Phật Giáo Lộ trình Tâm và Sắc Pháp Venerable Dr. Rewata Dhamma

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi andanhtoi, 10/7/16.

Moderators: mopie
  1. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Lộ trình Tâm và Sắc Pháp
    Process of Consciousness and Matter by Venerable Dr. Rewata Dhamma
    Pháp Triều dịch

    [​IMG]

    [​IMG]
    Nguyên tác: Process of Consciousness and Matter
    Tác giả: Venerable Dr. Rewata Dhamma
    Dịch giả: Pháp Triều
    Nhà xuất bản: NXB Tôn giáo
    Số trang: 304
    Ngày xuất bản: 2016

    Lời tựa
    (được chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Anh)
    Bất cứ khi nào sử dụng đến hay bàn đến Abhidhammatthasaṅgaha (chương IV) trong lúc giảng dạy Thắng Pháp (Abhidhamma), tôi luôn tự tìm thấy mình ước ao rằng có một tài liệu bằng tiếng Anh về Lộ Trình Tâm được miêu tả ở đó. Có rất nhiều luận thư bằng tiếng Miến Điện về chủ đề này nhưng các học viên của tôi không thể truy cập chúng được và tôi lại không có thời gian giải thích cụ thể vì tôi không muốn khóa học Thắng Pháp (Abhidhamma) trở nên quá dài và quá lâu. Do đó, một tài liệu bằng tiếng Anh về chủđề này thì sẽ rất là hữu ích và thích hợp cho các học viên bởi họ có thể tựđọc và chỉ cần vị thầy hướng dẫn giải thích ở những nơi khó hiểu.

    Hiện tại, bạn của tôi tại Birmingham, Dr. Rewata Dhamma Aggamahāpaṇḍita, đã có viết một tiểu luận với tựa đề Process of Consciousness and Matter, đúng ngay tài liệu mà tôi đã ước muốn. Ngài là một chuyên gia về Thắng Pháp (Abhidhamma) và cũng là đồng tác giả của tài liệu A Comprehensive Manual of Abhidhamma, một cuốn sách đã trở thành tài liệu giáo khoa về môn học này. Trong tiểu luận Process of Consciousness and Matter, ngài giải thích rất chi tiết những khía cạnh của các lộ trình tâm thức và sắc pháp.

    Chủ đề này chỉ được bàn đến một cách sơ lược trong các Chánh Sớ Giải và Phụ Sớ Giải, nhưng các giáo thọ sư cổ xưa người Miến Điện của chúng tôi đã viết nhiều luận thư chi tiết giảng giải kỹ về những gì đã được bàn đến và làm nó trở thành một đề tài nghiên cứu đặc biệt. Trước đây, các bạn khó có thể tìm thấy được những đề tài nghiên cứu như vậy trong bất kỳ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Miến Điện. Tại Miến Điện, các tu sĩ phải học từ những nguồn tài liệu nghiên cứu này để trở nên thuần thục và lão luyện về Thắng Pháp (Abhidhamma). Bây giờ, Dr. Rewata Dhamma đã viết sách của mình bằng ngôn ngữ tiếng Anh, cho nên, bất kỳ ai mà có thể đọc hiểu được tiếng Anh thì cũng có thể hiểu thấu đáo những tiến trình tâm thức và sắc pháp.

    Sự đóng góp của Dr. Rewata Dhamma vào kho tài liệu nghiên cứu Thắng Pháp (Abhidhamma) như vậy sẽ làm thỏa mãn được một nhu cầu mà đã được khao khát từ lâu. Theo nhận định của tôi, tài liệu này của ngài sẽ được cả các học viên của môn Thắng Pháp (Abhidhamma) nói riêng cũng như những học giả nói chung đánh giá là một sự đóng góp độc đáo và quý giá vào kho tài liệu nghiên cứu đó.

