Tuỳ bút - Biên khảo G Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 - 1659. Đỗ Quang Chính, SJ.

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi tducchau, 19/9/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Tài liệu của Đắc Lộ viết năm 1636


    Cũng may chúng tôi khám phá được một tài liệu viết tay rất dài của Đắc Lộ, tức bản thảo cuốn sách Tunchinensis Historiae libri duo mà phần lớn đã được Đắc Lộ soạn vào năm 1636. Chính bản viết tay quý giá này còn lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã [114], sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn trình độ chữ quốc ngữ của Đắc Lộ.

    Chúng ta biết rằng, sau khi Đắc Lộ bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài, ông được chỉ định dạy Thần học tại Học viện “Madre de Deus” ở Áo Môn trong 10 năm trời (1630-1640). Đắc Lộ tự coi như mình bị cầm chân trong 10 năm đó, vì ông muốn trở lại Đàng Ngoài hoạt động truyền giáo như trước, hay ít ra cũng được trở lại Đàng Trong để sống với người Việt Nam. Thật ra nếu Bề trên muốn, thì ông vẫn có thể trở lại Đàng Ngoài được, dầu ông đã bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất. Bởi vì nhà cầm quyền Đàng Ngoài chưa có ác cảm với ông nhiều, còn đối với tôn giáo mới là Công giáo, họ cũng không cấm hoàn toàn. Chính vì thế mà vào tháng 3-1631, bốn Linh mục Dòng Tên là Gaspar d’Amaral, André Palmeữo, Antonio de Fontes và Antonio F. Cardim từ Áo Môn đến Thăng Long đã được Chúa Trịnh Tráng tiếp nhận, và ông cho phép hai Linh mục Gaspar d’ Amaral, Antonio F. Cardim được phép ở lại Thăng Long; tới năm 1632, lại có thêm ba L.m. Dòng tên khác đến Đàng Ngoài: Raymond de Govea (Tây Ban Nha) và hai người Ý là Bemardin Reggio, Jérôme Mayorica. Vậy nếu Đắc Lộ có trở lại Đàng Ngoài, thì nhà cầm quyền xứ này cũng có thể chấp nhận, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Hồi ấy Chúa Trịnh Tráng tiếp nhận các nhà truyền giáo từ Áo Môn tới, không phải vì ông mộ mến đạo Công giáo, nhưng vì thương mại: các giáo sĩ Tây phương có mặt ở Đàng Ngoài làm cho các thương gia Bồ Đào hay lui tới xứ này, nhờ đó Chúa Trịnh Tráng có thể mở ngoại thương với Áo Môn dễ dàng hơn.

    Sỏ dĩ Đắc Lộ phải vắng mặt ở Việt Nam từ 1630- 1640 là vì một số tu sĩ ở Áo Môn không đồng ý với ông về ít nhiều thích nghi của ông tại Việt Nam, ví dụ: vấn đề từ ngữ Ki tô giáo, như từ ngữ Đức Chúa Trời Đất, vấn đề lập “Dòng tu”, Thầy giảng, việc thích nghi tập tục Việt Nam vào phụng vụ v.v... Dầu không hy vọng được trở lại Đàng Ngoài hoạt động, nhưng nhà truyền giáo của chúng ta vẫn luôn luôn muốn hiến đời sống mình cho Giáo hội Đàng Ngoài. Để tỏ lòng tha thiết với xứ này. Đắc Lộ đã soạn một tập lịch sử chính trị, xã hội và Công giáo Đàng Ngoài. Cuốn sách quý giá này được xuất bản tại La Mã năm 1650 và tại Lyon năm 1651, 1652, bằng ba thứ chữ: Ý, Pháp, La tinh. Như thế là bản thảo đầu tiên bằng La văn lại được in sau, tức 1652, còn bản Ý văn in đầu tiên năm 1650 và bản Pháp văn do L.m. Herry Albi dịch (có lẽ dịch từ bản thảo La văn) in năm 1651. Cũng nên biết rằng, cứ theo cuốn Ý văn, không thấy đề tên người dịch như vậy có thể hiểu được rằng, bản Ý văn do chính Đắc Lộ dịch ra từ bản La văn, nhưng không rõ ông dịch bản này khi còn ở Áo Môn, hay trong cuộc hành trình về La Mã (cuối năm 1645 đến giữa năm 1649), cũng có thể là sau khi ông đã về tới La Mã [115].

    Nhờ có niên hiệu ghi trên bản thảo, chúng ta biết được Đắc Lộ đã soạn tập này vào năm 1636. Nhưng cuối bản thảo còn có mấy chương viết về tình hình truyền giáo ở Đàng Ngoài đến năm 1646; do vậy, có thể hiểu được rằng, sau năm 1636 Đắc Lộ đã viết thêm mấy chương đó và lúc soạn thảo những chương này có lẽ là sau khi tác giả đã về tới La Mã (27-6-1649).

    Bản thảo bằng La ngữ gồm 62 tờ, tức 124 trang chữ, trong khổ 14 x 24 cm, mỗi trang trung bình có 43 dòng chữ viết nhỏ li ti. Bản thảo chia làm hai quyển: Quyển I, thuật lại lịch sử tổng quát của Đàng Ngoài về phương diện địa dư, chính trị, hành chính, kinh tế, tiền tệ, thuế má, tôn giáo, văn học, phong tục v.v...; Quyển II, dầy gấp đôi Quyển I, ghi lại lịch sử truyền bá Phúc Âm ở Đàng Ngoài từ 1627- 1646.

    Sau đây chúng tôi xin ghi lại những chữ quốc ngữ trong bản thảo của Đắc Lộ. Chúng tôi cũng xin bạn đọc miễn cho khỏi ghi số tờ có chữ quốc ngữ, vì nếu ghi lại hết thì quá dài.


    [...]

    ______

    [114] ARSI, JS. 83 et 84, f. 1-62v.

    [115] RHODES, Relazione De’filici successi della Santa Fede Predicata da Padri della Compagnia di Giesv nel regno di Tvnchino, alla santita di N.S.PP. Innocenzio decimo. Di Alessandro de Rhodes avignonese, Roma, 1650, in-4°, 326 tr, kèm theo bản đồ Việt Nam kích thước 12,5 x 18cm.

    RHODES, Histoịre dv Royavme de Tvnquin, et des grands progrez qve la predication de I’Evangile y a faits en la conuersion des Infidelles. Depuis l’Année 1627 jusques à l'Année 1646. Composée en latin par le R.P. Alexandre de Rhodes, de la Compagnie de Jesvs Et tradvide en françois par le R.P. Henry Albi, de la mesme Compagnie, Lyon, 1651, in-4° 326 tr., kèm theo bản đồ Việt Nam kích thước 12,5 X 18 cm.

    RHODES, Tvnchinensis Historiae libri dvo, qvorvm altero status temporalis hujus Regni, altero mirabiles evangelicae praedicationis progressus referuntur. Coeptae per Patres Societatis Jesv, ab Anno 1627. ad Annum 1646, Authore P. Alexandro de Rhodes, Auenionensi, ejusdem Societatis Presbytero; Eorum quae hic narrantur teste oculato, Lyon, 1652, in-4°, Q.I: 89 tr., QII : 200 tr., kèm theo bản đồ Việt Nam kích thước 12,5 X 18 cm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/6/16
    teacher.anh thích bài này.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    QUYỂN MỘT

    Tình trạng “trần thế” nước Đông Kinh [Đàng Ngoài]
    (De statu temporali regni Tungkin)
    , f. lr-21v​

    Tung: Đông. Đông Kinh.

    kin: kinh. Đông Kinh.

    Annam: An Nam.

    Ainam: Hải nam. Đảo Hải Nam.

    Chúacanh: Chúa Canh. Có lẽ là Chúa Cao, tức là nhà Mạc cai trị vùng Cao Bằng.

    Che ce: Kẻ Chợ. Thủ đô Thăng Long.

