LS-Việt Nam Lịch sử xã hội Việt Nam - Tập I - Hoàng Thúc Trâm <1000QSV1TVB #0159>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 30/6/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0159.Lịch sử xã hội VN tập 1.PNG
    Tên sách : LỊCH-SỬ XÃ-HỘI VIỆT-NAM – TẬP I
    Tác giả : HOÀNG THÚC-TRÂM
    Nhà xuất bản : THẾ-GIỚI
    Năm xuất bản : 1950
    ------------------------
    Nguồn sách : Quán Ven Đường ndclnh-mytho-usa.org
    Đánh máy : vttrang dang

    Kiểm tra chính tả : Trương Đình Tý, Văn Bình,
    Nguyễn Mỹ Quỳnh Dao

    Biên tập chữ Hán – Nôm : Trần Tú Linh
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 29/06/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả HOÀNG THÚC-TRÂM và nhà xuất bản THẾ-GIỚI
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    TỰA
    PHÀM LỆ
    ĐẠO-LUẬN

    I. ĐỊA-LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI VIỆT-NAM THẾ NÀO ?
    1) Có óc sáng chế

    a) Đời Lý (1010-1225) đã có binh pháp để cho nhà Tống phỏng theo
    b) Đời Hồ (1400-1407) đã biết chế súng thần cơ rồi sau người Minh lượm dùng
    c) Từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, người Việt đã trội ngón du kích
    d) Từ năm 1237, ta đã có sáng kiến lăn tay vào chúc thư, văn khế
    2) Có tinh thần độc lập
    a) Tự đặt ra thể lục bát là thứ văn vần thuần túy Việt-nam
    b) Việt hóa được những tiếng ngoại lai

    II. GỐC TÍCH DÂN TỘC VIỆT-NAM RA SAO ?

    III. TRUYỀN THUYẾT VỀ HỒNG-BÀNG THỊ

    IV. SUY ĐOÁN VỀ BA CHỮ « HỒNG BÀNG THỊ » 鴻龐氏

    a) Lấy mẫu-hệ làm trung tâm
    b) Thực hành chế độ của chung
    c) Thực hành chế độ quần hôn, tức lối kết hôn huyết tộc
    d) Thờ tô-tem

    V. SUY ĐOÁN VỀ ÂU CƠ

    VI. SUY ĐOÁN VỀ LẠC-LONG-QUÂN

    VII. HÙNG VƯƠNG HAY LẠC VƯƠNG ?

    1) Quan-niệm tôn quân của nhà nho
    2) Hai tiếng « Hùng vương » đã quen dùng trong dân gian
    3) Theo tâm lý chung, ai cũng thích chữ tên có nghĩa đẹp hơn nghĩa xấu

    VIII. SUY ĐOÁN VỀ TRUYỆN PHÙ-ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

    IX. SUY ĐOÁN VỀ VIỆC THỦY-TINH DÂNG NƯỚC, SƠN-TINH LÊN NÚI

    1) Xăm mình để tự vệ
    2) Lên miền núi cao để tránh lụt

    X. CHIA THỜI KỲ LỊCH SỬ VIỆT-NAM
    TUNG HỆ : I. Thời kỳ tiền sử = Xã hội thị tộc
    TUNG HỆ : II.Thời kỳ phong kiến manh nha
    TUNG HỆ : III. Thời kỳ phong kiến trưởng thành
    TUNG HỆ : IV. Thời kỳ toàn dân kháng Minh
    TUNG HỆ : V. Thời kỳ kinh tế nông nghiệp bành trướng
    TUNG HỆ : VI. Thời kỳ kinh tế nông nghiệp trong nước bắt đầu đụng chạm với kinh tế tư bản ngoại lai
    TUNG HỆ : VII. Bán phong kiến và tiền tư bản

    SÁCH BÁO THAM KHẢO (Tập I)
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/7/18
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TỰA

    Bấy lâu, đối với lịch-sử Việt-nam, tôi thường chủ trương : nên khảo dần từng thời kỳ một. Khi nào tài liệu đầy đủ, đại thể phác xong, bấy giờ mới bắt tay viết hẳn toàn bộ ; nếu một người không viết kịp thì nhiều người khác sẽ viết thay, thế hệ này không làm xong thì thế hệ sau sẽ làm trọn.

    Vì sao ? Vì công việc làm sử ở Việt-nam khác với ở nhiều nước khác. Ở họ, có đủ điều kiện thuận tiện, sử liệu sẵn sàng, sử gia chỉ cần lặt lượm tài liệu, ghi chép tinh tường với một phương pháp thật vững chắc : thế là một người có thể viết được một bộ sử thật đầy đủ.

    Còn ở Việt-nam, chỉ nội mấy việc tìm tòi sử liệu, lựa chọn sử liệu, phê phán sử liệu, cũng đủ tốn bao công phu, hao bao thì giờ rồi. Thêm nỗi những triều đại bị xóa nhòa dấu-tích, như nhà Hồ (1400-1407), nhà Mạc (1527-1592) và nhất là nhà Tây-sơn (1778-1802), lại càng phải dụng công lắm mới kê cứu được đôi chút ngạnh khái. Hơn nữa, những hồi loạn lạc như cuối Trần Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cuối Lê Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cuối Tây-sơn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cuối Tự-đức Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lại chính là những đoạn sử tối quan trọng càng phải khảo kỹ hơn.