    U. Sīlānanda
    Dhammānanda Vihāra
    17450 South Cabrillo Hwy
    Half Moon Bay, CA 94019-2518

    Tiểu sử vắn tắt của Dr. Rewata Dhamma

    Sinh ra tại Miến Điện vào năm 1929, Ven. Rewata Dhamma từ bé đã theo tu học dưới sự hướng dẫn của nhiều học giả tu sĩ. Sau khi hoàn thành những việc tu học bậc cao, ngài đã nhận được học bổng quốc gia vào năm 1956 đểđi học Hindi và Sanskrit tại Ấn Độ. Ngài đã tiếp tục nghiên cứu triết học Ấn Độ và Phật giáo Đại thừa (Mahayana) và nhận được bằng Tiến sĩ (PhD) từ Varanasi University vào năm 1967. Ngài đã biên tập và phát hành Abhidhammattha Sangaha cùng với chú giải của nó vào năm 1965 và bản dịch sang tiếng Hindi cùng với những chú giải của chính mình bằng tiếng Hindi vào năm 1967. Với tác phẩm bằng tiếng Hindi, ngài đã nhận được giải thưởng Kalidasa Prize từ Hindi Academy công nhận đó là một trong những luận thư xuất sắc của năm và tài liệu đó vẫn còn được dùng làm sách giáo khoa ở cấp đại học tại Ấn Độ.

    Vào năm 1975, ngài đã được mời đến Anh quốc, tại đây ngài sau đó đã lập nên West Midlands Buddhist Centre, nơi mà cuối cùng đã trở thành Birmingham Buddhist Vihara. Từ cơ sở này, ngài đã du hành khắp Châu Âu cũng như sang Hòa Kỳ, Mexico và Brazil để dạy Phật Pháp và hướng dẫn các khóa thiền Minh sát tại nhiều trung tâm và đại học khác nhau. Ngài cũng được coi trọng rất cao tại Châu Á và có là thành viên của một vài ủy ban và tổ chức Phật giáo quốc tế. Vào năm 2000, Chính phủ Miến Điện đã ban tặng cho ngài chức vị cao trọng Aggamahāpaṇḍita.


    Vào năm 1998, Sayadaw đã hoàn thành được ước mơ của mình, tôn thờ xá lợi của Đức Phật (trước đó thuộc vào quyền sở hữu của hoàng gia Miến Điện) vào Dhammatalaka Peace Pagoda mà đã được khánh thành vào cùng năm đó. Tiếp theo sau đó, ngài đã khánh thành Sangharama Monastery trong cùng khuôn viên và cũng đã đang lên kế hoạch xây dựng một học viện Phật giáo ởđó trước ngày mất của ngài vào ngày 26 tháng 5 năm 2004.

    Những tác phẩm của Dr. Rewata Dhamma bao gồm A Comprehensive Manual of Abhidhamma (biên soạn cùng với Bhikkhu Bodhi, Buddhist Publication Society, Sri Lanka, 1993); The First Discourse of the Buddha (Wisdom Publications, USA, 1997); The Buddha and His Disciples (Dhammatalaka Publications, UK, 2001); Emptying the Rose-Apple Seat (Triple Gem Publications, USA, 2003) và The Buddha's Prescription (Triple Gem Publications, USA, 2005).

    Ngài Dr. Rewata Dhamma qua đời một cách an bình trong giấc ngủ vào buổi bình minh của ngày 26 tháng 5 năm 2004.

    Giới thiệu
    Cuốn sách này được dành cho tất cả những học viên muốn nghiên cứu chuyên sâu về Thắng Pháp (Abhidhamma). Nó được xem là phần bổ sung cho tài liệu A Comprehensive Manual of Abhidhamma của Bhikkhu Bodhi, và có bàn luận về những khía cạnh quan trọng khác nhau một cách chi tiết hơn - đặc biệt là về lộ trình tâm.

    Tất cả giáo lý trong Phật giáo, bao gồm mọi trường phái, và thông qua những phương cách tiếp cận khác nhau, đều có chung một mục đích cơ bản: đó là chứng đạt sự giải thoát. Trong Phật giáo, sự giải thoát có nghĩa là trở nên không còn bị ràng buộc bởi những ranh giới và sự khổ đau mà vốn là đặc tính của sự hiện hữu của chúng ta trong vòng luân hồi. Đức Phật đã dạy rằng chúng ta chỉ có thể thực chứng sự giải thoát dựa vào sự nỗ lực của chính mình, mà được hướng thẳng đến sự hiểu biết sâu sắc về chính bản thân và về thế giới xung quanh chúng ta. Chúng ta sẽ không đơn giản chứng đạt được sự hiểu biết như vậy thông qua việc được ai đó "trao tặng", cho dầu cho người đó được tôn kính hay thậm chí là một bậc thiêng liêng đến mức nào.