    Chúa bàng: Chúa Bằng. Đắc Lộ dịch chữ bằng có nghĩa là công bằng; nhưng thực ra phải dịch là bình an. Vì tác giả gọi Cháu Trịnh Tùng là Chúa Bằng, tức là Bình an vương. Trịnh Tùng qua đời năm Quí hợi (1623) ngày 20 tháng 6 đời Vĩnh tộ.

    Chúa oũ: Chúa Ông. Thời đó dân chúng cũng gọi Trịnh Tráng là Chúa Ông.

    Chúa thanh do: Chúa thanh đô. Chúa Thanh đô vương Trịnh Tráng.

    uuan: vương.

    min: Minh. Sáng sủa, rõ ràng.

    bat min: Bất minh. Không rõ ràng, sáng sủa.

    Thời kỳ Chúa Trịnh Tráng, hàng năm cứ vào ngày 6 âm lịch, quân lính ở thủ đô phải đọc lời tuyên thệ trung tín với Chúa. Ai đọc rõ ràng, được phê chữ Minh; đọc không rõ, phê Bất minh; đọc rõ vừa phải, phê Thuận.

    thuam: Thuận. Người lính tuyên thệ, đọc rõ vừa vừa.

    uan: văn. Quan văn.

    uu: vũ. Quan vũ, quan võ.

    gna ti: Nhà Ti (Ty). Tại mỗi Xứ, có Nhà Ty hay Nha Ty

    gna hien: Nhà Hiến. Tại mỗi xứ có Nhà Hiến hay Nha Hiến.

    cai phu: Cai Phủ.

    cai huyen: Cai Huyện.

    gna huyen: Nhà Huyện.

    cai xã: Cai Xã. Người đứng đầu một Xã.

    Bua: Vua.

    den: Đền. Thi Đền, Thi Đình.

    sin do: Sinh đồ. Người đi Thi Hương đậu Sinh đồ.

    huan com: Hương cống. Người đi Thi Hương đậu Hương cống.

    ten si: Tiến sĩ. Người đi thi Hội đậu Tiến sĩ.

    tam iau: Tam giáo. Ba tôn giáo lớn ở Đàng Ngoài : Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo.

    dau nhu: Đạo Nho. Đạo Khổng hay Khổng giáo.

    dau thic: đạo Thích. Đạo Thích Ca hay đạo Phật.

    Thicca: Thích Ca.

    Thiccả: Thích Ca. Trong bản thảo chỉ có chỗ này (f. 12r) Đắc Lộ viết là Thiccả, còn các chỗ khác ông đều viết là Thicca hoặc Thic ca.

    sai: Sãi. Các vị Sãi.

    sai ca: Sãi Cả. Vị sư đứng đầu nhiều Sư nhiều chùa.

    Lautu: Lão Tử.

    Giô: Giỗ. Cúng giỗ, làm giỗ, ăn giỗ.

    cu hồn: cô hồn.

    ba hôn: ba hồn.

    bai via: bẩy vía.

    chin via: chín vía. Ngày xưa dân Việt cho rằng, đàn ông có ba hồn bẩy vía; còn đàn bà có ba hồn chín vía. Dịp khánh đản, Chúa Trịnh Tráng tổ chức rước vía long trọng.

    dum: Đồng. Ví dụ đặt tên cho một người là Đồng.


    [...]
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/6/16
    teacher.anh thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    QUYỂN HAI

    Đức tin Ky Tô bắt đầu [được truyền bá]
    ở nước Đông Kinh và sự tiến triển
    [của đức tin]
    (De Principio ac progressu fidei)
    Christianae in Tunchinensi Regno),
    f. 22r-62v.​

    cua bang: Cửa Bạng. Thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đắc Lộ và Pedro Marques tới Cửa Bạng ngày 19- 3-1627.

    phạt, but: Phật, Bụt.

    dang: đàng. Đàng đi, hay đường đi.

    Ciũa ou: Chúa Ông. Ở đây tác giả muốn nói là Chúa Nguyễn Hoàng.

    Ciũa ban uuan: Chúa Bằng vương. Bình an vương Trịnh Tùng.

    Ciũa sai: Chúa Sãi. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

    Ciũa Canh: Chúa Canh. Có lẽ là Chúa Cao cai trị Cao Bằng.

    thinh hoa: Thanh Hóa. Tỉnh hay Xứ Thanh Hóa.

    thai: thầy.

    sai vai: Sãi Vãi.

    Che bich: Kẻ Vích. Cửa Vích. Theo bản đồ Việt Nam mà Đắc Lộ cho xuất bản, thì ông viết là Cuabic, một cửa sông ở phía Bắc Thanh Hóa.

    Che no: Kẻ Nộ. Trong bản đồ của Đắc Lộ ghi là Van-no, tức Vạn Nộ, có lẽ là chính tính lỵ Thanh Hóa ngày nay.

    Ghe an: Nghệ An. Tỉnh Nghệ An.

    bochin: Bố Chính. Xứ Bố Chính ỏ phía Nam Nghệ An.

    Rum: Rum. Cửa Rum ở Nghệ An.

    Kiemthuong: Kiêm Thượng. Chúa Kiêm Thượng Trịnh Tạc, Trịnh Tạc có danh hiệu này đến năm 1652, là năm ồng lấy danh hiệu Tây định Vương.

    Phuchen: Phúc Chân. Ngày 11-3-1647, Trịnh Tạc nhận L.m. Dòng Tên người Ý là Félix Morelli làm con nuôi. Từ lúc đó Trịnh Tạc cho F. Morelli một tên mới là Phúc Chân.

    cà, ỗ, cả: cà, ca, cả.

    tlẽ, tle: trẻ, tre.


    Sau khi chúng ta đã trích những chữ quốc ngữ trong bản thảo cuốn “Tunchinensis historiae libri duo” viết tay vào năm 1636, bây giờ chúng ta thử đem so sánh với một số chữ quốc ngữ trong ba cuốn sách in tại La mã, Lyon vào các năm 1650, 1651, 1652. Như thế chúng ta sẽ thấy được có những chữ đã in giống với bản thảo 1636, nhưng cũng không thiếu những chữ đã in khác với bản thảo.


    [...]
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/6/16
    teacher.anh thích bài này.
  4. SauRiengSG

    SauRiengSG Lớp 2

    [...]


    Tài liệu của Đắc Lộ viết năm 1644


    Dưới đây là một tài liệu khác cũng do Đắc Lộ soạn thảo sau khi An Rê Phú Yên[116] tử đạo một tuần (tử đạo 26-7-1644 tại Thanh Chiêm hay Kẻ Chàm cũng thế) mà chính Đắc Lộ được chứng kiến [117]. Tác giả viết bằng chữ Bồ Đào Nha, thuật lại cuộc tử đạo của An Rê với nhan đề “Relaẹão do glorioso Martirio de Andre Cathequista Protomartir de Cochinchina alanceado, e degolado em Cachão nos 26 de Julho de 1644 tendo de Idade dezanove annos” [118] (Tường thuật cuộc tử đạo vinh hiển của Thầy giảng An Rê, vị tử đạo tiên khởi ở Đàng Trong, đã bị đâm chém tại Kẻ Chàm ngày 26-7-1644, tử đạo lúc 19 tuổi).

    Đắc Lộ viết bài này ở gần Thanh Chiêm ngày 1-8-1644. Tài liệu dài 16 trang viết chữ thưa trong khổ 11 x 21 cm, mỗi trang trung bình có 26 dòng chữ viết, nhưng chỉ có mấy chữ quốc ngữ sau đây:

    Oúnghebo, Oũnghebo [119]: Ông Nghè Bộ.

    giũ nghiã cũ đ Chúa Jesu cho den het hoy, cho đen blon đoy [120]: giữ nghĩa cùng đức Chúa Jêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời.

