Hoàn thành Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam

Thảo luận trong 'Dự án eBook cho Thư viện' bắt đầu bởi Missfly82, 25/3/18.

Moderators: rhea, thuannguyen1088
  1. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]

    Tác giả: Bộ Quốc phòng. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
    Nhà xuất bản:Chính trị Quốc gia
    Năm xuất bản:2014
    Số trang:gồm 5 tập

    Bộ sách gồm 5 tập, là công trình khoa học nghiên cứu lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam qua các thời đại, từ buổi đầu dựng nước và giữ nước cho đến thời đại Hồ Chí Minh.

    -Lịch sử Tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập I: Từ thế kỷ III Tr.CN đến thế kỷ XV

    -Lịch sử Tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập II: Từ năm 1428 đến năm 1858

    -Lịch sử Tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập III: Từ năm 1858 đến năm 1945.

    -Lịch sử Tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập IV: Từ năm 1945 đến năm 1975

    -Lịch sử Tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập V: Tổng luận

    Những vấn đề nêu ra ở 5 tập sách tuy không thể bao hàm được toàn bộ lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam qua các thời đại, nhưng đó là những nội dung quan trọng, nổi bật và có tính phổ quát nhất, được trình bày khái quát theo tiến trình lịch sử, để từ đó rút ra những kết luận, những đặc điểm chủ yếu của lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam.
     
  2. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Download demo
     

    Các file đính kèm:

  3. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Quân sử, lịch sử của chính những người của đảng viết ra mà tự mâu thuẫn nhau quá đi.

    Trong sách tập 4: thì viết "Ngày 2-9-1945, trong khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập quân Pháp đã nấp trong Nhà thờ lớn và xả súng bắn, làm 47 người chết, nhiều người bị thương."

    Báo đảng bộ TPHCM thì viết (giống nhiều nguồn kể cả của nước ngoài hơn sách trên và cũng giống sgk viết):
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    "Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trọn vẹn trong ngày 25-8-1945 thành công, được lan ra cùng các tỉnh Nam bộ mà không có đổ máu. Đó là những dự báo tính toán rất kỹ lưỡng về tình hình diễn tiến của Xứ ủy Nam kỳ, là công lao to lớn của toàn thể nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn và Nam bộ anh hùng?

    Quân ta với quân mình mà lệch vãi, số 47 chắc là số may mắn để đánh đề của tác giả chăng. Mà sách này ai đọc nhỉ, chắc dùng giảng cho quân nhân và cán bộ đảng nhà nước.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/3/18
  4. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Sách viết tạp nham vãi cả ra, từ ngữ như sinh viên chép luận văn mua từ hàng photo. Truyền thuyết, căn cứ trích dẫn lịch sử từ nguồn khác trộn xới lung bung cho đủ chữ:

    Tập 1 trích: "Ở thời An Dương Vương, việc Nhà nước Âu Lạc ra đời với đất đai rộng lớn hơn, dân cư đông đúc hơn, là sự phát triển lên một mức cao hơn so với Nhà nước Văn Lang, đánh dấu một bước trưởng thành của ý thức dân tộc, của tinh thần đoàn kết và quyết tâm giữ nước của nhân dân ta. Mặt khác, Nhà nước Âu Lạc vẫn thường xuyên phải đối phó với nguy cơ xâm lược của nhiều kẻ thù, như giặc Xích Quỷ, giặc Triệu... Truyền thuyết thôn Hà Phương (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) còn nhắc đến việc nước Âu Lạc của An Dương Vương đánh bại giặc Xích Quỷ ở khu vực này11"

    Thì là trích nội dung y hệt từ cái web này:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Thuyết của cái làng này buồn cười vãi cả ra vì đa phần thuyết Hùng vương trong các sử sách khác coi: Kinh Dương Vương hiệu Xích Quỷ là đời Hùng Vương thứ 1, trong khi An Dương Vương - Hùng Vương đời thứ 3.

