Hiện thực Lều chõng - Ngô Tất Tố

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Heoconmtv, 2/9/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy mới nói theo âm Hán thời nào, âm chuẩn là âm thời Đường, còn phát âm mỗi thời mỗi khác và cố nhiên mỗi vùng mỗi khác. Như chữ 界 xưa phiên âm là 'cái' biến âm thành 'kẻ' giờ phiên là 'giới'. Pinyin có người phiên là 'bính âm' có người phiên là 'phanh âm'.
     
    dongtrang thích bài này.
  2. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tạm thời là thế, không dám bước vào rừng nho biển thánh nữa. Tự học cũng khổ ra phết.
     
    quang3456 thích bài này.
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Các bác cho ý kiến có nên lấy bản Khai Trí để kiểm tra so sánh không, ví dụ có từ này ở bản Khai Trí:

    Ống quần "bẳn" trên đầu gối, ở bản text hiện tại là "xắn". Không biết có phải cụ Tố dùng từ "bẳn" (chắc là từ cổ nhỉ, chứ tôi chỉ thấy trong "cáu bẳn").
     
  4. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Có từ bặn là vắt lên dây, sào phơi, còn từ bẳn thì không có trong từ điển. Thì bạn cứ để y nguyên rồi chú là bản in ghi bẳn bản số hóa ghi xắn. Tùy độc giả định đoạt thôi. Trên thư viện sách nói, đọc theo bản của nhà xuất bản văn học năm 2009 cũng đọc là bẳn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/12/16
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Trong cuốn này cũng có hai chỗ "đặt thuốc". Tôi không biết từ "dặt" nên chưa sửa. Để sửa lại.
    Theo từ điển thì "dặt" là: ấn nhẹ xuống cho sát vào, cho dính vào. Ví dụ: dặt thuốc lào
     
  6. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Trích dẫn:
    Về Tiểu thuyết phóng sự Lều chõng khi in thành sách năm 1941 của Nhà Mai Lĩnh đã bị kiểm duyệt hồi Pháp thuộc, cắt bỏ gần 1.000 chữ ở gần 20 chỗ. Điển hình nhất là không có các đoạn “Cô Nghè Thúy ngồi võng trong lễ vinh quy” cắt tới 79 chữ; đoạn “Bói Kiều” cắt tới 90 chữ; xử phạt tội trai gái của một nho sĩ cắt tới 196 chữ, làm bài thuê ngay tại trường thi bị cắt bỏ tới 282 chữ…



    Đây là những Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chỉ trích, phê phán giới quan lại, nho sĩ trong bộ máy cai trị phong kiến là tay sai của chính phủ Bảo hộ. Tất cả những điều này Ngô Tất Tố đã viết kỹ khi cho đăng trên báo Thời vụ năm 1939. Nghiên cứu nghiêm cẩn để lấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link xuất xứ từ bản cho đăng báo lần đầu bổ sung cho bản in thành sách lần đầu và ngược lại là khoa học và chính xác. Ông Điểm nêu rõ: Đây không phải là việc làm của riêng chúng tôi mà chính Ngô Tất Tố đã làm khi sáng tác và trước đây nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã làm. Ngay khi làm hai cuốn sách này, tự NXB Hội nhà văn cũng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link kết quả đối chiếu hai bản đăng báo và in thành sách có ghi rõ cụ thể mà lại cho rằng đây là ý riêng của Ông Điểm áp đặt cho giới nghiên cứu và nhà xuất bản.


    Ta có nó nên đợi tìm bản của gia đình cụ Ngô Tất Tố khảo đính và chú giải không nhỉ? Vì bản của nhà Khai Trí dựa theo bản của Nhà Mai Lĩnh.
     
  7. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Một số điểm trong sách in sai từ và cụm từ, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link con gái nhà văn Ngô Tất Tố cung cấp:

    Trong Tiểu thuyết phóng sự Lều chõng:

    Không hiểu "đãi dạ lai - mời đến canh khuya" in thành "đáo dạ lai"; "tiêu trường hạ - trôi đi ngày dài của mùa hè" in thành "tiêu tường hạ"; "huyễn tưởng - nghĩ và tin các điều không có thực" in thành "viễn tưởng"; "gàn quải - cản trở" in thành "gàng quải"; "vặt diệt - ra hiệu cho trâu cày quay đầu" in thành "vật diệc"... ; nhiều từ Việt cổ không được giải nghĩa như: "ấp tốn" là vái lạy, "duốc" (phỏng đoán) là làm cho không tỉnh táo, phải tin theo, "núc tay" là cài xen các ngón hai bàn tay, "nai rượu" là bình đựng rượu...

