Thảo luận Lời nhắn của sếp gửi nhân viên bị sa thải

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Missfly82, 16/8/18.

Moderators: amylee
  1. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Lời nhắn của sếp gửi nhân viên bị sa thải: "Đến một công ty làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học sao cho mình đáng tiền!"



    [​IMG]
    Đừng bao giờ quên: Hôm nay bạn dán lên mình một cái mác thế nào, có lẽ sẽ quyết định liệu ngày mai bạn có giữ được vai trò quan trọng hay không!

    - 01-

    Hà Vũ là một cô gái cực kỳ xinh đẹp, cô đã làm việc ở công ty này được ba năm rồi, những đồng nghiệp đến sau cô lần lượt có được cơ hội thăng chức, còn cô cứ mãi giậm chân tại chỗ, trong lòng cảm thấy không công bằng.

    Rồi cũng đến một ngày, Hà Vũ phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải, cô tìm gặp ông chủ để nói lý lẽ.

    "Thưa chủ tịch, tôi có bao giờ đi muộn về sớm, hay vi phạm nội quy công ty không?"

    Ông chủ trả lời thẳng thắn "Không".

    "Vậy là vì công ty có thành kiến với tôi ư?"

    Ông hơi ngớ người, sau đó nói tiếp "Đương nhiên là không phải rồi."

    "Tại sao những người có ít kinh nghiệm làm việc hơn tôi lại được trọng dụng, còn tôi lại cứ mãi làm ở vị trí không quan trọng?"

    Trong chốc lát, chủ tịch nghẹn lời, sau đó cười nói: "Việc của cô lát nữa chúng ta sẽ nói tiếp, bây giờ tôi đang có một việc quan trọng cần làm, hay là cô giúp tôi xử lý trước đã? Một đối tác chuẩn bị tới công ty chúng ta khảo sát sản phẩm, cô hãy liên hệ với họ, hỏi xem khi nào họ đến."

    "Đây đúng là một nhiệm vụ quan trọng." Trước khi đi cô không quên chế nhạo một câu.

    Mười lăm phút sau, cô đến văn phòng của ông chủ:

    "Đã liên hệ được chưa?" Ông chủ hỏi.

    "Liên hệ rồi ạ, họ nói có thể tuần sau sẽ đến."

    "Cụ thể là thứ mấy?" Ông chủ hỏi.

    "Cái này tôi không hỏi kỹ."

    "Bên họ có mấy người sang?"

    "Ôi! Ngài có hỏi tôi câu này đâu!"

    "Vậy họ sẽ đi bằng tàu hỏa hay máy bay?"

    "Câu này ngài cũng đâu có bảo tôi hỏi!"

    Ông chủ không nói gì nữa, ông gọi điện thoại bảo Thanh Minh đến.

    Thanh Minh vào công ty làm việc sau Hà Vũ một năm, hiện đã là người phụ trách của một bộ phận. Thanh Minh cũng nhận nhiệm vụ giống Hà Vũ khi nãy

    Một lúc sau, Thanh Minh quay lại. "Là thế này…" cô nói: "Bên họ sẽ đi chuyến bay vào 3 giờ chiều thứ sáu tuần sau, khoảng tầm 6 giờ sẽ đến nơi, bên họ có 5 người, trưởng đoàn là giám đốc Toàn của bộ phận vật tư, tôi đã nói với anh ấy rồi, công ty chúng ta sẽ phái người đến sân bay đón họ."

    "Ngoài ra, họ dự định sẽ khảo sát trong vòng hai ngày, hành trình cụ thể, khi họ đến nơi, hai bên sẽ cùng bàn bạc. Để thuận lợi cho công việc của hai bên, tôi đưa ra ý kiến sắp xếp cho họ nghỉ ở Khách sạn Quốc Tế ở ngay gần đây, nếu ngài đồng ý, ngày mai tôi sẽ đặt phòng trước."

    "Còn nữa, dự báo thời tiết tuần sau có mưa, tôi sẽ giữ liên lạc với họ thường xuyên, nếu có gì thay đổi tôi sẽ báo lại ngay cho chủ tịch."

    Hà Vũ đứng bên cạnh, mặt đỏ bừng, không nói được gì nữa, ngại ngùng quay về văn phòng.

    [​IMG]
    Tối hôm đó, cô nhận được một tin nhắn của Chủ tịch:

    Gửi Hà Vũ! Dù có làm việc ở đâu, thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc quan trọng này:

    Nguyên tắc 1: Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.

    Nguyên tắc 2: Vào một công ty làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học sao cho mình đáng tiền.

    Nguyên tắc 3: Không có ngành nào là dễ kiếm tiền cả.

    Nguyên tắc 4: Làm việc, không có nơi nào là thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường.

    Nguyên tắc 5:

    - Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.

    - Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.

    - Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được trải nghiệm.

    - Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.

    Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội. Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc của bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiệp.

    Nguyên tắc 7: Nguyên nhân khiến con người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một. Đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì ta lại nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít!

    Hãy luôn nhớ: Làm việc bằng cái tâm!

    [​IMG]
    - 02 -

    Nhậm Chính Phi, người sáng lập ra công ty HuaWei đã từng nói: "Có rất nhiều người hỏi tôi rằng, công ty có nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật không? Có cần tăng ca không? Khi ấy tôi chỉ cười mà không nói gì, khách sáo mời họ ra khỏi công ty. Đã muốn nhàn rỗi, sao còn đi làm? Ở nhà luôn có phải là được nghỉ cả tuần rồi không?

    Đã là nhân viên, tại sao bạn cố gắng tranh thủ từng chút một. Nhất là người trẻ, khi đã có lợi thế là thanh xuân, tại sao không nỗ lực, cố gắng hết mình. Bởi, tuổi trẻ chính là vốn, và tôi muốn bổ sung thêm là, chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới có giá trị, chỉ khi liều mạng, tuổi trẻ của bạn mới đáng để bạn tự hào.

    - Mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, sự trưởng thành đã cách bạn quá xa rồi.

    - Mới bỏ ra chút công sức đã nghĩ đến việc báo đáp, cơ hội đã cách bạn quá xa rồi.

    - Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, trái ngọt đã cách bạn quá xa rồi.

    - Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, tương lai đã cách bạn quá xa rồi.

    - Vừa mới hợp tác đã nghĩ cách sao cho mình không chịu thiệt, sự nghiệp đã cách bạn quá xa rồi".

    [​IMG]
    - 03 -

    Thật ra, không có ai vừa sinh ra đã có thể đảm nhiệm được việc quan trọng, mà bất cứ ai cũng đều bắt đầu từ những việc giản đơn, bình thường nhất. Hôm nay bạn dán lên mình một cái mác thế nào, có lẽ sẽ quyết định liệu ngày mai bạn có giữ được vai trò quan trọng hay không. Mức độ để tâm, lo lắng cho công việc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc, bất kỳ một công ty nào cũng đều rất cần những nhân viên tích cực, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.

    Những nhân viên xuất sắc không bao giờ là người bị động, đợi người khác sắp xếp công việc cho mình, mà họ luôn là người chủ động tìm hiểu việc mà mình nên làm, rồi dốc hết sức để hoàn thành tốt công việc ấy.

    Các ông chủ, suy cho cùng lý lẽ chỉ là những người bóc lột nhân viên. Nhưng còn may mắn hơn cho bạn nếu gặp ông chủ chả muốn bóc lột gì bạn, lúc đó ngoài lương ra bạn không nhận được gì khác. Và nên nhớ, họ là chủ, với bộ óc có "nhiều sỏi", họ sẽ không bao giờ chịu móc hầu bao của mình để trả lương cao và bồi dưỡng cho những người không xứng đáng. Dưới đây là 10 kiểu người dưới đây mãi mãi không bao giờ được sếp trọng dụng:

    1. Người muốn nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật.

    2. Người muốn đi làm lúc chín giờ sáng và tan làm lúc năm giờ chiều.

    3. Người muốn sống dựa vào lương cơ bản.

    4. Người không có chí tiến thủ.

    5. Người không có tư duy chạy đua với thời gian.

    6. Người làm việc gì cũng chậm chạp.

    7. Người không có nhân phẩm.

    8. Người không dám chịu trách nhiệm.

    9. Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt.

    10. Người luôn trách móc công ty

    Cuối cùng, chỉ mong bạn hãy luôn giữ cho mình sự nhiệt huyết, ham học hỏi và không ngững sáng tạo, nỗ lực. Chỉ có vậy, sự nghiệp và cuộc đời bạn mới vạn sự nở hoa.
     
  2. doannhuthat

    doannhuthat Mầm non

    Cảm ơn bạn. Đây là cuốn sách nào vậy ạ.
     
  3. chieuthu

    chieuthu Mầm non

    Trong 10 điều thì mình chiếm hết 5 điều, từ 1 đến 5
     
  4. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Mình chiếm điều số 1 và 2 đây.
    Tuy nhiên cuộc đời xô đẩy, hiện tại mình đang gật gù chống lại cơn buồn ngủ chờ để ship hàng ra sân bay cho khách hàng vì khách hàng muốn giao hàng lúc 0h00 :(.
    Đời không như là mơ mà :p.

    Còn số 3 - 10 thì mình không biết nó ra sao, câu chữ mông lung không cụ thể quá :(
     
    hoalienbao thích bài này.
  5. chieuthu

    chieuthu Mầm non

    Giao hàng lúc 0h. Khách hàng bá đạo quá.
     
    deathshine thích bài này.
  6. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Bá đạo trên từng hột gạo luôn, có điều nhờ vậy mà mình phát hiện ra cách đi tới nhóm KH mà mình đang ngày đêm suy nghĩ làm sao tiếp cận họ gần hơn.
    Phải cảm ơn khách này rồi :P
     
    hoalienbao and chieuthu like this.
  7. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    10 cách đuổi khéo nhân viên của sếp


    Nếu bạn là lãnh đạo và đang muốn sa thải một nhân viên nhưng lại ngại đuổi thẳng, bạn có thể thử các cách dưới đây để khiến nhân viên đó tự bỏ việc. Thông tin do trang Inc. đưa ra.

    [​IMG]
    1. Giảm lương
    Nếu không có hợp đồng ràng buộc thì việc giảm lương là hoàn toàn hợp pháp, miễn là bạn thông báo trước bằng văn bản. Bạn có thể thông báo: “Bắt đầu từ tháng tới, lương của anh sẽ bị giảm 10.000 USD/năm” chứ đừng nói: “À , tiện thể, lương của anh từ tháng này sẽ giảm nhé”.

    [​IMG]
    2. Trừ nghỉ phép mọi lúc
    Nhân viên đó có con ốm và muốn làm việc ở nhà? Hãy trừ ngày nghỉ đó vào nghỉ phép năm của anh ta. Anh ta có hẹn khám nha khoa trong 1 giờ? Tiếp tục trừ vào ngày nghỉ phép.

    [​IMG]
    3. Săm soi tiểu tiết
    Hãy ghé qua bàn của nhân viên bạn muốn sa thải 6 lần mỗi ngày và hỏi: “Anh đang làm gì thế?”. Với cách làm này, đảm bảo bất cứ nhân viên nào cũng sẽ đi tìm việc mới ngay.

    [​IMG]
    4. Đưa ra hướng dẫn trái ngược
    Cách làm này đôi khi còn hiệu quả hơn việc săm soi tiểu tiết. Hãy yêu cầu: “Tôi cần cô ưu tiên báo cáo của Jones”, và 15 phút sau gửi một email hỏi về cập nhật tình hình tài khoản Smith. Khi nhân viên đó nói rằng cô ta đang không làm việc đó vì đang phải tập trung vào báo cáo Jones, hãy yêu cầu thêm để khiến cô ta bận rộn với tài khoản Smith. Sau đó, sáng hôm sau, việc đầu tiên bạn làm khi tới văn phòng là hỏi tại sao cô ta chưa hoàn thành hồ sơ Robertson.