    Giáo lý trong Phật giáo có thể được xem là có hai thành phần chính: những lời dạy mang tính quy ước và những lời dạy tối hậu. Nơi lưu trữ chính của những lời dạy mang tính quy ước của Đức Phật là Tạng Kinh (Sutta Pitaka). Trong những bài kinh (sutta) này, hầu hết những lời chỉ dạy được hướng trực tiếp đến những luân lý, đạo đức, và giải thích việc bằng cách nào chúng sanh đang còn vướng mắc trong vòng luân hồi (samsara) có thể sống đời sống của mình một cách chân thiện hơn. Đức Phật đã biết rằng, rất nhiều hay thậm chí là hầu như mọi chúng sanh sẽ không chứng đạt sự giải thoát ngay lập tức. Cho nên, điều họ cần làm là cố gắng tiến từng bước một đến sự giải thoát. Tùy thuộc vào nghiệp quá khứ và sự nỗ lực hiện tại của họ, họ có thể chứng ngộ sự giải thoát trong kiếp sống này, hay điều đó có thể xảy ra trong kiếp sống kế tiếp của họ, hay trong một kiếp sống nào đó trong tương lai.

    Tuy nhiên, trong giáo lý "tối hậu" như được trình bày trong Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Pitaka), chúng ta lại được cung cấp một hướng nhìn khác hay một góc độ khác. Ngôn ngữ của Thắng Pháp (Abhidhamma) trừu tượng hơn ngôn ngữ của Tạng Kinh (Sutta Pitaka). Những lời giảng dạy trong Thắng Pháp (Abhidhamma), tức là những lời giảng dạy "đặc biệt" hay "siêu thế", định nghĩa vũ trụ này thông qua hay bằng các hiện tượng danh (nāma) và sắc (rūpa). Mục đích của Thắng Pháp (Abhidhamma) là dẫn chúng ta đến một sựhiểu biết sâu sắc về bản chất thật của chính mình và của thế giới xung quanh chúng ta. Để chứng đạt được sự giải thoát cuối cùng, chúng ta phải trực tiếp nhìn thấy được những sự thật này.

    Ở một vài phương diện, chúng ta có thể thấy những sự tương tự giữa Thắng Pháp (Abhidhamma) và khoa học Tây phương đương thời. Chúng ta cần phải nhận thức rằng Đức Phật đã thuyết giảng cách đây trên 2.600 năm, trong một nền văn hóa và truyền thống Á châu. Do đó, những lời giảng dạy được trình bày theo phong cách và định dạng mà để giúp cho người của thời đó và ở bản địa đó đã có thể tiếp thu được một cách tốt nhất. Ngày nay, nhìn vào giáo lý Thắng Pháp (Abhidhamma), chúng ta tìm thấy có nhiều khái niệm và thuật ngữ mà không có những tương đồng trong ngôn ngữ và văn hóa Tây phương.

    Thắng Pháp (Abhidhamma) không phải chỉ là siêu hình học, mà thật ra, nó là một hệ thống đạo-đức-tâm-lý học hoàn chỉnh. Hơn nữa, Thắng Pháp (Abhidhamma) không chỉ liên quan đến sự phát triển tâm linh. Nó còn bàn một cách chi tiết về cả thân xác vật lý của con người và tâm thức, và nhiều chánh sớ lẫn phụ sớđã được viết bởi những giáo thọ sư Phật giáo người Đông phương về những chủ đề này. Tại Miến Điện, một dạng y học cổ truyền đã được phát triển dựa trên Thắng Pháp (Abhidhamma). Chúng ta có thể thấy ởđây một sự biểu hiện song song, như trong việc y học Tây phương thì dựa trên sự hiểu biết mang tính nền tảng cơ bản hơn mà được phát triển trong những chủ đề "cơ bản" như sinh học, vật lý học và hóa học.

