chúng chưa phải là trọng tâm, thường được thực hiện nhỏ lẻ và chỉ đem lại sự cải thiện cục bộ chứ không có tính hệ thống. Kết quả là, các công ty cứ chật vật tìm cách thiết kế – với chi phí khổng lồ – các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của mình mà vẫn không đem lại những giá trị mong muốn cho khách hàng.

    Khi những cuốn sách Continuous Delivery (tạm dịch: Xây dựng phần mềm nhanh chóng) và The Lean Startup (Khởi nghiệp tinh gọn6) xuất bản, chúng tôi nhận thấy những người làm việc trong các doanh nghiệp có nhu cầu rất cao về việc tiếp nhận những biện pháp thực hành được mô tả trong đó. Rất nhiều công ty đã thu được lợi nhuận đáng kể từ việc sử dụng những biện pháp thực hành mà chúng tôi gợi ý để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn và đưa ra thị trường với tốc độ nhanh hơn. Điều này giúp giảm chi phí và rủi ro, đồng thời giúp các nhân viên vui vẻ hơn vì không phải làm việc mệt mỏi nhiều giờ liền trong khi doanh nghiệp có cơ hội khai thác khả năng sáng tạo và đam mê công việc của họ.

    6 Độc giả có thể tìm mua bản tiếng Việt được Đinh Tị Books phát hành năm 2016. (BTV)

    Tuy nhiên, người đọc có thể sẽ thấy khó áp dụng thành công những ý tưởng này. Trong nhiều trường hợp, người ta chỉ thấy sự cải thiện ở một bộ phận của tổ chức, trong khi bộ phận đó vẫn cần phải làm việc với phần còn lại của tổ chức, những nơi vẫn hoạt động theo phương pháp thuyền thống. Vì vậy, chúng tôi mô tả cách thức mà các công ty thành công đã suy tính lại mọi khâu, từ quản lý và quản lý tài chính đến quản lý rủi ro, điều hành hoạt động, kiến trúc hệ thống, lập chương trình, quản lý danh mục đầu tư và quản lý các yêu cầu trong quá trình tìm cách gia tăng triệt để tính hiệu quả của tổ chức.

    Cuốn sách này trình bày một bộ khuôn mẫu và nguyên tắc được thiết kế nhằm giúp bạn thực thi những ý tưởng này. Vì tin rằng mọi tổ chức đều khác biệt và có những nhu cầu khác nhau nên chúng tôi không cung cấp những quy tắc thực thi các biện pháp cụ thể. Thay vào đó, chúng tôi đưa ra cách tự tìm tòi biện pháp thực thi, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thử nghiệm, qua đó học được cách giúp cho tổ chức của bạn thích nghi tốt nhất với những ý tưởng và sự cải tiến này. Các tiếp cận này mất nhiều thời gian hơn, nhưng có lợi thế vì sớm cho thấy những lợi ích có thể đo lường và giúp giảm rủi ro của việc thay đổi. Nó cũng giúp cho tổ chức và nhân viên của bạn có khả năng tự tìm hiểu những gì là hiệu quả nhất cho mình.

    Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này những điều có giá trị. Phản ứng nguy hiểm nhất sẽ là: “Đó là những ý tưởng hay nhưng không phù hợp với tổ chức của chúng ta.” Như Taii- chi Ohno, cha đẻ của Hệ thống Sản xuất Toyota (Toyota Production System), đã nói:

    Dù bạn là một nhà quản lý cấp cao nhất, cấp trung hay chỉ là công nhân mới bắt tay vào công việc, thì tất cả đều là con người, vì thế chúng ta có những nhận thức sai, luôn tin rằng cách mà chúng ta đang làm mọi việc lúc này là tốt nhất. Hoặc có thể bạn không nghĩ rằng đó là cách tốt nhất, nhưng bạn cứ làm và cho là “Chúng ta không thể dừng lại được, đây là cách mà mọi việc diễn ra.”

    Bạn sẽ phải đối mặt với trở ngại khi muốn tiếp nhận những ý tưởng trong cuốn sách này. Khi đọc các ví dụ điển hình, có lẽ bạn sẽ thấy cách tiếp cận được mô tả ở đây không có ích trong tổ chức của bạn. Tuy nhiên, đừng biến những trở ngại đó thành sự phản đối. Hãy coi những gì đọc được ở đây là cảm hứng cho những nỗ lực của riêng bạn chứ không phải là những công thức nấu ăn mà bạn phải làm theo răm rắp. Hãy không ngừng tìm hiểu những trở ngại và coi chúng là cơ hội để thực nghiệm và học hỏi. Chúng tôi lại xin trích lời của Ohno:

    Các cơ hội Kaizen (Cải tiến) là vô hạn. Đừng nghĩ rằng bạn đã làm việc tốt hơn trước và cảm thấy thỏa mãn... Điều đó tương tự như việc một sinh viên trở nên tự cao tự đại vì đã giành được phần thắng 2 trong số 3 phiên tranh luận với thầy của mình. Một khi bạn đã chấp nhận các ý tưởng kaizen, điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng phía sau mỗi ý tưởng kaizen luôn có một ý tưởng khác.

    Các cơ hội cải tiến có mặt ở khắp mọi nơi, không chỉ trong những sản phẩm hay dịch vụ chúng ta tạo ra mà còn trong cách chúng ta hành xử, tương tác và, quan trọng nhất, trong cách tư duy của chúng ta.Mời các bạn đón đọc Doanh Nghiệp Tinh Gọn của tác giả Jez Humble & Joanne Molesky & Barry O'Reilly.
     

    Các file đính kèm:

  3. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]

    Với Bộ Doanh nghiệp Tinh gọn, bạn có thể nắm bắt được cách thức vận dụng triết lý Tinh gọn trên bình diện toàn bộ doanh nghiệp để cải tiến, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ quản trị chiến lược, quản trị tài chính, quản trị hoạt động tác nghiệp, quản lý danh mục đầu tư, đến quản lý rủi ro, tái cấu trúc bộ máy, hệ thống kinh doanh. Các tác giả đã cố gắng xây dựng một bộ khuôn mẫu và những nguyên tắc theo triết lý loại bỏ lãng phí của hệ thống, tập trung vào các quy trình mang lại giá trị gia tăng cho tổ chức hay doanh nghiệp. Từ đó, họ cũng nhấn mạnh rằng thách thức lớn nhất của việc cải tiến doanh nghiệp không nằm ở hệ thống công nghệ hay thiết bị mà nằm chủ yếu ở nhận thức đổi mới tư duy của con người trong tổ chức.

    Doanh nghiệp tinh gọn 2 trình bày một thiết kế đột phá nhằm cách mạng hóa các tổ chức lớn, dựa trên các nguyên lý và thực tiễn được cộng đồng khởi nghiệp tán thành, đồng thời giải thích cách để tạo ra một loạt các ý tưởng về sản phẩm hoặc dịch vụ và tìm ra yếu tố quyết định giúp công việc kinh doanh có triển vọng và ổn định trên quy mô của một công ty lớn. Cuốn sách cung cấp cho bạn:

    Các công cụ và phương pháp mà những doanh nghiệp lớn cần để cạnh tranh với một thế hệ doanh nhân mới có năng lực cao.

    Xác định các yếu tố kìm hãm sự phát triển trong những doanh nghiệp lớn.

    Phương pháp tiếp cận toàn diện, thực tiễn để phát triển các sản phẩm hấp dẫn và mở ra nhiều thị trường rất lớn mới.
    ***
    Ngày nay, các cộng đồng khởi nghiệp đang phát triển nhanh chóng. Ngay cả những môi trường kinh doanh khó khăn nhất, họ vẫn có thể tìm ra cách tạo ra các sản phẩm đổi mới trong thời gian ngắn đến kinh ngạc. Vậy tại sao các doanh nghiệp lớn và lâu đời lại phải chú ý đến thực tế này, đồng thời họ cần làm gì để khẳng định vị thế trước sự phát triển mạnh mẽ của các cộng đồng khởi nghiệp?

    Trên thế giới, có rất nhiều tên tuổi đình đám đã và đang trên đà tuột dốc, như Kodak tuyên bố phá sản vào năm 2012, tiếp theo đó là hai gã khổng lồ trong ngành bán lẻ RadioShack và JCPenney. Trong số những công ty được liệt kê trong danh sách Fortune 500 vào năm 1955, gần 87% số đó đã phá sản, bị mua lại, chuyển đổi thành quyền sở hữu tư nhân, hoặc có tổng doanh thu giảm mạnh dẫn đến việc bị loại khỏi danh sách này. Tình trạng ấy khiến việc các doanh nghiệp cần phải đổi mới trở nên thực sự cấp thiết.

    Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lâu đời, việc đổi mới chưa bao giờ dễ dàng. Những doanh nghiệp càng lớn thì càng ít chấp nhận rủi ro, do đó họ càng khó có thể tạo ra những siêu đổi mới nhằm mang lại nhiều giá trị hơn. Chính vì vậy, thách thức là làm sao để họ vượt qua những giá trị cũ để đổi mới thành công, đồng thời duy trì được sự phát triển bền vững. Tất nhiên, các doanh nghiệp lớn sẽ có thể làm được điều này, và nơi tốt nhất để học hỏi các phương pháp thực hiện chính là các công ty khởi nghiệp. Họ cần áp dụng tư duy khởi nghiệp vào chính doanh nghiệp của mình.

    Trong cuốn sách Doanh nghiệp tinh gọn – Bộ công cụ ĐỔI MỚI dành cho NHỮNG GÃ KHỔNG LỒ, hai tác giả Trevor Owens và Obie Fernandez cung cấp một cái nhìn chuyên sâu về các phương pháp, công cụ, chiến lược phát triển, cùng những cấu trúc đang dẫn dắt một số tổ chức lớn nhất thế giới phục hồi năng lực đổi mới của họ. Không chỉ vậy, họ còn đưa ra những trường hợp thực tế về các công ty đã áp dụng các bộ công cụ đổi mới hiệu quả như thế nào, đồng thời là cả một lộ trình giúp bạn tìm hiểu về quá trình đổi mới và cách áp dụng quy tắc của khởi nghiệp tinh gọn vào các doanh nghiệp lớn. Bạn có thể áp dụng những phương pháp và bộ công cụ đổi mới này vào doanh nghiệp của mình để tạo nên những sản phẩm đột phá, có thể cạnh tranh với các công ty khởi nghiệp trên thị trường của chính họ và giành chiến thắng.

    Trân trọng giới thiệu bạn đọc!
     

    Các file đính kèm:

  4. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]

    Vận hành tinh gọn là một bộ công cụ lý tưởng dành cho các quản lý doanh nghiệp, CEO, chủ doanh nghiệp nhỏ, các nhà phát triển và lập trình và bất cứ ai hứng thú với những dự án khởi nghiệp. Thông qua cuốn sách, tác giả hướng dẫn người đọc:

    Tìm ra vấn đề đáng giải quyết, sau đó đưa ra giải pháp;

    Thu hút khác hàng trong suốt chu kỳ phát triển sản phẩm;

    Tiếp tục kiểm chứng sản phẩm của bạn thông qua các bước lặp nhỏ hơn và nhanh hơn;

    Tạo ra một tính năng, đo lường phản ứng của khách hàng và xác nhận hoặc hủy bỏ ý tưởng;

    Biết khi nào nên “điều chỉnh” bằng cách thay đổi lộ trình của kế hoạch;

    Tối đa hóa nỗ lực của bạn để tăng tốc, học hỏi và tập trung;

    Tìm ra thời điểm lý tưởng để gọi một vòng vốn lớn.
    ***
    Vận hành tinh gọn là cuốn sách đầu tiên trong loạt sách về Tinh gọn. Sau khi xuất bản cuốn The Lean Startup (Khởi nghiệp tinh gọn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ), tôi đã có cơ hội gặp gỡ hàng nghìn doanh nhân và nhà quản lý trên khắp thế giới. Tôi được nghe những câu chuyện và trăn trở về những câu hỏi của họ. Hầu hết, họ đều mong muốn có một hướng dẫn thực tế về cách áp dụng các nguyên tắc Khởi nghiệp tinh gọn vào thực tiễn. Không ai là người phù hợp với nhiệm vụ này hơn Ash Maurya.

    “Trăm hay không bằng tay quen.” Khi lần đầu tiên đọc những từ này trên blog của Ash Maurya, tôi biết anh ấy sẽ là một phần bù có giá trị cho một phong trào còn non trẻ chỉ vừa mới bắt đầu. Kể từ đó, anh ấy là người ủng hộ hết mình cho phong trào Khởi nghiệp tinh gọn. Anh đã kiểm chứng kỹ lưỡng các kỹ thuật để áp dụng những ý tưởng này vào công ty mới thành lập của mình, chia sẻ những gì có hiệu quả và những gì không. Anh đã thực hiện vô số các hội thảo, và mỗi hội thảo giữ một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra những thách thức của các doanh nhân và đánh giá xem giải pháp nào thực sự hiệu quả . Anh đã trở thành người tiên phong trong việc mang phong trào này về Austin, thành phố quê hương anh, một trong những trung tâm khởi nghiệp quan trọng nhất của nước Mỹ.

    Kết quả của mọi nỗ lực này là những gì các bạn đang giữ trong tay. Vận hành tinh gọn là một cuốn cẩm nang dành cho những doanh nhân muốn tăng tỷ lệ thành công của họ. Đây không phải là một cuốn sách triết lý hay một bản tóm tắt giai thoại để đọc “cho vui”. Thay vào đó, nó là một cái nhìn chi tiết vào cách tiếp cận đã được kiểm thử đối với hành trình xây dựng những doanh nghiệp quan trọng.

    Chúng ta đang sống trong thời đại kinh doanh. Hầu hết tỷ lệ gia tăng việc làm tại Mỹ trong những thập kỷ gần đây đến từ những doanh nghiệp khởi nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tất cả chúng ta – các nhà đầu tư, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và công dân bình thường – đều quan tâm đến việc tạo ra các điều kiện sẽ thúc đẩy tinh thần kinh doanh. Sự thịnh vượng tương lai của chúng ta phụ thuộc vào nó.

    Có lẽ ngày nay có nhiều doanh nhân hơn bất cứ thời kỳ nào khác trong lịch sử, nhờ những thay đổi sâu sắc trong bối cảnh khởi nghiệp. Các công nghệ mới, như điện toán đám mây, đang giúp cho việc khởi nghiệp trở nên dễ dàng và rẻ hơn. Các phương pháp quản lý mới, như Khởi nghiệp tinh gọn, giúp các nhà sáng lập tận dụng tốt hơn những khả năng này. Việc trở thành doanh nhân chưa bao giờ lại “đúng thời điểm” hơn lúc này.

    Nếu phải tóm tắt những thay đổi này trong một cụm từ, đó sẽ là: “Thuê mướn phương thức sản xuất” – theo trích dẫn nổi tiếng của Karl Marx. Trong thời đại vừa qua, để xây dựng và vận hành một công ty có quy mô lớn đòi hỏi sự cho phép của hàng chục bên liên quan. Bạn cần tiếp cận nguồn vốn, máy móc, nhà máy, kho hàng, đối tác phân phối, quảng cáo trên thị trường đại chúng, v.v...

    Ngày nay, bất kỳ ai có thẻ tín dụng đều có thể thuê tất cả những khả năng này và hơn thế nữa. Điểm nổi bật của sự phát triển này là nó tạo điều kiện cho nhiều người dám “thử” khởi nghiệp hơn bao giờ hết. Và đúng , khởi nghiệp là thử nghiệm. Các công ty ngày nay có thể xây dựng bất cứ điều gì họ tưởng tượng ra. Vì vậy, câu hỏi mà chúng ta cần trả lời bây giờ không còn là “Ta có thể làm được việc đó không?” mà là “Ta có nên làm nó không?”

    Chúng ta cần những thử nghiệm này hơn bao giờ hết. Các công cụ quản lý cũ, đi tiên phong bởi các công ty thế kỷ XX như General Motors, dựa vào lập kế hoạch và dự báo để đo lường sự tiến bộ, đánh giá các cơ hội và buộc các quản lý phải có trách nhiệm giải trình. Và liệu ai thực sự cảm thấy rằng thế giới của chúng ta ngày càng trở nên ổn định hơn từng ngày?

    Các sản phẩm mới thành công đòi hỏi sự nỗ lực liên tục, có kỷ luật, thử nghiệm – theo nghĩa khoa học – để khám phá ra những nguồn sinh lợi mới. Điều này đúng cho công ty khởi nghiệp dù là nhỏ nhất cũng như những công ty đ ã có vị thế trên thị trường .

    Vận hành tinh gọn cung cấp một kế hoạch chi tiết để từng bước đưa những ý tưởng này thành h ành động. Một kế hoạch kinh doanh dựa vào một loạt giả định “bằng niềm tin”, mỗi giả định có thể được kiểm thử theo kinh nghiệm. Liệu khách hàng có muốn sản phẩm chúng ta đang làm ra không? Họ sẽ trả tiền để mua nó? Chúng t a có thể cung cấp một dịch vụ có lợi nhuận không? Và một khi chúng ta tìm thấy khách hàng, chúng ta có thể phát triển được không? Vận hành tinh gọn đã sử dụng cách tiếp cận của Ash để chia nhỏ những giả định đó và biến chúng trở thành đối tượng của các th ử nghiệm nghiêm ngặt.

    Với những mẫu đơn giản, định hướng hành động của Vận hành tinh gọn cung cấp các công cụ mà các công ty khởi nghiệp ở mọi giai đoạn phát triển đều có thể sử dụng để tạo ra các sản phẩm và tổ chức mới đột phá.