    Tài liệu này vừa vắn vừa ít chữ quốc ngữ, nên khó mà so sánh được với bản văn năm 1636, để thấy mức độ tiến triển của tác giả. Tuy nhiên, chúng tôi xin đưa ra một nhận xét sau đầy có tính cách tổng quát là, vào năm 1644, Đắc Lộ đã viết chữ quốc ngữ khá hơn 8 năm trước, vì từ năm 1640 ông trở lại truyền giáo ở Đàng Trong nên có dịp thực hành hàng ngày; ngoài ra, nếu cứ nhìn vào câu “giũ nghiã cũ đ Chúa Jesu...” cũng thấy được phần nào mức tiến của Đắc Lộ. Hơn nữa căn cứ vào câu văn này, chúng ta thấy Đắc Lộ đã viết thành câu văn chứ không phải chỉ có những chữ quốc ngữ rời rạc như các tài liệu trên.


    [...]

    ______

    [119] Ibid., f. 228r f. 228bis, 229rv, 230r.

    [120] Ibid., f. 231v.
     
    teacher.anh thích bài này.
  5. SauRiengSG

    SauRiengSG Lớp 2

    [...]


    Tài liệu của Đắc Lộ viết năm 1647


    Ngoài những tài liệu quan trọng trên đây về chữ quốc ngữ của Đắc Lộ, chúng tôi còn tìm được một tài liệu viết tay khác của ông. Đó là “Alexandri Rhodes è Societate Jesu terra marique decẽ annorũ Intinerarium” [121] (Cuộc hành trình mười năm trên bộ dưới biển của Đắc Lộ, thuộc Dồng Tên) viết bằng La văn tại Macassar ngày 4-6-1647 [122], chữ nhỏ li ti trong khổ 14,5 X 27 cm. Phần tài liệu chúng tôi tìm thấy chỉ gồm 61 chương, nhưng thiếu từ chương 50-58 và phần cuối chương 61. Tác giả không đặt đầu đề mỗi chương ở giữa trang như bản thảo cuốn “Tunchinensis Historiae libri duo”, nhưng đặt ở lề trang. Đắc Lộ đặt tên cho tài liệu này là “cuộc hành trình mười năm” tức là ông chủ ý thuật lại những cuộc di chuyển trên bộ dưới biển của ông trong 10 năm trời: 1640-1645 (Áo Môn - Đàng Trong) và 1645-1649 (Áo Mồn - La Mã).

    Bản thảo này đã được dịch ra Pháp văn in lần đầu tiên ở Ba Lê năm 1653 trong Phần II cuốn “Divers voyages et missions”. Cũng cần ghi nhận rằng, cho đến nay, bản thảo La văn chưa bao giờ được ấn hành, mặc dầu bản Pháp văn được tái bản nhiều lần và được dịch sang Đức văn, Anh văn [123]. Thực ra bản thảo của Đắc Lộ hiện chúng tôi có trong tay, hầu hết thuật lại việc tác giả đi đi về về từ Đàng Trong đến Áo Môn (1640-1645), còn cuộc hành trình từ Áo Môn về La Mã (1645-1649) được in trong Phần III cuốn “Divers voyages et missions” thì chúng tôi không tìm thấy (chắc chắn phần này được Đắc Lộ soạn từ sau tháng 6-1647 trên đường từ Macassar về La Mã hoặc ở La Mã, Ba lê). Tuy nói là bản thảo được dịch và in trong Phần II cuốn sách trên đây, nhưng khi xuất bản có khá nhiều thay đổi, không những về số chương mà lại còn thêm bớt một số vấn đề, khác với cuốn “Tunchinensis Historiae libri duo” hầu như giống hoàn toàn với bản thảo.

    Sau đây là những chữ quốc ngữ được Đắc Lộ ghi trong tài liệu, hầu hết là những địa danh. Tài liệu có rất ít chữ quốc ngữ. Một điều khác làm chúng ta thắc mắc là không hiểu tại sao vào năm 1647, Đắc Lộ còn ghi chữ quốc ngữ luộm thuộm như vậy? Thực ra, vào năm 1644 chữ quốc ngữ của ông đã tiến khá nhiều, vậy mà ba năm sau ông còn ghi tương tự như năm 1636. Đó là điều làm chúng ta khó hiểu. Bây giờ chúng tôi xin trích ra khoảng một phần ba tổng số chữ quốc ngữ trong tài liệu. Chúng tôi cũng không ghi số tờ có chữ quốc ngữ, song vẫn trình bầy theo thứ tự trước sau của tài liệu.

    Ciam: Chàm. Kẻ Chàm, thủ phủ Quảng Nam Dinh. Nhiều khi tác giả dùng để chỉ cả tỉnh Quảng Nam.

    Ranran: Ran Ran. Tác giả có ý chỉ vùng Phú Yên.

    Kẻ han: Kẻ Hàn. Cửa Hàn tức Đà Nẵng ngày nay.

    on ghe bo: Ông Nghè Bộ. Viên quan cai trị Quảng Nam.

    Ke cham: Kẻ Chàm.

    Halam: Hà Lam. Cách Hội An chừng 30 cs về phía Nam.

    Cai tlam, Caitlam: Cát Lâm. Ở gần Hội An.

    ben da: Bến Đá. Xã Bến Đá.

    Qui nhin: Qui Nhơn.

    Nam binh: Nam Bình. Ở tỉnh Bình Định ngày nay.

    Bao bom: Bầu Vom. Ở gần Quảng Nghĩa (?).

    Quan Ghia: Quảng Nghĩa.

    Nuoc man: Nước Mặn.

    baubeo: Bầu Bèo (?). Làng Bầu Bèo.

    liem cun : Liêm Công (?). Làng Liêm Công.

    Quanghia: Quảng Nghĩa.

    Baubom: Bầu Vom.

    bochinh: Bố Chính.

    oũ nghe bo: Ông Nghè Bộ.


    Sau khi dựa vào các tài liệu viết tay của Đắc Lộ nhất là nếu chỉ hạn định đến năm 1636, chúng ta biết được ông ghi chữ quốc ngữ khác nhiều với hai quyển sách quốc ngữ ông cho xuất bản vào năm 1651. Nếu chỉ căn cứ vào hai cuốn sách trên đây, người ta có thể lầm Đắc Lộ là người có công nhiều nhất trong việc sáng tác chữ quốc ngữ. Nhưng nhờ những tài liệu viết tay của ông, chúng ta hiểu được trình độ chữ quốc ngữ của ông. Hơn nữa, nếu đem so sánh với L.m. Gaspar d’Amaral vào năm 1632, chắc chắn L.m. này giỏi hơn Đắc Lộ nhiều.


    [...]
     
    Last edited by a moderator: 23/6/16
    teacher.anh thích bài này.
  6. SauRiengSG

    SauRiengSG Lớp 2

    [...]


    Tài liệu viết tay của Gaspar d’Amaral năm 1632 và 1637


    Trước khi trình bày những chữ quốc ngữ trong hai tài liệu trên đây, thiết tưởng cũng nên nhắc qua tiểu sử của ông.

    Gaspar d’Amaral [124] sinh năm 1592 tại Bồ Đào Nha, gia nhập Dòng Tên ngày 1-7-1608. L.m. Gaspar d’ Amaral đã làm giáo sư La văn, Triết học tại các Học viện và Đại học Evora, Braga, Coimbra ở Bồ Đào Nha. Năm 1623, Amaral rời quê hương đi Áo Môn hoạt động truyền giáo.