    Sao ông cháu lại đánh đuổi ông nội được, cứ cho là được do mâu thuẫn gia đình thì sau khi Xích Quỷ truyền ngôi cho Lạc Long Quân, là đời trước An Dương Vương, thì đã đổi tên là Văn Lang thì sao ông cháu vẫn nằng nặc đòi đánh đuổi bằng được nước của ông nội Xích Quỷ đã không còn, với lý do xâm lược. Chắc cụ Lạc Long Quân quên chưa đăng ký sửa lại tên chủ sở hữu, nên ông cháu cứ căn cứ giấy tờ đòi đánh ông nội lấy đất hoặc ông nội không thích thừa kế cho cháu nên đòi lại, rồi mâu thuẫn.

    Thế mới biết, chuyện đất đai của Việt Nam lằng nhằng quá trời. Tuy nhiên, chỉ có mình làng này viết thế. Chả sử sách nào viết thế, vậy với tinh thần đổi mới nên ông tác giả theo thuyết này cho nó khác bọt chăng.
     
    minhnghenhac and summer_bkarda like this.
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bạn cũng nhầm ở chi tiết này, An Dương Vương đánh thắng Hùng Vương cuối cùng là thứ 18 chứ không phải thứ 3, có nghĩa cách Xích Quỷ đến hơn 2500 năm (theo truyền thuyết) hoặc khoảng 500-600 năm (theo ước chừng thực tế 18 đời).
     
    tran ngoc anh and Missfly82 like this.
  6. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Lại còn sử dụng cả truyền thuyết thôn để viết sách lịch sử nữa chứ =))
     
    minhnghenhac and hoalienbao like this.
  7. buidoijp

    buidoijp Mầm non

    Một cái là ngày khởi nghĩa giành chính quyền (trọn ngày 25/8/1945), một cái là mít tinh ngày 2/9 chào mừng ngày độc lập. Chả hiểu mâu thuẫn ở đâu?
     
  8. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Bạn ạ, tôi không nói câu chữ mâu thuẫn, vì bạn tác giả thích viết thế nào là do bạn ấy. Tôi nói mâu thuẫn ở đây là hoàn cảnh lịch sử, thời gian, sự việc (được nhiều người công nhận kể cả cơ quan của đảng), dẫn chứng cho bạn thấy mâu thuẫn hay nói đúng hơn ông tác giả bịa đặt nhá:

    Trích: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    "....Từ tờ mờ sáng 25-8, một triệu dân nội thành, các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận tề tựu trên đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn) để nghe Chủ tịch Uủy ban khởi nghĩa Trần Văn Giàu phát biểu. Cờ đỏ sao vàng rợp khắp phố phường.
    Ngày 6-9, chỉ vài ngày sau khi Hồ Chủ tịch tuyên bố nền độc lập của Việt Nam, núp bóng quân đội Anh đến Sài Gòn để giải giới quân Nhật theo nghị quyết của Hội nghị Potsdam, một đại đội lính bộ binh thuộc địa Pháp đặt chân trở lại Sài Gòn. Sáu ngày sau, thêm hai đại đội nữa bám theo gót chân quân Anh tới Sài Gòn....." --> bạn để ý thời gian nhá

    Tại sao lại có việc trên thì đây nhá bạn:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trích " ....Ngày 9 tháng 3 (1945), đại sứ Nhật tại Đông Dương đến gặp toàn quyền Pháp Decoux tại Sài Gòn và đưa ra một tối hậu thư đòi Pháp phải đặt tất cả lực lượng quân sự, hải lục không quân và cảnh sát công an dưới sự chỉ huy của quân đội Nhật. Đồng thời tất cả hệ thống hành chánh và viên chức Pháp cũng phải đặt dưới sự chỉ huy của Nhật....
    .....Tại Lạng Sơn nơi mà những đồn lũy được xây dựng kiên cố nhất thì bị Nhật dùng nội ứng làm suy yếu và cũng rơi vào tay Nhật trong ngày hôm sau. Thế là chỉ trong vòng trên dưới 24 tiếng đồng hồ, toàn bộ Đông Dương đã rơi vào tay quân đội Nhật. Chính quyền Pháp xây dựng trong hơn 80 năm tại Đông Dương nay hoàn toàn tan rã......."
    ".........
    Đó là vì sự sụp đổ của guồng máy quân sự cảnh sát của Pháp. Trước khi bị Nhật lật dổ, bộ máy đàn áp của Pháp bao trùm trên khắp các nơi từ thành thị cho đến thôn quê. Thí dụ như khi Hồ chí Minh lập ra Mặt Trận Việt Minh năm 1941 thì toàn bộ các hoạt động của Việt Minh bị giới hạn trong vùng rừng núi Cao Bằng sát biên giới với Trung Quốc mà thôi.
    Nhưng khi chính quyền Pháp bị lật đổ, bộ máy đàn áp này bị tan rã trong khi không có một cái gì thay thế vì quân đội Nhật lo tập trung để chuẩn bị đối phó với một cuộc đổ bộ của Mỹ trong khi chính phủ Trần Trọng Kim thì không có một lực lượng quân sự gì......."