    Đã ٣ năm, kể từ lần đầu tiên tôi viết cụm từ “khởi nghiệp tinh gọn” trong một bài đăng trên blog mà hàng chục người đọc. Những ý tưởng này đã trở thành một phong trào, được hàng nghìn doanh nhân trên khắp thế giới đón nhận. Khi bạn đọc Vận hành tinh gọn, tôi hy vọng bạn sẽ áp dụng những ý tưởng này vào thực tiễn và tham gia cộng đồng của chúng tôi. Rất có khả năng là sẽ có một buổi gặp mặt Khởi nghiệp Tinh gọn diễn ra tại thành phố của bạn. Một danh sách đầy đủ các cuộc gặp gỡ và kết nối với các nguồn lực khác có thể được tìm thấy tại trang chủ chính thức của Khởi nghiệp Tinh gọn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tôi hy vọng bạn sẽ chia sẻ những gì bạn học được , những gì hiệu quả và những gì không. Cảm ơn các bạn đã tham gia thử nghiệm này.
     

    Các file đính kèm:

  5. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]

    Xây dựng thương hiệu tinh gọn là một quyển sách mà bất cứ ai quan tâm đến thương hiệu của mình - nhà khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp nhỏ, nhà tiếp thị - đều phải có trên kệ sách và không ngừng tham khảo. Laura Busche sẽ dẫn dắt bạn đi qua mọi nẻo đường để xây dựng thương hiệu, bao gồm:

    - Cung cấp một số bảng tin và công cụ hữu ích cho các phương diện của vòng đời sáng tạo.

    - Tiếp thị với sự chân thành và trung thực .

    - Xây dựng sản phẩm có thương hiệu thu hút sự chú ý của khách hàng.

    - Định vị lại thương hiệu.

    - Phát triển hệ thống khách hàng: thay đổi hành vi khách hàng, đo lường giá trị khách hàng...
    ***
    Khi những nhóm khởi nghiệp mới thành lập bắt đầu học về phương pháp luận Khởi nghiệp Tinh gọn, họ thường hỏi tôi bao giờ thời gian thử nghiệm sẽ kết thúc để họ có thể tiến hành xây dựng “sản phẩm thật sự”. Tôi phải nói cho họ hiểu rằng không có thứ gì gọi là sản phẩm cuối cùng cả – mỗi một sản phẩm được khởi chạy chính là một cơ hội để họ khám phá cách làm hài lòng khách hàng hơn. Quá trình “Xây dựng-Đo lường-Học hỏi” bắt đầu khi chúng ta tự hỏi bản thân mong muốn khám phá điều gì ở khách hàng hoặc ở chiến lược của mình – và nó nên được tiếp tục lâu dài sau khi phát hành sản phẩm đầu tiên.

    Cốt lõi của Xây dựng thương hiệu tinh gọn là quan niệm: sản phẩm không bao giờ thật sự hoàn thiện, thương hiệu cũng vậy, phải tận tâm vào việc thích nghi và tiến hóa. Các công ty không được phép để thương hiệu của mình trì trệ hay xem chúng như một “hỗn hợp tính năng”, Laura Busche lập luận. Thay vào đó, họ phải xây dựng những thương hiệu tắc kè hoa luôn “thích nghi với nhu cầu và mong muốn không ngừng thay đổi của người tiêu dùng” bằng cách kiểm tra những giả định của họ, sử dụng những thông tin họ thu nhận được để lặp lại và thích nghi.

    Điều này nói dễ hơn làm.

    Tôi từng làm việc với nhiều “nhà xây dựng” thuộc những ngành nghề khác nhau. Cho dù nguyên vật liệu mà họ phải làm việc cùng rất đa dạng – một số chuyên lập trình, số khác xây dựng những thiết bị chăm sóc sức khỏe hoặc trang thiết bị công nghiệp nặng, số khác nữa lại thiết kế những chương trình trải nghiệm người dùng – họ đều có điểm chung là khao khát được áp dụng chuyên môn của mình để xây dựng và giới thiệu tới khách hàng những sản phẩm “chất lượng cao”.

    Tuy nhiên, phương pháp luận Khởi nghiệp Tinh gọn thách thức chúng ta suy nghĩ lại khái niệm chất lượng. Vòng lặp Xây dựng-Đo lường-Học hỏi là một cách giúp chúng ta thoát khỏi khuynh hướng phức tạp hóa giải pháp khi chưa kiểm tra xem “giải pháp” ấy có thật sự đem tới ích lợi cho một vấn đề thực thụ của khách hàng hay không.

    Busche cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc đo lường hợp lý. Tâm lý mê số liệu của chúng ta có thể trở nên rất hào hứng trước bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ta đang gây được sự chú ý – nhưng việc phân biệt “chỉ số mơ hồ” (những số liệu trông đẹp đẽ trên giấy tờ nhưng không cho ta biết điều gì về tiềm năng phát triển của mình) và “chỉ số thực tế” (những dữ liệu có thể được tiếp nhận và sử dụng để mở rộng quá trình thử nghiệm và lặp lại) là vô cùng quan trọng.

    Trong phần Đo lường, Busche cung cấp một vài ví dụ hữu ích về những chỉ số đáng để tâm – những chỉ số liên quan đến phương thức kiếm tiền hoặc phát triển hệ thống khách hàng của doanh nghiệp. Chúng ta chỉ có thể chắc chắn thử nghiệm của mình đã thành công khi chúng ta thay đổi được hành vi của khách hàng ở một mặt nào đó – mua hàng, đăng ký nhận thư thông báo, đồng ý dành thời gian hay trao đổi những giá trị khác. Quá trình thử nghiệm và đo lường giá trị khách hàng này cũng là một biện pháp nuôi dưỡng các mối quan hệ sâu sắc qua thời gian – cột mốc chứng tỏ sự phát triển thương hiệu thành công và, theo tôi, một cách vận chuyển sản phẩm và dịch vụ xứng với danh hiệu “chất lượng cao” tuyệt vời.

    Link:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/4/20
  6. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]

    Phát triển sản phẩm trả lời cho câu hỏi "Khi nào (và những gì) họ có thể mua?"

    Phát triển khách hàng trả lời cho câu hỏi "Liệu họ có mua nó?"

    Nhưng sẽ ra sao nếu sản phẩm bạn xây dựng không phải là một sản phẩm mà khách hàng sẽ mua?

    Nếu không có những khách hàng sẵn sàng mua, thì một sản phẩm có tốt, tân tiến, đẹp đẽ hay giá cả hợp lý đến đâu, nó cũng sẽ thất bại.

    Bằng cách thực hành phát triển khách hàng song song và kết hợp với phát triển sản phẩm, bạn có thể tối đa hóa những gì học được và giảm thiểu rủi ro.

    Phát triển Khách hàng khác với các phương pháp nghiên cứu marketing truyền thống. Trong khi những kỹ thuật truyền thống có thể giúp chúng ta hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đồng thời đi sâu vào trải nghiệm người dùng để cho ta thấy cách khách hàng sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ thì Phát triển Khách hàng đi xa hơn một bước – sử dụng thử nghiệm mang tính khoa học để kiểm tra những gì chúng ta thu nhận được. Mục tiêu của chúng ta không chỉ đơn giản là hiểu hành vi của khách hàng, mà còn để học cách thay đổi hành vi khách hàng và xây dựng một doanh nghiệp bền vững.

    Quá trình này bao gồm việc thực hiện nhiều bài kiểm tra ở quy mô nhỏ để khởi động cỗ máy tăng trưởng, nhờ đó một công ty khởi nghiệp có thể đạt được siêu tăng trưởng.
    ***
    Ngày nay, ý tưởng của Steve Blank nổi tiếng đến mức một số người trong chúng ta không biết rằng vào lần đầu ông tự xuất bản cuốn The Four Steps to the Epiphany (Bốn bước chinh phục đỉnh cao), những gì ông nói đều bị phớt lờ. Steve, người mà tôi may mắn được làm việc cùng trong vai trò nhà đầu tư, người cố vấn và là một người bạn, đã can đảm kêu gọi vận dụng một lối tiếp cận chặt chẽ về phát triển sản phẩm vào bộ phận kinh doanh và marketing của các công ty khởi nghiệp – rất lâu trước khi các doanh nhân và nhà đầu tư mạo hiểm bắt tay vào việc đó; qua đó, ông đã truyền cảm hứng và khiến rất nhiều người trong chúng tôi phải suy nghĩ lại về niềm tin trong khởi nghiệp. Ông gọi đó là lý thuyết Phát triển Khách hàng.

    Giờ đây, những ý tưởng này đã vượt Vịnh San Francisco, trở thành một phần không thể thiếu của phong trào Khởi nghiệp Tinh gọn, và đã đến lúc nhìn lại chúng để chia sẻ một số câu chuyện thành công, lời khuyên và thủ thuật đến từ đó. Vừa hay, Cindy Alvarez, một người truyền bá Khởi nghiệp Tinh gọn từ những ngày đầu, đã sử dụng kinh nghiệm làm việc của mình tại những công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu cũng như nhóm Fortune 500, gần đây nhất là vị trí Giám đốc bộ phận Trải nghiệm Người dùng của Microsoft tại Yammer, để viết nên một hướng dẫn chi tiết và cần thiết cho một thế hệ doanh nhân mới.

    Từ “doanh nhân khởi nghiệp” có thể khơi gợi hình ảnh một nhóm sinh viên mò mẫm một vài kỹ thuật mới trong một gara, nhưng tôi dùng nó theo một nghĩa hơi khác. Một công ty khởi nghiệp có thể là bất cứ doanh nghiệp nào tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong những điều kiện cực kỳ bấp bênh, và doanh nhân khởi nghiệp là người nhận lấy việc lập ra nó trong tình cảnh liên tục thay đổi đó. Dù họ tạo dựng một công ty trong gara, làm việc cho một công ty khởi nghiệp có vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc cố chèo lái việc cải tiến một doanh nghiệp hay tổ chức phi lợi nhuận, điểm chung của tất cả các doanh nhân này là họ cần một quy trình biến nguyên liệu thô là ý tưởng thành thành công thật sự.

    Các công ty dù lớn dù nhỏ đều được định hướng tiếp cận linh hoạt hơn, tương tác cao hơn để cải tiến và tăng trưởng, nhưng họ nhanh chóng phát hiện ra rằng việc đó đòi hỏi một cách thức tương tác khác với khách hàng hiện tại và tương lai của họ. Mục tiêu của bất cứ công ty khởi nghiệp nào là tìm ra đúng thứ cần tạo ra nhanh nhất có thể, và Khởi nghiệp Tinh gọn là một tập hợp quy tắc giúp các doanh nhân nâng cao tỷ lệ thành công của họ. Bằng cách nào ta biết được mình đang đi đúng hướng? Một nhóm liên chức năng nên làm việc cùng nhau như thế nào? Làm sao để giữ chân những người có khả năng chịu trách nhiệm? Phương pháp Khởi nghiệp Tinh gọn được kiến tạo để trả lời những câu hỏi này.

    Phát triển Khách hàng khác với các phương pháp nghiên cứu marketing truyền thống. Trong khi những kỹ thuật truyền thống giúp chúng ta hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đồng thời đi sâu vào trải nghiệm người dùng để cho ta thấy cách khách hàng sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ thì Phát triển Khách hàng đi xa hơn một bước – sử dụng thử nghiệm mang tính khoa học để kiểm tra những gì chúng ta thu nhận được. Mục tiêu của chúng ta không chỉ đơn giản là hiểu hành vi khách hàng, mà còn để học cách thay đổi hành vi khách hàng và xây dựng doanh nghiệp bền vững.

    Quá trình này bao gồm việc thực hiện nhiều bài kiểm tra ở quy mô nhỏ để khởi động cỗ máy tăng trưởng, nhờ đó công ty khởi nghiệp có thể đạt được siêu tăng trưởng. Một trong những nguyên nhân khiến phương pháp này như một thách thức là: nó đòi hỏi mọi người làm việc theo lối liên chức năng để tổng hợp những gì họ đã học được. Có nghĩa là làm việc sát sao với đồng nghiệp từ bộ phận marketing, kỹ thuật, vận hành đến dịch vụ khách hàng – nói cách khác là với tất cả mọi người. Các kỹ sư, nhà khoa học không có nền tảng marketing và bán hàng truyền thống giờ phải trực tiếp lắng nghe điều mà khách hàng nghĩ về sản phẩm. Nhân sự thuộc đội ngũ bán hàng, những người vốn chỉ giới thiệu sản phẩm cuối cùng nhận ra rằng phản hồi họ nhận được trong các cuộc chào hàng có giá trị to lớn đối với quá trình cải tiến. Nhân sự tại các vị trí hỗ trợ khách hàng được trao quyền để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng hơn là chỉ cố chữa cháy.

    Nhưng sau khi đã chuẩn bị trước để nói chuyện với khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, nhiều người mới tiếp cận phương pháp Khởi nghiệp Tinh gọn vẫn có thắc mắc: “Làm cách nào tôi thuyết phục được mọi người dành thời gian nói chuyện với mình về một sản phẩm mà chúng tôi còn chưa hoàn thiện?”; “Làm cách nào chúng tôi có được thông tin từ những khách hàng tốt nhất mà không khiến họ xa lánh chúng tôi?”; “Nếu một khách hàng không thể đặt hàng, làm sao chúng tôi đánh giá được liệu mình đang đi đúng hướng?”

    Không chỉ đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi này, Cindy còn cung cấp những kỹ thuật giúp các doanh nhân bám sát thực tế, kể cả trong giai đoạn khởi đầu của quá trình: thay vì dựa vào những gì khách hàng nói với chúng ta về điều họ sẽ làm trong tương lai, cô cung cấp các chiến lược để tìm ra điều khách hàng sẽ thực sự làm. “Việc thay đổi hành vi, chi tiền hay học thêm điều mới đều có cái giá của nó,” cô giải thích. “Bạn cần tìm ra điểm khác biệt giữa muốn và sẽ, và việc bóc tách chúng đòi hỏi tính kỷ luật trong cách bạn nói chuyện với các khách hàng mục tiêu.”

    Điều này thường đồng nghĩa với việc bạn phải sáng tạo trong cách biến một cuộc phỏng vấn khám phá khách hàng thành một thử nghiệm. Khi một ngân hàng lớn luôn hỏi đi hỏi lại khách hàng rằng: “Bạn có quan tâm đến bảo mật thông tin tài chính không?”, cả 10 người được hỏi đều trả lời “Có”. Cindy nhận thấy điều này không cho cô một cái nhìn thấu suốt cần thiết nên cô đã chuyển hướng bằng cách nói với một khách hàng rằng anh ta sẽ nhận ngay 50 đô-la tiền trà nước nếu anh ta cung cấp tên thời con gái của mẹ và số An sinh Xã hội (SSN) của bà. “Không chần chừ, người đàn ông với lấy chiếc bút bi và lôi tờ giấy của tôi lại,” Cindy viết. “Tôi ngăn lại trước khi anh ta kịp viết ra bất cứ thông tin gì, nhưng tôi đã tìm được điều cần tìm. Họ rất lo ngại về tính bảo mật… cho đến khi cân nhắc với 50 đô-la.”

    Một cảnh báo với bất cứ ai bước vào hành trình Khởi nghiệp Tinh gọn: Nếu cho rằng mình biết điều gì là quan trọng với khách hàng, bạn sẽ ngã ngửa khi biết sự thật đấy. Dù bạn làm việc ở doanh nghiệp lớn hay công ty khởi nghiệp nhỏ lẻ, dù doanh nghiệp của bạn đang hy vọng tạo dựng tầm vóc mới hay công ty khởi nghiệp của bạn đang học cách đạt siêu tăng trưởng, dù bạn xây dựng các ứng dụng đáp ứng đòi hỏi của người dùng hay các cỗ máy công nghiệp lớn, thì khó khăn chung đã gắn kết tất cả chúng ta làm một.

    Quá trình Khởi nghiệp Tinh gọn không cho bạn tất cả câu trả lời, cuốn sách này cũng vậy. Thay vào đó, chúng tôi hy vọng những kỹ thuật này sẽ giúp bạn nhìn nhận lại những giả định của mình nhanh nhất có thể để xây dựng được một công ty bền vững và khiến khách hàng hài lòng.
     

    Các file đính kèm:

  7. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]
    Nội dung cuốn sách được chia làm bốn phần chính:

    - Phân I tập trung vào các hiểu biết về Khởi nghiệp tinh gọn, phép phân tích cơ bản cũng như tư duy hướng tới thu nhận thông tin từ dữ liệu cần có để thành công. Chúng tôi điểm qua một số các khuôn khổ xây dựng công ty khởi nghiệp hiện tại và giới thiệu khuôn khổ riêng của m.nh có tập trung vào phân tích. Đây là bước hướng dẫn cơ bản để tiến vào thế giới Phân tích dữ liệu tinh gọn. Độc giả sẽ hiểu và nắm rõ được phép phân tích cơ bản khi đọc xong phần này.

    - Phần II chỉ cách áp dụng Phân tích dữ liệu tinh gọn vào công ty khởi nghiệp của bạn. Chúng ta sẽ tham khảo sáu mô hình kinh doanh mẫu và năm giai đoạn mọi công ty khởi nghiệp phải trải qua để khám phá sản phẩm phù hợp với thị trường nhắm tới hiệu quả nhất. Ta cũng sẽ nói về việc tìm ra Một Chỉ Số Quan Trọng Nhất đối với doanh nghiệp của bạn. Độc giả sẽ hiểu được loại hình kinh doanh, giai đoạn hiện tại và những yếu tố cần xem xét điều chỉnh của doanh nghiệp.

    - Phần III xét yếu tố được cho là chuẩn mực. Bạn không biết liệu mình đang làm tốt hay tệ hại nếu không vạch sẵn đường ranh giới. Phần này giúp bạn nắm được một số nền tảng về các chỉ số chính và học cách đặt ra mục tiêu riêng cho mình.