    Gaspar d’Amaral tới Đàng Ngoài lần đầu tiên vào tháng 10-1629 cùng với Thầy Paulus Saito, người Nhật [125], nhưng đến tháng 5-1630, ông phải rời xứ này cùng một chuyến tàu với hai L.m. Pedro Marques, Đắc Lộ và Thầy Paulus Saito để về Áo Môn. Ngày 18-2-1631, Gaspar d’Amaral cùng với ba L.m. Dòng Tên khác cũng là những người Bồ Đào Nha, tức André Palmeiro [126], Antonio de Fontes và Antonio F. Cardim [127], từ Áo Môn đáp tàu buôn Bồ Đào Nha đi đàng ngoài, với mục đích truyền giáo. Sau hai tuần lễ, tàu các ông tới một cửa biển Đàng Ngoài, rồi mãi đến ngày 15-3 năm đó các ông mới tới thủ đô Thăng Long. Tại đây, các Linh mục cũng như đoàn thương gia Bồ Đào được Chúa Trịnh Tráng đón tiếp niềm nở. Trịnh Tráng ra lệnh cho người con rể của ông đưa các Linh mục trú ngụ ở một ngôi nhà trong Phủ Chúa. Chúng ta biết, A. Palmeiro đến Đàng Ngoài với hai mục đích: nhận xét tại chỗ những hoạt động mới đây của P. Marques, Đắc Lộ và gặp Chúa Trịnh Tráng; sau đó ông phải về Áo Môn, chứ không chủ ý ở lại Đàng Ngoài, vì ông là Giám sát Dòng Tên hai Tỉnh Nhật, Hoa. Xem ra Chúa Trịnh Tráng rất quý mến các Linh mục.

    Cuối tháng 3 năm 1631 có cuộc thi Hội [128], Chúa Trịnh Tráng cũng mời các Linh mục đi theo ông để chứng kiến cuộc thi. Ngày hôm đó, các ông được Trịnh Tráng cho cưỡi ngựa theo đến trường thi. Lúc đầu các ông từ chối đặc ân này, vì muốn đi bộ như một số quan quân khác, nhưng Chúa muốn như thế, nên các ông phải tuân theo. Riêng Chúa Trịnh Tráng ngự trên kiệu sơn son thiếp vàng do 12 người lực lưỡng khênh (phần nhiều là những tay đô vật nổi tiếng trong nước, mà hầu hết là những người ở Kiên Lao, gần xã Bùi Chu ngày nay), theo sau còn có nhiều quan văn võ đi ngựa và 10.000 lính mang võ khí sáng nhoáng [129].

    Khi hai L.m. Palmeiro và Fontes theo tàu buôn Bồ Đào về Áo Môn, thì Amaral và Cardim vẫn ở lại hoạt động truyền giáo. G. d’Amaral không những tiếp tục công việc của Marques và Đắc Lộ mà ông còn phát triển mạnh hơn, nhất là trong việc thích nghi đạo Công giáo với Việt Nam và việc hoàn thành “Dòng tu” Thầy giảng. Sau 7 năm ở Đàng Ngoài, tức vào năm 1638, Amaral được gọi về Áo Môn giữ chức Viện trưởng Học viện “Madre de Deus” (Mẹ Đức Chúa Trời) của Dòng Tên. Ba năm sau, Amaral được cử làm Phó Giám tỉnh Dòng Tên Nhật Bản (gồm các nước Nhật, Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Xiêm, đất Áo Môn và hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây). Năm 1645, Gaspar d’Amaral lại đáp tàu từ Áo Môn đi Đàng Ngoài truyền giáo, nhưng tàu bị đắm ở gần đảo Hải Nam làm ông bị chết ngày 23-12-1645 [130]. Trong thời gian 7 năm ở Đàng Ngoài, Amaral để lại cho chúng ta hai tài liệu viết tay quí giá, nhờ đó chúng ta biết rõ hơn lịch sử thành hình chữ quốc ngữ.


    [...]

    ______

    [123] In lần thứ nhất: Divers voyages et missions dv P. Alexandre de Rhodes en la Chine, et autre Royaumes de l'Orient. Avec son retour en Europe par la Perse et l’Armenie. Le tovt divisé en trois parties. Chez Sebastien Mabre-Cramoisy et Gabriel Cramoisy, Paris, 1653, in-4°, kèm theo bản đồ Việt Nam kích thước 30 X 42 cm. Phần I và phần II đánh số trang tiếp nhau, tất cả có 276 tr., Phần III đánh số trang bắt đầu từ 1: 82 tr. Kế đến là những lần in lại do các nhà xuất bản vào những năm sau đây: Sebastien Mabre-Cramoisy et Gabriel Cramoisy, Paris, 1666. Christophe Journel, Paris, 1681. Christophe Journel, Paris, 1683. Julien, Lanier et Co, Paris, 1854, Desclée et de Brower, Lille, 1884. L.m. Michel Pachtler, S.J., dịch ra Đức văn, xuất bản: Freiburg im Brisgau, Herder, 1858. Ngoài ra một bản Anh văn do Solange Hertz dịch, mới được xuất bản dưới đầu đề : Rhodes of Việt Nam. The Travels and missions of Father Alexandre de Rhodes in China and other Kingdoms of the Orient, Westminter, Maryland, 1966, in-8°, XX-246 tr.

    [124] Chính Gaspar d’Amaral khi ký tên, có lúc ông ký là Gaspar d’Amaral, có lúc lại ký là Gaspar do Amaral.

    [125] Xin coi tiểu sử Paulus Saito ở trang 27, chú thích 38.

    [126] (...) chúng vớt lên được. Hay tin, Palmeiro phải đích thân đến Hải Nam chuộc lại. Bức thư quí giá này hiện giữ tại Thư viện Vatican, Fonds Barberini, vol. 158 (mss orient), Indici e Cataloghi Vaticani. Năm 1912, L.m. L. Cadière đã cho chụp lại bản gốc, dịch ra Pháp văn kèm với lời chú thích, đăng trong báo Bulletin de la Commision archéologique de L'lndochine, 1912, Pl.VII và từ tr. 199-210, dưới nhan đề Une lettre du roi de Tonkin au pape. Cadière đã lầm lẫn khi viết là thư gửi cho Giáo hoàng, vì như chúng ta vừa thấy, đó là thư gửi cho André Palmeiro. Sở dĩ Cardière lầm là vì chính Thư viện Vatican ghi lầm. Chúng tôi không muốn ghi lại nội dung bức thư, vì ít nhất đã có những sách báo sau đây đề cập tới: PHẠM-VĂN-SƠN, Việt-sử Tân-biên, Quyển IV, Saigon 1961, tr. 136-139. Ông Phạm-văn-Sơn cũng lầm là bức thư gửi cho Giáo hoàng.- Việt Nam Khảo cổ Tập-san, số 2, Saigon, 1961.- VÕ-LONG- TÊ, Lịch-sử Văn- học Công-giáo Việt-Nam, Cuốn I, Saigon, 1965, tr. 112-113.

    [127] Antonio de FONTES (1592-?), đến truyền giáo ở Đàng Trong cuối năm 1624, rồi tới Đàng Ngoài năm 1631. Cùng năm đó ông về Áo Môn, ít lâu ông lại đến Đàng Trong, nhưng năm 1639 ông bị trục xuất hoàn toàn khỏi đây. Chúng tôi không rõ ông qua đời năm nào.

    Antonio-Francisco CARDIM (1595-1659), đến Áo Môn năm 1623, tới Xiêm 1626. Năm 1631 ông đến Đàng Ngoài rồi tìm cách đi Lào, nhưng không thành công. ít lâu sau ông trở về Áo Môn. Cardim qua đồi tại Áo Môn năm 1659. Ông viết nhiều bản tường thuật về việc truyền giáo ở Đông Á bằng chữ Bồ Đào và La tinh, sau này được in thành sách, ví dụ cuốn Relation de ce qui s’est passé depuis quelques années jusques à l'An 1644 au Japon, à la Cochinchine, au Malabar, en l'Isle de Ceilan..., Paris, 1646. in-12°.

    [128] Khóa thi Hội tháng ba “lấy đỗ bọn Nguyễn Minh Triết 6 người. Khi ấy có Nguyễn văn Quang người làng Đặng-xá huyện Cẩm-giàng thiếu điểm số mà được dự đỗ, sai bỏ tên đi. Trước đây, vua coi thi, thấy mặt trời có quầng, mống đỏ vây bạc xung quanh, lại có mống trắng xuyên vào giữa, mọi người cho thế là điềm ứng” (Đại Việt Sử ký Toàn thư, tập IV, do CAO HUY GIU dịch, Hà Nội, 1968, tr. 257).