    Khi Thắng Pháp (Abhidhamma) bàn về tâm ý, nó đề cập đến sự kết hợp của hai yếu tố riêng biệt nhưng lại có liên quan với nhau, đó là "tâm" (citta) và "các tâm sở" (cetasika). Trong ngôn ngữ hằng ngày, chúng ta thường nói về "tâm ý" tức là những yếu tố tâm lý, nhưng nếu nói đúng hơn theo ngôn ngữ của Thắng Pháp (Abhidhamma) thì chúng ta thật ra đang đề cập đến hay đang nói đến những tâm sở (cetasika). Thắng Pháp (Abhidhamma) giải thích rằng tâm (citta) và tâm sở(cetasika) không thể sanh lên một cách riêng biệt, mà thật ra là luôn luôn "cùng tồn tại" với nhau. Có tất cả 52 tâm sở (cetasika), mỗi một trong số chúng luôn luôn sanh lên cùng với tâm (citta) đi cùng. Tại bất kỳ một thời điểm nào đó, một vài tâm sở (cetasika) có thể có mặt trong tâm ý tùy thuộc vào các tình huống. Một vài tâm sở (cetasika) có hiệu quả làm trong sạch tâm ý, một vài có thể làm nhơ bẩn nó, và những số khác thì có tính trung lập. Trạng thái tổng thể của tâm ý phụ thuộc vào cách những tâm sở (cetasika) cá nhân này kết hợp với nhau, và những sự kết hợp này có thể tạo ra đến 121 tâm (citta). Đây là sự kết hợp của những tâm sở (cetasika) mà khiến cho chúng ta đôi lúc hạnh phúc, đôi lúc buồn rầu, và đôi lúc trung hòa. Những tâm (citta) và những tâm sở (cetasika) đi cùng với chúng thì liên tục sanh lên và diệt đi, hàng triệu lần trong một giây. Một tâm trí trần tục thì không thể thấu hiểu được sự hoạt động tinh thần không ngừng nghỉ này.

    Trong Phật giáo, tâm ý thì rất quan trọng: "Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo tác". Để hiểu được cái bản chất thay đổi không ngừng nghỉ của tâm ý, hành giả phải phát triển nó theo nhiều cách khác nhau. Đức Phật đã dạy hai loại thiền: thiền chỉ tịnh (samatha) và thiền minh sát (vipassanā). Nếu hành giả thực hành thiền chỉ tịnh (samatha), tâm ý của hành giả trở nên trong sáng và được tập trung. Chỉ với một tâm trí được tập trung, hành giả mới có thể nhìn thấy được các pháp như thật (tức là đúng theo bản chất thật của chúng), đây là cái nhìn sâu sắc của thiền minh sát (vipassanā). Ở đây, chúng ta có thể dẫn chứng sự tương tựđối với một nhà khoa học đương thời (chẳng hạn như một nhà sinh vật học hay một nhà vật lý học) cần công cụ hay thiết bịđặc biệt để thực hiện công việc của mình. Nhà sinh vật học có thể cần một máy kính hiển vi, hay nhà vật lý học có thể cần một máy gia tốc hạt nhân. Họ cần những thiết bị này đểthực hiện việc nghiên cứu một cách có hiệu quả và có tổchức trong lãnh vực tương ứng của họ - tức là trong lãnh vực hữu cơ và vô cơ. Theo phương cách tương tự, hành giả muốn tìm hiểu về những sự thật nền tảng được đề cập đến trong Thắng Pháp (Abhidhamma) thì phải cần một "công cụ" và công cụ đó không là gì khác hơn ngoài chính tâm ý tập trung cao độ của hành giả. Để hướng đến mục tiêu đó, học viên của Thắng Pháp (Abhidhamma) phải nỗ lực đáng kể để huấn luyện, phát triển và thanh lọc tâm ý. Sự nỗ lực này phải là bao gồm toàn diện, và Đức Phật đã thuyết giảng ba khía cạnh: giới (sīla), định (samatha) và tuệ (paññā). Nếu không có sự nỗ lực trong tất cả các lãnh vực này thì việc chứng đạt sự giải thoát cuối cùng thông qua việc thực hành thiền minh sát (vipassanā) sẽ không thể nào đạt được.

    Danh Và Sắc
    Thắng Pháp (Abhidhamma) phân tích và thảo luận chi tiết về tất cả những hiện tượng danh sắc và sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Trong triết học Tây phương, tâm không được phân tích và thảo luận chi tiết như là một bản thể riêng biệt, thay vào đó, nó chỉ được đề cập đến thông qua phương cách bộ não dùng tâm thức. Thậm chí tâm lý học Tây phương cũng không tiếp cận, nghiên cứu và giải quyết bản chất của chính tâm thức, mà thay vào đó chỉ giới hạn sự nghiên cứu của nó ở hành vi hay cách ứng xử (của loài người hay thú vật).