    Trong Phóng sự Việc làng:


    Không hiểu "đẫy chà" là hội lớn in thành "dẫy chà"; "chung dục" in thành "chung đực"; "kỳ cựu" in thành "lý cựu"; "ẻo lên ẻo xuống" thành "co lên ẻo xuống"; "túng thiếu làm quanh" in thành "túng thiếu quanh năm"; "hàng xóm tám mươi mấy suất" in thành "hàng xóm ta mươi mấy suất"...

    Sách này cần phải chú giải kỹ lưỡng vì có nhiều từ cổ và chữ Hán. Chắc phải tìm bản của gia đình cụ khảo đính thôi.
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Mấy cụm từ này tôi có sửa lại theo trí nhớ khi đọc bản in cũ và theo kiến giải của mình, may mà cũng khá đúng.
    'đãi dạ lai' nguyên nghĩa là 'đợi đêm (hãy) đến' chứ không phải là "mời đến canh khuya". Nếu viết là "đáo dạ lai" vẫn có nghĩa nhưng hơi khác.
    "tiêu trường hạ" - "tiêu đi ngày dài của mùa hè" mà in thành "tiêu tường hạ" thì đúng là sai hẳn nghĩa và thất đối.
     
    dongtrang thích bài này.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Xem các bác hiệu đính văn thơ mà tôi lại nhớ giai thoại Tô Đông Pha sửa thơ Vương An Thạch.
    Nguyên thơ là Minh nguyệt chi đầu khiếu- Hoàng cẩu ngọa hoa tâm (Trăng sáng kêu đầu cành- Chó vàng nằm giữa hoa). Họ Tô nghĩ vô lý quá nên sửa là Minh nguyệt chi đầu chiếu- Hoàng cẩu ngọa hoa âm (Trăng sáng chiếu đầu cành- Chó vàng nằm dưới bóng hoa).
    Vương thấy vậy liền tống cổ Tô đến nơi khỉ ho cò gáy đó cho biết thế nào là sửa thơ Thày.
    May mà giờ chả ai biết mình là ai, và có biết cũng chả làm gì được nên cứ sửa bừa, kkkk.
     
    dongtrang thích bài này.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi lại nhớ nhà thơ Phạm Tiến Duật sửa thơ Lưu Quang Vũ:
    Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

    Sửa là Ôi tiếng Việt như đất cày như lụa

    Bác Lưu cũng ấm ức lắm, nhưng không sửa thì không in được nên đành phải nghe.
     
    dongtrang thích bài này.
  11. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Cho nên bác Caruri mà hiệu đính cuốn nào là tôi rinh về liền. Phục bác này rất là tỉ mỉ cẩn thận. Thú thật tôi chịu thua không dám đụng vô tác phẩm của cụ Ngô Tất tố vì có nhiều từ thực sự không hiểu. Trong Tắt Đèn có từ "kinh trợn" cũng chẳng biết nghĩa là gì.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/12/16
    Caruri Tlkd thích bài này.
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Theo bản scan của NXB Văn hóa thông tin
    upload_2016-12-24_21-38-22.png
    Bản của NXB Mai Lĩnh
    upload_2016-12-24_21-42-49.png
    Còn bản của NXB Văn học
    upload_2016-12-24_21-45-33.png

    Theo tôi thì 'kinh trợn' chắc cũng như 'kinh rợn'
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/12/16
    dongtrang thích bài này.
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Mới là những tác phẩm cách đây chưa đến 100 năm và viết bằng chữ quốc ngữ mà đã nhiều từ không hiểu nghĩa. Vậy nên truyện Kiều, rồi Chinh phụ, Cung oán... có nhiều từ, đến các học giả còn cãi nhau về nghĩa lý.
    Lại nhớ câu thơ Yên hoa tam nguyệt há Dương châu, chẳng biết Yên hoa là gì, tam nguyệt nghĩa là tháng 3 hay 3 tháng, đành dịch là tháng 3 hoa khói xuống Dương châu, ai muốn hiểu sao thì hiểu.
     
    dongtrang thích bài này.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hình như tôi có sửa từ này rồi.
     
  15. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Hóa ra bản của nhà Văn hóa thông tin cũng sai bét nhèm. "Kinh trợn" mà ra "kinh tởm" thì quả thật biên tập viên quá "lởm".