    --> sau khi Nhật lật hoàn toàn Pháp ra khỏi Đông Dương thì chả có đơn vị vũ trang nào của Pháp còn dám ở lại nếu không muốn bị lên thớt nhá. Chạy tuốt sang Trung Quốc kìa. Cũng vì lý do trên mà có khoảng trống trong vũ trang của chính quyền cụ Trần Trọng Kim, không có đơn vị vũ trang nào bảo vệ chính phủ (Pháp thì rút, Nhật thì lo đánh trả Mỹ). Đây là lý do mà Việt Minh đảo chính được chính phủ cụ Kim nhá. Như trên thì Sai Gòn đã về tay Việt Minh từ 25-08 rồi, Nhật chả buồn can thiệp thì cớ gì ở đâu mấy ông Pháp, chắc lúp trong đống rơm, chui ra để bắn chơi à.

    Tôi thích đọc và tìm hiểu mọi sự theo lẽ logic và đúng đắn. Tôi mất công viết ra cũng chả phải giải thích cho bạn, tôi viết vì tôi đã khơi ra nên tôi muốn đóng lại và cũng để các bạn khác, những người muốn tìm hiểu thật sự, dùng quan điểm tiến bộ,trung tìm hiểu những sự kiện phức tạp, có thể thêm thông tin.

    :DUh thì truyền thuyết này nó hơi bị độc, bạn tác giả có coi đó là phát hiện mới chả dính dáng gì đến các Hùng Vương trong thuyết khác cũng được. Ý mình muốn nói rõ hơn là bạn ấy hơi lẫn lộn và cảm tính khi đưa một câu chuyện và ghép cái ý câu chuyện vào tư tưởng cái quân sự, khát khao giữ nước của người dân Việt. Nhỡ họ viết câu chuyện ra đọc chơi thì sao kiểu chuyện Dan Brown, còn nếu bạn ấy coi là sử thì thật tai hại. Đây các cụ lập miếu cũng chỉ là để thờ cúng chứ chả thấy nói khát vọng, tư tưởng khỉ gì:

    Trích từ web di tích ".....Để tưởng niệm các ngài nhân dân trong làng thờ các ngài bằng bài vị, ngai, long đình có mũ… và cứ đến các ngày sinh, hoá, biển thánh, khánh hạ thì nhân dân lại dùng xôi, gà, lợn, gạo mới để cúng tế , tưởng nhớ tới công lao của các ngài và cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu......"

    Kết luận: tôi chỉ muốn nói thế này khi nhìn thấy mấy cuốn sách nghiên cứu kiểu này, tôi cho là toàn kiểu phịa chữ, lấy chỗ này thêm chỗ kia cho đủ bộ, nghiên cứu chỉ là cách nói cho sang, thêm tiền công (nhà nước chi). Và một cuốn sách như thế giá trị tham khảo là cực thấp. Đổi thành truyện, tự truyện còn đỡ mặt dày.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/3/18
  9. buidoijp

    buidoijp Mầm non

    Bạn nên tìm hiểu số tù binh Pháp và người Pháp bị Nhật giam giữ, và sau ngày Nhật đầu hàng thì số người này ở đâu thì hơn. Cũng nên tìm hiểu thêm ai là những người bắn vào đoàn người tham dự mít tinh Nhà Thờ Lớn. Và trở lại, hai sự kiện mà bạn trích ra để chỉ ra mâu thuẫn thì hoàn toàn không có gì mâu thuẫn, để có thể mở rộng ra về hoàn cảnh lịch sử, thời gian, sự việc như bạn nói (cho dù tôi hiểu bạn cố gắng nhằm vào từ "quân Pháp" được sử dụng. Tôi không trích lại để người khác khỏi mất không gian đọc.
     