    [​IMG]
    5. Làm lơ việc nhân viên đó bị bắt nạt tại văn phòng
    Để thực hiện cách này, tất cả những gì bạn phải làm là hãy bước vào phòng mình và đóng cửa lại. Chẳng ai có thể chịu được phải làm việc với kẻ chuyên bắt nạt, vì vậy họ sẽ nhanh chóng bỏ việc.

    [​IMG]
    6. Đối xử thiên vị
    Cách làm này đặc biệt hiệu quả nếu bạn tỏ ra thiên vị vô cớ. Tuy nhiên, nếu bạn thiên vị một nhân viên giỏi trong công ty, thì có thể sẽ phản tác dụng bởi mọi người sẽ nghĩ bạn đang tán dương người làm việc chăm chỉ. Đừng làm vậy, bởi khi đó nhân viên bạn muốn sa thải bám trụ lại với hy vọng được khen thưởng vì làm việc chăm chỉ.

    [​IMG]
    7. Thay đổi các quy tắc
    Nếu trước đây bạn cho phép sự linh hoạt và làm việc độc lập, hãy rút lại điều đó.

    [​IMG]
    8. Trở thành một người lười biếng
    Những nhân viên chăm chỉ của bạn sẽ thấy lo lắng và muốn bỏ việc nếu bạn thường xuyên không có mặt ở văn phòng, không thể liên lạc, khiến dự án của họ bị đình trệ bởi không được ký tên hay thông qua. Hãy đi làm muộn nhưng phải phạt nặng những nhân viên làm điều tương tự.

    [​IMG]
    9. Quản lý tài khoản mạng xã hội cá nhân
    Hãy để mắt tới mọi thứ liên quan tới tài khoản mạng xã hội cá nhân của nhân viên như bạn bè của họ trên Facebook, xem tất cả video họ đăng trên Vines và đăng tải trên Twitter. Gọi ngay nhân viên đó vào văn phòng của bạn nếu bạn thấy đăng tải lên mạng xã hội của anh ta hơi chướng tai gai mắt.

    [​IMG]
    10. Yêu cầu làm việc trong lĩnh vực không phải chuyên môn
    Việc đào tạo chéo và phát triển nghề nghiệp là điều tốt nhưng sẽ rất tệ nếu bạn đưa ra những yêu cầu không tưởng. Hãy đảm bảo rằng nhân viên đó biết rằng bạn nghĩ họ sẽ thất bại, bất kể người nào cũng cần nhiều thời gian để theo kịp tiến độ. Chỉ trích họ vì điều đó cũng là một cách để đuổi khéo.
     
  8. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Đôi lời dặn dò ngày tựu trường: Môn nào không cần thiết thì nên bỏ

    [​IMG]


    Nhân dịp ngày tựu trường nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch có viết đôi lời chia sẻ đến các bạn trẻ. Theo anh những phần không cần thiết nên bỏ đi, nhà trường nên tập trung nhiều vào kỹ năng sống có thể giúp ích cho các em sau này như vậy sẽ hay hơn

    Cụ thể đoạn chia sẻ:

    Các cháu, nhân ngày đầu năm, khai giảng, tựu trường, chú lại có đôi lời dặn các cháu.

    - Đứa nào muốn thành bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, thì lo học toán lý hoá sinh cho giỏi, sau còn dùng. Mấy đứa không thích mấy ngành này thì học cho đủ năm điểm qua lớp là được, học cho cố sau này quăng cũng vậy, đời chú tới giờ, chờ hoài vẫn chưa thấy ngày dùng sin, tang, cos, cotang...

    [​IMG]


    - Học văn thì đọc sách cho vui, nhớ ngày sinh tháng đẻ tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm để trả bài có điểm. Thời gian còn lại thì đi đọc sách, tiểu thuyết thế hệ mới của nước ngoài với trong nước. Đọc càng nhiều càng tốt, đọc đủ thể loạ càng tốt. Bây đọc bây khôn ra nhiều lắm, tin đi.

    [​IMG]

    - Giáo dục công dân hay Đạo đức thì bỏ mấy cái sáo sáo ngữ như "Tiên học lễ, hậu học văn", dạy hết năm này tới năm nọ, tụi nó đọc rào rào chứ có đứa nào nhớ làm theo. Dạy tụi nó cách lên mạng, lên facebook đọc tin tức thì kiểm chứng nguồn, biết tìm hiểu, biết suy nghĩ đến cảm nhận của người ta.

    [​IMG]


    - Sống hay chết gì cũng phải học cho thật giỏi Anh Văn, muốn tốt hơn thì học thêm các ngoại ngữ khác nữa, Việt Nam làm việc nhiều với thằng nào thì đi học ngoại ngữ thằng đó. Học ngoại ngữ là cách duy nhất để bây hội nhập.

    [​IMG]


    - Thể dục thì dẹp mẹ nó mấy môn nhảy xa, nhảy sà, nhảy cao, chạy đường dài... nhiều đứa thể lực nó yếu rồi sao nó theo kịp. Dạy tụi nhỏ cách bơi lội khi đường ngập, cách né cây ngã khi bão, cách chèo xuồng vượt đường ổ gà... Không thì cho học cách rút dây. Phát cho mỗi đứa một sợi dây kinh nghiệm rồi thi nhau rút. Mấy đứa con ông cháu cha ráng học môn này cho giỏi, sau rồi dùng.

    [​IMG]


    - Nông nghiệp thì dẹp luôn mấy cái cách nuôi trồng vớ vẩn gì đi, trẻ giờ nó ở thành phố học mấy cái đó làm chi. Dạy nó phân biệt đâu là thực phẩm sạch, đừng có thấy ai share cái gì kêu có độc cũng tin. Đặc biệt mấy thằng con trai thì học cách phân biệt rau sạch, lớn rồi biết mà dùng, không thì về chỉ ba mấy đứa cách phân biệt rau sạch để bảo vệ má mấy đứa.