    Vả, lịch-sử bây giờ đã thành một khoa học, mà là một khoa học tất yếu và rất hệ trọng của người đời. Nó dính-líu mật-thiết với các khoa học khác như khảo cổ học, địa chất học, địa lý học, nhân loại học, nhân chủng học, xã hội học, chính trị học, pháp luật học, kinh tế học, ngữ học, văn học, mỹ học…

    Tài liệu làm sử, ngoài những sách xưa, sử cũ, báo chí cổ kim, công văn, tư khế, còn phải cần đến đồ đào được, chữ cổ, bia cổ, tiền cổ, kiến trúc vật và hết thảy những cái có liên quan đến cuộc sinh hoạt chung, tiến hóa chung của một xã hội.

    Vậy bấy nhiêu công việc ấy, đòi hỏi ở một người thì biết làm sao ?

    Phương chi, hiện nay, khói lửa còn mịt mờ, máu xương đang lênh-láng, đường giao thông chưa thuận tiện, cuộc bang giao chưa thiết lập được xong tất cả, tóm lại, hoàn cảnh và điều kiện đều chưa đầy đủ và dễ dàng, phỏng ai dám nói, trong lúc này, có thể viết được bộ sử Việt-nam thật hoàn thiện ?

    Nghĩ vậy, trước giờ tôi vẫn theo đuổi con đường đã vạch : viết dần từng thời đại, hoặc từng nhân vật hay từng sự kiện lịch-sử, mong góp chút tài liệu vào kho sử học chung, chứ chưa dám nghĩ đến việc trọng đại và khó khăn là khởi thảo cả một bộ sử.

    Nhưng, thời cục đã biến chuyển dồn dập và nhanh chóng. Từ ngày 18 tháng chạp năm 1946 đến giờ, cuộc binh-cách đã thiêu hủy và tàn phá biết bao sử sách của ta, khiến cho tư gia cũng như trường học, chỗ nào cũng thấy thiếu sách, nhất là về loại sử học Việt-nam. Vì thế, nhiều bạn thúc đẩy tôi ráng viết lấy một bộ sử Việt-nam để tạm ứng phó cho sự nhu cầu hiện tại. Cũng vì thế, tôi mới đánh bạo vừa viết vừa cho bản cảo ra dần từng tập để chất chính cùng các bậc cao minh trong nước và hải ngoại.

    Nhan là LỊCH-SỬ XÃ-HỘI VIỆT-NAM, kẻ viết có ý nhấn mạnh rằng bộ sử này chú trọng vào quá-trình diễn tiến của cả dân tộc, vào quan hệ sinh sản của toàn thể dân chúng, cốt ghi cái gì là quốc kế, là dân sinh, là tổng động lực đã quay chuyển bộ máy tiến hóa chung của cả một xã hội…

    Bộ sử này nếu không phải riêng của các triều đại, riêng của thiểu số anh hùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, riêng của phái thống trị, phe chiến thắng, và nếu may ra đạt được mục đích là lấy dân chúng làm trung tâm, đánh dấu được đôi chút tính chất xã hội và lịch trình tiến hóa của Việt-nam thì đó là nhờ ở sự hỗ trợ của toàn thể xã hội.

    Về phần tác giả, chỉ thành thực mong rằng chút ít sử liệu trình bày trong bộ LỊCH-SỬ XÃ-HỘI VIỆT-NAM này nếu hân hạnh được trực tiếp hoặc gián tiếp giúp một phần nào vào công cuộc của những ai sau đây đứng làm một pho sử Việt-nam với phương pháp hoàn toàn khoa học hơn và với quan điểm tiền tiến mới mẻ hơn thì thật là một khuyến khích lớn cho kẻ viết.

    Giờ làm việc đã điểm. Trước hết hãy xin ra mắt các bạn độc giả tập I, phần Đạo luận, tức là phần mở đầu khái luận về một vài vấn đề lịch sử quan trọng. Rồi từ tập II trở đi mới bắt đầu vào dần chính sử.

    HOÀNG THÚC-TRÂM
    Rằm tháng năm, Canh-dần
    (29 tháng sáu, 1950)


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Kể từ đời Trần Nghệ-tông đến hết Hậu Trần (1370-1413).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Kể từ đời Lê Trung-hưng (1592-1789).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Kể từ năm vua Quang-trung mất đến năm vua Bảo-hưng (Nguyễn Quang-Toản) bị bắt (1792-1802).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Kể từ năm có tiếng súng tây-dương nổ ở cửa Đà-nẵng đến năm ký hiệp ước Patenôtre (1858-1884).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tôi chỉ thừa nhận anh hùng là những người đóng vai lãnh đạo, đi sát với dân chúng, làm việc tiến hóa chung của một xã hội.
     
  4. tungpham2610

    tungpham2610 Lớp 3

    Nhìn mục lục đã thấy mới lạ và hấp dẫn, ko kiểu đầu mục mô phạm như sách bình thường.
     
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này