Hiện thực Lều chõng - Ngô Tất Tố

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Heoconmtv, 2/9/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. sadec1

    sadec1 Sinh viên năm IV

    Lều chõng (1968) – Ngô Tất Tố
    Nhà xuất bản Khai Trí 1968.
     

    Các file đính kèm:

    CanTay, lecanhcuong, 123phat and 5 others like this.
  2. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Không biết là bản Nhã Nam họ có dùng bản này không nhỉ ?
     
  3. phtdce

    phtdce Lớp 3

    Bác sadec công đức vô lượng cute_smiley60
     
  4. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Rất tiếc các bản hiện hành (của Nhã Nam, Văn Học, Khai Trí) đều dựa theo bản của nhà xuất bản Mai Lĩnh 1941 mà bản này thì bị nạn kiểm duyệt cắt xén cũng nhiều. Nên tham khảo bản của Ts. Cao Đắc Điểm và Ngô Thị Thanh Lịch là chắc ăn nhất.
     
    nhockon_cm thích bài này.
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Có sách scan nên xác minh được từ "tở lở". Còn từ "tò vo" (to vo?) thì bản scan chưa đến đó, phải đợi thêm bác sadec scan nốt xem sao.

    Các thành viên trên này thể nào có một ai đó có quyển này chứ nhỉ?
     
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Sách của bạn Sadec lỗi cũng khá nhiều.
     
  7. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Nói về lỗi chánh tả thì cũng khó mà bàn cho hết ý. Thời xưa viết như vậy là đúng thời nay cho là sai. Tôi theo chánh tả của Lê Ngọc Trụ chưa chắc bây giờ đã là đúng hết. Quan trọng nhất là quyển từ điển chánh tả nào bây giờ là đúng hay ta chỉ theo thói quen.
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không chỉ là lỗi chính tả. Ví dụ như trong đoạn này:
    upload_2016-12-21_19-34-42.png
     
  9. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Rất đồng ý với bạn là sách này còn nhiều lỗi. Tam sao thất bản mà. Nhưng các bản sách xưa sắp chữ rất cực khổ không như bây giờ nên cũng thường sắp chữ sai và thường cuối sách có bản đính chính. Cái này là thí dụ chơi thôi nhé. Tôi thấy trong từ điển và danh lục chim Việt Nam không có con chim nào tên là ''khanh khách'' cho nên tôi đoán là viết sai rồi sửa lại là khanh khánh theo phép láy vậy có được không? Chứng tỏ đại từ điển Việt Nam và từ điển chính tả Việt Nam còn thiếu nhiều từ lắm, bộ giáo dục hay cơ quan có thẩm quyền phải bổ sung vô mới là phải.
     
  10. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Sắp chữ thời xưa mà cũng có font Atlas. Công nhận hoành! cute_smiley15cute_smiley18cute_smiley26

    upload_2016-12-21_20-44-32.png
     
    dongtrang thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy làm 1 bản ebook theo sách này thôi.
    Ngày xưa cũng tùy nhà xuất bản, có tác giả tự sửa morat rất kỹ.
     
    dongtrang thích bài này.
  12. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Theo tôi tra cứu thì xưa tiếng Hán Việt không có chữ ''nhứ'' chỉ có như (rú) và nhữ (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). Không hiểu sao bây giờ từ điển trên mạng đánh chữ "nhứ'' thì lại hiện ra chữ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mà chữ này trong Từ Điển Hán Việt Hiện Đại của Nguyễn Kim Thản đọc là tự (xù). Chẳng biết theo từ điển trên mạng hay theo từ điển truyền thống đây. Tôi cũng chỉ mới học chữ Hán nên không rành vụ này lắm. Như vậy câu 落絮輕粘扑繡帘 phải đọc là ''lạc tự khinh triêm phốc tú liêm'' mới đúng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/12/16
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chữ này thì có từ xưa còn âm Hán Việt có thể thay đổi hoặc 1 chữ có nhiều âm đọc là thường. Trong từ điển Thiều Chửu có đấy bạn.
    Cũng có khi là phiên âm sai, ví dụ như các từ 'đại gia', 'lão gia'... phải viết là 'da' mới đúng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/12/16
  14. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Nếu theo pinyin thì chữ 絮 đọc là xù, vậy thì đọc là '' tự ''đúng hơn là chữ nhứ. Vậy từ điển bất nhất ta nên học theo từ điển nào? Cái đó mới quan trọng.
     