    [​IMG]


    - Tin học thì bỏ mấy cái lập trình nham nhảm, hay hướng dẫn tạo cây thư mục, tạo file văn bản đồ đi. Bỏ mẹ nó luôn cái hệ điều hành Dos đi, thế giới nó đi chợ bằng tên lửa rồi mà còn Dos với Đéo. Ráng mà học cách làm CV, cách viết mail... mấy cái này sau này cần hơn.

    [​IMG]


    - Học ít ít thôi, năm cấp ba yêu thử đi cho biết mùi thất tình với người ta. Chứ để lên đại học mấy đứa nó không có yêu thật lòng đâu.

    [​IMG] [​IMG]

    - Ráng học hết năm 12, tự nhận ra coi bản thân mình giỏi môn nào, thích môn nào thì phát triển môn đó. Chọn trường Đại học thì phải kiên quyết với bản thân, không phải nghe ai nói gì cũng gật đầu chọn theo. Đời bây bây không lo, để người ta sai người ta khiển rồi sau này sao mà khá hả bây?

    [​IMG]


    - Học xong lớp 12 đừng tưởng bây ngon, mới hoàn thành cái chương trình xoá mù chữ thôi. Còn lên Đại học, xong ra Đời học, mấy cái trường kia nó dữ dội hơn nhiều. Nên ráng, đời đứa nào cũng có 24 tiếng như nhau, hơn nhau ở chỗ xài sao cho nó khéo.

    [​IMG]


    - Ráng học, đừng tin mấy con mấy thằng viết kiểu bài như "Bỏ học đại học lương 80 triệu..." tụi nó lừa đó, nó viết thiếu là mười ngàn đứa bỏ học, chín ngàn chín trăm chín mươi chín đứa thất nghiệp, có 1 thằng kia may thôi. Bây chắc không đủ may đâu, đừng thử.

    [​IMG]


    - Để dành tiền từ giờ để đi du lịch, bước ra khỏi cái nước ngày nào thì đời mình khôn hơn ngày đó. Bây là con ếch, cái miệng giếng Việt Nam nhỏ, có ngon thì nhìn đời qua miệng giếng thế giới.

    [​IMG]

    - Đừng quá tin vào đạo đức, đạo đức làm giả được, lương tâm thì không, nên sống sao cho cái lương tâm bây thanh thản là được.

    [​IMG]

    Rồi, đi học đi mấy đứa...
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/8/18
    ntdieu thích bài này.
  9. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Người theo chủ nghĩa hoàn hảo




    Người theo chủ nghĩa hoàn hảo, hay Người cầu toàn (tiếng Anh: perfectionist) là người có xu hướng muốn mọi cái đều phải hoàn hảo, từ công việc, gia đình đến bạn bè và nói chung là tất cả những gì liên quan đến họ. Cần phải phân biệt người cầu toàn với người phấn đấu để cuộc sống tốt đẹp hơn, những người phấn đấu thì luôn mong muốn mọi thứ tốt lên nhưng trong khả năng của họ và cái quan trọng nhất là biết chấp nhận tình trạng hiện tại, ngược lại người cầu toàn lại có những mong muốn vượt khả năng và thực tế hoàn cảnh cho phép, cái họ cần là hoàn hảo sự áp dụng của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (perfectionism). Mặc dù có thể có một số thành công nhất định trong công việc nhưng người cầu toàn phải đối diện với hàng loạt vấn đề trong đó có tan vỡ các mối quan hệ và Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, họ cũng thường cảm thấy mình không Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Người cầu toàn dù biết những hạn chế của chủ nghĩa cầu toàn, nhưng đa số họ lại không muốn từ bỏ việc sống theo chủ nghĩa này, vì họ cảm thấy đó chính là động lực cho mọi việc họ làm.

    Bạn là một người cầu toàn? Bạn luôn cố gắng chạm đến sự hoàn hảo trong công việc? Bạn luôn thôi thúc mình phải hoàn thiện mọi thứ cần làm cho dù phải đánh đổi thêm thời gian và công sức? Những dấu hiệu này cho thấy bạn đang theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo.

    Trong tâm lý học, chủ nghĩa hoàn hảo là một tính cách đặc trưng, được thể hiện bởi “nỗ lực của một người đối với sự hoàn hảo và thiết lập các tiêu chuẩn quá cao, thường xuyên tự phê bình và luôn bị chi phối bởi những đánh giá của người khác”.

    10 dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn nhận biết mình có phải là người theo chủ nghĩa hoàn hảo hay không.

    1. Không có chỗ cho sai lầm

    Điều này không có nghĩa là bạn tài giỏi đến mức không bao giờ mắc sai lầm. Chỉ là khi bạn phát hiện sai lầm của mình, bạn sẽ luôn tìm cách sửa chữa cho đến khi đạt được kết quả như bạn mong muốn.

    2. Luôn có kế hoạch cụ thể

    Bạn biết cách quản lý công việc và luôn vạch ra kế hoạch cụ thể để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Chính vì quá theo sát công việc mà người khác sẽ rất khó có thể can thiệp vào kế hoạch của bạn. Những góp ý mang tính “bên ngoài” và không phù hợp với cách tiếp cận của bạn sẽ không bao giờ được chấp nhận. Điều này có thể gây ra khó khăn khi bạn phải làm việc nhóm hoặc tạo cho người khác cảm giác bạn không biết cách lắng nghe.

    [​IMG]



    3. Tất cả hoặc không gì cả

    Hoặc là bạn sẽ làm tốt tất cả mọi thứ, hoặc là bạn sẽ không làm gì cả. Có thể hơi cực đoan. Nhưng người theo chủ nghĩa hoàn hảo không bao giờ nhận lời làm những việc mà họ không chắc chắn sẽ thành công.