  10. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Lý lẽ gì mà toàn bắt người tranh luận tự tìm rồi tự thấy rồi hiểu haha. Đuối quá lại quay ra câu chữ, tác giả dùng "quân Pháp",quyển sách tôi đang vạch trần sự láo toét dùng từ này nhá. Ko cãi đc lại quay ra nói tù binh Pháp và người Pháp bị Nhật bắt quay ra bắn dân biểu tình

    haha, ngây ngô thế, tù binh thì sao có súng mà bắn, ai thả họ ra mà bắn người Việt, không chịu đọc báo đảng đc trích ở trên mà đòi tranh luận, dốt thì phải chịu nghe, nghe chửa, đừng cố cãi chày cối.

    giờ cái trang này, thật lực lượng DLV làm các ace nhiệt huyết té hết roài.
     
  11. NHỘT QUÁ. ĐỤNG CHẠM NGHỀ NGHIỆP RỒI. PHẢI RA TAY THÔI.
    Tại sao anh dám nói chúng tôi sai? Anh là một tên PHẢN ĐỘNG/DƯ LUẬN VIÊN . . . "

    Kiểu lập luận chụp mũ này mặc nhiên coi mình là đúng, họ là sai, và những người đồng quan điểm với họ cũng là sai. Nó không hề đưa ra một thứ logic nào, nhưng lại cắt ngang một cái giới tuyến, và tùy tiện định tội cho người khác.

    REDSVN NET.
     
    Missfly82 thích bài này.
  12. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Từ "phản động" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Tiếng Trung Quốc vay mượn từ "phản động" từ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link "Phản động" trong tiếng Nhật được gọi là "handō" (âm đọc được ghi bằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link), khi viết được ghi lại bằng hai chữ Hán là "反動" (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: phản động, xem bài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link để biết thêm thông tin về việc dùng chữ Hán trong tiếng Nhật). "反動" là từ người Nhật dùng để dịch từ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link "reactionary". Người Trung Quốc mượn từ "反動" của tiếng Nhật nhưng không đọc hai chữ đó theo âm đọc của chúng trong tiếng Nhật mà đọc theo âm đọc của chúng trong tiếng Trung.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Từ phản động trong tiếng Anh "reactionary" bắt nguồn từ từ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link "réactionnaire" (trong tiếng Pháp có nghĩa là phản động).Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Từ "phản động" được dùng lần đầu tiên sau Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Nhiều người ủng hộ chế độ quân chủ bị xem là phản động tức đi ngược "trào lưu tiến hóa" (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: réactionnaire mô tả sự chống đối về chính trị nhằm phục hồi một xã hội đã lỗi thời). Sau này nhiều người theo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link xem những người ủng hộ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là "phản động" vì lý thuyết của họ cho rằng nhân loại tiến lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu của lịch sử. Trong khi đó những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản xem mình là "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link" chứ không gọi là "phản động". Nhiều người coi những người ủng hộ trào lưu khôi phục các giá trị xưa cũ (như tập tục phong kiến,...) là "phản động".

    Thế nhưng nhóm tàn dư phản động lưu vong này vẫn không chịu từ bỏ âm mưu và dã tâm chống chính quyền Nhà nước của nhân dân Việt Nam. Với những ảo vọng điên cuồng, chúng bày nhiều trò để được dư luận chú ý. Ở ngoài nước, Việt Tân triển khai "chiến dịch cờ vàng" nhằm hâm nóng tinh thần chống Việt Nam trong một số đối tượng phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài; lợi dụng "Ủy ban vận động chính trị người Mỹ gốc Việt" (VPAC) để tuyên truyền chống phá Nhà nước ta. Ngày 19/9/2004, tại Beclin (Cộng hòa Liên bang Đức) chúng tổ chức “lễ ra mắt”, công khai hóa tổ chức Việt Tân, tiếp đó tuyên bố ở một số nơi trên thế giới như Mỹ, Na Uy, Pháp, Bỉ..., để tập hợp lực lượng, tạo thanh thế và thực hiện các âm mưu, ý đồ chống Việt Nam. Tổ chức này còn hình thành thêm nhóm “sang sông” và “nhóm liên minh dân tộc” với mục đích là đưa người về nước hoạt động khủng bố, phát tán truyền đơn... nhằm kích động, bạo loạn, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Điển hình, giữa năm 2007, Việt Tân cử đồng bọn về Việt Nam thực hiện chiến dịch “Đông tiến 7” phát tán truyền đơn, kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XII. Manh động hơn, chúng dự kiến cuối năm 2008 sẽ công khai hóa tổ chức Việt Tân tại Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục cử những thành phần phản động, bất mãn, cơ hội chính trị dưới vỏ bọc tri thức Việt kiều như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Thị Thanh Vân… xâm nhập về Việt Nam bằng đường công khai lẫn bất hợp pháp qua biên giới Việt Nam - Campuchia.