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trong các từ điển như Khang Hi, Từ Hải v.v. của Trung Quốc đều có trình bày cách phiên âm cho các chữ Hán. Ở Việt Nam hình như chưa có quyển từ điển Hán Việt nào trình bày cách hình thành âm này. Có các cách phiên thiết, ghép thanh, đồng âm... Tuy nhiên, có nhiều chữ, nếu theo mấy quy tắc này thì chúng ta đã phiên âm sai. VD như chữ 必 phiên là bích cát thiết, vậy căn cứ theo quy tắc ta đọc là 'bát'. Tuy nhiên chữ này chúng ta vẫn thường đọc là 'tất'.
     
    dongtrang thích bài này.
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trích 1 đoạn tư liệu tìm trên mạng:
    Trong cuốn Chuyện Đông chuyện Tây, NXB Trẻ, An Chi Võ Thiện Hoa đã so sánh một số trường hợp phiên âm không thống nhất giữa 2 quyển Hán-Việt tự điển của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-Việt từ điển của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (câu 438, trang 140-145, tập 3) như:
    • Chữ 膾 (bính âm: kuài), là khoái theo Đào Duy Anh và quái theo Thiều Chửu. Theo An Chi, khoái là âm Hán-Việt thông dụng, còn quái là âm Hán-Việt chính thống, phản ánh cách phát âm đời Đường.
    • chữ 炙 (bính âm: zhì), là chá theo Đào Duy Anh và chích theo Thiều Chửu. Trong từ điển của Trung Quốc có cả 2 âm này.
    • chữ 僣 (bính âm: tiĕ), là tiếm theo Đào Duy Anh và thiết theo Thiều Chửu. Âm thiết là đúng, còn âm tiếm dành cho chữ 僭 (jiàn, zèn) cũng gần giống mà từ điển của Đào Duy Anh không có chữ này. Người ta vẫn có thói quen lấy chữ 僣 thay cho chữ 僭 nhưng làm như thế là không chuẩn.
    Nhân vật họ Mã trong Tam quốc làm thất thủ Nhai Đình, lỡ kế hoạch của Gia Cát Lượng có tên là 马/馬謖 (bính âm: Mǎ Sù), được phiên khi thì là Mã Tốc, khi thì là Mã Tắc, thậm chí có khi là Mã Thốc, còn theo An Chi thì phải đọc là Mã Sốc theo đúng âm Hán-Việt chính thống xuất xứ từ đời Đường!
    Tương tự như vậy, nhân vật Chu Du (周瑜, Zhōu Yú) quen thuộc có lúc lại biến thành Châu Do (âm Do không đúng nhưng âm Châu lại sát âm gốc hơn) chỉ vì cách phiên âm Hán-Việt khác nhau!
    Hai viên tướng Trung Quốc thời cổ thường được nhắc đến trong sử sách Việt Nam dưới tên gọi Đồ Thư (屠睢) và Nhâm Ngao(壬嚣), nếu theo phiên âm hiện đại thì phải là Đồ TuyNhậm/Nhiệm/Nhâm Hiêu (任嚣). Ở đây họ 壬 (Nhâm - Rén) thời xưa đã được viết thành 任 có hai âm Nhâm - Rén và Nhậm/Nhiệm - Rèn.
     
    dongtrang thích bài này.
  17. V\C

    V\C Lớp 4

    Chim Khanh Khách không biết từ điển Chim Chóc có hay không, chứ chim Khanh Khách nhiều nơi gọi, hay còn gọi là chim Khách. Khanh Khách ở đây là: Khách Danh Dự.
     
  18. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Đã nói là thí dụ chơi thôi. Chứ tôi cũng biết khanh khách là chim khách. Ý chính là trong từ điển không có từ chim khanh khách ngay cả trong Chim Việt Nam của Võ Quý. Cho nên ta nên thu thập thêm từ vô từ điển cho phong phú thêm. Ta cũng biết là có con chim bã trầu hay bả trầu, chim nổi tiếng như thế mà tìm trong danh lục chim Việt nam cũng không có. Hahaha
     
  19. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Từ xưa tới giờ trong sách gọi là cây thích 槭 (qi), cùng chi với cây phong. Bây giờ tra từ điển trên mạng lại gọi là 槭 túc. Mà qi đọc là thích thì đúng rồi. Túc viết sang Pinyin là sù hay zú. Âm thích và túc khác nhau một trời một vực cho nên mới nói chẳng biết phải đọc theo lối nào mới là đúng.
     
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đúng là chỉ có 'cười khanh khách' chứ ít ai nói 'chim khanh khách'. Nhưng đó có thể là cách nói dân dã hoặc tác giả dùng từ sai. Vậy mới cần các nhà phê bình văn học nhặt sạn.
    VD như trong văn cụ Ngô Tất Tố hay có cụm từ 'kiết xác mồng tơi', mà các nhà ngôn ngữ đã phân tích rằng đó là một cách nói sai.
    Nhưng trong đoạn tôi trích trên, chữ 'khi hạ' thì chắc là in sai rồi, chứ 1 nhà nho như cụ chắc không dùng sai từ này.
     
    dongtrang thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này