    4. Kết quả là trên hết

    Bạn không quan tâm quá trình làm việc đã diễn ra như thế nào, kể cả khi bạn phải bỏ nhiều thời gian và công sức để hoàn thành nó. Bạn chỉ muốn đảm bảo rằng cuối cùng việc bạn làm cũng có kết quả. Và đó là điều quan trọng nhất.

    [​IMG]

    5. Khắt khe với chính mình

    Bạn cầu toàn và đòi hỏi quá nhiều ở bản thân mình. Bất cứ khi nào phạm sai lầm, bạn sẽ tự trách bản thân trước tiên. Ngay cả những lỗi lầm rất nhỏ cũng dễ dàng khiến bạn suy sụp và có cảm giác tồi tệ trong một khoảng thời gian khá dài.

    6. Vạch lá tìm sâu

    Bạn luôn là người nhìn thấy những kẽ hở khi người khác không để ý, đơn giản vì bạn cực kỳ chi tiết. Thậm chí bạn còn có thể hình dung được những vấn đề sẽ gặp phải khi lên kế hoạch thực hiện điều gì đó. Điều này không có nghĩa là bạn đang bàn lui. Chỉ là bạn muốn chắc chắn không điều gì có thể cản trở đường đi của bạn mà thôi.

    [​IMG]

    7. Phiền muộn khi không đạt được mục tiêu

    Khi kết quả không như hình dung, bạn sẽ luôn tự hỏi: “Tại sao?”, “Sẽ thế nào nếu như…?”. Bạn sẽ dằn vặt cho đến khi tìm ra nguyên nhân. Và quan trọng nhất, bạn sẽ tự đổ lỗi cho chính mình (như đã nói ở điều số 5).

    8. Đặt tiêu chuẩn cao

    Khi quyết định phải làm gì, bạn luôn đặt ra mục tiêu rất cao. Đôi khi, mục tiêu quá cao khiến bạn bị áp lực liên tục. Mặc dù bạn luôn cố gắng khắc phục khó khăn để đạt được kết quả, nhưng cũng có lúc bạn bị đình trệ hoặc phải từ bỏ mục tiêu do chính mình đặt ra.

    [​IMG]



    9. Bị tác động từ bên ngoài

    Sự thật là, những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường không tự tin vào bản thân mình. Sự tự tin của bạn phụ thuộc vào những gì bạn đạt được và cách những người khác phản ứng với thành quả của bạn. Bạn phấn đấu để thành công, nhưng chỉ tin vào điều đó khi được mọi người xác nhận hoặc tán dương.

    10. Thành công không bao giờ đủ

    Trong mọi lĩnh vực, bạn luôn có mục đích mới để hướng tới. Khi đạt được X, bạn lại muốn 2X. Ngay khi đạt được 2X, bạn lại muốn 5X. Bạn hiếm khi hài lòng với những gì mình đang có.

    [​IMG]


    Vì sao những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường khó thành công lớn?



    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link




    Một người cầu toàn thường đặt tiêu chuẩn rất cao cho những việc họ làm. Nếu ở vị trí nhân viên, họ coi trọng trách nhiệm của mình và đảm bảo không bao giờ bàn giao một công việc mà chưa kiểm tra lại kỹ càng mọi chi tiết dù là nhỏ nhất. Tuy tính cách này đôi khi có thể gây ra sự khó chịu cho đồng nghiệp nhưng về cơ bản nó là cần thiết nếu muốn có một vị trí vững chắc.

    Nhưng liệu những người như thế có thực sự phù hợp khi lên vị trí quản lý doanh nghiệp? Quá cầu toàn, hoàn hảo đôi khi lại chính là điểm trừ khiến việc quản lý gặp khó khăn. Họ sẽ có một số cách làm việc/quản lý khá cực đoan, ví dụ như:

    1. Tôi phải tự làm việc này

    Những người cầu toàn luôn tin rằng chỉ có họ mới hoàn thành nhiệm vụ/dự án một cách hoàn hảo. Vì thế sẽ có 2 hướng xảy ra:

    Nếu họ có một nhóm nhân viên có khả năng chuyên môn, họ sẽ giao việc cho họ nhưng giám sát chi tiết từng đường đi nước bước của nhân viên. Họ không thích đi đi thuê ngoài, vì họ muốn kiểm soát mọi khía cạnh của công việc và doanh nghiệp. Nếu không họ sẽ cảm thấy không an tâm.

    [​IMG]
    Vấn đề ở đây là khi doanh nghiệp cần mở rộng, khối lượng công việc tăng lên, họ sẽ ngay lập tức rơi vào một mớ bòng bong những công việc cần giám sát. Thời gian lúc này không có đủ và rất nhiều nhiệm vụ sẽ bị lỡ deadline, đây đúng là một sự tra tấn đối với người cầu toàn.

    Giải pháp cho vấn đề này không hề dễ dàng. Cần phải chấp nhận rằng, không một ai trong bộ máy doanh nghiệp có thể ‘hoàn hảo’ cả. Nếu cần thiết phải chỉ ra một bộ phận như thế thì đó nên là ở phòng kế toán. Hãy để những người cầu toàn bắt đầu từ vị trí thấp nhất, quản lý từ một người/một việc rồi mới dần phát triển lên, để họ có thời gian làm quen và thích nghi với công việc.

    2. Không dễ chấp nhận phản hồi tiêu cực

    Người cầu toàn làm việc với suy nghĩ cho ra kết quả tốt nhất nên họ không dễ chấp nhận những phản hồi tiêu cực.

    Nếu thông thường, chúng ta có xu hướng tìm kiếm những lời khuyên, góp ý để công việc được tốt hơn thì người cầu toàn cho rằng chỉ khi bản thân họ tập trung vào công việc thì nó mới cho kết quả tốt nhất. Họ có xu hướng làm việc độc lập, không quan trọng việc đó tốn bao nhiêu thời gian để hoàn thiện.

    [​IMG]
    Một ví dụ điển hình của sự cầu toàn trong công việc chính là Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ông muốn kiểm soát mọi khía cạnh của việc phát triển sản phẩm và yêu cầu mỗi nhân viên đều phải giải trình để ông phê duyệt trước khi có bất kỳ sự thay đổi nào trên sản phẩm.

