Lịch sử Tác giả Lich Sử Văn Chương Việt Nam Q.1 - Hồ Hữu Tường <1000QSV1TVB #0193>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Thu VO, 16/6/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0193.Lich Sử Văn Chương VN quyển 1.PNG
    Tên sách : LỊCH SỬ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM
    TẬP I : LỊCH SỬ VÀ ĐẶC TÁNH CỦA TIẾNG VIỆT
    Tác giả : HỒ HỮU TƯỜNG
    Nhà xuất bản : LÊ-LỢI
    Năm xuất bản : 1949
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com
    Đánh máy : kehetthoi
    Kiểm tra chính tả : Nguyễn Thị Linh Chi, Thư Võ
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 12/06/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả HỒ HỮU TƯỜNG và nhà xuất bản LÊ-LỢI
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    LỜI TỰA

    LỊCH SỬ VÀ ĐẶC TÁNH CỦA TIẾNG VIỆT

    I. LỊCH SỬ CỦA TIẾNG VIỆT

    a) Tiếng Việt ở thời tối cổ
    b) Tiếng Việt ở thời thượng cổ (từ người Việt kéo sang đến thời bị Tàu đô hộ)
    c) Tiếng Việt ở thời trung cổ (từ lập nước cho đến dứt nhà Hồ, thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV)
    d) Tiếng Việt ở thời cận kim (từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ thứ XX)
    e) Tiếng Việt ở thời hiện đại (từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhứt)
    II. ĐẶC TÁNH CỦA TIẾNG VIỆT
    a) Những đặc tánh về âm hưởng
    b) Những đặc tánh về nghĩa chữ
    c) Những đặc tánh về mẹo luật
    d) Những đặc tánh về nguồn gốc của văn chương Việt Nam
    III. KẾT LUẬN
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI TỰA

    Đây là một tập sách nhỏ mở mào bộ Lịch Sử Văn Chương Việt Nam để cho học sinh bực trung học dùng. Trong cả bộ nầy, chúng tôi chọn những điều trọng yếu mà trình bày một cách gọn gãy, với những lời dễ dàng, cho vừa với sức hiểu của học trò độ mười lăm đến mười tám tuổi. Nhưng bao giờ, cái mục đích chánh của nền trung học – ấy là rèn luyện óc phê phán và suy luận hơn là tích súc quá nhiều thành « nhồi sọ » – mục đích ấy vẫn được theo dõi. Vì vậy mà chúng tôi luôn luôn cố gắng làm cho bật nổi cái lý của mỗi việc và những tương quan của các việc. Các học sinh, khi đã làm quen với phương pháp ấy, sẽ hiểu văn chương Việt Nam hơn. Rồi thấy chỗ nào kém, sót thì lo bồi bổ, thấy nơi nào là nơi phong phú thì lo làm cho thạnh mậu nữa, các bạn trẻ sẽ mỗi người một ít nhiều mà gom góp vật liệu cho những tay thợ xây thêm mãi tòa cung điện là văn chương Việt Nam được càng ngày càng nguy nga, tráng lệ.

    Tuy bản ý của người viết là dành sách nầy cho học sinh trung học, nhưng nội dung của nó lại không dựa theo một « chương trình trung học » nào cả. Điều ấy, xin mách trước với độc giả, để tránh những chờ đợi vô ích. Độc giả sẽ không thấy chúng tôi bàn đến những tác giả viết ròng bằng chữ Hán, hoặc luận về những tác phẩm bằng chữ Hán của những tác giả được nhắc kể vào trong sách nầy. Đã chọn một quan điểm hẹp hòi như nậy, tức là chúng tôi bác hẳn cái quan điểm của các « chương trình », và cũng là quan điểm của những bộ « văn học sử » đang lưu hành. Bởi vì ghép cái tác phẩm bằng chữ Hán, dầu do người Việt viết ra, vào « văn chương Việt Nam », là một việc vô lý.