    - Phần IV chỉ cách ứng dụng Phân tích dữ liệu tinh gọn vào tổ chức của bạn, thay đổi văn hóa của những công ty khởi nghiệp tập trung vào người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như của các doanh nghiệp bền vững. Sau cùng thì hướng tiếp cận định hướng bởi dữ liệu có thể áp dụng không chỉ cho các công ty mới.

    “Đối thủ cạnh tranh sẽ dung cuốn sách này để tăng trưởng vượt mặt bạn.” – Mike Volpe, Giám đốc Marketing của Hubspot

    “Phân tích dữ liệu tinh gọn là mảnh ghép còn thiếu của Khởi nghiệp tinh gọn, với những nghiên cứu, lời khuyên, hướng dẫn chi tiết và thực tiễn có khả năng giúp bạn thành công nhanh hơn trong một công ty khởi nghiệp hoặc tổ chức lớn.” – Dan Martell, CEO và nhà sáng lập của Clarity
    ***
    Vì một số lý do mà phong trào Khởi nghiệp tinh gọn đã chứng tỏ sự xuất sắc trong việc tạo ra những khẩu hiệu. Điều kỳ quặc là, nếu bạn đang đọc cuốn sách, bạn sẽ biết đến một số bổ sung phổ biến nhất của chúng tôi vào kho từ vựng kinh doanh như: chuyển hướng chiến lược, sản phẩm khả thi tối thiểu, xây dựng - đo lường - học hỏi, triển khai liên tục, hay cụm từ nổi tiếng “ra khỏi tòa nhà” của Steve Blank. Bạn có thể đã mua một chiếc áo phông có in một trong những từ đó rồi.

    Do đã nỗ lực quảng bá các khái niệm này trong những năm gần đây, tôi đang không cố để hạ thấp tầm quan trọng của chúng. Chúng ta đang sống trong giai đoạn chuyển đổi cách thức làm việc và những khái niệm này là yếu tố chủ chốt của sự thay đổi đó. Loạt sách Tinh gọn ra đời nhằm khiến chuyển đổi này sống động hơn bằng cách tìm hiểu chi tiết và đi sâu hơn những chiếc băng khẩu hiệu.

    Phân tích dữ liệu tinh gọn sẽ đưa nhiệm vụ này lên một tầm cao mới.

    Nhìn bề ngoài thì thế giới mới này có vẻ đầy phấn khích và táo bạo. Sự cải tiến, nguồn tăng trưởng mới, niềm vinh quang khi đạt được sản phẩm phù hợp với thị trường, đau đớn vì thất bại và chuyển hướng chiến lược, tất cả tạo nên sự kịch tính hấp dẫn. Nhưng toàn bộ công việc này đều dựa trên một nền tảng tạo thành từ những thứ nhàm chán hơn thế: kế toán, toán học và các chỉ số. Và các chỉ số kế toán truyền thống khi áp dụng với tính thiếu chắc chắn của cải tiến lại vô cùng nguy hiểm. Ta gọi chúng là các chỉ số ảo, hay những con số làm bạn thấy vui nhưng thực chất lại đánh lừa bạn một cách nghiêm trọng. Để tránh được chúng, chúng ta cần một nguyên tắc kế toán hoàn toàn mới mà tôi gọi là “kế toán phát triển”.

    Hãy tin tôi, là một doanh nhân, tôi chẳng hề hứng thú gì với môn Kế toán cả. Thực lòng mà nói, trong rất nhiều công ty của tôi, công việc kế toán đơn giản đến khó tin: doanh thu, biên lợi nhuận, dòng tiền tự do – tất cả đều bằng không.

    Nhưng kế toán lại là cốt lõi của phương pháp quản lý hiện đại. Từ thời của Frederick Winslow Taylor, ta đã đánh giá kỹ năng người quản lý bằng cách so sánh kết quả với dự báo. Chinh phục được kế hoạch dẫn tới việc thăng chức. Kế hoạch thất bại khiến giá cổ phiếu sụt giảm. Điều này luôn đúng với một số loại sản phẩm. Dự báo chính xác đòi hỏi một lịch sử tổ chức lâu dài, vững chắc mà từ đó có thể giúp ta đưa ra dự báo. Tổ chức càng lâu đời và vững chắc thì dự báo càng chính xác.

    Ấy thế mà có ai thực sự thấy thế giới đang trở nên vững bền hơn từng ngày không? Bất cứ khi nào điều kiện thay đổi hoặc ta cố gắng thay đổi điều kiện bằng cách đưa ra một sản phẩm hoàn toàn mới thì dự báo chính xác trở nên gần như không thể. Và nếu không có thước đo đó, làm sao ta có thể đánh giá được mình đang tiến bộ hay không? Nếu ta bận xây dựng sản phẩm sai, sao ta có quyền tự hào rằng đã làm việc đúng thời hạn và phù hợp với ngân sách? Đây là lý do ta cần cách hiểu mới về việc đo lường sự phát triển, ngay cả khi bản thân là doanh nhân và quản lý, là nhà đầu tư vào công ty và đội ngũ làm việc dưới quyền.

    Đó cũng là lý do cần đến một cuộc cách mạng về kế toán nếu muốn thành công trong kỷ nguyên làm việc mới này. Ben và Alistair đã làm việc vô cùng chăm chỉ khi khảo sát những ý tưởng tuyệt vời nhất về các chỉ số, phân tích, thu thập những ví dụ cụ thể và tạo nên đột phá khi trình bày khuôn khổ riêng của họ nhằm xác định chỉ số nào quan trọng và khi nào chúng quan trọng. Công việc thu thập những tiêu chuẩn toàn ngành để áp dụng cho nhiều chỉ số chủ chốt là vô cùng đáng giá.

    Đây không phải một công trình lý thuyết mà là một chỉ dẫn cho những người thực hiện đang tìm kiếm những nguồn tăng trưởng mới. Chúc các bạn “đi săn” vui vẻ.
     

    Các file đính kèm:

  8. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]

    Không phải vì danh vọng hay giàu sang,

    Điều tôi muốn là những gì sâu thẳm,

    Từ trong trái tim được cất thành lời.

    – Ludwig van Beethoven

    “Ước gì hồi ấy tôi khôn ngoan như bây giờ” là điều phần lớn các doanh nhân từng trải ít nhất một lần thốt lên. Và đó chính là điều tôi không muốn xảy đến với các bạn một khi bạn đã đọc cuốn sách này.

    Tôi khởi sự với ba công ty, đầu tư vào mười công ty khác, và tư vấn cho rất nhiều công ty, tổ chức khác nhau, từ những công ty bé xíu với hai nhân viên cho tới những tập đoàn khổng lồ như Google. Trong đó có hai lần tôi làm việc cho Apple, và cũng chính là người đặt nền móng cho một startup tên gọi Canva. Hàng trăm công ty đã tham vấn tôi, cho tới mức tai tôi ong lên không ngừng.

    Nói về khởi nghiệp, tôi đã đích thân tham chiến vài lần. Bây giờ, tôi đang làm việc mà các chuyên gia vi tính hay gọi là “xổ bộ nhớ” – nôm na là viết lại những gì tôi đã trải qua. Và bạn, ít nhất, sẽ được hưởng điều gì đó có ích từ những hiểu biết của tôi – những hiểu biết được tích cóp từ những kinh nghiệm thương đau của chính tôi.

    Mục đích của tôi thì đơn giản và rõ ràng thôi: Tôi muốn việc khởi nghiệp được dễ dàng hơn cho chính bạn, để khi tôi qua đời, bạn sẽ nói “Guy đã chắp cánh cho tôi”. Tôi thực sự muốn càng nhiều người nói điều này càng tốt, vì thế cuốn sách này là dành cho số đông những người như:

    1. Các chàng trai, cô gái từ những garage, ký túc xá, văn phòng muốn làm nên một đột phá lớn lao.

    2. Những tâm hồn dũng cảm trong các công ty đã ổn định muốn đưa sản phẩm mới ra thị trường.

    3. Những nhà hoạt động xã hội trong các tổ chức phi lợi nhuận muốn làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

    Những công ty tầm cỡ, những phòng ban năng động, những trường học danh tiếng, những nhà thờ lớn mạnh, những tổ chức thiện nguyện hiệu quả, những doanh nhân thành đạt. Đấy chính là những thứ tôi muốn góp phần gây dựng qua cuốn sách này. Nhưng để đạt được điều đó, trước hết, ta cũng cần lướt qua một vài điểm trước khi cùng bắt đầu cuộc hành trình:

    • Thứ nhất, mục đích ban đầu của cuốn sách này chỉ là cập nhật cuốn tôi đã viết về khởi nghiệp trước đây. Tuy nhiên, việc cứ thêm, bớt, thay đổi tới lui đã khiến cho cuốn này không còn là phiên bản “1.1” nữa mà thực sự là một bản “2.0”, một bản hoàn toàn mới. Khi người biên tập của tôi ở nhà xuất bản Penguin nói tôi sử dụng chức năng Track Changes của Word để thuận tiện cho việc chỉnh sửa, tôi đã cười lớn, đơn giản là vì nó đã dài hơn tới 64% so với cuốn cũ.

    • Thứ hai, để cho rõ ràng hơn, và theo ý tôi, phần lớn doanh nhân thường có những suy nghĩ khá giống nhau, tôi quyết định sử dụng từ “startup” để dùng chung cho tất cả các dự án kinh doanh mạo hiểm, bao gồm cả lợi nhuận và phi lợi nhuận; từ “sản phẩm” cho các sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng mới. Các bạn có thể áp dụng những bài học trong cuốn sách này để bắt đầu gần như mọi thứ, vì vậy đừng quá lệ thuộc vào chữ nghĩa.

    • Như mọi lời khuyên, luôn có ngoại lệ, và tôi cũng có thể sai. Học hỏi từ những giai thoại có thể mạo hiểm, nhưng chờ đợi các bằng chứng khoa học cũng thế. Hãy nhớ, ít khi có đúng hoặc sai trong kinh doanh – chỉ có hiệu quả hoặc không hiệu quả.

    Tôi tin rằng mục tiêu của bạn là thay đổi thế giới – chứ không chỉ là tìm hiểu nó. Kinh doanh là hành động chứ không chỉ là học hỏi. Nếu phong cách của bạn là“Đừng nói nhiều – hãy bắt đầu làm” thì bạn đang đọc đúng sách, đúng tác giả. Và bây giờ, chúng ta cùng lên đường nào…

    Guy Kawasaki

    Silicon Valley, California

    [email protected]
    ***
    Sách vở có ích theo cách riêng của chúng, nhưng chúng là sự thay thế ít đau đớn cho sự sống.

    – Robert Louis Stevenson

    Cảm ơn bạn vì đã đọc sách của tôi – có lẽ cả hai phiên bản! Điều này cần đến sự đầu tư về thời gian và tiền bạc. Để đáp lại tôi hi vọng rằng bạn đã có những hiểu biết về cách làm thế nào để tạo ra ý nghĩa và thay đổi thế giới.

    Có nhiều cách miêu tả sự khó khăn và dễ dàng, lên xuống, giai đoạn hình thành bong bóng và vỡ bong bóng trong các chu kỳ kinh doanh. Sau đây là một cách khác để mô tả điều này: kính hiển vi và kính viễn vọng.

    • Giai đoạn kính hiển vi: Có một sự tập trung cho những suy nghĩ cẩn trọng, chú ý vào những thứ cơ bản, và tập trung vào các kết quả tài chính ngắn hạn. Các nhà chuyên môn soi kỹ các chi tiết, những vấn đề quan trọng, và chi phí và rồi đòi hỏi những dự đoán, nghiên cứu thị trường, và phân tích sự cạnh tranh.

    • Giai đoạn kính viễn vọng: Các doanh nhân tiến gần đến tương lai hơn. Họ mơ ước về những thứ lớn lao sắp tới, thay đổi thế giới, và làm cho những người chấp nhận muộn sử dụng sản phẩm của họ. Tiền bạc bị lãng phí, nhưng một vài ý tưởng điên khùng vẫn thành công, và thế giới vẫn tiến lên.

    Khi kính viễn vọng hoạt động, tất cả mọi người đều trở thành những nhà thiên văn học, và thế giới đầy sao. Khi kính viễn vọng tắt ngúm, mọi người quay trở lại với kính hiển vi, và thế giới đầy những sai lầm. Sự thật là các doanh nhân cần cả kính viễn vọng và kính hiển vi để đạt được thành công. Tôi hi vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn thực hiện được những nhiệm vụ liên quan đến kính hiển vi và kính viễn vọng của bạn.

    Lewis Pugh là người đầu tiên bơi qua Bắc Cực – chính xác là 1km. Ông ấy làm điều này để hình thành nhận thức về sự thay đổi khí hậu; mọi người đã nghĩ rằng toàn bộ Bắc Cực đều đóng băng. Sau vài phút dưới nước ở âm 1,7 độ C hay 29 độ F, bạn sẽ bị quay chín – không phải “quay chín” trong nóng bức, mà là “quay chín” trong hôn mê (thực sự là như vậy). Ông ấy bơi trong 18 phút, và mặc một bộ Speedo, chứ không phải bộ đồ bơi.

    img1011

    Để làm được điều này ông đã sử dụng biện pháp đánh lừa nhận thức: cứ mỗi 100m ông cắm một lá quốc kỳ của tất cả các thành viên trong đội để chia nhỏ 1km thành mười khoảng dễ đạt được hơn. Lá cờ áp chót là của Australia, vì là một người Anh, ông sẽ không đầu hàng vào phút chót trước Australia – một đối thủ trong Khối thịnh vượng chung.

    Trong những ngày tăm tối, đáng sợ và buồn bã (hãy tin tôi đi, sẽ có những lúc như vậy) hãy nhớ câu chuyện của Lewis và chia nhỏ điều không thể thành 10 điều có thể. 1 tỷ đô-la là 10 phần của 100 triệu đô-la. 1 triệu đô-la là 10 phần của 100 ngàn đô-la. Apple bán Macintosh, iPhone, iPad và iPod nhưng nó khởi sự với chỉ vài trăm chiếc Apple I.

    Cuối cùng hi vọng một ngày nào đó tôi sẽ gặp bạn. Nếu mang cuốn sách này theo, hãy cho tôi xem các đoạn ghi chú, những trang nhàu nát và những chỗ gạch chân. Không có gì tuyệt vời hơn để nhìn thấy rằng bạn đã biến cuốn sách của tôi thành một mớ nhàu nát.

    Tôi đã giữ chân bạn quá lâu. Hãy khởi hành ngay, vì bản chất của kinh doanh là hành động chứ không chỉ là học hỏi.

    Guy Kawasaki

    Silicon Valley, California Guy

    [email protected]

    Các doanh nhân làm gì?

    Tôi có bốn đứa con, và tôi thấy thật khó để giải thích chính xác tôi làm gì. Các bạn của con tôi là bác sĩ, luật sư, giáo viên, và môi giới bất động sản. Những nghề này rất dễ để giải thích. Nhưng làm thế nào để bạn giải thích cho một đứa trẻ hiểu các doanh nhân làm gì? Đây là một món quà kèm theo mà tôi dành cho bạn để giúp bạn giải thích các doanh nhân làm gì.
    ***
    Ông có phải là Thành Long không?

    – Một cô gái không biết tên

    Hai mươi lăm năm trước tôi có một chiếc Porsche 911 Cabriolet. Một ngày nọ tôi dừng đèn đỏ trên đường El Camino Real ở Menlo Park, California. Nhìn ra ngoài, tôi thấy một chiếc xe với bốn cô bé. Họ đang nhìn tôi, mỉm cười và rồi cười to.

    Tôi nghĩ tôi đã thực sự đến đích: ngay cả những cô bé cũng biết tôi là ai. Một cô ra hiệu cho tôi quay kính xuống – cô này rõ ràng không có một chiếc 911 vì 911 có kính hạ điện. Tôi hạ kính, nghĩ rằng cô ấy sẽ nói với tôi rằng cô ấy yêu thích các cuốn sách hoặc những bài nói chuyện của tôi nhiều thế nào, hay những hình ảnh đầy bí ẩn của tôi.

    Thay vì vậy cô ấy hỏi: “Ông có phải là Thành Long không?”

    Việc này có liên quan gì đến các startup không? Không nhiều lắm, nhưng điểm mạnh của một tác giả giỏi là khả năng bám sát chủ đề. Tuy nhiên điểm mạnh của một tác giả lớn là khả năng có thể đi xa chủ đề rồi quay trở lại. Tôi sẽ cho bạn thấy điều này xảy ra thế nào.

    Đi xa tới cỡ này trong một cuốn sách giống việc nán lại xem phần danh sách đoàn làm phim trong một bộ phim của Jackie Chan để coi các cảnh hậu trường. Tôi sẽ tặng các bạn một thứ để dành nữa, tương tự cách Steve sẽ nói “Thêm một điều nữa”.

    img1068

    Mười sai lầm hàng đầu của các doanh nhân

    Đây là 10 sai lầm hàng đầu mà doanh nhân thường mắc phải, được tập hợp thành một danh sách để giúp bạn có thể tránh được càng nhiều càng tốt. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, là mắc những lỗi mới.

    1. SAI LẦM: TÍNH RA NHỮNG SỐ LỚN CHỈ VỚI 1%. Các doanh nhân yêu thích việc tiếp cận một thị trường tiềm năng khổng lồ (như thị trường an ninh mạng), rồi tính toán rằng ngay chỉ với 1% thị phần sẽ là rất lớn và dễ tiếp cận, và rồi ngồi tưởng tượng những con số mà họ sẽ đạt được.

    CÁCH SỬA: TÍNH TỪ DƯỚI LÊN. Thay vì thế bạn hãy làm một phép tính từ dưới lên. Bạn sẽ thấy khó thế nào để đạt được chỉ một phần trăm thị phần khi bạn bắt đầu từ con số không. Một khi lên đường, bạn sẽ thấy các kết quả của năm đầu tiên còn gần số không hơn là một phần trăm của một con số khổng lồ nhiều.