    Ông không ngừng tạo áp lực cho cả mình và nhân viên, điều đó dẫn đến sự cố bị đình chỉ công tác trong một thời gian tại Apple. May mắn thay, sau khi quay lại đế chế Apple, ông đã có một số thay đổi tích cực trong cách làm việc để không khí làm việc suôn sẻ hơn, đặc biệt là sau khi ông phát hiện bị bệnh.

    “Tôi nghĩ vòng lặp phản hồi là một điều vô cùng quan trọng, nó giúp bạn nghĩ lại về những việc bạn đã làm và cách nào để thay đổi nó tốt hơn”, tỷ phú Elon Musk chia sẻ.

    3. Người cầu toàn có xu hướng trì hoãn

    [​IMG]
    Nghe có vẻ không hợp lý nhưng sự thật là thế. Ở vị trí quản lý, bạn sẽ phải tiếp nhận nhiều nhiệm vụ mới, đơn cử như việc phát triển một sản phẩm/dịch vụ. Giống như rất nhiều người, chúng ta phải lên kế hoạch chi tiết từ nghiên cứu thị trường, khách hàng, đưa ra các mốc thời gian để ra mắt… Lúc này sự khác biệt giữa người cầu toàn và những người bình thường mới thấy rõ.

    Đối với những người quản lý bình thường: Họ sẵn sàng cho ra mắt sản phẩm mẫu, thử nghiệm và cải tiến sản phẩm liên tục dựa vào những phản hồi trực tiếp từ khách hàng, thông qua nỗ lực của tiếp thị và bán hàng.

    Trong khi đó, những người cầu toàn lại liên tục trì hoãn vì họ sợ bị từ chối, chê bai và thất bại. Sẽ luôn có một thứ gì đó cần phải sửa chữa, thay đổi và họ nhất định không thực hiện nếu chưa cảm thấy hài lòng. Bởi thế, sự trì hoãn rất thường xảy ra với những người quản lý cầu toàn.

    4. Người cầu toàn thường bị thiếu cân bằng trong cuộc sống

    [​IMG]
    Vì suy nghĩ cái gì cũng phải đến tay mình mới tốt nên họ có xu hướng ôm đồm, tham công tiếc việc dẫn đến không có thời gian cho bản thân hay gia đình. Không những từ bỏ những thú vui trước đây, hạn chế tụ tập với bạn bè và người thân, họ còn có xu hướng bị căng thẳng và mất ngủ, mệt mỏi mãn tính vì luôn nghĩ đến công việc.

    Công việc trở thành toàn bộ cuộc sống của người cầu toàn. Nhưng những giờ lao động liên tục, kết hợp với danh sách nhiệm vụ không bao giờ kết thúc và sự tụt dốc về sức khỏe thể chất cùng tinh thần sẽ sớm khiến họ kiệt sức. Nếu không được hồi phục kịp thời, họ dễ bị mất tập trung và hay quên – điều mà người cầu toàn không thể chịu đựng được.

    “Tất cả là vì một cuộc sống chất lượng và tìm kiếm sự cân bằng hạnh phúc giữa công việc, bạn bè và gia đình”, quan điểm của Philip Green.

    5. Người cầu toàn dễ đánh mất sự sáng tạo

    Một trong những thành phần quan trọng của khởi nghiệp thành công là tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. Đây là cách các sản phẩm và dịch vụ mới được phát triển hoặc những sản phẩm hiện có được cải thiện cùng với các chiến lược tiếp thị mới và độc đáo được phát triển như thế nào.

    [​IMG]
    Khi những người cầu toàn tập trung vào những nhiệm vụ đó và đối phó với nỗi sợ rằng mọi thứ sẽ không hoàn hảo, họ sẽ mất khả năng suy nghĩ “bên ngoài chiếc hộp”.

    Mặc dù Steve Jobs là một người cầu toàn nhưng ông biết lùi lại đúng thời điểm để “mơ” về những gì có thể. Điều này đã đưa Apple lên tầm cao mới dưới sự lãnh đạo của ông, sau khi ông trở lại với một cách tiếp cận tinh thần mới.

    Không phải là người cầu toàn thì không thể trở thành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thành công, nhưng họ phải biết cách chấp nhận rằng “hoàn thành” cũng tốt hay thậm chí là tốt hơn cả “hoàn hảo”. “Hoàn thành” nghĩa là những sản phẩm/dịch vụ của ông ty được ra mắt, được tiếp cận với công chúng và các chiến lược tiếp thị bắt đầu cho thấy hiệu quả. Những khởi đầu thành công sẽ dẫn đến thay đổi hành vi của họ trong tương lai, bao gồm việc có thời gian dành cho gia đình và xã hội nhiều hơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Mặt trái của chủ nghĩa hoàn hảo (Perfectionism)
    JUNE 29, 2018
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trong bộ phim “Những bà nội trợ kiểu Mỹ” (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link), có một nhân vật mà mình rất ấn tượng: Bree Van De Kamp. Để miêu tả về nhân vật này, có lẽ phải dùng cụm từ “người theo chủ nghĩa hoàn hảo”. Bất kể có chuyện gì xảy ra và dù có tệ đến mức nào đi chăng nữa, Bree vẫn luôn cố tỏ ra bình thường, cười rất tươi và không một chút lo lắng trên khuôn mặt. Với cô, cuộc sống không nên có những điều tiêu cực và việc gì cũng phải làm tốt nhất có thể. Cô muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo.

    ***

    Chủ nghĩa hoàn hảo hay chủ nghĩa cầu toàn (perfectionism) thường bị nhầm lẫn với việc “trở nên hoàn hảo” hay “làm thứ gì đó một cách hoàn hảo”. Nhiều người cho rằng nó chắc hẳn là một điều tốt đẹp. Số khác lại nghĩ người theo chủ nghĩa hoàn hảo cực kỳ xấu. Vậy thì cầu toàn tốt hay xấu?

