Phật Giáo Let Go! - Hubert Benoit

Thảo luận trong 'Sách tiếng nước ngoài' bắt đầu bởi 1953snake, 9/11/15.

  1. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    cover.jpg

    Đây là một trong 3 tác phẩm nổi tiếng (Let Go!, The Supreme Doctrine và The Interior Realization) của Hubert Benoit, nhà tâm lý trị liệu người Pháp, trình bày cách hiểu biết của Ông về Thiền theo nhãn quan của tâm phân học. Let Go! đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề Buông Xả (1968, NXB Lá Bối).
    H. Benoit cũng là người đã dịch ra tiếng Pháp tác phẩm "Thiền Vô Niệm" của Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki.
    Thiền sư Osho đã có 1 nhận xét vui (nhưng không kém phần nghiêm chỉnh) như sau về ý kiến của H.Benoit cho rằng người ta không cần có 1 vị thầy (master) để học cách buông xả:
    "Ông ấy (H. Benoit) đã quên 1 điều: đó là, một khi bạn đã học 1 triết lý, bạn cần 1 vị thầy để giúp bạn vứt bỏ triết lý đó đi." (The Zen Manifesto: Freedom From Oneself)

    .
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 9/11/15
    cam_tn, ashoka, kinhnhieuloc and 2 others like this.
  2. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Này bạn ơi! Sách phải đề rõ bản tiếng Anh hay tiếng Việt chứ để mọi người biết mà tải chứ! Với lại sách tiếng nước ngoài sao lại đăng ở mục này
     
  3. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    Mục Lục bản dịch "Let Go" - " Buông Xả" của Nguyễn Minh Tâm

    BUÔNG XẢ

    TƯ DUY VỀ ZEN

    HUBERT BENOIT

    Bản dịch của Nguyễn Minh Tâm

    NXB Lá Bối

    TỰA

    Của Đại đức SIDDHESWARANANDA

    Sự đương lai xuất hiện của Phật, có định trước trong Kinh điển Phật giáo (Puranas) dưới danh hiệu Di Lặc Từ thị, không tất dịnh là phải mượn hình tướng của một con người. Trước khi viên tịch, đức Phật có tuyên bố rằng ngài để GIAÓ PHÁP lại cho hậu thế; và ngài căn dặn về chỗ khá tôn trọng Pháp bảo ấy chứ chẳng khá tôn trọng con người của ngài. Ngài khuyên mỗi người hãy tự thể hiện ánh sáng của trí huệ nơi chính mình.

    Một giáo pháp cũng như một con người, có thể đạt tới phẩm vị của sự Ứng Thân. Nếu quan niệm về thần học và kinh văn về sự Ứng Thân vốn áp dụng cho những Con Người từng đem “trí huệ và giải thoát”ban bố cho đồng loại họ, thì nay có cho rằng sự Khai Thị tự nó là một Con Người hiện thân bằng một Giáo Pháp, thiết tưởng chẳng có gì trái với cựu truyền. Xét như vậy, thì Kinh Maha Bharata, Kinh Ramayana và những thần thoại nhà Phật (Puranas) đều là những Ứng Thân đầy đủ công đức trang nghiêm của những nhân vật có sinh sống hẳn.

    Đức Phật thuyết pháp là để cho nhân loại được soi sáng bằng sự giác ngộ chứ chẳng phải để cho họ chấp trước con người của ngài. Pháp tức là Khai Thị. Pháp tức là Ứng Thân Phật. hàng Phật tử Đại Thừa mong chờ sự tái sinh của Đức Phật dưới hình tướng đức Di Lặc. Phần chúng tôi, vốn tin ở chỗ ưu đẳng của Pháp, chúng tôi tuyên bố một cách chắc chắn rằng quyển sách này của Bác sĩ Benoit là một pho luận giải

    trác tuyệt về Pháp đúng như chỗ xương minh của giáo lý Đại thừa trong thể thức Thiền Tông (Zen) Trung Hoa. Pháp ở sách này có thể thực sự xem như sự ứng nghiệm của lời hứa hẹn trên đó bao nhiêu người đặt hết hy vọng, về sự hạ sinh của đức Di Lặc vậy.

    Quyển sách bạn sắp đọc đây là một trong những giai phẩm tuyệt diệu mà ai cũng mong sao được truyền xa bủa rộng khắp nhân gian. Theo tôi, cái diễm phúc thâm nhập được một giải pháp như thế này, là cái đặc ân cho một kiếp nhân sinh.

    MỤC LỤC

    TỰA của Đại đức Siddheswarananda

    Tiểu dẫn

    PHẦN THỨ NHẤT

    Chương I – Chuẩn bị tiệm tiến để đốn ngộ

    Chương II- Nhận thức ngoài và nhận thức trong – cảm giác và tri giác

    Chương III- Cảm nhận

    Chương IV- Ý muốn cảm nhận. Tánh chất mâu thuẫn của nó

    Chương V – Sự phát sinh của tư tưởng

    Chương VI- Tư tưởng giác quan và tư tưởng trí năng. Tư tưởng hữu thức vô tư

    PHẦN THỨ NHÌ

    Chương I – Ba tầng của vũ trụ

    Chương II- Cuộc chiến đấu của đời người

    Chiến đấu ẩn và chiến đấu hiện

    Nghĩ cho những thái độ của ngoại giới là “hữu ý”

    Sợ hãi và hy vọng

    “ Mê tín”

    Tự ái

    Cuộc xung đột cốt tử và “Ý muốn cảm nhận”

    Chương III- Ý niệm về Toàn Thiện

    Chương IV- Con người bị rứt xé

    Chương V – Chổ “bí ẩn” vọng tưởng về cái chết

    “ Vấn đề” về sự chết

    ChươngVI- Chỗ cuối cùng của cuộc tầm cầu bằng trí thức

    PHẦN THỨ BA

    Chương I – Hệ thống tâm lý vận động

    Chương II- Toàn bộ cơ cấu con người

    Chương III-Cơ cấu của cõi giới ngôn ngữ

    Chương IV-Hai cơ tự động của trí thức

    Chương V- “Danh từ”

    Chương VI- Liên hợp những ý niệm

    Chương VII-Sự phát biểu tư tưởng

    Chương VIII-Tính chất thụy miên của chú ý chúng ta hiện giờ

    Chương IX- Ngôn ngữ phi tụ

    Chương X- Ngôn ngữ phi tụ (tiếp theo)

    Chương XI- Những phương pháp luyện tâm

    Chương XII-Công phu kiến tánh

    Chương XIII-Những điều kiện cần thiết để hành “phản công phu nội tại”cho hiệu quả
     
  4. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Xin lỗi mình post lộn ngôn ngữ, loay hoay thế nào mà thay vì để ở tiếng nước ngoài lại để lộn vào tiếng Việt. Nhờ modeterator giúp chuyển giùm cho đúng hoạt xóa thread này. Xin cảm ơn nhiều.
     

Chia sẻ trang này