    2. SAI LẦM: MỞ RỘNG QUÁ NHANH. Một hậu quả của việc tính ra một con số lớn với 1% thị phần là việc kết luận rằng bạn cần mở rộng cơ sở hạ tầng và nhân lực để đáp ứng sự thành công to lớn chắc chắn sẽ xảy ra. Vì thế bạn tăng mức độ chi tiêu, điều này làm cạn kiệt nguồn lực của bạn, và cuối cùng làm cho bạn thất bại.

    CÁCH SỬA: ĂN NHỮNG GÌ BẮT ĐƯỢC. Hãy chấp nhận rủi ro của việc thúc đẩy bán hàng và sự ảnh hưởng đến danh tiếng về sự phục vụ của bạn khi không mở rộng cho đến khi doanh thu ổn định. Tôi chưa từng thấy một công ty thất bại vì không mở rộng đủ nhanh, nhưng tôi chưa bao giờ thấy một công ty luôn giao hàng đúng hẹn. Công ty của bạn có thể là đầu tiên, nhưng xu hướng chung không phải là người ủng hộ bạn.

    “Một trong những mục tiêu của đời tôi là một ngày nào đó, một cô bé sẽ hỏi Thành Long rằng ông ấy có phải là Guy Kawasaki không?”

    3. SAI LẦM: TẠO DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC. Các doanh nhân yêu thích chữ “P” – (partnership) quan hệ đối tác – đặc biệt khi họ không thể sử dụng chữ “S” – (sales) bán hàng. Nếu một mối quan hệ không giúp bạn thay đổi bảng tính của mình, nó sẽ là một thứ vớ vẩn. Phần lớn các mối quan hệ đối tác là một bài tập PR và một sự lãng phí thời gian.

    CÁCH SỬA: TẬP TRUNG VÀO BÁN HÀNG. Thay vì để cỗ xe của bạn chạy theo các mối quan hệ đối tác, hãy tập trung vào việc bán hàng. Hãy xăm câu này lên cánh tay của bạn “Doanh số sẽ giải quyết mọi điều”. Nếu một bức ảnh đánh giá hàng ngàn con chữ, thì việc bán hàng đánh giá hàng ngàn mối quan hệ đối tác. Bạn có thể sử dụng chữ P dài nhất là trong 6 tới 12 tháng. Rồi bạn sẽ thấy chữ F – “fired” – bị sa thải.

    4. SAI LẦM: TẬP TRUNG VÀO VIỆC HUY ĐỘNG VỐN. Thành công không phải là huy động vốn. Thành công là xây dựng được một công ty lớn. Nhiều doanh nhân quên mất huy động vốn chỉ là phương tiện để đạt được mục đích chứ không phải mục đích, vì thế họ mất nhiều tuần để chuẩn bị cho bài thuyết trình và kế hoạch kinh doanh rồi xuất hiện trước bất kỳ nhà đầu tư nào với sự lo lắng sợ hãi.

    CÁCH SỬA: TẬP TRUNG VÀO SẢN PHẨM MẪU. Hoàn thành sản phẩm là mục tiêu quan trọng nhất trong những ngày đầu tiên của startup của bạn. Một sản phẩm mẫu cho phép bạn nhận được sự phản hồi từ thế giới thực và biết đâu được, sẽ bán được hàng. Dùng nguồn vốn của bản thân, vay mượn và huy động từ cộng đồng là những gì bạn cần để tồn tại, và nên dành năng lượng của mình vào việc hoàn thành sản phẩm.

    5. SAI LẦM: SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU CÁC SLIDE: Khi bạn phải thuyết trình, đừng dùng tới 50 hay 60 slide. Tôi biết bạn nắm rõ nguyên tắc càng ít càng tốt, nhưng bạn sẽ có thể nghĩ rằng mình là ngoại lệ cho nguyên tắc này. Không phải vậy đâu. Nếu bạn cần tới 50 slide để thuyết trình ý tưởng của bạn thì ý tưởng của bạn có vấn đề.

    CÁCH SỬA: TUÂN THEO NGUYÊN TẮC 10/20/30. Con số tối đa là 10 slide. Bạn nên thực hiện bài thuyết trình trong 20 phút. Font chữ lý tưởng là 30. Thậm chí tốt hơn, hãy cố không dùng các slide và tiến hành giới thiệu sản phẩm… đây là một lý do nữa để bạn cần tới sản phẩm mẫu.

    6. SAI LẦM: TIẾN HÀNH MỌI VIỆC THEO THỨ TỰ. Các doanh nhân cố gắng làm mọi việc theo thứ tự, huy động vốn, tuyển dụng, tạo ra sản phẩm, bán hàng, rồi lại huy động thêm vốn. Họ muốn làm chỉ một việc tại một thời điểm và làm tốt việc đó. Đây không phải là cách các công việc tự nhiên hoạt động.

    CÁCH SỬA: TIẾN HÀNH NHIỀU VIỆC CÙNG LÚC. Cuộc đời của các doanh nhân là sự tồn tại song song. Hãy làm quen với điều đó, hiểu nó, và sống cùng với nó. Bạn cần làm nhiều thứ cùng lúc, và đủ tốt là đủ tốt. Bạn không có thời gian để làm mỗi lần một việc.

    7. SAI LẦM: NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT TRÊN CÁC CON SỐ. Các nhà sáng lập yêu thích việc nắm quyền kiểm soát, vì vậy họ cố tối đa hóa giá trị và bán càng ít cổ phần càng tốt. Họ nghĩ rằng chừng nào họ còn nắm ít nhất 51% số phiếu bầu, họ còn kiểm soát công ty.

    CÁCH SỬA: HÃY TẠO RA CHIẾC BÁNH LỚN HƠN. Cách để kiếm tiền là tăng kích cỡ của chiếc bánh, chứ không phải nắm miếng bánh lớn nhất có thể. Sẽ tốt hơn nhiều để sở hữu 0,01% của Google hơn là 51% trong công ty Mediocre Technology Inc. Và sự kiểm soát là một ảo giác – ngay tại thời điểm bạn nhận nguồn tiền từ bên ngoài, bạn bắt đầu phải làm việc cho các nhà đầu tư.

    8. SAI LẦM: DÙNG CÁC BẰNG SÁNG CHẾ ĐỂ PHÒNG VỆ. Các doanh nhân đọc các câu chuyện về việc vi phạm bằng sáng chế làm tiêu tốn nhiều triệu đô-la trong những vụ kiện tụng và họ nghĩ rằng điều này có nghĩa là các bằng sáng chế có thể bảo vệ tài sản trí tuệ của họ. Điều này giống như đang đọc một thông báo một tên trộm bị bắt và bạn không cần khóa cửa nữa.

    CÁCH SỬA: DÙNG SỰ THÀNH CÔNG ĐỂ PHÒNG VỆ. Việc phòng vệ bằng các sáng chế là một trò chơi cho những công ty lớn với rất nhiều luật sư và tiền bạc. Điều này có phù hợp cho công ty của bạn không? Điều duy nhất giúp một startup bảo vệ mình là phát triển, thành công, và hút được oxy từ thị trường. Bạn sẽ không có thời gian và tiền bạc chiến thắng bất kỳ ai đáng để kiện tụng.

    9. SAI LẦM: TUYỂN DỤNG DỰA TRÊN HÌNH ẢNH BẢN THÂN. Nhiều doanh nhân tuyển dụng nhân viên giống phần còn lại của công ty. Các kỹ sư tuyển các kỹ sư. Những người có bằng thạc sỹ kinh doanh tuyển những người cũng có bằng thạc sĩ kinh doanh. Nam giới tuyển nam giới. Hợp nhau là một chuyện, nhưng nó thực sự đi quá xa khi tất cả mọi người đều trẻ tuổi, đều là nam giới, hay đều yêu thích công nghệ, hoặc gì gì đi nữa.

    CÁCH SỬA: TUYỂN DỤNG ĐỂ HOÀN THIỆN. Một startup cần có sự đa dạng về kỹ năng, quan điểm, và nền tảng để đạt được thành công. Thay vì tuyển dụng những hình ảnh phản chiếu chính mình, bạn nên tuyển những người có khả năng bổ sung cho nhau. Hai kỹ năng cần bổ sung quan trọng nhất là sản xuất và bán hàng, vì vậy hãy ý giải quyết hai điều này ngay lập tức.

    10. SAI LẦM: THÂN THIẾT VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ. Trong giai đoạn tuần trăng mật, thường là 90 ngày sau khi lần đầu tiên bạn bỏ lỡ việc giao hàng, bạn có thể có mong muốn trở nên thân thiện với các nhà đầu tư. Điều này là vì bạn và các nhà đầu tư của bạn thông cảm lẫn nhau và họ không bao giờ sa thải bạn vì họ đầu tư vào công ty vì chính bạn. Xin chào, Tiên Răng…

    CÁCH SỬA: VƯỢT QUA MONG MUỐN. Nếu bạn muốn có những mối quan hệ thân thiện, hãy sử dụng Tinder hay eHarmony vào những ngày cuối tuần. Công việc của bạn là huy động vốn từ các nhà đầu tư, sử dụng nó một cách khôn ngoan, và rồi trả lại gấp 10 lần những gì họ đổ vào. Sẽ chẳng vấn đề gì ngay cả khi các bạn kết thúc bằng việc căm ghét nhau chừng nào bạn còn hoàn thành mọi việc đúng thời hạn, và đạt được doanh số cao hơn mục tiêu.

    Nếu bạn muốn thấy tôi hành động, tôi đã có một bài nói chuyện về chủ đề này cho Haas School of Business trên YouTube. Tôi là một anh chàng hài hước – không hài hước được như Thành Long, nhưng cũng đủ hài hước. Và một trong những mục tiêu của cuộc đời tôi là một ngày nào đó một cô bé sẽ hỏi Thành Long rằng ông ấy có phải là Guy Kawasaki không.

    Kẻ thù lớn nhất của kiến thức không phải là sự ngu ngốc, mà là ảo giác của kiến thức.

    – Daniel J. Boorstin
     

    Các file đính kèm:

  9. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]

    25 năm kể từ khi được xuất bản, cuốn sách “Tinh Thần Doanh Nhân Khởi Nghiệp Và Sự Đổi Mới” vẫn là một tác phẩm kinh điển bởi trước Peter F. Drucker hiếm có những phân tích thực sự về đề tài này.

    Làm thế nào một doanh nhân có thể tìm thấy cơ hội đổi mới? Điều gì nên hay không nên khi phát triển một ý tưởng thành một doanh nghiệp hay một dịch vụ khả thi? Đâu là những cái bẫy, rào cản, và các sai lầm thường gặp?

    Tất cả các câu hỏi hóc búa trên sẽ được giải đáp chi tiết và đầy đủ trong cuốn "Tinh Thần Doanh Nhân Khởi Nghiệp Và Sự Đổi Mới" của Peter F. Drucker.

    Cuốn sách này thiên về thực hành chứ không chỉ đơn thuần hướng dẫn theo kiểu lý thuyết suông thường thấy của giới học thuật. Nó trả lời những câu hỏi cái gì, khi nào và tại sao – được đặt ra đối với các khái niệm hữu hình như các chính sách và quyết định; cơ hội và rủi ro; cấu trúc và chiến lược; vấn đề tuyển dụng, tiền thưởng và tiền bồi thường. Bạn sẽ rút ra nhiều điều bổ ích và thú vị khi đọc tác phẩm kinh điển này nếu muốn tạo dựng một doanh nghiệp cho riêng mình.

    Các chuyên gia kinh tế và giới học thuật xem Peter F. Drucker là cha đẻ của ngành Quản trị Kinh doanh hiện đại. Những đóng góp của ông được đánh giá rất cao, tạp chí Financial Times đã bình chọn ông là một trong bốn ‘nhà quản lý bậc thầy của mọi thời đại’ (cùng với Jack Welch, Philip Kotler và Bill Gates).

    Tinh Thần Doanh Nhân Khởi Nghiệp Và Sự Đổi Mới được chia làm ba đề mục chính: Nghiệp vụ Đổi mới, Nghiệp vụ Khởi nghiệp, Chiến lược Khởi nghiệp. Mỗi đề mục đóng một vai trò riêng trong quá trình đổi mới và khởi nghiệp hơn là một khâu trong đó.

    Hầu hết mọi người đều liên tưởng sự đổi mới như một "sáng kiến", giống như sự ra đời của khóa kéo quần áo hay bút bi. Nhưng Drucker chỉ ra rằng hiếm có một trong số năm trăm "sáng kiến" như vậy có thể tự trang trải chi phí cho sự phát triển của mình.

    Tự bản thân sáng kiến không mang lại nhiều giá trị. Chỉ khi sáng kiến đáp ứng đúng nhu cầu thị trường thông qua chất xúc tác là việc điều hành quản lý kinh doanh bạn mới có thể tạo ra những thứ có giá trị to lớn.

    Sáng kiến không chỉ đơn thuần là những tiến bộ kỹ thuật, bởi nó "... có tác động trong nền kinh tế và xã hội" - là cái thay đổi cách thức làm việc của con người. Sự đổi mới thực sự phải luôn hướng đến người sử dụng cuối cùng.

    Ví dụ như, De Havilland, một công ty Anh chuyên sản xuất máy bay chở khách đầu tiên nhưng Boeing và Douglas mới giữ vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp này bởi họ đã tìm ra những phương thức để cung cấp nguồn tài chính cho các hãng hàng không mua sắm những máy bay đắt tiền đó.

    Dupont không chỉ sáng lập ra Nylon mà còn tạo nên thị trường cho sản phẩm của hàng mình trong lĩnh vực hàng dệt kim và quần áo lót cho phụ nữ hay lốp xe ô tô. Những nhà sáng chế phải xác định được thị trường và hệ thống phân phối sản phẩm của mình, hoặc thị trường của họ sẽ bị chiếm lĩnh.

    Sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của "kẻ ngốc"

    Khi tiếp thu những đổi mới, những kiến thức cũ thường không đúng. Vị vua nước Phổ (của Đức trước đây) đã đoán trước sự thất bại của đường sắt bởi ông khẳng định rằng: "không ai trả nhiều tiền để đi từ Berlin đến Postdam trong một giờ khi anh ta có thể cưỡi ngựa đi trong một ngày và không mất một đồng nào".

    Không ai kì vọng người dân ở các nước nghèo sẽ mua vô tuyến vì chúng có giá cao. Nhưng các chuyên gia đã đánh giá sai ước mong của những con người sống ở làng quê được mở cánh cửa bước ra thế giới rộng lớn hơn, và dù sao đi nữa họ cũng tìm cách để mua TV.

    Bạn không thể điều tra thị trường về phản ứng của khách hàng với những thứ chưa từng tồn tại. Trong trường hợp này, sự đổi mới sẽ luôn gặp rủi ro nhưng sẽ ít mạo hiểm hơn khi bạn (nếu bạn) biết sáng chế của mình sẽ được ai sử dụng và sử dụng như thế nào.

    Drucker thấy rằng, những đột phá xuất sắc thường rất tập trung, không nên cố gắng làm quá nhiều thứ mà chỉ cần làm nên một sản phẩm xuất sắc. Nó không cần quá phức tạp và một kẻ ngốc cũng có thể sử dụng được. Rồi người ta sẽ tự hỏi "tại sao sản phẩm này chưa từng đươc làm ra từ trước nhỉ?"

    Nhà kinh tế học David Ricardo đã từng nói, "Lợi nhuận không được tạo nên từ trí thông minh khác biệt mà là sự ngu ngốc một cách khác thường". Ông ám chỉ rằng đa số các sản phẩm hay dịch vụ thành công đều cho phép người sử dụng nó mà không cần phải nghĩ.

    Chúng sẽ giúp con người tiết kiệm công sức, tiền bạc và thời gian. Một ví dụ tiêu biểu đó là dao cạo dùng một lần được phát triển bởi Ông vua Gillette. Trước đó, cạo râu là một công việc tốn thời gian và khó khăn tốt nhất là bạn nên ra tiệm nếu bạn có đủ điều kiện thực hiện.

    Drucker viết rằng: "Chính những người tự đặt câu hỏi: khách hàng thực sự mua cái gì? sẽ chiến thắng cuộc đua. Thực tế, đây không phải một cuộc đua vì không có ai tham gia chạy đua cả". Mọi người không mua sản phẩm, mà mua những gì sản phẩm đó mang đến cho họ. Mục đích của đổi mới là đem đến sự thỏa mãn ở những nơi trước đó nhu cầu chưa được đáp ứng.

    Trong lĩnh vực của mình, Drucker luôn được đánh giá đi trước người khác hàng năm, thậm chí là nhiều thập kỉ. Cuốn sách "Tinh Thần Doanh Nhân Khởi Nghiệp Và Sự Đổi Mới" là cuốn sách đầu tiên xem xét vấn đề này một cách hệ thống và mới lạ.

    Điều này không ngụ ý rằng bạn hãy vứt bỏ những cuốn sách bạn hiện có về lĩnh vực này đi, ngay cả khi bạn dễ dàng có được thành công nhờ tuân theo những lời khuyên của riêng cuốn sách này. Tác phẩm này sẽ mãi có sức hút bởi nó mang đến sự bừng tỉnh trong suy nghĩ của bạn về cách tạo ra giá trị mới.

    Khởi nghiệp không phải là một môn khoa học và cũng không phải là một môn nghệ thuật. Lẽ đương nhiên, nó sẽ vẫn có một nền tảng lý thuyết nhất định – điều mà cuốn sách cố gắng trình bày một cách có hệ thống. Nhưng như các bộ môn ứng dụng khác, lý thuyết khởi nghiệp chỉ đóng vai trò là phương tiện nhằm phục vụ ứng dụng mà thôi. Việc áp dụng thực hành nghiệp vụ khởi nghiệp trong nhiều năm là điều không thể thiếu sau khi đọc Tinh Thần Doanh Nhân Khởi Nghiệp Và Sự Đổi Mới.