    [129] CARDIM, Relation, Paris, 1646, tr. 91-92.

    [130] L.m. C. Sommervogel lại ghi là G. d’Amaral chết đắm tầu ngày 24-2-1646 (C. SOMMERVOGEL, Bibliothèque de la Compagnie de Jésu, Nuovelle edition, Louvain, 1960, coi chữ G. d’Amaral. Có thể đọc thêm tiểu sử ông trong FRANCO, Imagem da virtude em o noviciado de Coimbra, Quyển II, tr. 522-523.
     
    Last edited by a moderator: 22/6/16
    teacher.anh thích bài này.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Tài liệu của Gaspar d’Amaral viết năm 1632


    Tài liệu này G. d’Amaral viết bằng chữ Bồ Đào tại Kẽ Chợ (Thăng Long) ngày 31-12-1632, nhan đề “Annua do reino de Annam do anno de 1632, pera o Pe André Palmeiro da Compa de Jesu, Visitador das Provincias de Japam, e China” (Bản tường trình hàng năm về nước Annam năm 1632, gửi cha André Palmeiro, Dòng Tên, Giám sát các Tỉnh Nhật và Trung hoa), Tài liệu này hiện lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã [131]. Tài liệu dài 48 tờ rưỡi tức 97 trang giấy, viết trong khổ 13 x 21cm. Từ trang 125r đến 160v viết chữ lớn và thưa, nhưng từ trang 161r đến hết trang 174r, chữ viết nhỏ lại và dầy đặc hơn, mặc dầu cùng trong khổ 13 x 21 cm. Bản tường trình chia ra 7 đề mục lớn, nội dung như sau: 12 trang đầu viết tổng quát về địa dư, chính trị Đàng Ngoài và ghi lại những đặc ân Chúa Trịnh Tráng ban cho các L.m., nhất là ban cho các thương gia Bồ Đào, còn 85 trang tiếp theo viết về tình hình giáo đoàn thủ đô và các Xứ.

    Bản tài liệu mà chúng tôi có trong tay không phải hoàn toàn do G. d’ Amaral viết, cũng không phải là chính bản gốc gửi cho L.m. André Palmeiro. Nhưng đây là bản đã được Amaral nhờ người khác sao lại bản gốc do chính tay ông viết, để gửi cho L.m. Antonio d’Amaral [132] ở Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, bản văn này có đầy đủ giá trị của nó và coi như chính Amaral đã sao lại. Bởi vì ông đã ký tên vào bản sao chép này; hơn nữa, chính ông đã dùng bút sửa lại bên lề trang giấy những chữ mà người sao chép không làm đúng, đặc biệt là Amaral còn cẩn thận sửa lại nhiều chữ quốc ngữ, ví dụ: triết, bên bồ đề, sãy, chuá bàng, bút, iền, Chuá cã, chai, cữa đáy, bà đạu, Vĩnh cang [133], v.v... Hầu hết trang nào Amaral cũng sửa lại mấy chữ. Như thế chứng tỏ tác giả đã đọc kỹ lưỡng bản sao vì muốn cho nó phải đúng ý ông. Vậy, chúng ta phải coi bản này như chính G. d’ Amaral viết. Tiện đây cũng nên biết rằng, hiện nay trong Biblioteca da Ajuda ở thủ đô Bồ Đào Nha cũng có một bản sao của tài liệu trên. Bản này được chép xong tại Áo Môn ngày 8-12-1745 do Trợ sĩ Dòng Tên João Alvares. Chúng tôi đã có dịp so sánh bản chép này với bản chúng tôi trình bày đây, và biết được J. Alvares đã sao chép khá đúng, kể cả những chữ quốc ngữ [134].


    [...]

    ______

    [131] ARSI, JS. 85, f. 125r-174r

    [132] Có lẽ Antonio d’Amaral cùng họ hàng với Gaspar d’Amaral.

    [133] ARSI, JS.85, f. 130r, 136r, 137v, 139r, 140rv, 142v, 152, 154v, 159r, 169v, 173r.

    [134] Biblioteca da Ajuda, Jesuitas na Asia, Códice 49,V,31, f. 215-163V.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/6/16
    teacher.anh thích bài này.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Bây giờ chúng tôi xin ghi lại những chữ quốc ngữ trong tài liệu viết tay của Amaral năm 1632. Chúng tôi cũng xin độc giả miễn cho khỏi chú thích số trang có chữ quốc ngữ. Sau đây là những chữ quốc ngữ theo thứ tự trước sau của bản tường trình.


    Về trần thế của nước [Đàng Ngoài]​
    (Do Temporal do Reyno), f. 125r-.128v​


    Tum Kim: Đông Kinh. “Xứ An nam mà người Bồ Đào Nha gọi là Tun Kim” (Reino de Anam a que os Portugueses chamo Tum Kim).

    đàng tlaõ, đàng ngoày, đàng tlên: Đàng Trong. Đàng Ngoài, Đàng Trên. Nước này chia làm 3 phần “thứ nhất bắt đầu từ phía Nam, gọi là Đàng Trong, có nghĩa là đường ở phía trong; thứ nhì, Đàng Ngoài, có nghĩa là đường ở ngoài; thứ ba, Đàng trên, có nghĩa là đường ở trên” (à I0, comegando do Sul, chamão, đàng tlaõ, que quer dizer, caminho de dentro; à 20, đàng ngoày, que quer dizer, caminho de fora; à 30, đàng tlên que quer dizer, caminho de cima). Đàng trên tức là vùng Cao Bằng do nhà Mạc cai trị.

    oũ nghè: Ông Nghè.

    nhà thượng đày: Nhà thượng đài. Cơ quan cao cấp ỏ Phủ liêu.

    nhà ti, nhà hién: Nhà Ti, Nhà Hiến.

    nhà phũ: Nhà Phủ. Tại mỗi Xứ có nhiều Phủ.

    nhà huyẹn: Nhà Huyện, mỗi Phủ gồm một số Huyện.

    oũ Khỏũ: Ông Khổng. Đức Khổng Tử.

    Đức laõ: Đức long. Niên hiệu Đức long (1629-1634).

    Vĩnh tộ: Vĩnh tộ. Niên hiệu Vĩnh tộ (1620-1628).

    Bua: Vua.

    tế kì đạo: tế Kì đạo. Lễ tế này nhằm ngày 26 tháng 2 âm lịch.

    đức vương: Đức Vương. Người bình dân thời đó cũng gọi Chúa Trịnh Tráng là Đức Vương.

    chuá oũ: Chúa Ông. Trịnh Tráng cũng được người ta gọi là Chúa Ông, để phân biệt với các Chúa khác.

    chuá tũ, chúa dũ, chuá quành: Chúa Tung, Chúa Dũng, Chúa Quỳnh. Đây là ba anh em của Chúa Trịnh Tráng, vì có công cũng được gọi là Chúa. Năm 1632 Trịnh Tráng phong cho ba người đó như sau: Tung quận công Trịnh Vân làm Tung nhạc công, Dũng quận công Trinh Khải làm Dũng lễ công, Quỳnh quận công Trịnh Lệ làm Quỳnh nham công [135].

    Chuá cả: Chúa Cả. Tước hiệu này dành cho Trịnh Tạc, người sẽ kế vị Trịnh Tráng. Chúa Cả có nghĩa là lớn hơn, sánh với ba Chúa Tung, Dũng và Quỳnh. Theo Amaral, lúc đó chỉ có Trịnh Tráng và Trịnh Tạc cầm quyền thực sự, còn ba Chúa kia chỉ có chức Chúa danh dự. Lúc đó Đàng Ngoài có 5 Chúa (ha ao presente no Reyno cinco Chúa, os dous, Pay e filho, tem o podergos, os tres, saõ so titularey).