    Trong Phật giáo, một con người được xem là chỉ có danh và sắc (tâm ý và vật chất) và không là gì khác hơn nữa. Cho nên, Thắng Pháp (Abhidhamma) đề cập và nghiên cứu về tâm ý và vật chất một cách rất chi tiết1. Trong thực tế, khi chúng ta thấy cái mà chúng ta gọi là một "con người", chúng ta thật ra đang thấy một sự hiển thị hay sự biểu lộ của một sự thật tiềm ẩn sâu hơn ở bên dưới, tức là những hiện tượng danh sắc cụ thể nào đó đã kết nối với nhau. Thắng Pháp (Abhidhamma) liệt kê 28 sắc pháp, và cũng có miêu tả những phần tử vi tế mà được biết đến là các nhóm sắc (kalāpa). Những phần tửvi tế này không thểđược nhìn thấy bằng mắt trần hay được cảm nhận bằng sựđụng chạm, mà chúng ta phải trải nghiệm chúng trong cơ thể như là những đặc tính hay những nguồn năng lượng.

    Thắng Pháp (Abhidhamma) miêu tả cách các trạng thái tâm thức, các trạng thái tâm ý và các trạng thái vật chất sanh lên và diệt đi hàng triệu lần trong một giây như thế nào. Hành giả có tâm ý được phát triển thông qua sự thực hành thiền thì có thể trải nghiệm những sự thật này, cách chúng sanh lên và diệt đi tại từng thời điểm một. Trong thực tế, các tâm và các phần tử vật chất sanh lên và diệt đi hàng triệu lần trong từng mỗi thời khắc. Một người không biết gì về Thắng Pháp (Abhidhamma) sẽ gặp khó khăn để hiểu được tiến trình cực nhanh này.

    Chúng ta có thể trình bày một sự tương tự trong khoa học hiện đại như sau: Nếu một người đọc một cuốn sách về vật lý lý thuyết, người đó có thể có được một sự hiểu biết sâu rộng hơn về cấu trúc của nguyên tử chẳng hạn. Tuy nhiên, để đi sâu hơn với ví dụ này về khoa học hiện đại, chúng ta phải nhận ra rằng kiến thức về vật lý lý thuyết thì chỉ có vậy, tức là nó chỉ là kiến thức hiểu biết mang tính lý thuyết. Chỉ khi nào nhà vật lý học sử dụng thiết bị thích ứng (chẳng hạn như một máy gia tốc hạt nhân) để trực tiếp quan sát vật chất, thì họ mới sẽthật sự có được sự trải nghiệm trực tiếp về những hiện tượng trong thế giới vật chất mà họ muốn tìm hiểu. Nhà sinh vật học hay nhà sinh hóa học phải đi vào phòng thí nghiệm và sử dụng máy kính hiển vi hay một thiết bị nào đó để thật sự chính mắt thấy được những vi trùng và những cấu trúc phân tử phức tạp mà họ đã được học từ giảng đường.

    Theo cách tương tựđó, nếu một người nghiên cứu Thắng Pháp (Abhidhamma) thì dĩ nhiên, trí văn của người đó về những sự thật mà Thắng Pháp trình bày với chi tiết sẽ trở nên thâm sâu hơn. Tuy nhiên, chỉ bằng sựthực hành thiền thì những sự thật này mới thật sự có thểđược trải nghiệm. Trong tập sách này, tôi sẽ cố gắng diễn giải tiến trình tâm thức và sắc pháp theo giáo lý Thắng Pháp (Abhidhamma). Tôi hoàn toàn nhận thức rằng, nếu độc giả không có kiến thức sẵn có ban đầu về thứ ngôn ngữ và thuật ngữ chuyên môn được dùng trong Thắng Pháp (Abhidhamma) thì độc giả sẽ không thểhiểu được những gì tôi sẽ trình bày. Điều này giống nhưmột ai đó chưa học toán học nhưng lại cố gắng đọc một khảo luận về cơ học lượng tử đầy những phương trình toán học và thuật ngữ trừu tượng thì có lẽ sẽ cảm thấy nản chí một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng nếu độc giả có nền tảng kiến thức cần thiết và nghiên cứu Thắng Pháp (Abhidhamma) một cách thật tâm thì sự hiểu biết của độc giả sẽ dần dần trở nên thâm sâu.