    "Tác phẩm kinh điển của Drucker được coi là bước ngoặt quan trọng cho các chuyên gia điều hành quản lý" - Harvard Business School.

    "Cuốn sách là cẩm nang phân tích hàng đầu về thực hành quản lý cũng như cấu trúc của các tổ chức kinh tế" - Business Week.

    "Phải Đọc Nếu Bạn Quan Tâm Đến Khởi Nghiệp - Điểm nổi bật nhất của cuốn sách theo ý tôi là về các nguồn gốc nảy sinh ra các ý tưởng kinh doanh. Nó xóa tan đi ảo tưởng rằng một ý tưởng kinh doanh lớn có thể được hoạch định trước, thực tế là ý tưởng chủ yếu đến một cách hoàn toàn ngẫu nhiên từ các tình huống thực tiễn và rằng nhà khởi nghiệp là người nhanh chóng nhìn ra và thương mại hóa ý tưởng đó. Luận điểm này khuyến khích tinh thần "thử và sai" của những người khởi nghiệp: có thể chúng ta bắt đầu với ý tưởng này nhưng trong quá trình thực hiện, có những cái mới nảy sinh và làm tương lai ta thay đổi - theo hướng tốt hơn. Còn nhiều điều khác nữa, các bạn tự khám phá nhé" - Vũ Phi Long.

    "Tinh Thần Khởi Nghiệp Của Cây Đại Thụ Drucker - Peter F. Drucker là một trong những cây đại thụ về ngành quản trị kinh doanh mà tôi rất kính trọng. Mặc dù cũng có những ý kiến của ông tôi không đồng tình nhưng những định hướng của ông cho những người khởi nghiệp kinh doanh là một nguồn kiến thức rất bổ ích và hữu dụng. Tất cả được ông truyền tải vào trong tác phẩm này. Thực hành trong thực tiễn là một cách tốt nhất để kiểm chứng sự hiệu quả của những kiến thức mình học được và Drucker đã cổ súy điều đó trong chính những trang sách mà ông đã viết. Đối với những doanh nhân khởi nghiệp, quyển sách này hoàn toàn có thể giúp ích cho họ" - Trương Văn Đức.
     

    Các file đính kèm:

  10. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]

    Kinh Điển Về Khởi Nghiệp - 24 Bước Khởi Sự Kinh Doanh Thành Công

    Dù khởi nghiệp kinh doanh là con đường mà bạn đã hay sẽ lựa chọn, cuốn sách Kinh điển về Khởi nghiệp cũng đều sẽ là cẩm nang tuyệt vời giúp bạn xây dựng được một doanh nghiệp thực sự thành công, tránh khỏi những cạm bẫy vốn có đối với các công ty khởi nghiệp, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh, biến đổi nhanh chóng và toàn cầu như hiện nay.

    Với Kinh điển về Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh không còn là lãnh địa của thiên tài và may mắn. Sẽ ngày càng có nhiều người có cơ hội trở thành những doanh nhân thành công khi họ được trang bị những kiến thức cần thiết nhất, những chỉ dẫn cụ thể nhất, từ một ý tưởng kinh doanh hay sản phẩm mới khác biệt cho đến một doanh nghiệp phát triển mạnh và vững chắc, như 24 Bước hành động được trình bày trong cuốn sách rất dễ đọc này.
    Kinh điển về Khởi nghiệp ra đời từ kinh nghiệm nhiều lần khởi nghiệp kinh doanh và những bài giảng của tác giả Bill Aulet thuộc Viện Công nghệ Massachusetts - MIT, một trong những trường đại học hàng đầu thế giới, nơi cho ra đời hơn 30.000 công ty, với tổng doanh thu hàng năm khoảng 2.000 tỉ đô la, tương đương với nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới.

    Kinh điển về khởi nghiệp là cuốn sách có giá trị toàn cầu, đã được dịch ra 7 thứ tiếng và là giáo trình của môn học Khởi nghiệp kinh doanh tại trường Quản trị Kinh doanh Sloan thuộc MIT. Giới thiệu cuốn sách này với độc giả Việt Nam, tác giả Bill Aulet và các cộng sự mong muốn đóng góp cho sự thành công của cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp, của một Việt Nam khởi nghiệp.

    Cuốn sách tổng hợp các vấn đề của khởi nghiệp thành 24 Bước, với 6 chủ đề dễ hiểu và dễ áp dụng với môi trường kinh doanh ở Việt Nam:

    1. Xác định rõ khách hàng của bạn là ai? Họ ở đâu?

    2. Giá trị bạn mang lại cho khách hàng của mình là gì?

    3. Làm thế nào đưa được sản phẩm tới tay khách hàng?

    4. Cách thức tạo ra doanh thu từ sản phẩm của mình?

    5. Kế hoạch thiết kế và phát triển sản phẩm ra sao?

    6. Làm sao để gọi vốn và tăng quy mô của doanh nghiệp?

    Từ kinh nghiệm của tác giả hàng đầu đến từ trường số 1 thế giới về Khởi nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào giá trị cuốn sách mang lại:

    - Nắm được quy trình và từng bước cụ thể, thực tế khởi nghiệp để tới thành công.

    - Bí quyết gọi vốn đầu tư, giúp mở rộng quy mô kinh doanh một cách nhanh chóng.

    - Nhận diện những kỹ năng và con người cần thiết cho đội nhóm trong giai đoạn đầu quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

    - Nhận được những bài học quý giá từ những dự án khởi nghiệp thất bại và thành công.

    - Hiểu rõ con đường khởi nghiệp trước khi thực sự bước đi trên con đường đó

    - Lường trước rủi ro trên con đường khởi nghiệp, gia tăng thành công cho bạn và doanh nghiệp của mình.

    - Giúp bạn tiết kiệm được "học phí" hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng.

    Trích đoạn:

    Phát hiện mới – Khởi sự kinh doanh là kỹ năng có thể dạy được!

    Một trong những câu hỏi đầu tiên tôi thường hỏi sinh viên khi bắt đầu hội thảo hay lớp học là "Các bạn có nghĩ khởi nghiệp là kỹ năng có thể truyền đạt được không?". Đáp lại tôi thường là sự im lặng. Có vài bạn thì lắc đầu vẻ không thoải mái ở dưới lớp. Có lúc tôi lại nhận được câu trả lời khẳng định rằng đó là lý do các bạn đến đây. Sau một hồi im lặng lịch sự sẽ luôn có một người nói lên ý nghĩ của phần đông trong lớp đó là: "Không, hoặc bạn sinh ra đã có kỹ năng khởi nghiệp, hoặc là không". Người phát biểu đó khi được khuyến khích sẽ rất nhiệt tình tranh luận về quan điểm này.

    Thật lòng mà nói tôi thường thích người phát biểu như thế vì đó cũng chính là suy nghĩ của tôi 15 năm trước. Nhưng giờ thì tôi biết rằng khởi sự kinh doanh là kỹ năng có thể truyền đạt được. Chính tôi đã trải nghiệm điều này hàng tuần trong các khóa học tôi giảng dạy ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và ở khắp nơi trên thế giới.

    Khi tôi nhìn lại Richard Branson, Steve Jobs, Bill Gates, Larry Ellison và tất cả những doanh nhân thành đạt khác, họ có vẻ khác chúng ta. Họ đặc biệt hơn những người khác. Nhưng mỗi người họ thành công đều nhờ vào những sản phẩm xuất sắc, chứ không phải là do họ có gen vượt trội.

    Để là một người khởi nghiệp thành công, bạn phải có một sản phẩm xuất sắc và mới mẻ. Sản phẩm của bạn có thể là hàng hóa, cũng có thể là dịch vụ hoặc là cách trao đổi thông tin. Tất cả yếu tố ảnh hưởng đến thành công sẽ không là gì nếu bạn không có một sản phẩm giá trị. Và quá trình tạo ra sản phẩm giá trị thì có thể truyền đạt được. Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn một cách có hệ thống để tạo ra sản phẩm tuyệt vời.

    Nội dung cuốn sách mô tả từng bước tiếp cận và thực hành để tạo ra một doanh nghiệp mới. Khuôn mẫu này có thể được ứng dụng cho cả môi trường sư phạm và cho cả những người muốn lập công ty và kiến tạo thị trường hoàn toàn mới. Trước khi bắt đầu, có ba lầm tưởng về khởi nghiệp kinh doanh cần phải được làm rõ vì những điều này thường cản trở những người khởi nghiệp hoặc là những người muốn dạy sinh viên về khởi nghiệp.

    Xóa bỏ ba lầm tưởng

    Có rất nhiều nhận thức sai lầm về khởi sự kinh doanh là gì và một doanh nhân khởi nghiệp cần phải có những phẩm chất, kỹ năng gì. Lầm tưởng đầu tiên là "cá nhân là người khai sinh ra công ty". Mặc dù tư duy “doanh nhân là người hùng cô độc” rất phổ biến nhưng nghiên cứu đã dẫn đến một kết luận rất khác. Đội nhóm mới là người khai sinh ra công ty. Quan trọng hơn, đội nhóm đông người cùng khởi nghiệp còn làm tăng cơ hội thành công hơn. Thêm sáng lập viên = thêm khả năng thành công.

    Lầm tưởng thứ hai là "những doanh nhân khởi nghiệp phải có sức hút cá nhân đặc biệt" và chính sức hút này là yếu tố quyết định thành công của họ. Thực tế, sức hút cá nhân có thể hữu dụng trong một thời gian ngắn, nhưng nó rất khó để duy trì lâu dài. Thay vào đó nghiên cứu đã chỉ ra doanh nhân khởi nghiệp cần những yếu tố khác còn quan trọng hơn sức hút cá nhân, đó là khả năng giao tiếp hiệu quả, tuyển dụng người và kỹ năng bán hàng.Lầm tưởng thứ ba là về cái gọi là "gen kinh doanh", nghĩa là có những người sinh ra với khả năng sẽ thành công trong việc khởi sự kinh doanh. Như hình vẽ ở đầu phần này, thực tế là gen đó không tồn tại. Hay có suy nghĩ cho rằng một số nét tính cách như vẻ tự tin bên ngoài hay liều lĩnh, táo bạo có mối tương quan với thành công của doanh nhân khởi nghiệp, nhưng cách suy nghĩ đó cũng không đúng. Bên cạnh đó, những kỹ năng thực tế khác sẽ làm tăng khả năng thành công của người khởi nghiệp như quản lý nhân sự, kỹ năng bán hàng và chủ đề của cuốn sách này, quan niệm về sản phẩm và phân phối sản phẩm. Những kỹ năng này đều có thể dạy và học được chứ không phải là có sẵn trong gen của một số người may mắn. Mọi người đều có thể học được cách ứng xử, cách nhìn nhận vấn đề và kỹ năng, bởi vậy, khởi nghiệp là kỹ năng hoàn toàn có thể được phân tách thành một quy trình để dạy và học.

    Để chứng minh, chúng ta cần nhìn sâu hơn vào MIT. Sinh viên tốt nghiệp từ MIT có tỉ lệ khởi nghiệp kinh doanh cực kỳ cao. Thực tế, đến năm 2006, hơn 25.000 công ty đang hoạt động và 900 công ty được sinh ra mỗi năm. Những công ty này tạo việc làm cho hơn 3 triệu người với tổng doanh thu hàng năm khoảng 2.000 tỉ đôla. Để dễ hình dung thì tổng doanh thu từ các công ty của cựu sinh viên MIT cộng lại tương đương với nền kinh tế lớn thứ 11 của Thế giới.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  11. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]

    (KIỂM TRA TRƯỚC CHUYẾN BAY)

    Không chỉ là từ bị viết sai chính tả nhiều nhất, “lời tựa” (foreword) còn vinh dự trở thành một trong những phần bị bỏ qua nhiều nhất trong văn học.

    Vậy tại sao bạn lại đọc trang này?

    Hoặc bạn là độc giả cẩn trọng đáng khen ngợi, hoặc vẫn đang canh cánh trong lòng – Cuốn sách này có xứng đáng với thời gian mình bỏ ra không? Tại sao mình phải quan tâm đến nó? Và liệu Đừng khởi sự khi còn do dự có thực sự giúp trình làng ý tưởng kinh doanh không?

    Hãy xem xét từng câu hỏi này và tôi hứa sẽ không sử dụng quá nhiều ẩn dụ về ngành hàng không khi chúng ta vẫn còn trên đường băng.

    Cuốn sách này có xứng đáng với thời gian bạn bỏ ra không?

    Trước hết, mỗi người chúng ta đều có 168 giờ đồng hồ mỗi tuần. Trừ thời gian làm việc và ngủ, chúng ta còn khoảng 72 giờ để đầu tư. Bạn có con nhỏ ư? Bạn chỉ còn phân nửa khoảng thai gian ấy – những dịp cuối tuần và những giờ quý giá sau khi dỗ con ngủ và trước khi say giấc nồng. Đây là phép tính nghiêm túc. Tôi là mọt sách chính hiệu, mỗi tuần ngấu nghiến gần một cuốn sách, tôi cũng kén chọn các tựa sách để đọc. Tôi cược rằng bạn cũng vậy.

    Phần lớn mọi người đọc khoảng 200 từ/phút, với tốc độ ấy, Đừng khởi sự khi còn do dự sẽ chiếm khoảng ba tiếng rưỡi trong tuần của bạn. Chỉ nhỉnh hơn vài phút so với một trận NFL1 trung bình và ngắn hơn nhiều so với một buổi “luyện phim” trên Netflix.

    1 NFL – National Football League: Giải Bóng bầu dục Quốc gia dành cho nam tại Mỹ.

    Vì thế, tối nay, bạn hãy tạm gác bộ phim House of Cards (Sóng gió chính trường) lại, hay thu hình trận đấu bóng đi. Tôi sẽ giải thích trong phần trả lời câu hỏi số 2 và số 3, cuốn sách này sẽ tác động nhiều hơn đến tương lai tài chính của bạn (và có thể giảm bớt việc ăn quà vặt nữa đấy).

    ĐÔI CÁNH

    Tại sao bạn nên quan tâm?

    Như nhiều người trong số các bạn, tôi biết đến Pat nhờ nghe chương trình podcast của anh ấy. Tôi được giới thiệu về Smart Passive Income (Thu nhập thụ động thông minh) đúng lúc gia đình tôi vừa nhận nuôi chú cún Taco. Mỗi buổi sáng sớm và chiều muộn, tôi đeo tai nghe, đưa một tập của chương trình Smart Passive Income vào danh sách phát của máy nghe nhạc rồi dắt chú cún xuống đường và háo hức đón chờ bài học tiếp theo. Thông thường, tôi sẽ đi quãng đường xa để có thể thưởng thức trọn vẹn một tập podcast.

    Tôi đã lăn lộn trong ngành kinh doanh nội dung gần 20 năm, khởi sự với vị trí biên tập viên tại New York, hiện là tác giả viết bài ở Austin. Với tôi, Pat thực sự nổi bật. Phong cách giảng dạy đi sâu vào thực tiễn với những lời chia sẻ chân tình về thành công cũng như thất bại và khát khao giúp đỡ mọi người cùng thái độ chân thành của Pat đã mang về cho anh số lượng người theo dõi trung thành khổng lồ (tôi là một trong số đó). Anh ấy không chỉ xây dựng những doanh nghiệp thành công cho riêng mình, mà còn giúp vô số người kinh doanh phát đạt, rất nhiều người đã được dẫn chứng trong chương trình.

    Tôi bắt đầu đọc Đừng khởi sự khi còn do dự vì tin Pat sẽ truyền đạt những bài học quý báu cùng mong muốn giúp các doanh nghiệp chuẩn bị tại thời điểm quan trọng nhất trước khi cất cánh.

    Trái với trực giác của mọi người, trong kinh doanh và trong cuộc sống, ít hơn sẽ đem lại nhiều hơn. Pat đã lĩnh hội được điều này. Và cũng hiếm có ai tài năng hơn anh ấy trong việc cung cấp bài kiểm tra trước chuyến bay vừa chính xác vừa dễ sử dụng cho cuộc hành trình của bạn.

    Liệu Đừng khởi sự khi còn do dự có thực sự giúp bạn ra mắt thành công ý tưởng kinh doanh không?

    Có đấy. Pat không bắt đầu bằng việc nghiên cứu kỹ lưỡng ý tưởng của bạn, thay vào đó, anh ấy tìm hiểu xem liệu ý tưởng đó có phù hợp với bạn hay không và ngược lại.

    Bước này thường bị các doanh nhân mới bỏ qua. Nếu bạn và ý tưởng không hợp nhau, ý tưởng đó cũng không được xem là thành công, dù nó khả thi về mặt tài chính.

    Một lầm tưởng phổ biến về khởi nghiệp là chỉ cần có ý tưởng rồi thực hiện ý tưởng đó: Ý TƯỞNG + THỰC HIỆN = THÀNH CÔNG.

    Trên thực tế, nhân tố còn thiếu chính là bản thân bạn (và cộng sự của bạn): BẠN + Ý TƯỞNG + THỰC HIỆN = THÀNH CÔNG.

    Sau bài kiểm tra tính cách ban đầu, Pat sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các bước nhằm kiểm tra ý tưởng của bạn, nghiên cứu thị trường, lập chiến lược marketing và xem xét tính khả thi về tài chính. “Cứ làm đi, rồi họ sẽ đến”2 là câu thoại đã làm nên bộ phim tuyệt vời, nhưng lại là lời khuyên kinh doanh tệ hại. Những bài tập kiểm nghiệm ý tưởng của bạn trên thị trường sẽ giúp loại bỏ công đoạn đoán mò và đặt việc kinh doanh dựa trên nền tảng dữ liệu thay vì lần mò theo trực giác.