    Chủ nghĩa hoàn hảo
    Từ “perfectionism” ám chỉ những người luôn nỗ lực làm mọi thứ một cách hoàn hảo nhất, không có sai sót và đặt ra những tiêu chuẩn lẫn mục tiêu phi thực tế cho chính họ. Người theo chủ nghĩa hoàn hảo rất nghiêm khắc với những gì họ làm – thậm chí kể cả khi họ đã làm tốt, họ vẫn cố gắng tìm ra lỗi để sửa chữa.

    Hiển nhiên, ở một mức độ nhất định, cầu toàn là điều tốt. Đặt ra tiêu chí cao để vươn tới, làm việc với sự lạc quan và không ngừng khao khát được nâng cao kiến thức lẫn kỹ năng. Nhiều người cầu toàn ở một số lĩnh vực nhưng họ biết khi nào nên dừng lại.

    Tuy nhiên, phần lớn người theo chủ nghĩa hoàn hảo thì ngược lại. Họ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link; họ thường không vui, hay lo lắng và bị ám ảnh bởi việc phải làm mọi thứ thật hoàn hảo, thậm chí kể cả khi phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện.

    Người theo chủ nghĩa hoàn hảo
    Chủ nghĩa hoàn hảo nói rằng bạn không thể mắc sai lầm. Nếu bạn mắc sai lầm thì nó sẽ ám ảnh bạn. Nó trở thành thứ duy nhất bạn hướng đến trong đời và bạn xem nó là cách thể hiện khả năng bản thân hơn bất cứ thứ gì khác. Nếu bạn mắc sai lầm và không làm thứ gì đó hoàn hảo trong 1% thời gian thì bạn sẽ tập trung hoàn toàn vào 1% đó và quên đi hoàn toàn 99% còn lại. Bạn thà lên kế hoạch để thất bại còn hơn là vùi mình vào khả năng sẽ không hoàn thành. Bạn thà không cố gắng bởi vì ít nhất khi bạn không cố gắng, bạn có thể kiểm soát được kết quả!

    Khi bạn là một người cầu toàn, một lời khen ngợi giống như bản tuyên án tù vậy. Khoảnh khắc một người nói với bạn rằng bạn đang làm một việc tốt đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải làm thật tốt mọi công việc từ giờ cho đến hết đời, bởi vì giờ đây trong mắt họ, bạn hoàn hảo (và bạn được kỳ vọng sẽ luôn hoàn hảo). Bạn không chỉ đón nhận lời khen và nói “cảm ơn, bạn tử tế quá”. Bạn nghe một lời khen và tiếp thu nó như áp lực: áp lực của họ lên bạn phải trở nên hoàn hảo và làm việc tốt nhất mọi lúc và không bao giờ, không bao giờ được thất bại.

    Không bao giờ được thất bại!

    Khi là người cầu toàn, bạn không cố gắng (và sợ cố gắng). Nếu thử bắt đầu một thói quen tập luyện mới, bạn sẽ lên kế hoạch để tập bài tập đó mỗi ngày trong đời. Nhưng nếu bất ngờ phải đi đâu xa thì bạn sẽ dừng tập vì bạn biết sẽ không thể nào thực hiện được kế hoạch luyện tập và bạn không muốn ngắt quãng. Một sự chệch hướng khỏi kế hoạch là một thất bại nên bạn thà tránh thực hiện còn hơn. Bạn dừng kỷ luật với bản thân vì bạn biết nếu không thể duy trì kế hoạch mỗi ngày thì bạn sẽ phải đối mặt với sự thật là bạn chẳng hoàn hảo.

    Chủ nghĩa hoàn hảo không phải chỉ cầu toàn trong những gì bạn làm. Nó còn là nỗi sợ rằng bạn sẽ chẳng bao giờ có thể làm được. Và rồi bạn quay cuồng. Bạn liên tục quay cuồng. Bạn không tiến bộ được bởi vì sẽ thế nào nếu bạn đi sai hướng? Sẽ thế nào nếu bạn bắt đầu thứ gì đó và rồi bạn không thể làm nó tốt nhất? Có rất nhiều nỗi sợ với một người cầu toàn mà không phải lúc nào cũng có thể giải thích được.

    Hoàn hảo giống như thể bị đóng băng, bởi vì bạn chẳng bao giờ muốn tìm hiểu việc mình không giỏi điều gì. Bạn luẩn quẩn, bế tắc và lặp lại những hành động cũ. Bạn chỉ tập trung vào điều bạn biết bạn có thể kiểm soát bởi vì ý nghĩ của việc dám sai lầm hay không đúng hay không hoàn hảo khiến nhịp đập trái tim bạn loạn xạ!

    Sự cầu toàn cũng tồn tại một cách thầm lặng khi bạn mắng nhiếc chính bản thân mình vì không thể làm thứ gì đó. Nó là một niềm tin ngấm ngầm rằng tất cả sẽ thật hoàn hảo và tốt đẹp khi mà bạn có thể hoàn hảo và tốt đẹp. Nó là củ cà rốt treo lủng lẳng ở trên cao và bạn không thể với tới bởi vì nó chưa bao giờ nằm trong tầm với của bạn. Bạn có thể không bao giờ có đủ. Bạn có thể không bao giờ hoàn hảo.

    Chủ nghĩa hoàn hảo nghĩa là bạn luôn nghiêm trọng hóa mọi câu chuyện. Bạn chuẩn bị lời nói. Bạn hành hạ bản thân nếu bạn nói thứ gì đó khiến người khác không hài lòng. Bạn cố làm cho mọi mối quan hệ thật hoàn hảo. Tuy nhiên, vì sự thật là bạn không thể kiểm soát cảm xúc của mọi người nên bạn không thể điều khiển cuộc nói chuyện và rồi bạn lại giữ khoảng cách với họ. Bạn không muốn tiến lại gần bởi vì họ thật khó đoán, và khó đoán nghĩa là bạn không thể hoàn hảo và không thể kiểm soát bản thân. Bạn giữ mình hoàn hảo bằng cách kiểm soát điều bạn có thể.