    Nhiệm vụ của những đối tượng này là huấn luyện, tập hợp lực lượng, động viên, khích lệ đồng bọn ở trong nước, gây rối trật tự an ninh, tán phát truyền đơn nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lôi kéo người thân gia nhập hội... Nhiều đối tượng của tổ chức Việt Tân đã bị Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra truy tố, xét xử về tội phản bội Tổ quốc, hoạt động phỉ và tội khủng bố. Thế nhưng, nhóm tàn dư Việt Tân vẫn không từ bỏ hoạt động vũ trang, kích động bạo loạn, biểu tình chống phá Việt Nam. Vì vậy, Bộ Công an Việt Nam đã đưa tổ chức Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố và đã thông báo cho phía Hoa Kỳ biết vào ngày 4/4/2007.

    Khi các hoạt động vũ trang, khủng bố tại Việt Nam thất bại, Việt Tân đã chuyển hướng hoạt động theo phương thức “diễn biến hòa bình”, đấu tranh “bất bạo động”. Không từ bỏ mục đích nhằm xóa bỏ vai trò của Đảng Cộng sản, lật đổ chính quyền nhân dân ở Việt Nam. Lợi dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, Việt Tân tiếp tục cử nhiều đối tượng xâm nhập vào Việt Nam dưới nhiều danh nghĩa khác nhau như thăm thân nhân, du lịch, đầu tư, thương mại, giáo dục, hồi hương để tổ chức tuyên truyền, phát triển lực lượng và công khai tổ chức ở trong nước. Đồng thời triệt để lợi dụng công nghệ thông tin để thực hiện các hành vi tìm kiếm, liên hệ, lôi kéo, kết nạp một số đối tượng trong nước làm thành viên của tổ chức và giao nhiệm vụ cho các đối tượng này tiến hành các hoạt động như phát tán trên mạng Internet các bài viết, tài liệu phản động, lợi dụng các vấn đề chủ quyền biển đảo, đấu tranh chống tiêu cực… để xúi giục, kích động quần chúng biểu tình, kích động công nhân đình công, lãnh công nhằm mưu đồ hoạt động chống phá nhà nước ta.
     
  13. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Xin bản epub, tks
     
  14. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Bộ sách quý quá
     
  15. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    File word rất đẹp rồi, bác nào giúp ra bản epub mình xin cám ơn và hậu tạ...
     
  16. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    [​IMG]

    LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ VIỆT NAM
    Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
    Xuất bản: 12/2014
    NXB: Chính trị Quốc gia
    Text: Missfly82
    Epub: @lamtam
    Từ kết quả nghiên cứu của công trình khoa học Tổng luận lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và NXB Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản bộ sách Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam gồm 5 tập:

    Tập 1: Từ thế kỷ III Tr. CN đến thế kỷ XV
    Tập 2: Từ năm 1428 đến năm 1858
    Tập 3: Từ năm 1858 đến năm 1945
    Tập 4: Từ năm 1945 đến năm 1975
    Tập 5: Tổng luận
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 30/4/20
  17. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Đã update bản mới.
     
    thuannguyen1088 and vinhtruyen92 like this.
  18. peter123

    peter123 Mầm non

    có thêm bộ "Lịch sử quân sự VN" : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bác nào số hoá được cả bộ này thì tốt quá
     
  19. Badman0_8

    Badman0_8 Mầm non

    Cho mình hỏi, mình muốn download sách này thì vào mục nào
     
  20. cavoixanh99

    cavoixanh99 Lớp 2

    Cám ơn bạn
     
Moderators: rhea, thuannguyen1088

Chia sẻ trang này