    2 Nguyên văn là “If you build it, they will come” – lời thoại kinh điển trong phim Field of Dreams (tạm dịch: Khoảng trời ước mơ) của Mỹ năm 1989.

    Đừng khởi sự khi còn do dự rất thực tế và đơn giản. Tôi tin rằng – sau gần 8 năm nghiên cứu cuốn The ONE Thing (Điều ý nghĩa nhất trong từng khoảnh khắc cuộc đời)3 và huấn luyện những nguyên tắc đó cho các cá nhân và doanh nghiệp – đây là ưu tiên số một của bạn. Kinh doanh không đi kèm với chiếc dù cứu hộ. Hãy dùng vài giờ đồng hồ đọc cuốn sách này làm bước đầu tư đầu tiên vào ý tưởng lớn của bạn. Hoàn thành các bài tập. Suy xét kỹ lưỡng. Cách tốt nhất để bảo đảm thành công đang nằm ngay trong tay bạn đó!

    3 Cuốn sách đã được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản năm 2014.

    Vì thế, xin mời bạn dựng thẳng lưng ghế… đã đến lúc xem ý tưởng lớn của bạn có thể giúp bạn khởi nghiệp mà không sạt nghiệp hay không.
    JAY PAPASAN
    Đồng tác giả cuốn Điều ý nghĩa nhất trong từng khoảnh khắc cuộc đời, sách bán chạy nhất của New York Times
    ***
    NHỮNG LỜI KHEN NGỢI DÀNH CHO "ĐỪNG KHỞI SỰ KHI CÒN DO DỰ"

    “Làm doanh nhân là công việc đáng sợ. Đặc biệt là trong những ngày đầu khi bạn cảm thấy cô đơn, lạc lối, rồi tự hỏi: Nếu ý tưởng của mình thất bại thì sao? Trong Đừng khởi sự khi còn do dự, Pat Flynn sẽ hướng dẫn bạn từng bước để xác định xem liệu ý tưởng mới có thành công hay không trước khi dốc hết tâm sức thực hiện. Bất kỳ doanh nhân nào đang muốn xây dựng doanh nghiệp mới, bước vào thị trường mới hay ra mắt sản phẩm mới đều bắt buộc phải đọc cuốn sách này. Tôi thật lòng khuyên bạn nên đọc đi đọc lại cuốn sách này.”
    — RYAN LEVESQUE, Tác giả cuốn Ask (Tạm dịch: Hỏi)

    “Đừng khởi sự khi còn do dự loại bỏ nỗi sợ lớn nhất của mọi doanh nhân mới: Liệu ý tưởng kinh doanh của mình có thành công không? Giờ đây, bạn đã có Pat Flynn, một phi công phụ lão luyện, đáng tin cậy, giúp bạn trả lời câu hỏi đó. Đừng khởi sự khi còn do dự độc đáo, chân thực nhưng đầy thú vị, mọi doanh nhân tập sự đều nên đọc cuốn sách này. Đây có lẽ là cuốn sách quan trọng nhất trong tủ sách kinh doanh của bạn.”
    — RAY EDWARDS, Nhà sáng lập kiêm CEO của Ray Edwards International

    “Thất nghiệp có thể là một trong những điều tốt nhất xảy ra với bạn. Trong một thời gian ngắn, Pat Flynn, từ người làm công trở thành ông chủ, đã tìm ra bí quyết mang lại doanh thu liên tục và bền vững. Cuốn sách mới của Pat Flynn tạo cảm hứng mạnh mẽ – nhưng quan trọng hơn hết – thay vì chỉ cổ vũ, nó sẽ cầm tay chỉ từng việc bạn cần làm trước khi trình làng ý tưởng kinh doanh của mình.”
    — CHRIS GUILLEBEAU, Tác giả sách bán chạy của New York Times bầu chọn cho cuốn Born for this (Đo đam mê – Tìm sự nghiệp) và The $100 startup (Khởi nghiệp với 100$)

    “Con người thường thích mơ mộng, tưởng tượng và hy vọng. Thế nhưng, nếu không hành động thì những ý tưởng dù vĩ đại đến đâu cũng sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực – chúng không thể thay đổi thế giới này hay tài khoản ngân hàng của bạn. Cuốn sách này sẽ giúp xác định MỘT ý kiến, “lợi thế độc quyền” và một kế hoạch hành động để ý tưởng của bạn cất cánh tung bay. Là người đứng ngoài quan sát hay người cầm lái – bạn phải tự chọn.”
    — DAN MILLER, Tác giả sách bán chạy do New York Times bầu chọn cho cuốn 48 days to the work you love (Tạm dịch: 48 ngày cho công việc bạn yêu thích)

    “Pat đã hoàn thành xuất sắc vai trò truyền cảm hứng, giảng giải, thúc đẩy và hướng dẫn những doanh nhân mới vượt qua giai đoạn quan trọng nhất của quá trình xây dựng doanh nghiệp giai đoạn nền tảng. Tuy nhiên, không dừng ở đó, anh còn dẫn dắt chúng ta vào hành trình khám phá, xây dựng sự tự tin và nguồn hậu thuẫn – với những điều thực tiễn nhất! Nếu muốn khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến một cách thông minh, bạn phải đọc cuốn sách này.”
    — CHRIS DUCKER, Tác giả sách bán chạy Virtual freedom (Tạm dịch: Tự do ảo)

    “Pat là một trong những nguồn tham khảo đáng tin cậy nhất của tôi về đào tạo kinh doanh trên Internet. Tất cả những điều anh giảng dạy đều được kiểm nghiệm và chứng thực. Đừng khởi sự khi còn do dự cũng không ngoại lệ. Nếu bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến thì chẳng cần tìm đâu xa, cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn từng bước vượt qua quá trình đánh giá ý tưởng để tăng cao khả năng thành công. Không một doanh nhân thông thái nào muốn khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến khi chưa đọc Đừng khởi sự khi còn do dự.”
    — TODD TRESIDDER, Nhà sáng lập và Huấn luyện viên Tài chính tại financialmentor.com

    “Các doanh nghiệp rất dễ sa chân vào việc ngẫu nhiên xây dựng sản phẩm và dịch vụ rồi HY VỌNG khách hàng mua nó. Tuy nhiên, hy vọng KHÔNG phải là chiến lược. Trong Đừng khởi sự khi còn do dự, Pat Flynn cung cấp quy trình kiểm nghiệm ý tưởng nhằm thu thập bằng chứng cần thiết để tự tin trình làng ý tưởng của bạn hoặc cất nó vào tủ trước khi bạn lãng phí hết thời gian, tiền bạc và nước mắt. Đây chính là một ngôi trường dạy kinh doanh qua sách.”
    — JOSH SHIPP, Nằm trong danh sách 30 Doanh nhân dưới 30 tuổi của Inc. Magazine

    “Tôi không chắc liệu Đừng khởi sự khi còn do dự có phải là cuốn sách duy nhất thuộc thể loại này không, nhưng tôi biết mình chưa từng đọc cuốn sách nào như thế. Dù bạn là doanh nhân đang muốn lần ra mắt sản phẩm tiếp theo trở thành thành công lớn nhất trong sự nghiệp, hay người muốn-trở-thành-doanh-nhân đang ấp ủ một ý tưởng, cuốn sách này sẽ cung cấp chính xác điều bạn cần.”
    — HAL ELROD, Tác giả sách bán chạy The miracle morning (Buổi sáng diệu kỳ)*

    * Cuốn sách đã được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản năm 2017. (Các chú thích trong cuốn sách này đều của biên tập viên).

    “Thời gian là tài nguyên quan trọng nhất của chúng ta. Đừng khởi sự khi còn do dự sẽ rút ngắn vài năm thử và sai xuống còn vài ngày bằng cách giúp bạn tập trung cao độ vào doanh nghiệp và những quyết định quan trọng nhằm sớm mang lại cuộc sống lý tưởng. Bạn có thể tự mò mẫm trong đêm tìm diêm châm đèn, hoặc làm theo những hướng dẫn phi thường từ Pat Flynn và bắt đầu xây dựng cuộc sống mong ước ngay lập tức.”
    — SHAWN STEVENSON, Tác giả sách bán chạy và Người dẫn chương trình The Model Health Show, Podcast về Dinh dưỡng và Thể hình số 1 trên iTunes

    “Tôi ước mình được đọc cuốn sách này trước khi bắt đầu sự nghiệp viết lách. Nó đã có thể giúp tôi tránh được rất nhiều sai sót. Nếu có ý tưởng muốn chia sẻ với thế giới, bạn nhất định phải đọc cuốn sách này. Đừng bỏ lỡ nó nhé!”
    —JEFF GOINS, Tác giả sách bán chạy The art of work (Tạm dịch: Nghệ thuật làm việc)

    ““Là doanh nhân, tất cả những gì chúng ta có là THỜI GIAN. Dành toàn bộ nguồn lực hữu hạn của mình vào một dự án chỉ mới nhen nhóm trong đầu là công thức dẫn đến thất bại. Trong Đừng khởi sự khi còn do dự, Pat đã chia sẻ công thức THÀNH CÔNG. Hãy xây dựng cơ sở khách hàng một cách ĐÚNG ĐẮN bằng cách tìm hiểu khó khăn của họ, thiết lập giải pháp dưới dạng sản phẩm/dịch vụ/cộng đồng và CHỈ phát triển khi họ cam kết bằng ví tiền. Pat đã đưa cho bạn nguyên liệu; giờ là lúc HÀNH ĐỘNG!”
    —JOHN LEE DUMAS, Nhà sáng lập và Người dẫn chương trình eofire.com
     

    Các file đính kèm:

  12. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]

    “Khát khao làm nên những huyền thoại mới”
    THÂN TRỌNG PHÚC
    Nhà quản lý quỹ đầu tư DFJ VinaCapital,
    liên doanh giữa Draper Fisher Jurvetson (DFJ)
    tại Mỹ và VinaCapital tại Việt Nam


    Những người yêu công nghệ và khởi nghiệp không ai không biết về các huyền thoại của thung lũng Silicon – những câu chuyện về khả năng biến các ý tưởng thành hiện thực, làm xoay chuyển cả thế giới. 27 năm trước, tôi – khi đó chỉ là một sinh viên vừa tốt nghiệp và chập chững bước vào Intel, đã may mắn được chứng kiến những huyền thoại này. Chính những câu chuyện ấy đã nhen nhóm trong tôi ngọn lửa khao khát một ngày nào đó có thể góp phần làm nên những huyền thoại mới. Giờ đây, ước mơ đó đã thành hiện thực, nhưng không phải tại thung lũng Silicon mà tại chính Việt Nam, quê hương tôi, không phải với vai trò là người khởi nghiệp mà là nhà quản lý quỹ đầu tư DFJ VinaCapital, liên doanh giữa Draper Fisher Jurvetson (DFJ) tại Mỹ và VinaCapital tại Việt Nam. Vậy động lực nào khiến nhà đầu tư quyết định hỗ trợ người khởi nghiệp? Đâu là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của người khởi nghiệp? Làm thế nào có những ý tưởng “có một không hai” để cho ra đời các sản phẩm và dịch vụ được nhiều người sử dụng? Quan hệ giữa nhà đầu tư và người khởi nghiệp đóng vai trò gì? Câu trả lời cho những câu hỏi trên được kể lại và phân tích kỹ lưỡng qua các câu chuyện huyền thoại mà tôi đã chứng kiến trong cuốn sách “Cuộc chơi khởi nghiệp” của William Draper, người được truyền tụng như là cha đẻ của ngành đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon, và cũng là cha của Tim Draper – sáng lập viên quỹ DFJ. Qua cuốn sách này, tôi đã học được những bài học quý giá, góp phần giúp tôi thành công hơn tại thị trường đầu tư Việt Nam. Đây là cuốn sách không thể thiếu của những ai yêu công nghệ, kinh doanh và đầu tư, đặc biệt dành cho những ai đang ấp ủ và khao khát biến giấc mơ của mình thành hiện thực.

    Chúc bạn thành công!

    ***
    “Để bạn tự viết nên câu chuyện của chính mình!”
    WILLIAM H. DRAPER III

    Độc giả và các doanh nhân Việt Nam thân mến, Mặc dù cuốn sách các bạn đang cầm trên tay chứa đựng những câu chuyện liên quan trực tiếp đến các doanh nhân tại thung lũng Silicon, Mỹ, nhưng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ thấy chúng hữu ích trên hành trình tìm kiếm giấc mơ của mình. Xét về nhiều mặt, các doanh nhân từ mọi nẻo đường trên hành tinh này tìm đến với thung lũng Silicon không có gì khác biệt so với các doanh nhân tại Việt Nam. Họ mang trong mình những đặc điểm nổi bật có thể được tìm thấy ở bất cứ nơi đâu: sự sáng tạo tài tình, động lực không ngừng, khả năng làm việc không mệt mỏi và niềm đam mê khác biệt. Những phẩm chất cao quý đó kết hợp với những nguồn hỗ trợ mạnh mẽ – vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, một chút may mắn và thời cơ thích hợp – có thể biến những ý tưởng, tưởng chừng giản đơn thành những công ty có khả năng thay đổi cục diện thế giới. Tôi may mắn được là một phần trong những câu chuyện này, và tôi mong rằng chúng sẽ đem đến động lực, sự khích lệ và tầm nhìn cho các bạn để các bạn có thể tự viết nên câu chuyện của chính mình.

    Chúc bạn thành công!

    ***
    “Doanh nhân và nhà đầu tư Sự kết đôi hoàn hảo của những người có khả năng thay đổi thế giới”
    Nguyễn Hồng Trường
    Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam

    Đầu tư mạo hiểm đã không còn là một thuật ngữ quá mới mẻ ở Việt Nam trong vòng một thập kỷ qua khi hàng loạt các công ty khởi nghiệp được các nhà đầu tư mạo hiểm rót vốn thành công, tạo nên những tên tuổi lớn trong ngành công nghệ và truyền thông như VNG, VCcorp, Vatgia, Goldsun Focus Media, hay YanTV. Tuy nhiên, điều vẫn còn bí ẩn với rất nhiều doanh nhân có lẽ là câu hỏi: Các nhà đầu tư mạo hiểm suy nghĩ và ra quyết định như thế nào, hay nói cách khác, làm thế nào một công ty khởi nghiệp lọt được vào tầm ngắm của những nhà đầu tư đầy kinh nghiệm?

    Cuộc chơi khởi nghiệp (The Start-up Game) của William H. Draper III (Bill Draper) mang lại cho độc giả những câu trả lời sâu sắc, giải đáp những thắc mắc của các doanh nhân khởi nghiệp, hơn thế nữa, cuốn sách còn cho chúng ta thấy mối quan hệ nội tại giữa nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nhân.

    Điểm đặc biệt của cuốn sách trước hết nằm ở tác giả. Bill Draper là một nhà đầu tư mạo hiểm thành công trong một gia đình đặc biệt có 3 thế hệ đều là những nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng, với người cha là Tướng William Draper – nhà đầu tư mạo hiểm đầu tiên của nước Mỹ, và con trai ông, Tim Draper – người sáng lập DFJ Global Network hoạt động đầu tư mạo hiểm trên quy mô toàn cầu. Nhà Draper là một tượng đài sống tại Thung lũng Silicon và câu chuyện của Bill Draper lý giải vì sao họ có thể làm được những điều phi thường đó.

    Nhiều bạn đọc là doanh nhân sẽ nóng lòng muốn tìm hiểu xem những yếu tố nào giúp doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư, những phẩm chất nào ở doanh nhân mà các nhà đầu tư mạo hiểm tìm kiếm, cách thức tiến hành đầu tư cũng như bí quyết đàm phán: bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những lời khuyên của Bill không khác nhiều so với lời khuyên của bất cứ nhà đầu tư nào khác, đều tập trung xoay quanh hai nhân tố chính: Con người (bản thân nhà sáng lập cùng đội ngũ của anh ta), và Sản phẩm của mô hình kinh doanh. Điểm khác biệt là ở những câu chuyện phong phú mà Bill sử dụng để diễn giải các khía cạnh khác nhau của hai yếu tố này.

    Những câu chuyện của Bill là một sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa những câu chuyện khởi nghiệp của chính gia đình ông và sự thay đổi gần một thế kỷ qua trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Câu chuyện đầu tư đôi lúc như đi lạc dòng vào hồi ức của Bill về người cha, trong thời đầu dựng nghiệp, hay những câu chuyện về tầm nhìn và khả năng biến chuyển tình thế của con trai ông, Tim Draper, trong thời kỳ đầu tư mạo hiểm đã trở nên phổ biến. Nó có lúc bị gián đoạn bởi những hồi ức về các nhân vật chính trị đặc biệt mà ông có dịp làm việc trong quá khứ như nhà lãnh đạo Trung Quốc – Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Cu Ba – Fidel Castro, hay câu chuyện về một thập kỷ “biến mất” của chính Bill Draper để tham gia hoạt động trong chính phủ của Tổng thống Reagan. Câu chuyện dài của Bill có quá nhiều các nhân vật, đến và đi, theo một trình tự thời gian phi tuyến tính với cả những thành công lẫn thất bại – vậy thông điệp của ông là gì? Đó chính là điểm tương đồng đặc biệt giữa những con người được ông nhắc đến, cho dù họ là một vĩ nhân chính trị hay một doanh nhân phá sản, họ đều là những nhân vật thay đổi thế giới. Bill phác họa chân dung và mô tả những khía cạnh đặc biệt về tầm nhìn và cách thức thay đổi thế giới của họ: Đó chính là ý nghĩa của đầu tư mạo hiểm và cũng chính là điều Bill muốn nhắn nhủ với các doanh nhân, nếu họ muốn trở thành doanh nhân thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư mạo hiểm.