    [...]

    ______

    [135] Coi Đại Việt Sử ký Toàn thư, tập IV, Hà Nội, 1968, tr. 259.
     
    teacher.anh thích bài này.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Những ân huệ Vua ban cho các Linh mục
    và nhất là người Bồ Đào Nha
    (Dos fauores que el Rey fez aos Pes e mais Portugueses),
    f. 128v-130v.

    thanh đô vương: Thanh đô vương.

    chuá triết: Chúa Triết. Năm 1624, “truy phong Bình An vương làm Cung hòa khoan chính triết vương” [136]. Từ đó người ta cũng gọi Bình An vương Trịnh Tùng là Chúa Triết.


    [...]

    ______

    [136] Ibid. tr. 251.
     
    teacher.anh thích bài này.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...


    Giáo đoàn Đàng Ngoài ở Kẻ Chợ
    (Da Xpãnde de đàng ngoằy e Kẻ Chợ),
    f. 131r-146v​


    Kẻ Chợ: Kẻ Chợ. Thủ đô Thăng Long.

    yêu nhău: yêu nhau. Nhiều lương dân Việt Nam lúc đó gọi đạo Công giáo là “đạo yêu nhau” (ley de se amar).

    oũ phô mã liêu: Ông Phò mã Liêu, ông là con rể Trịnh Tráng.

    đàng ngoằy: Đàng Ngoài.

    quãng: Quảng. Thày giảng Thanh Diêu (Tadeo) Quảng.

    tàm đàng: Tam Đàng (?). xã Tam Đàng ở Xứ Tầy.

    bên đoũ đa: bên Đống Đa.

    tày: Tầy. Bà Tầy có Thánh hiệu là An Na.

    lằng bôũ bàu: làng Bông Bầu (?).

    cô bệt: Cô Bệt một lương dân ở làng Bông Bầu.

    tri yếu: Tri Yếu. Nhà thờ Tri Yếu.

    kễ hằü: Kẻ Hầu. Ở An Dương huyện.

    ăn dương huyẹn: An Dương huyện.

    coũ thằn: Công Thành. Thày giảng Lu Ca Công Thành.

    Chuá thanh đô: Chúa Thanh đô. Thanh đô vương Trịnh Tráng cấm các Linh mục không được giảng đạo.

    Thíc ca: Thích Ca. Đức Thích Ca.

    phỗ lô xã: Phổ Lô xã. Ở gần Thăng Long.

    ẫv ụy: Sãi Vãi.

    hộy ăn xã: Hội An xã. Cách Thăng Long chừng ba ngày đường.

    huyẹn uịnh lạy: Huyện Vịnh Lại (?). Cách xa Thăng Long.

    Thầi uăn chật: Thầy Văn Chật. Một thầy đồ nổi tiếng cả huyện Vịnh Lại, được Chúa ban chức tước, đã 75 tuổi, tên thánh là A Dong (Adaõ), đứng đầu các giáo hữu ở Vịnh Lại.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  11. SauRiengSG

    SauRiengSG Lớp 2

    [...]


    Làng Kể tranh xuyen: làng Kẻ Tranh Xuyên.

    Kẽ trãng: Kẻ Trăng (?). Xã Kẻ Trăng.

    Kẽ đáï: Kẻ Đáy. Cửa Đáy.

    Kẽ lương trũ xã: Kẻ Lương Trung xã.

    sấm phúc xã: Sấm Phúc xã.

    phúc ăn xã: Phúc An xã.

    Kẽ quěn: Kẻ Quèn (?). Xã Kẻ Quèn.

    nghyã ăn xã: Nghĩa An Xã

    hụyen bạyc hặc: huyện Bạch Hạc.

    sãy hõà: Sãi Hòa. Ông Thanh Diêu (Tadeo) Hòa, trước đây là một một vị Sãi.

    thầï phù thũï: Thầy Phù thủy.

    ou chưỡng tuyèn: Ông Chưởng Tuyền. Một quan lớn trong nước, cũng gọi là Ông già Nhạc.

    oũ jà nhạc: ông già Nhạc. Ông này tên là Chưởng Tuyền cai trị toàn Xứ Thanh Hóa, ủng hộ đạo Công giáo.

    bên bồ đề: bên Bồ Đề. Sát cạnh Thăng Long.

    oũ phũ upload_2016-6-26_12-33-7.png Kiêm: Ông Phù mã Kiêm. Năm 1632 ông được 80 tuổi.

    : Bà. Bà Mai Liên (Madalena) là thứ phi Chúa Bằng tức Bình An vương Trịnh Tùng.

    chuá bàng: Chúa Bằng.

    thầï đạu: Thầy đạo. Ở Hoàng Xá xã.

    hoằng xá xã: Hoàng Xá xã.

    tư tư huyẹn: Tư Tư huyện.

    thăn Khê: Thanh Khê. Xã thanh Khê.

    hàng b: Hàng Bè. Phố, đường Hàng Bè.

    hàng bút : Hàng Bút. Phố, đường Hàng Bút.

    cữa nam: Cửa Nam.

    Kẽ ăn lẵng: Kẻ An Lãng. Ở gần Bùi Chu bây giờ.

    Kẽ suôy: Kẻ Suôi. Ở gần Kẻ An Lãng.

    quãng bố: Quảng Bố. Tại đây có một ngôi đền ngày trước thờ “ tà thần”, bây giờ trở thành nhà thờ Công giáo.

    hàng Mấm: Hàng Mắm. Phố, đường Hàng Mắm.

    đinh hàng: Đinh Hàng. Bà Ai Liên (Elena), vợ ông Đa Miêng (Damião) ở Đinh Hàng.

    cẵ iền: Cầu Yên. Tại đây mới cất một nhà thờ Công giáo.

    hàng thuốc: hàng Thuốc.

    oũ đô đốc hạ: Ông Đô đốc Hạ. Ông Du Sinh (Giuse) Hạ là Đô Đốc.

    oũ phũ upload_2016-6-26_12-33-19.png nhăm: Ông Phù mã Nhâm. Ông có tên thánh là Y Nhã.

    oũ chưỡng hương: Ông Chưởng Hương. Ông Chưởng Hương ở thủ đô chưa chịu phép Thánh Tẩy, nhưng rất mến đạo Công giáo và đã cho cả gia đình chịu phép Thánh Tẩy.


    [...]
     

    Các file đính kèm:

    teacher.anh thích bài này.
  12. SauRiengSG

    SauRiengSG Lớp 2

    [...]


    Giáo đoàn Thanh Hóa
    (Da Xpande de thinh hoă), f. 154r-162r​



    giỗ: giỗ. Ngày giỗ.

    chaï: chay, Ăn chay. Ma chay.

    chặp: chạp. Tháng chạp.

    : ma. Làm ma chay.

    oũ đô đốc hòa : Ông Đô đốc Hòa.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Kẽ uạc : Kẻ Vạc. Ở gần Kẻ Nộ trong tỉnh Thanh Hóa.

    upload_2016-6-27_4-48-24.png

    càü chầm
    : Cầu Chằm (?).

    Kě choắn: Kẻ Choắn (?). nơi có nhiều giáo hữu đạo đức nhờ gương tốt của bà An Na Chưởng Lễ.

    oũ chưỡng lễ: Ông Chưởng Lễ. Một viên quan ở Kẻ Choắn chưa chịu phép Thánh tẩy, nhưng mộ mến đạo Công giáo. Vợ ông đã theo đạo, tức bà An Na Chưởng Lễ.

    Kẽ Sú: Kẻ Sú (?). nơi đây có nhiều giáo hữu.

    Kẽ bảy: Kẻ Bảy. Nơi đây có nhiều giáo hữu sốt sắng.