    Cảm ơn bác đã có lời động viên.

    Tôi xem bản của Dr.No làm thì hai chỗ vẫn "đặt thuốc".

    Tổng kết: có lẽ đợi bản của Cao Đắc Điểm nhỉ, tôi thấy hơi phân tán khi so sánh với bản Khai Trí, nhiều chỗ sai khác (nhỏ nhặt thôi nhưng vẫn băn khoăn chưa biết thế nào). Ví dụ người ta "rậm rạp" kéo ra đình của bản Khai Trí thì rõ ràng là sai rồi, bản text là "rầm rập". Hoặc là tôi sửa qua chính tả (những chỗ rõ ràng sai) cho hết rồi up tạm lại một bản vậy
     
  16. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bác nói chuyện này lại liên tưởng đến chuyện trên wikipedia phần sinh học, một số thành viên không có chuyên môn (nhưng có thừa nhiệt tình) hay dịch tên loài "word by word" từ tiếng Anh, kết quả là con cá nhám dẹt (angel shark) thì thành ra "cá mập thiên thần" (chẳng hiểu nó tốt bụng hay có phép màu mà tên thế), con cheo cheo (mouse deer) thì được gọi là con "hươu chuột" (lai giữa hươu và chuột???).

    Biết chuyện trên chắc trên wiki sẽ có loài "chim giăng sáng" và "sâu cún vàng" ;)
     
    dongtrang thích bài này.
  17. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Xem bản Khai Trí của bác sadec vừa scan full mới thấy là: "dụng nhữ tác châu tiếp"

    Search cụm này mới thấy có trang giải nghĩa:
    "do câu nhược tế cự xuyên, dụng nhữ tác châu tiếp, nghĩa là ví như sang sông lớn, phải dùng người làm thuyền và bánh lái, lời vua Cao Tông nhà Ân bảo Phó Duyệt, khi cử ông làm tướng (Kinh Thi).

    Hóa ra nghi ngờ "dụng nhứ tác chân tiếp" của tôi là có cơ sở :D

    Bản Cao Đắc Điểm chắc là có giải nghĩa các cụm, câu thơ tiếng Hán.

    Search cụm đó mới thấy có mỗi một bản text của vuontaodan.net là đúng câu này. Tuy nhiên bản đó là bản cũ vì vẫn có những đoạn "kiểm duyệt Pháp thuộc bỏ". (và vì bản Cao Đắc Điểm in năm 2009 còn bản text này up từ năm 2008)
     
    quang3456 and dongtrang like this.
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thì ra là vậy, tôi cũng nghĩ rằng 'dụng nhứ' thì làm sao mà 'tác chân tiếp' được. Nhưng trong cổ văn có nhiều câu kỳ quái, khó hiểu nên cũng chẳng lấy làm lạ.
    Mà câu trên ở trong Kinh Thư chứ không phải Kinh Thi.
     
  19. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cuốn này đang hiệu đính đến bước cuối cùng là sửa lỗi từ phần đánh dấu trên kindle vào bản text. Có một chữ muốn hỏi các bác:

    "một viên quan khác liền đưa chàng vào bên hữu vũ" (chương 20, lúc Vân Hạc vào thi đình tại Huế).

    Lúc đọc tôi đoán chữ này phải là "hữu vu" nên đánh dấu lại. Khi kiểm tra lại bản scan của Khai Trí 1968 thì vẫn là "hữu vũ".

    Tôi tra trên mạng thì thấy

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (wikipedia tiếng Việt) có giải thích tác dụng của hai tòa nhà này, trong đó có "nơi tổ chức thi đình".

    Tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng có việc xác định tả hữu như thế nào, có đề cập đến tả vu, hữu vu (và tôi biết thêm phía đông là bên trái, Giang Đông là Giang Tả nên mới có tích "Giang Tả cầu hôn").

    Đoạn sau cũng có "tả vũ", "hữu vũ". Vậy có nên chỉnh là "tả vu", "hữu vu"? Hai chữ "tả vũ", "hữu vũ" tôi chỉ thấy trong quân đội.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/1/17
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi cũng đã nghĩ như vậy, nhưng còn có từ cổ 'giải vũ', cũng hay được dùng trong văn NTT
    Giải vũ Danh từ dãy nhà phụ ở hai bên của đình, chùa.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    1. Phòng ốc sở quan, quan xá.

    Bản thân chữ 廡 chỉ các phòng hai bên phòng chính cũng có âm đọc là vũ
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/1/17
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này