    Những Sự Nghiên Cứu Và Học Hỏi
    Về Thắng Pháp (Abhidhamma)
    Những độc giả là Phật tử hay ít nhất đã có tiếp cận với Phật giáo thì sẽ biết rằng Thắng Pháp (Abhidhamma) đại diện hay biểu hiện cho một phần rất quan trọng (nếu không nói là rất khó) của giáo lý của Đức Phật. Ở mặt khác, nhiều người, mặc dầu thường xem Phật giáo là nguồn cảm hứng rất lớn nhưng lại thật sự chưa nghiên cứu Thắng Pháp và do đó, đã chưa thể sử dụng nguồn trí tuệ trong Phật giáo để mang lại lợi ích cho chính mình. Tuy nhiên, với sự truyền bá và sự lan truyền rộng rãi của Phật giáo trên toàn thế giới, tôi đang nhận thấy rằng có một sự quan tâm thích thú trở lại trong việc học hỏi và nghiên cứu Thắng Pháp (Abhidhamma). Tôi được biết có nhiều nhóm nghiên cứu Thắng Pháp (Abhidhamma) rất nhiệt tâm tại châu Âu, châu Mỹ và châu Á.

    Vào những năm đầu thập kỷ 90, Bhikkhu Bodhi đã có đề nghị tôi viết một đoạn giới thiệu ngắn cho tập sách của ngài: A Comprehensive Manual of Abhidhamma. Tập sách này sau đó đã được Buddhist Publication Society tại Sri Lanka phát hành vào năm 1993. Bhikkhu Bodhi đã cụ thể yêu cầu tôi chỉ viết một chú thích rất ngắn gọn, vì ngài đã biết cuốn sách của tôi về chủ đề này (được viết bằng ngôn ngữ Hindi) là rất dài, trên 1.000 trang. Tập sách của Bhikkhu Bodhi đã được đón nhận rất nồng nhiệt bởi các học viên Thắng Pháp (Abhidhamma) ở Tây phương và đã được tái bản lại một vài lần.

    Một đặc tính của tập sách A Comprehensive Manual of Abhidhamma là nó chỉ miêu tả tiến trình tâm thức rất ngắn gọn, dựa trực tiếp vào chánh văn Pāḷi nguyên thủy rất vắn tắt. Nhiều học viên của tôi tại châu Âu sau này đã yêu cầu tôi biên soạn chi tiết hơn về chủđề này để họ có thể có được sự hiểu biết chuyên sâu hơn. Trong tập sách hiện tại này, tôi không chỉ viết về tiến trình tâm thức mà còn viết về các tiến trình sắc pháp, đặc biệt là về các nhóm sắc (kalāpa). Những gì tôi đã soạn viết là ít nhiều dựa trên chú giải ban đầu của tôi bằng ngôn ngữ Hindi và cũng dựa trên những tài liệu tiếng Miến Điện đang hiện hữu. Để cho học viên tìm kiếm được dạng tài liệu này bên ngoài Miến Điện thì rất khó. Từ thế kỷ thứ mười bảy, các giáo thọ sư người Miến Điện về Thắng Pháp (Abhidhamma) đã cho ra nhiều tài liệu và chú giải về Thắng Pháp (Abhidhamma) với chất lượng rất cao. Tôi tin rằng thật khó có thể hiểu Thắng Pháp (Abhidhamma) một cách chi tiết nếu không truy nhập được vào kho tài liệu này.

    Trong tập sách này, bất kỳđiều gì tôi giảng giải về lộ trình tâm thức và sắc pháp là với ý định bổ sung cho những gì đã được trình bày trong tài liệu của Bhikkhu Bodhi, A Comprehensive Manual of Abhidhamma. Tôi khuyến khích các học viên nghiêm túc nên đọc đi đọc lại tài liệu đó nhiều lần để làm quen với các thuật ngữ và ngôn ngữđược dùng trong lãnh vực này. Tôi cũng muốn nói thêm rằng tôi cảm thấy Chương 8 trong tài liệu đó cần có thêm những chi tiết hơn nữa về các mối quan hệ nhân duyên, và tôi dự định sẽ viết thêm về vấn đề này trong tương lai.