    Câu chuyện của Bill là một món cocktail với sự pha trộn có chủ ý giữa câu chuyện về thân thế sự nghiệp của chính ông và gia đình của ông, một bài giảng nhiều minh họa về đầu tư mạo hiểm, và một bức tranh có tính cá nhân hóa về lịch sử ngành đầu tư mạo hiểm. Qua đó, người đọc không chỉ thấy các công ty khởi nghiệp ra sao mà còn được thấy chính các quỹ đầu tư khởi nghiệp như thế nào, từ những quỹ do gia đình ông lập ra đến những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm sau này như Sequoia, Kleiner Perkins hay Greylock. Các nhà đầu tư mạo hiểm ở thung lũng Silicon lại khởi nghiệp lần thứ hai với xu hướng đi ra thế giới, gia đình ông cũng nằm trong số những người tiên phong đó với câu chuyện về Bill Draper, khi đã đến tuổi có thể về hưu, lại bắt tay khởi sự một quỹ đầu tư hoạt động ở thị trường Ấn Độ. Ông đã bỏ lỡ thị trường Trung Quốc khi dành thời gian đánh cược đầu tư vào Ấn Độ, nhưng con trai ông đã kịp quay lại với thị trường này. Bill Draper kết thúc câu chuyện phiêu lưu đa dạng của mình với một lần “khởi nghiệp” đầu tư kiểu khác, đó là tham gia vào công việc từ thiện theo cách của nhà đầu tư: Đầu tư vào những doanh nghiệp xã hội. Một lần nữa, ý nghĩa về những con người thay đổi thế giới lại được thể hiện rất rõ nét, các doanh nhân thành công không nhất thiết là người tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế khổng lồ, mà hoàn toàn có thể là những người tạo ra cách thức thay đổi cuộc sống của những người nghèo khó và dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, đúng như cách nói của David Bornstein: “Các doanh nhân làm thay đổi nền kinh tế, các doanh nhân xã hội làm thay đổi xã hội”.

    Doanh nhân và nhà đầu tư – sự kết đôi hoàn hảo của những con người có khả năng làm thay đổi thế giới. Đó chính là điều Bill Draper muốn chia sẻ với độc giả bằng chính câu chuyện cuộc đời mình. Bạn đọc doanh nhân muốn đi tìm sự kết đôi này và muốn biến sự kết đôi đó trở nên hoàn hảo, thì “Cuộc chơi khởi nghiệp” là cuốn sách sẽ đem lại cho bạn những gợi ý tuyệt vời nhất.
     

    Các file đính kèm:

  13. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]


    Chúng ta dễ dàng thấy được sức mạnh toát ra từ những con người dám đứng lên và khởi xướng “phong trào” của riêng họ, đó có thể là khởi xướng một ý tưởng, khởi động một chiến dịch và phổ biến nhất là khởi phát một công ty.

    Bằng vốn sống và kinh nghiệm thương trường dày dạn của mình, tác giả Jennifer Dulski đã chắt lọc những ý kiến của bản thân trong một cuốn sách đáng giá viết về chủ đề khởi xướng phong trào mang tên “Cú hích khởi nghiệp”. Cuốn sách là lời kêu gọi đầy cảm hứng, truyền sức mạnh cho bất cứ ai muốn thay đổi thế giới này.

    Đặc biệt hơn nữa cuốn sách không xoay quanh những con người nắm trong tay vô vàn quyền hạn và trách nhiệm, mà nó tập trung nói về cách những con người bình thường tạo nên điều phi thường. Và dưới con mắt chuyên gia của tác giả, bất cứ ai cũng có thể tạo ra sự đổi thay nếu họ tin tưởng vào quyền năng sức mạnh mà hành động của họ tạo nên, bất kể địa điểm hay phạm vi.

    Và đã đến lúc bạn phải tự hỏi mình, rằng bạn muốn trở thành người bình thường hay người bình thường tạo ra những điều phi thường?

    ***

    Bạn chẳng thể biết được mình sẽ truyền cảm hứng cho ai

    Một phần yêu thích của tôi khi phỏng vấn các gương mặt xuất hiện trong cuốn sách này là được nghe câu chuyện về những người truyền cảm hứng cho họ để khởi xướng phong trào. Đa phần những người khởi động kiến nghị từng nói chuyện cùng tôi đều bộc bạch rằng họ chịu tác động lớn từ những người có chiến dịch tương tự hoặc thực hiện hoạt động xã hội khác. Suy nghĩ rằng ai đó khác cũng đang nỗ lực tạo ra thay đổi giúp họ thấy được tính khả thi cho chính trường hợp của mình. Ngạc nhiên thay, hầu hết lại chưa từng nói với những người kia rằng họ đã là nguồn cảm hứng quan trọng ra sao. Chúng ta chẳng bao giờ biết được điều gì ta nói hoặc làm rồi sẽ truyền cảm hứng cho người khác. Tuy nhiên, ta nên nhận thức được rằng hành động của mình sẽ có tác động khi thì nhỏ bé, khi thì sâu sắc, tới người khác. Và đây là một chuyện đáng kể.

    • • •

    Taryn Brumfitt, bà mẹ ba con người Úc, đã có khoảnh khắc giác ngộ sau nhiều năm vật lộn với hình thể không hoàn hảo của mình. Cô đã cân nhắc thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, rồi lại từ chối vì nghĩ đây sẽ là ví dụ xấu cho con gái mình. Cô chuyển sang chế độ ăn kiêng và các bài tập nghiêm ngặt, và thành công trở thành huấn luyện viên thể hình xuất sắc. Nhưng cô kể với tôi rằng, “Lối sống mà tôi phải duy trì để có được cơ thể hoàn mỹ này thực sự rất gò bó, và nó chẳng mấy vui vẻ.” Taryn nhận ra cô hạnh phúc hơn với cơ thể ban đầu của mình. Giờ đây, cô đã biết tôn trọng, yêu thương và đối xử với cơ thể mình tốt hơn.

    img571

    Hình ảnh trước và sau của Taryn Brumfitt.

    Thế là cô đã làm việc không ai ngờ tới. Cô đăng ảnh “trước và sau” của mình, với cơ thể khỏe mạnh nuột nà làm ảnh “trước” và cơ thể tròn trịa hơn, đều đặn và hạnh phúc hơn làm ảnh “sau”.

    Taryn không đăng ảnh nhằm mục đích truyền cảm hứng cho người khác. Cô làm vậy như một phần của lộ trình tìm cách yêu lấy cơ thể mình. Và cô không hay biết bức ảnh đó sẽ truyền cảm hứng cho bao nhiêu người. Bức ảnh giờ đây đã có hơn 100 triệu lượt xem, và hơn 7.000 người liên hệ trực tiếp với Taryn qua email và mạng xã hội để cho cô biết cô đã mang lại nguồn cảm hứng lớn lao với họ ra sao. Lòng can đảm của cô khi đăng bức ảnh đó đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người, thôi thúc cô viết một cuốn sách và sản xuất một bộ phim tài liệu, cả hai đều có tựa đề Embrace (tạm dịch: Ôm trọn). Rồi cô lại khởi xướng Phong trào Hình ảnh Cơ thể (The Body Image Movement) trên khắp thế giới.

    • • •

    Amanda Nguyen, người phụ nữ trẻ tuyệt vời đấu tranh cho nạn nhân xâm hại tình dục cũng chia sẻ với tôi câu chuyện về nguồn cảm hứng không ngờ tới. Sau một ngày mệt nhoài làm công tác hành lang tại Nghị viện Tiểu bang Massachusetts, cô về nhà và bật khóc. Cô cảm thấy thất bại và không chắc liệu mình có thể thuyết phục giới chính trị gia dành sự quan tâm tới một động lực vốn không quen thuộc với đời sống cá nhân của họ. Nhưng ngày hôm sau, khi bắt Uber quay lại Thượng viện Hoa Kỳ để tiếp tục làm công tác hành lang, anh tài xế hỏi cô đến đó để làm gì. Amanda kể lại, “Tôi trả lời, và thế là con người hoàn toàn xa lạ này bắt đầu bật khóc. Nước mắt trào ra khỏi khóe mắt và anh nói, ‘Con gái tôi từng bị cưỡng bức, và khi con bé cố tìm kiếm sự giúp đỡ, thì hệ thống lại quá lỏng lẻo.’ Khi dừng xe, anh xin phép bắt tay tôi và cảm ơn vì đã đấu tranh cho cả con gái anh nữa. Rồi anh tiếp lời, ‘Hôm nay đã có ai nói với bạn rằng họ yêu bạn chưa? Tôi yêu bạn.’ Và tôi sẽ không bao giờ quên được người cha này. Từ trải nghiệm này, tôi rút ra được một bài học. Đôi khi ta sẽ cảm thấy đơn độc khi làm việc, nhưng nó luôn có hiệu ứng gợn sóng mạnh mẽ và giàu ý nghĩa. Và nó giàu ý nghĩa với những người bạn thậm chí chẳng biết hay chẳng nghĩ rằng sẽ tác động tới.”

    Amanda đã truyền cảm hứng cho tài xế Uber này, để ông biết rằng ngoài kia đang có người đấu tranh cho cả con gái của ông nữa. Và ngược lại, ông cũng truyền cảm hứng cho cô. Những lời lẽ trân trọng đơn giản đó có ý nghĩa lớn với cô, đặc biệt vào những ngày khó khăn.

    • • •

    Sara Wolff là nhà hoạt động cho quyền của người khuyết tật và là diễn giả truyền cảm hứng với Hội chứng Down. Cô tìm thấy cảm hứng từ những người cô từng gặp trong suốt quá trình làm nhiệm vụ hỗ trợ Đạo luật ABLE. Trò chuyện và lắng nghe câu chuyện của họ là phần cô thấy giàu ý nghĩa nhất, và chính vai trò này đã duy trì động lực để cô không ngừng đấu tranh cho quyền của người khuyết tật. “Con người truyền cảm hứng cho nhau vì tất cả chúng ta đều có thể học hỏi từ người khác”, cô nói với tôi. “Tôi đã không biết mình là một người ủng hộ, cho đến những năm trung học, khi tôi học được rằng nếu tôi có thể đứng lên vì bản thân, thì tôi cũng có thể làm thế vì người khác. Tôi yêu việc này. Học hỏi bao điều từ mọi người, lắng nghe câu chuyện về bản thân, về gia đình, về bạn bè và về cảm xúc của họ là một cảm giác tuyệt diệu.”

    Nhưng có chăng điều đáng nói hơn cả là hoạt động của Sara Wolff đã truyền cảm hứng cho vô số người trong cộng đồng khuyết tật và xa hơn nữa. Chủ tịch Cộng đồng mắc Hội chứng Down (NDSS) Sara Weir nói với tôi rằng: “Sara Wolff phải nói là quá phi thường. Trong khi cô phát triển và trở thành bộ mặt của đạo luật này trong suốt thập kỷ qua, khả năng vận động và kể câu chuyện bản thân của cô cũng rất đáng để theo dõi. Cô trưởng thành hơn dưới cương vị một nhà ủng hộ và một con người, bằng cách vượt qua hành trình này. Tuy nhiên, phần lớn mọi người có lẽ đã không nhìn thấy một điều; đó là khả năng đặt ra tiêu chuẩn cho những Bố và những Mẹ có con bị mắc Hội chứng Down ngày hôm qua hoặc ngày mai. Họ chỉ nhìn thấy Sara, và nhận ra điều cô có thể làm. Làm chứng trước Ủy ban Tài chính của Thượng viện Hoa Kỳ, một bệnh nhân của Hội chứng Down – chuyện này đâu xảy ra hằng ngày. Cô thực sự đã đẩy tiêu chuẩn lên cao. Và cô làm được việc này chỉ bởi sống như chính con người mình. Cô khiến cộng đồng người khuyết tật hiểu ra tương lai xán lạn cho bệnh nhân mắc hội chứng Down. Và họ có thể chạm tới hi vọng, mơ ước và đam mê của mình.”

    • • •

    Khi tôi hỏi những người tôi từng phỏng vấn về người truyền cảm hứng cho họ, tôi nhận được các đáp án đa dạng từ “mẹ tôi”, tới người đồng nghiệp hoặc giáo viên cụ thể, cho tới “thành viên ban nhạc cũ của tôi”. Mỗi người khởi xướng phong trào đều có thể ngay tắp lự nêu tên những người có hành động nhỏ hoặc lớn đã truyền cảm hứng cho họ; ấy vậy mà chỉ một phần nhỏ từng thổ lộ với nguồn cảm hứng của mình về ảnh hưởng họ mang lại. Bất kể đã gửi lời cảm ơn tới người cho mình cảm hứng hay chưa, mỗi người đều có sự hình dung rõ rệt về thứ tạo nên khác biệt; đó là hành động hoặc lời nói cho họ thấy rằng họ có thể giải quyết vấn đề lớn và tạo ra phong trào của bản thân.

    Mặc dù chúng ta hẳn không thể tường tận về cách hành động của mình ảnh hưởng tới người khác, chúng ta cũng đã thấy rằng cử chỉ nhỏ nhất, như để lại bình luận ngắn – một “lí do ký tên”– trên đơn kiến nghị của người khác, cũng có thể trở thành nguồn cảm hứng lớn lao. Điều nhỏ nhoi ta nói hoặc viết cho người khác cũng có sức mạnh tương tự. Tôi vẫn nhớ như in những lần được tác động để tự tin và tích cực hơn. Một giáo sư từng gợi ý tôi xuất bản nghiên cứu của mình trên tạp chí học thuật. Một lãnh đạo tập đoàn cho tôi cơ hội và một vị trí làm việc lâu dài. Tôi còn cảm nhận được niềm vui và nỗi bất ngờ khi học sinh cũ nói rằng niềm tin của tôi dành cho họ đã trở thành chất xúc tác cho thành công của họ như thế nào, hoặc lời khuyên và kiến nghị tôi từng đưa ra cho đối tác trong một cuộc nói chuyện nào đó đã tái định hình sự nghiệp của họ ra sao. Chúng ta thực sự không hề hay biết về ảnh hưởng của mình lên người khác.

    Khi điều này được sáng tỏ, tôi mong nó có thể đẩy chúng ta đi xa hơn để làm được hai việc sau:

    1. Nghĩ kỹ hơn về ảnh hưởng của bản thân tới người khác. Hãy trở nên tốt bụng và biết khuyến khích, biết thúc đẩy người khác tới tầm cao mới, cả trong tương tác sâu và nông. Chúng ta nào hay biết lời nói và hành động của mình rồi sẽ truyền cảm hứng cho ai.

    2. Hãy liên lạc những người từng cho ta cảm hứng và nói cho họ biết về điều đó. Không chỉ mối quan hệ được vững chãi hơn, mà bạn hãy nghĩ xem thế giới sẽ tích cực hơn bao nhiêu nếu chúng ta củng cố hành vi giàu cảm hứng bằng cách cho người khác biết hành động của họ có hiệu quả - và có lẽ họ sẽ tiếp tục làm nó trong tương lai.

    Việc bạn có tạo ảnh hưởng đến người khác hay không chẳng hề quan trọng. Sống cuộc đời biết theo đuổi tác động tích cực mới quan trọng: cuộc đời có chủ đích, cuộc đời vì cộng đồng, và cuộc đời thúc đẩy bởi hi vọng. Chúng ta đã thấy được sức mạnh từ những người biết đứng lên để khởi xướng phong trào và từ lượng lớn cộng đồng ủng hộ họ - các công ty mới mở được thúc đẩy bằng mục đích, những ý tưởng và cách tiếp cận mới trong các tổ chức trì trệ, cũng như các chính sách cùng các điều luật mới để tạo ra thế giới tốt hơn cho tất cả.

    Giờ đã đến lượt bạn.

    ***

    Với tinh thần “nào hay biết ta rồi sẽ truyền cảm hứng cho ai”, có biết bao con người đã cho tôi cảm hứng trên hành trình viết cuốn sách này. Đầu tiên, lòng biết ơn sâu sắc nhất xin gửi tới những con người giàu cảm hứng mà tôi may mắn được phỏng vấn, bao gồm cả những câu chuyện hết sức tuyệt vời nhưng không may lại không xuất hiện trong bản thảo cuối, nhưng hành động can trường của họ đã khiến thế giới trở thành nơi tốt đẹp hơn và tôi vẫn tìm kiếm cơ hội để được kể câu chuyện của họ. Juliana Britto Schwartz và Hội Thanh niên Standing Rock tại Bắc Dakota dẫn đầu phong trào phản đối đường ống dẫn dầu vào Dakota; Leah Busque sáng lập Task Rabbit và có đóng góp lớn cho phong trào ủng hộ tạo nên công việc linh hoạt hơn; Caroline De Haas trong phong trào bảo vệ luật lao động Pháp; Consuelo Machado đứng lên vì quyền giáo dục của con trai mình và của những đứa trẻ khuyết tật khác tại Brazil; Richard Ratcliffe đến từ UK đấu tranh không mỏi mệt để người vợ Nazanin đang bị tống giam tại Iran được phóng thích, và Shay Rubin trong khi chạy chiến dịch kêu gọi công ty bảo hiểm hỗ trợ phẫu thuật cấy ốc tai cho con trai mình đã thành công thuyết phục công ty này viết lại chính sách hỗ trợ toàn bộ quá trình phẫu thuật cho mọi khách hàng.

    Tôi muốn cảm ơn những đồng nghiệp phi thường của mình, những người cho tôi bao bài học trong nhiều cột mốc trên con đường sự nghiệp cá nhân; rất nhiều ví dụ cuộc đời tôi chia sẻ trong cuốn sách này có thể đã chẳng xảy ra nếu không có những con người tuyệt vời mà tôi được đồng hành cùng. Lời cảm ơn đặc biệt gửi tới Ben Rattray và các đồng nghiệp tại Change.org, những người giúp tôi mở mang tầm mắt, để tôi thấy được con người quanh thế giới đang mạnh dạn lên tiếng vì bất công trong mắt họ như thế nào, và dạy tôi nhiều kỹ thuật con người sử dụng để làm được những việc trên. Có quá nhiều đồng nghiệp tuyệt vời để kể tên trong nhiều năm trời; tôi mong các bạn đều biết được tôi trân trọng các bạn nhường nào.