    Kẽ Bố: Kẻ Bố. Có lẽ là Kẻ Vó, vì Amaral nhắc tới một viên quan thánh hiệu là Bảo Lộc, theo đạo từ đầu, tức là năm 1627, khi Đắc Lộ và Marques tới đây.

    nộn khê: Nộn Khê. Ở gần Kẻ Vó. Tại Nộn Khê có Thầy giảng Tô Ma (Thắng?) coi sóc họ đạo này.

    Kẽ nộ: Kẻ Nộ. Amaral nhắc tới việc năm 1627 Đắc Lộ và P. Marques bắt đầu truyền giáo ở đây; năm 1631, A. de Fontes đến thăm nơi này và năm 1632, L.m. J. Mayorica từ Áo Môn đã tới đây.

    xứ Thinh hŏa: Xứ Thanh Hóa.

    cữa đáy: Cửa Đáy. Cửa sông Đáy.

    Kẽ bíc: Kẻ Vích. Ở tỉnh Thanh Hóa.

    upload_2016-6-27_4-49-21.png


    [...]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/6/16
    teacher.anh thích bài này.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    oũ chưỡng quế: Ông Chưởng Quế. Một viên quan ở Thanh Hóa ghét đạo Công giáo lắm, mà Amaral gọi là “viên quan mọi rợ” (barbaro mandarim).

    uăn nguyen: Văn Nguyện. Ông quan Tô Ma Văn Nguyện.

    quan uŏy: Quang Vôi (?). Ông Giang (Gio An) Quảng Vôi ở Kẻ Bẩy rất hạnh đạo mới qua đời.

    upload_2016-6-27_4-58-35.png


    Tình: Tình. Bà An Na Tình mới chịu phép Thánh Tẩy cùng với chồng là ông Chi Công (Francisco) Tình.

    Nhüộn: Nhuận. Thầy giảng Y Nhã Bùi Nhuận, một trong ba Thầy giảng đầu tiên ở Đàng Ngoài.

    tháng: Thắng. Thầy giảng Tô Ma Thắng. Một trong ba Thầy giảng đầu tiên ở Đàng Ngoài.

    cốt bŏý: Cốt bói. Một bà cốt bói (đồng cốt) ở Chợ Đàng?


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Giáo đoàn Nghệ An
    (Da Xpandate de Nghệ ăn), f. 162v-167r

    Nghệ ăn: Nghệ An.

    Bố chính: Bố Chính.

    thoặn hốe: Thuận Huế. Thuận Hóa.

    Kẽ quãng: Kẻ Quảng. Xứ Quảng, tức Quảng Nam, Quảng Nghĩa.

    đức oũ tâï: Đức Ông Tây. Đức ông Tây cai trị Nghệ An, đóng ở Rum. Chúng ta biết Tây quận công Trịnh Tạc trấn giữ Xứ Nghệ An vào tháng 11 năm Tân Mùi, tức khoảng cuối tháng 12-1631. Lúc đó dân chúng gọi Trịnh Tạc là Đức Ông Tây.

    Rum: Rum.

    Kẽ uĩnh: Kẻ Vĩnh.

    Thính hoa: Thanh Hóa.

    huỵen nghi xuon: huyện Nghi Xuân.

    Kẽ dẻ: Kẻ Dẻ (?). tên một làng xã.

    hụyen Thinh chương: huyện Thanh Chương.

    làng càü: Làng cầu. Ở làng cầu có nhà thờ Công giáo.

    nhà nga: Ngà Nga. Ở đây có nhà thờ Công giáo.

    đậü xá: Đậu Xá. Nhà thờ Đậu Xá.

    vàng may: Vàng May. Nhà thờ Vàng May.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Thanh Đô vương cấm đạo Đức Chúa Trời trong toàn quốc
    (Da perseguicam que Thanh đô Vương a leuantou em todo
    seu Reyno contra a ley de Deus)
    , f.167v-168v​

    đức bà sang phú: Đức Bà Sang Phú. Thứ phi của Trịnh Tráng.

    oũ bà phủ: Ông bà Phủ.

    Thanh đô Vương: Thanh Đô Vương.

    hién: Hiến. Nhà Hiến.

    hụyen: Huyện. Nhà Huyện.

    đức laõ: Đức long. Niên hiệu Đức long.


    [...]
     
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Lòng kiên trì của Ky Tô Hữu
    (Da constancia dos Christaõs)
    , f, 169r-174r​

    bà bõ đạu: bà bỏ đạo. Bà Cối bỏ đạo Công giáo.

    bà đạu: bà đạo. Bà Cối trước đây theo đạo Công giáo, nên cũng có người gọi là bà đạo.

    bà cŏý: Bà Cối. Bà cối bỏ đạo Công giáo.

    phĕ: Phê. Một viên quan tên là Phê.

    chợ thũi: chợ Thủy.

    Kẽ sắt: Sắt hay Kẻ Sặt?

    Kẽ jường: Kẻ Giường (?), Xã.

    Kẽ mộc: Kẻ Mộc. Xã Kẻ Mộc.

    Kẽ bàng: Kẻ Bàng. Xã Kẻ Bàng.

    lạï: lậy.

    Kẽ đăí: Kẻ Đáy.

    bà đô đốc hạ: bà Đô đốc Hạ. Bà An Na Hạ, vợ ông Đô đốc Hạ.

    xã bố: xã Bố. Địa danh.

    Kẽ gián: kẻ Gián. Làng Kẻ Gián.

    oũ chương hồũ: Ông Chưởng Hồng.

    Kẽ vĩnh cang: Kẻ Vĩnh Cang.

    Annam: An Nam.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Tài liệu của Gaspar d’ Amaraỉ viết năm 1637

    Tài liệu này cũng soạn bằng tiếng Bồ Đào Nha, viết tại Kẻ chợ (Thăng Long) ngày 25-3-1637 với nhan đề “Relaçam dos catequistas da Christamdade de Tumk. e seu modo de proceder pera o Pe Manoel Dias, Vissitador de Jappão e China” (Tường thuật về các Thầy giảng của giáo đoàn Đàng Ngoài và về cách thức tiến hành của họ, gửi Cha Manoel Dias, Giám sát Nhật Bản và Trung Hoa [Dòng Tên]). Tài liệu này hiện lưu trữ tại Văn khố Hàn lâm viện Sử học Hoàng gia Madrid [137].

    Bản tường thuật dài 6 tờ rưỡi, tức 13 trang giấy, viết trong khổ 13 X 21 cm, chữ nhỏ và dầy đặc. Nội dung trình bày hai L.m. p. Marques và Đắc Lộ thiết lập “Dòng tu” Thầy giảng ở Đàng Ngoài; sau đó trình bày việc huấn luyện, cấp bậc và hoạt động của các Thầy giảng; cuối bản tường thuật còn ghi rõ tên, tuổi, năm tòng giáo của các Thầy giảng, Kẻ giảng, các Tập sinh (các cậu) và các Trợ giảng (ông Bõ) thuộc “Dòng tu” mới này.

    Tài liệu không hoàn toàn do Gaspar d’Amaral viết, nhưng ông đọc cho một người khác viết, rồi chính ông soát lại kỹ lưỡng, dùng bút sửa bên lề trang giấy một số chữ, và cuối bản tường thuật, chính Amaral viết thêm vào 13 dòng chữ kể cả chữ ký của ông. Vậy bản tường thuật này là của chính tác giả Gaspar d’Amaral và chúng ta phải coi như ông đã viết ra.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Sau đây chúng tôi xin trích những chữ quốc ngữ trong bản tường thuật của Gaspar d’Amaral.

    Sãy: Sãi. Các vị Sư Sãi.

    đức: Đức. Thầy giảng Chi Công Đức, 43 tuổi, theo đạo Công giáo được 11 năm.

    Chuá thanh đô: Chúa Thanh Đô. Thanh Đô vương Trịnh Tráng.

    thầy: Thầy. Thầy giảng.

    định: Định. Trợ giảng An Tong Định, 44 tuổi, theo đạo Công giáo được 11 năm.

    nhin: Nhơn. Trợ giảng Tô Ma Nhơn, 47 tuổi, theo đạo Công giáo 11 năm.