    Tiến Trình Tâm Thức
    Là nhân loại, những tâm giác quan của chúng ta, mà xảy ra tại mỗi một trong năm môn giác quan, sanh lên và diệt đi hàng triệu lần trong mỗi giây. Điều cần phải hiểu là, vì có nhiều môn giác quan, do đó không chỉ có một lộ tâm xảy ra, mà có nhiều lộ tâm. Cho nên, ví dụnhư khi chúng ta ngồi hành thiền, chúng ta có thể trải nghiệm nhiều lộ tâm, chẳng hạn như cảm nhận được sự xúc chạm với mặt đất, và cũng như thấy, nghe và vân vân. Tuy nhiên, chính những tâm giác quan thì lại không xảy ra cùng một lúc, mặc dầu dường như là chúng đang xảy ra trong cùng một thời điểm của tâm trí. Chúng dường như là xảy ra cùng một lúc chỉ vì do chúng đi theo nhau với một tốc độ cực kỳ nhanh. Do đó, trước hết, tôi sẽ giải thích rằng những lộ tâm sanh lên tại năm môn giác quan thì sanh lên phù hợp với những đối tượng hay những cảnh khác nhau tương ứng của chính chúng. Rồi tôi sẽ giải thích việc tâm giác quan sanh lên tại mỗi môn giác quan như thế nào. Đối với môn giác quan thứ sáu, tức là tâm ý, tôi sẽ giải thích rằng lộ tâm ý môn là một tiến trình mang tính tinh thần thuần túy: ví dụ một suy nghĩ hiện tại có thể làm cho một ký ức sanh lên. Tôi cũng sẽ giải thích lộ ý môn nối đuôi, mà đi theo sau ý môn. Đối với lộ tâm ý môn này, tôi cũng sẽ miêu tả các tiến trình hành thiền và sự chứng đắc những loại kiên cốthiền khác nhau. Tôi sẽ miêu tả những loại tiến trình khác nhau như lộ tâm thần thông, lộ tâm phản khán, lộ tâm tử, lộ tâm tiền Níp-bàn và lộ tâm vô dư Níp-bàn (tức là lộ tâm nhập diệt). Những lộ tâm này chỉđược nhắc đến một cách rất vắn tắt trong cuốn Cẩm Nang (ND: của Bhikkhu Bodhi). Tiến trình tử thì có liên quan rất mật thiết với tiến trình tái sinh. Thắng Pháp (Abhidhamma) phân tích và xử lý chúng một cách riêng biệt và giải thích cách chúng kết nối với nhau như thế nào - sau tử là tái sanh. Tôi hy vọng nhiều người, đặc biệt là các độc giả Tây phương - sẽ quan tâm đến sự miêu tả này về tiến trình tái sinh.

    Phần cuối cùng của tập sách này bàn về tiến trình của sắc pháp. Các hiện tượng sắc pháp hay các đặc tính sắc pháp xuất nguồn từ nghiệp (kamma), tâm, nhiệt lượng và dưỡng tố6. Tôi sẽ giải thích những đặc tính hay những hiện tượng sắc pháp này kết hợp với nhau như thế nào tại thời điểm thụ thai và diễn tiến trong suốt đời sống. Tôi cũng sẽ giải thích cái gì xảy ra tại thời điểm tử và theo sau đó. Tại thời điểm thụ thai, sự hình thành của những hiện tượng này xảy ra trong vòng mười bảy sát na tâm và rồi ngay lập tức những hiện tượng mới bắt đầu sanh lên và rồi diệt đi và diễn tiến như vậy không ngừng nghỉ trong suốt đời sống, cho đến thời điểm tử.

    Tiến sĩ Rewata Dhamma
    Birmingham Buddhist Vihara
    UK
    25/02/2004
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/7/16
    Thanhbkck, pong pong, haist and 13 others like this.
  2. minh Ngọc 1910

    minh Ngọc 1910 Mầm non

    xin cho hỏi làm sao xem phần tiếp theo ?
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này