    Dành cho những người từng cho tôi cảm hứng và những người tôi chưa từng thổ lộ, tôi luôn biết ơn những cá nhân từng xuất hiện trong cuộc đời mình, làm người hướng dẫn, huấn luyện viên và cho tôi cơ hội, dù bằng cách thách thức tôi, cho tôi công việc, đầu tư vào tôi (cả về cảm xúc và tiền bạc), đóng vai trò hình mẫu để tôi theo đuổi, đề xuất tôi cho một vị trí, hoặc đơn giản chỉ là tin tưởng vào tiềm năng của tôi: Jeanie và Jim Mohan, Barbara và Rob York, Beth Anderson, Chuck Lucasey, Doc Lamott, Joe DiPrisco, Peter Kuniholm, Tom Gilovich, John Brenner, gia đình Potiguar, Loofbourrow, Mare (Kalin) Managan, Ham Clark, Marnie McKnight, SusanDalton, Robert Frank, George Babbes, Karen Edwards, Grant Winfrey, Ken Grouf, Rob Solomon, Cammie Dunaway, Jeff Weiner, James Slavet, Hilary Schneider, Jerry Yang, Dave Goldberg, Bill Harris, Chandu Thota, Sergio Monsalve, Joe Hanauer, Susan Wojcicki, Sridhar Ramaswamy, Sameer Samat, Reid Hoffman, AriannaHuffington, Andrew Bosworth, Chris Cox, Kang Xing Jin, Mark Zuckerberg, Sheryl Sandberg, Naomi Gleit, và nhiều người khác nữa. Có được những người luôn tin tưởng và sẵn lòng thúc đẩy tôi mạnh mẽ hơn so với khi tôi tự thúc đẩy bản thân chính là tài sản vô giá trong cuộc đời tôi. Tôi mong rằng có thể truyền tải cảm hứng của họ với nhiều người khác thông qua cuốn sách này.

    Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ed Faulkner từ Ebury, người từng nghe bài phát biểu của tôi tại London vào năm 2015 và đến gặp tôi sau đó để hỏi liệu tôi có bao giờ cân nhắc viết sách chưa. Tôi không rõ anh ấy đã thấy gì và nghe được gì vào hôm đó để đưa ra đề xuất này, nhưng tôi cảm ơn anh vô cùng, bởi cuốn sách này hẳn đã không tồn tại nếu không có anh.

    Cuốn sách này cũng sẽ không thành hiện thực nếu không có Laura Zigman, đồng tác giả chí cốt của tôi, người giúp đỡ tôi qua mọi giai đoạn của cả quá trình và mọi khoảnh khắc tự nghi ngờ bản thân, tận dụng trải nghiệm, tài năng và khiếu hài hước tinh tế của cô để giúp tôi bước tiếp. Tôi biết ơn vô cùng vì sự giúp đỡ của cô và vì toàn bộ thời gian cũng như sự tận tụy cô bỏ vào cuốn sách này. Tôi muốn cảm ơn Eva Arevuo và Callie Thompson vì sự giúp đỡ của họ trong nhiều phần của cả quá trình này, từ lên lịch phỏng vấn nhằm mục đích nghiên cứu, hay đọc và góp ý cho những bản thảo đầu tiên, cũng như Shirl Harrison vì sự ủng hộ của cô. Sự giúp đỡ của họ giá trị biết bao.

    Tôi gửi lời cảm ơn tới những con người tại Portfolio/Penguin, họ đóng vai trò quan trọng cho sản phẩm cuối cùng. Đầu tiên, xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới biên tập viên Merry Sun. Cô luôn cực kỳ thấu đáo và hữu ích với những gợi ý, và hiển nhiên đã khiến cuốn sách chặt chẽ hơn sau mỗi lần chỉnh sửa. Tôi biết ơn nhà xuất bản Adrian Zackheim của Portfolio, người nắm bắt tầm nhìn rõ ràng ngay từ ban đầu cho cuốn sách, khuyến khích tôi tư duy rộng hơn về định nghĩa của phong trào, và giúp kết nối các quan điểm khác nhau để đi đến sự thống nhất sau cùng. Và tôi cũng muốn cảm ơn Stephanie Frerich; sự hào hứng ban đầu của cô về cuốn sách đã tạo ra động lực và giúp chúng tôi khởi đầu đúng hướng. Tôi cũng biết ơn tác phẩm xinh đẹp và sáng tạo của giám đốc nghệ thuật Chris Sergio và thiết kế minh hoạ của Daniel Lagin và Tiffany Estreicher; nhóm tiếp thị gồm Will Weisser, Katherine Valentino, Taylor Edwards và Madeline Montgomery; hỗ trợ xuất bản từ Alie Coolidge, Kelsey Odorczyk và Tara Gilbride; biên tập sản xuất Sharon Gonzalez, quản lý biên tập Lisa D’Agostino, và công tác biên soạn tỉ mỉ của Angelina Krahn. (Là người yêu thích ngữ pháp, tôi từng bí mật tưởng tượng cuộc sống khác dưới cương vị một nhà biên soạn, mặc dù rõ ràng công việc của họ còn hơn cả thế). Xin gửi lời cảm ơn tới Lucy Oates từ Ebury vì đã mang cuốn sách tới Anh và phản hồi hướng tới độc giả Anh của cô.

    Đoạn cuối quan trọng này xin dành cho những con người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Tôi muốn gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ tôi, Bob và Judy Huret, các chị gái, Deborah Op den Kamp và Bonnie Morrison, những người bạn thân thiết nhất bao gồm “bộ sậu bảy người”, gia đình nhà chồng, gia đình Dulski, và gia đình Frans Op den Kamp. Tất cả mọi người đã cho tôi tình yêu và sự ủng hộ vô điều kiện, và cả những món quà chẳng thể đong đếm, bao gồm vô số bài học xuất hiện trong cuốn sách này. Và gửi tới các con gái của mẹ, Emma và Rachel, và ông xã, Len, mẹ sẽ không thể làm được nếu không có nhà mình. Mẹ mới may mắn làm sao khi có cả nhà trong đời và mẹ biết ơn vì được ở bên mọi người. Cả nhà đã cho mẹ động lực, và là lý do đằng sau những phong trào mà mẹ tham gia.
     

    Các file đính kèm:

  14. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]


    Các thông tin thực tế, thiết thực có thể hỗ trợ những người có tiềm năng khởi nghiệp bằng cách nào? Tôi đã mở nhiều công ty, quản lý các cơ quan lớn nhỏ khác nhau, là một nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện công việc tư vấn cho các công ty lớn, các chính phủ về đổi mới sáng tạo, đồng thời tôi cũng là một giáo sư. Trong 10 năm, tôi rất vinh dự khi là người đứng đầu Tổ chức Kauffman, “Tổ chức dành cho Khởi nghiệp” tại thành phố Kansas. Trong suốt quãng thời gian đó, tôi thấy mình thật may mắn khi được tiếp xúc với các doanh nhân thành đạt, những người khởi nghiệp mang trong mình khát vọng lớn, các nhà đầu tư và những người mang tầm nhìn kinh doanh.

    Những trải nghiệm này đã giúp tôi đúc kết ra một điều là mọi ý nghĩ về cách thức, thời gian và lý do thành lập công ty mà chúng ta hay nghĩ tới có lẽ sai mất rồi. Là một người làm kinh tế, tôi bắt đầu đặt cái nhìn nghi ngờ của mình vào những quan niệm ẩn sâu nhưng lại có một sức ảnh hưởng to lớn, đặc biệt là các quan niệm áp dụng vào mô hình thành công mới trong kinh doanh. Các quan niệm trong kinh doanh dường như được đúc kết nên từ chính những câu chuyện và những tình huống đã xảy ra trong thế giới kinh doanh trước đó.

    Đó là lý do vì sao trong năm 2002, tôi đã phải nắm lấy cơ hội điều hành Tổ chức Kauffman. Với nguồn vốn 2 tỷ đô, Ewing Marion Kauffman, nhà sáng lập của một công ty dược phẩm theo hướng đổi mới sáng tạo tại thành phố Kansas, đã thành lập nên tổ chức này. Tổ chức Kauffman là tổ chức phúc thiện lớn nhất thế giới, được thành lập với mục đích tăng cường thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Đây là một thách thức mà chắc chắn tôi phải đối mặt: tôi biết khi các doanh nghiệp mới liên tiếp ra đời, xã hội của chúng ta sẽ phát triển và đi lên. Tôi cũng hiểu rằng những gì mà người khởi nghiệp đã làm là quá lớn và quan trọng, vậy nên chỉ bằng những đoạn văn nhỏ lẻ, không có dẫn chứng thì làm sao có thể miêu tả hết được cái lớn và cái quan trọng đó? Và sau cùng, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mang đến cho chúng ta những sản phẩm và dịch vụ vượt ngoài sức tưởng tượng, tạo ra nhiều công việc mới cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra các phúc lợi tốt hơn. Người khởi nghiệp chính là nguồn lực quốc gia, một nguồn lực vô cùng giá trị và họ không nên trở thành đề tài của những cách ngôn không được chứng minh và khoác lên mình cái vẻ giống như lời khuyên kinh doanh.

    Tổ chức Kauffman cung cấp một nền tảng nhằm chiêu mộ một đội ngũ những người làm kinh tế. Những người này đóng vai trò là những người khởi tạo nghiên cứu chuyên sâu, giải quyết câu hỏi: Làm thế nào để các doanh nghiệp mới thực sự được tạo dựng và phát triển? Đội ngũ nghiên cứu tiến hành tìm hiểu rộng hơn về những công trình để lại của hai nhà kinh tế học có tầm ảnh hưởng lớn là Joseph Schumpeter và William Baumol. Họ chính là những người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu khởi nghiệp, trước cả khi mọi người biết đánh vần hai chữ “khởi nghiệp”, chứ chưa nói đến ý nghĩa thực sự của hai chữ này. Dựa vào hoạt động nghiên cứu trong Tổ chức Kauffman và các suất học bổng được Kauffman tài trợ, hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm về những người khởi nghiệp đã ra đời, từ đó dẫn đến những “sự thật ngầm hiểu” mà mọi người giờ đây ai cũng nắm rõ. Ví dụ như trước đây, chúng ta không thể hiểu rõ lý do vì sao các công ty trẻ lại tạo ra được 80% các công việc mới trong nền kinh tế; hoặc lý do vì sao các doanh nghiệp mới đó lại đóng một vai trò quan trọng trong quá trình mở rộng nền kinh tế. Ngày nay, chúng ta phải lấy làm vui mừng khi chủ đề khởi nghiệp được nhắc đến trong mọi cuộc thảo luận về tăng trưởng kinh tế. Kauffman là nơi có những con người đầu tiên dùng hết chất xám cũng như kinh nghiệm của mình để nghiên cứu về cách thức khởi nghiệp mới. Nhờ vào đó nên chúng tôi hiểu rất rõ về cách các doanh nghiệp hình thành, phát triển và cần phải làm gì để cải tiến những cơ hội thành công.

    Cuốn sách này sẽ hé lộ cho bạn những gì mà các nghiên cứu đã tìm ra; đi cùng với đó là những kinh nghiệm của những người khởi nghiệp mà tôi đã gặp, tập trung chủ yếu vào hướng dẫn thực tiễn và các bài học rút ra. Cuốn sách cũng giúp bạn thấy được cách thức hình thành một công ty thực sự là gì, và làm thế nào để công ty phát triển và đạt được sự thịnh vượng. Bốn chương đầu tiên sẽ nói về mọi thứ liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp. Bốn chương tiếp theo sẽ là những bài học rút ra từ các bậc tiền bối đi trước. Phần cuối cùng sẽ dành cho những sự việc xảy ra trong thực tế, có dữ liệu chứng minh đi kèm, không phải là các câu chuyện đồn thổi. Ngoài ra trong phần cuối này tôi cũng sẽ đề cập đến những hướng dẫn thực tế từ những người khởi nghiệp thành công.
    ***
    Tưởng nhớ ngài Ewing Marion Kauffman

    Một doanh nhân vĩ đại người Mỹ, người đã sáng lập nên công ty riêng khi trong tay không có một tấm bằng đại học, một bản kế hoạch kinh doanh, một vườn ươm khởi nghiệp, một nhà cố vấn dày dạn kinh nghiệm hay một nhà đầu tư mạo hiểm. Ông luôn đi theo phương châm mà nhiều người nên đi theo ngày nay: “Tạo việc chứ không nhận việc”. Ông đã dùng cơ đồ của mình để giúp người khác thấy rằng khởi nghiệp là một lựa chọn ai cũng có thể có. Giống như nhiều nhân vật có tiếng tại Mỹ, Ewing Kauffman tự nhìn nhận cuộc đời của mình là một cuộc đời bình thường của một người Mỹ bình thường, xuất thân từ tầng lớp thấp, đạt được thành công nhờ vào sáng kiến cá nhân và chăm chỉ làm việc trong một đất nước tự do, luôn tạo động lực cho biết bao con người đi tìm kiếm, phát triển và áp dụng tài năng của mình vào trong kinh doanh. Tổ chức Kauffman chính là hiện thân cho chọn lựa vĩ đại của Kauffman khi ông muốn trả ơn cộng đồng bằng cách thắp sáng con đường cho những ai sẵn sàng đương đầu với những rủi ro cá nhân để tạo dựng nên các doanh nghiệp nhằm tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người khác. Chân thành cảm ơn, ngài Kauffman.
    ***
    Ewing Kauffman đã mất 10 năm trước khi tôi biết đến tổ chức của ông. Tôi rất may mắn được biết đến ông thông qua cuốn tiểu sử của Anne Morgan và những điều bà đã làm với tư cách là một trong những người nhận ủy quyền đầu tiên từ Tổ chức Kauffman. Tôi xin chân thành cảm ơn Anne, John A. Mayer, Ramon de Oliveira, Thomas J. Rhone, Siobhan Nicolau và Brian O’Connell. Tất cả đã truyền cho tôi một nguồn cảm hứng khi đã tin tưởng và thực hiện những nguyện vọng mà Kauffman dành cho tổ chức của mình với tư cách là những người nhận ủy quyền. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các nhà nghiên cứu và các bạn đồng nghiệp tại Tổ chức Kauffman, Bob Litan và Dane Stanger, đã giúp tôi hình thành nên nhiều quan điểm, kiến thức sâu sắc trong cuốn sách này.

    Tôi mong được gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến những người thầy đã đi qua trong cuộc đời tôi, những người đã dạy tôi cách liên kết những sự việc có được thông qua những trải nghiệm để đưa ra các quyết định hành động. Đó là Giáo sư John P. White; W. Lee Hansen; Rogers C. B. Hollingsworth; cố bác sĩ Robert M. Heyssel, Chủ tịch Bệnh viện John Hopkins; và Michael Novak tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ.

    Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các đồng nghiệp mà tôi đã có vinh dự được cùng làm việc trong khoa cùng các sinh viên mà tôi giảng dạy tại trường Đại học Syracuse. Elizabeth Liddy, Hiệu trưởng Trường Khoa học Thông tin, là người đi đầu trong đào tạo khởi nghiệp và là một người bạn thân thiết của tôi trong trường. Jake Smarr, người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong nghiên cứu và Lois Elmore, người luôn đưa ra những dự đoán chính xác giúp tôi.

    Lời cảm ơn tiếp theo tôi xin dành cho AJ Sidhu, người giúp tôi quản lý bản thảo và cổ vũ tôi trong suốt quá trình viết cuốn sách này. Alice Martell, người nhân viên tốt nhất, luôn kiên nhẫn và hòa nhã, cho tôi những lời động viên, khích lệ khi cần.

    Mọi tác giả đều có những lời cảm ơn gửi đến gia đình. Tôi cũng vậy, tôi cần gửi một lời cảm ơn sâu sắc đến người vợ của mình, Ellyn Brown khi luôn là nguồn động lực cũng như nguồn ý tưởng cho tôi.

    Cuối cùng, tôi xin nhớ về một người đã giúp tôi hình thành nên quan điểm về khởi nghiệp. Ông là Paul Magelli, một nhà kinh tế học giảng dạy tại khoa Kinh tế thuộc trường Đại học Illinois trong hơn 40 năm. Ông mất vào thời điểm tôi vừa hoàn thành xong bản thảo cho cuốn sách này. Ông là một hình mẫu tuyệt đẹp về một người giáo sư tài trí, sâu sắc, luôn hào phóng với sinh viên của mình. Ông biến tất cả những sinh viên trở thành bạn của mình. Tôi thật may mắn khi nằm trong số những người được ông thắp sáng cuộc đời.
     

    Các file đính kèm:

  15. daosicz

    daosicz Mầm non

    Không biết nói gì hơn ngoài cám ơn sâu sắc với chủ thread, quá tuyệt vời.
     
  16. nano1978

    nano1978 Mầm non

    Tuyệt vời, cảm ơn bạn.
     
  17. duongnguyen993

    duongnguyen993 Lớp 2

    Rất cám ơn sâu sắc với chủ thread. @Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link xin phép chủ thread đã sửa lại lỗi font một chút.
     

    Các file đính kèm:

  18. betonamujin

    betonamujin Mầm non

    Xây dựng thương hiệu tinh gọn
     

    Các file đính kèm:

  19. duongnguyen993

    duongnguyen993 Lớp 2

    Sửa lại lỗi font
     

    Các file đính kèm:

  20. Cashflow

    Cashflow Mầm non

    Tuyệt vời. Trân trọng cám ơn.
     
Moderators: thanhbt, TĐT

Chia sẻ trang này