    Nghệ an: Nghệ An.

    lạy: lậy. Sụp lậy.

    tri: Tri. Thầy giảng An Rê Tri, 41 tuổi, theo đạo Công giáo 11 năm.

    bùi: Bùi. Có lẽ là Thầy giảng Bùi Nhuận, chết năm 1637, được 46 tuổi, vào đạo Công giáo được 11 năm, thánh hiệu là Y Nhã.

    quang: Quảng. Thầy giảng Thanh Diêu (Tadeo) Quảng, 66 tuổi, theo đạo Công giáo được 11 năm.

    tháng: Thắng. Thầy giảng Tô MaThắng 40 tuổi, theo đạo Công giáo được 10 năm.

    côủ thàn: Công Thành. Thầy giảng Lu Ca Công Thành, 44 tuổi, theo đạo Công giáo 10 năm.

    Sướng: Sướng. Kẻ giảng An Tong Sướng, 22 tuổi, theo đạo Công giáo được 4 năm.

    đàng ngoài: Đàng Ngoài.

    già: Già, Kẻ giảng An Rê Già, 50 tuổi, theo, đạo Công giáo được 4 năm.

    : Vó. Kẻ giảng Chi Công Vó, 48 tuổi, theo đạo Công giáo được 11 năm.

    nân : Nân. Kẻ giảng Chi Công Nân, 26 tuổi, theo đạo Công giáo được 6 năm.

    lồ: Lồ. Kẻ giảng An Tong Lồ, 27 tuổi, theo đạo Công giáo được 9 năm.

    đôủ thành: Đông Thành. Tập sinh Đông Thành, 19 tuổi, theo đạo Công giáo được 2 năm.

    Kẻ chợ: Kẻ Chợ. Thủ đô Thăng Long.​

    So sánh hai tài liệu 1632 và 1637 của Gaspar d'Amaral, chúng ta thấy rằng, năm 1637 ông đã viết một số chữ quốc ngữ khá hơn năm 1632. Đó là những chữ: thầy, lạy, đàng ngoài, già, Kẻ chợ.


    [...]

    (Nt: Với độc giả ham thích tìm hiểu và yêu mến chữ quốc ngữ,... :-))!) Khi xem bài, nên đọc và coi thêm về cội nguồn, căn nguyên,... ở các quyển: Từ điển 'Việt Bồ La' (1651), Đại Nam quốc âm tự vị hợp giải Đại Pháp quốc âm (1899), hay trên 'Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659_Tủ sách Ra khơi, Saigon 1972; v.v... Bản chụp và scaned gốc đều có Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link! Thân mến! (tdc)).
     
    teacher.anh thích bài này.
  20. SauRiengSG

    SauRiengSG Lớp 2

    [...]


    Nếu chúng ta lại đối chiếu cách ghi chữ quốc ngữ của Gaspar d’Amaral với Đắc Lộ, ta thấy, ngay từ năm 1632, Amaral đã ghi rành hơn Đắc Lộ năm 1636.

    Đem so sánh thời gian có mặt ở Việt Nam tính đến năm 1632 thì Amaral mới ở được 28 tháng rưỡi (ở Đàng Ngoài từ tháng 10- 1629 đến tháng 5-1630 và từ trung tuần tháng 3- 1631 đến hết tháng 12-1632), còn Đắc Lộ đã ở được 57 tháng (ở Đàng Trong từ tháng 12-1624 đến tháng 7-1626, và ở Đàng Ngoài từ tháng 3-1627 đến 5-1630). Quả thật, tuy Amaral mới ở Đàng Ngoài 28 tháng rưỡi mà đã viết chữ quốc ngữ khá hơn Đắc Lộ nhiều. Hơn nữa trong bản tường trình 1632, Amaral đã chen vào nhiều chữ quốc ngữ, mặc dầu vấn đề bị giới hạn hầu hết vào vấn đề tôn giáo; còn bản văn của Đắc Lộ viết năm 1636 (Tunchinensis Historiae libri duo) viết dài gấp đôi và chứa đựng nhiều vấn đề xã hội Đàng Ngoài hơn, thế mà lại có ít chữ quốc ngữ hơn. Do điểm này, có lẽ chúng ta dám đưa ra nhận xét khác là, vào năm 1636, Đắc Lộ chưa ý thức được tầm quan trọng của chữ quốc ngữ bằng Amaral vào năm 1632. Chúng ta cũng còn dám chắc Amaral giỏi hơn Đắc Lộ nhiều, nhờ bằng chứng rõ rệt là, Amaral đã soạn cuốn tự điển Việt - Bồ - La (Diccionário anamita-português-latim) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, trước khi Đắc Lộ soạn tự điển của ông. Trong lời tựa cuốn tự điển của Đắc Lộ xuất bản năm 1651 tại La Mã, chính tác giả đã viết rõ là ông dùng những công khó nhọc của các linh mục Dòng Tên khác, nhất là dùng hai cuốn tự điển của Amaral và Barbosa để soạn thảo sách đó Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tiếc rằng cuốn tự điển của Amaral chưa được ấn hành thì ông đã qua đời (23-12-1645). Thật ra, không ai rõ cuốn tự điển của Amaral có bao nhiêu danh từ Việt, và cứ sự thường, bản thảo quí giá này đã bị “tiêu diệt” rồi. Điều chắc chắn là, lúc đầu bản thảo đó để tại Áo Môn, nhờ vậy Đắc lộ có thể dựa vào đó mà viết cuốn tự điển của ông. Theo chúng tôi hiểu, thì cuốn tự điển của Amaral được lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên tỉnh Nhật Bản đặt tại Áo Môn. Cuốn tự điển viết tay này cũng như cuốn tự điển của L.m. Antonio Barbosa mà chúng tôi sẽ nói qua thường đã mất; nhưng mất vào năm nào, không ai được rõ. Rất có thể là nó bị mất trong dịp Văn khố Dòng Tên tỉnh Nhật Bản được chuyển từ Áo Môn về Manila khoảng năm 1759-1760. Vì từ ngày 15-5-1758, chính phủ Bồ Đào Nha đàn áp Dòng Tên ở đất Bồ và trong các lãnh thổ của Bồ Đào Nha. Nhưng rồi chính phủ Tây Ban Nha cũng đàn áp Dòng Tên kể từ ngày 2-4-1767, nên Văn khố Dòng Tên ở Manila lại bị chính quyền Tây Ban Nha tịch thu, và vào khoảng năm 1770, các tài liệu đó được đem về Madrid Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Như vậy, có thể là hai cuốn tự điển quý giá này đã bị thất lạc do các cuộc di chuyển trên, cũng có thể nó còn nằm ở đâu mà người ta chưa tìm thấy. Chúng tôi đã tìm hỏi ở Áo Môn, Manila, Madrid, Lisboa, La Mã, Ba Lê mà không thấy. Dù sao chúng tôi vẫn còn nuôi chút hy vọng may ra nó còn nằm ở đâu chăng?


    [...]

    ______

    [138] Augustin de BACKER, Bibliothèque des Ecrivains de la Compagnie de Jésus, Quyển I, Paris, 1869, tr. 121. Carlos SOMMERVOGUEL, Bibliothèque de la Compagnie de Jésus, Nuovelle édition, Quyển I, Louvain, 1960, cột 261-262 - D. BARBOSA MACHADO, Bibliotheca Lusitana, Historica, Critica, e Cronologica, Quyển II, Lisboa, 1747, tr. 331-332. - E. TEIXEIRA, Macau e sua diocese, VII, Padres da diocese de Macau, Macau, 1967, tr. 548.

    [139] (...) ille à lingua Annamitica incipiens hic à lusitana, sed inunatura vterque morte nobis ereptus est” (RHODES, Dictionarium annaminicum, lusitanum et latinum, Roma, 1651).
     
    teacher.anh thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này