    Lấy cái lẽ rằng « Việt Nam văn học sử » là lịch sử văn học của người Việt Nam, và vì vậy mà cần phải khảo cứu tất cả những tác phẩm của người Việt, dầu là trước tác bằng tiếng Việt, dầu là viết bằng chữ Hán, thì luận điệu ấy không vững chút nào. Trong những đời Đinh, Lê, Lý, Trần, ở xứ ta, ảnh hưởng của Phật giáo thật là mạnh mẽ hơn ảnh hưởng của Nho giáo. Những giáo tài thuộc về trước đời nhà Hồ đã bị tiêu hủy, nên không có gì làm bằng cớ ; nhưng có ai lại dám quả quyết rằng lúc ấy, ở xứ ta không có nhà tăng nào mà Phật học uyên thâm, phạn ngữ uẩn súc và đã trước tác ít nhiều bằng tiếng phạn ? Và nếu có như thế, thì những người làm « văn học sử » sao lại không sưu tầm những tác phẩm bằng tiếng phạn của những người Việt mà ghép thêm vào ? Lại lịch sử đã nhắc rằng, khi nhà Trần lên ngôi, họ nhà Lý nhiều người không phục, trốn sang nước Triều Tiên và về sau, trong dòng dõi họ, có lắm người lập nên công nghiệp hiển hách ở xứ ấy. Thì sao chẳng sưu tầm những tác phẩm bằng tiếng Triều Tiên mà góp vào ? Còn như khi quân Minh kéo sang diệt nhà Hồ, thì vua nhà Minh có ra lịnh thu thập tất cả sách vở và bắt cả nhân tài về nước. Trong bọn « tù binh » nầy, hay con cháu họ, há chẳng có kẻ viết được sách hay ? Cũng thời là chữ Hán, sao không nhặt mà nghiên cứu một thể ? Hơn nữa, gần đây, kể ra cũng chẳng thiếu chi những người Việt Nam trước tác bằng tiếng Pháp, và khởi đầu sáng tác bằng tiếng Anh. Nếu hiểu rằng « Việt Nam văn học sử » cần phải trình bày tất cả tác phẩm của người Việt, chẳng luận viết bằng tiếng gì, thì sao lại loại những tác phẩm tiếng phạn, tiếng Pháp, tiếng Anh… ra ngoài ?

    Cho hay, văn chương của một dân tộc tất phải biểu diễn bằng tiếng nói của dân tộc ấy. Mà tiếng Việt không phải là một phương ngữ của tiếng Tàu – điều mà chúng ta sẽ thấy rõ trong tập mở mào của sách nầy, – nên chúng tôi phải loại những tác phẩm viết bằng ngoại ngữ ra ngoài đối tượng, và dành để đó cho những ai nghiên cứu lịch sử tư tưởng của Việt Nam. Chúng tôi cũng ước mong rằng sau nầy các « chương trình » sẽ chọn một quan điểm giống như vậy. Vì làm như thế, chỉ là chữa một cái lầm mà thôi.

    Những người không còn bận chi về thi cử cũng có lợi mà đọc bộ sách nầy, vì nó chẳng những trình bày cái quá khứ trong văn chương, lại còn lắm nơi nêu giả thuyết, đặt vấn đề cho mọi người cùng xét. Ở xứ người, một học phái, một tác giả, một tác phẩm, lắm khi một tiểu tiết trong một tác phẩm, đã làm đề cho những luận án hẳn hoi, và mỗi luận án nầy lắm khi là công trình của hàng chục năm nghiên cứu. Rồi « văn học sử » mới là cái kết cấu của tất cả những luận án chính xác ấy. Ở xứ ta, ngoài bộ Đoạn trường tân thanh, thì chưa có tác phẩm nào được xét kỹ lưỡng như thế. Dĩ nhiên là bộ sách nầy phản chiếu cái tình trạng thô sơ chung. Nhưng độc giả thấy rằng đáng lẽ có quyết đoán mà chúng tôi chỉ có thể nêu giả thuyết, hoặc đặt vấn đề, hoặc không đem bằng cớ, ắt sẽ suy nghĩ mà nghiên cứu thêm, hầu trình bày những vấn đề có giá trị.

    Có vậy thì những nhà viết văn học sử sau nầy mới có thể tập đại thành các công phu nghiên cứu nọ mà làm những bộ lịch sử văn chương Việt Nam hoàn bị. Ấy là điều mong mỏi hơn hết của chúng tôi. Bởi mong mỏi như vậy mới bạo gan viết bộ sách nầy, mặc dầu xét mình chưa có đủ tư cách để làm một công việc mà ai cũng công nhận là rất khó. Nếu những quyển con nầy khêu gợi cho những bộ sách giá trị hơn ra đời được, thì tác giả lấy làm mãn nguyện vậy.

    Khởi viết ngày 10-X-1949.
     
  4. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    Cảm ơn các bạn đã đánh máy và kiểm tra chính tả cho quyển sách hiếm này.
     
    koolboy1106 and Heoconmtv like this.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này