    Cầu toàn là kiểm soát.

    Cầu toàn khiến bạn luôn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Bạn nhìn vào cuộc sống của họ và phân vân tại sao bạn không có thứ họ có. Bạn thu hút tất cả mọi người xung quanh bạn, những người mà dường như thừa thãi những thứ bạn thiếu và cực kỳ muốn được sở hữu. Cầu toàn nói với bạn rằng tất cả những gì bạn phải làm là thay đổi mọi thứ về chính bạn và khiến bạn thật hoàn hảo. Sau đó, hãy cố gắng để có được thứ mà người khác đang có.

    Cầu toàn là “một người phụ nữ đầy quyến rũ” luôn thì thầm những lời nói khêu gợi vào tai bạn về một cuộc sống bạn có thể đạt được nếu bạn là người giỏi nhất, không bao giờ sai lầm và luôn luôn làm mọi thứ một cách hoàn hảo. Nó nói với bạn về cơ thể hoàn hảo của bạn, sức khỏe hoàn hảo của bạn và cuộc sống hoàn hảo của bạn. Nó khiến bạn rơi vào vòng luẩn quẩn cho tới khi bạn không thể tìm đường thoát ra. Nó lừa dối bạn.

    Nhưng bạn lại tin. Bạn mạo hiểm để trở nên hoàn hảo và rồi bạn thất bại ê chề. Bạn khiến những người thân yêu của bạn lo lắng. Bạn để giọng nói đầy-ngọt-ngào ấy cám dỗ bạn quay trở lại, nó thuyết phục bạn rằng tất cả những thứ bạn muốn có sẽ thành hiện thực khi bạn đạt được sự hoàn hảo này. Nó lôi kéo bạn. Và đấy là cách mà sự cầu toàn tồn tại.

    Cầu toàn và tình yêu
    Trong cuốn nhật ký của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link viết vào năm 1941, bà viết: “Khi những lời đồn biến mất thì tình yêu giữa con người bắt đầu. Sau đó, chúng ta lại yêu con người, không phải giấc mơ của họ mà là yêu một con người với đầy những khiếm khuyết”.

    Cầu toàn sẽ giết chết sáng tạo và nó cũng sẽ hủy hoại tình yêu. Chúng ta càng thần thoại hóa và lý tưởng hóa người chúng ta yêu thì chúng ta sẽ càng thất vọng và vỡ mộng khi chúng ta nhận ra bản chất không hoàn hảo của con người mà nếu không bị dơ bẩn bởi những lý tưởng mù quáng này thì chắc chắn, nó sẽ là khởi nguồn đầy tiềm năng cho một tình yêu đích thực. Đó là điều mà nhà soạn kịch Tom Stoppard đã hiểu thấu được khi đưa ra định nghĩa vĩ đại nhất về tình yêu: một “chiếc mặt nạ bị tuột khỏi mặt”, bóc trần sự lý tưởng hóa và chấp nhận đầu hàng trước Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    1,5 thế kỷ sau những ý tưởng đầy sâu sắc của Stendhal về việc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Joseph Campbell đã dựa trên lý thuyết tâm lý của Carl Jung về ẩn nữ (phương diện nữ giới ẩn tàng trong tiềm thức nam giới) và ẩn nam (phương diện nam giới ẩn tàng trong tiềm thức nữ giới) để khám phá ra sự cầu toàn đã khiến chúng ta bị lu mờ như thế nào trước phần đáng giá nhất của sự lãng mạn. Campbell viết:

    Hai con người (Sam và Suzy) gặp nhau rồi yêu nhau. Sau đó, họ làm đám cưới và cả Sam lẫn Suzy “thật” bắt đầu lộ diện. Thế là cả hai đều sốc.

    ….

    Họ ly hôn và chờ đợi một người bạn đời lý tưởng khác xuất hiện, yêu lần nữa và à, uh, lại một cú sốc khác. Và cứ thế, cứ thế mãi.

    Đây là một sự thật không thể phủ nhận: sự vỡ mộng này không thể tránh được. Bạn có một lý tưởng. Bạn cưới lý tưởng đó, sau đó, nhận ra thực tế rằng không thể tương hợp với lý tưởng đó. Bạn đột nhiên nhận ra những thứ không phù hợp với mong muốn của bạn. Bạn sẽ làm gì khi điều này xảy ra? Chỉ có duy nhất một thái độ mà sẽ giúp bạn giải quyết tình huống: đồng cảm. Sự thật là họ chỉ là con người. Tôi cũng là con người. Thế nên, tôi sẽ gặp một người vì sự thay đổi, tôi sống với họ và cố gắng tử tế với họ, thể hiện sự đồng cảm trước những khuyết điểm và sai lầm mà bản thân tôi có thể chắc chắn sẽ mắc phải”.

    Hoàn hảo không phải con người. Con người là không hoàn hảo. – Dan Savage.

    Hãy nhìn chính mình trong gương và Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link để tập trung vào tổng thể. Bạn là tập hợp của rất nhiều những mảnh ghép. Bạn không hoàn toàn tốt và cũng không hoàn toàn xấu, cũng không phải hoàn hảo hay không hoàn hảo.

    Hãy đấu tranh để chống lại những điều lý tưởng bạn đặt ra – thứ mà khiến bạn luôn bị ám ảnh và sợ hãi; chấp nhận những sai lầm và tìm cách cải thiện. Đừng quá cố gắng để trở thành người tốt nhất, hoàn hảo nhất và che đậy bản chất con người. Cuộc sống yên bình và tươi đẹp của bạn nằm ở phía bên kia của sự hoàn hảo.



    Form Your Soul with Love
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/8/18
  10. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Cuộc đời vốn không công bằng: Thay vì than vãn về những điều bất công, đây mới là việc người thông minh và thành công hay làm


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    "Nếu bạn không thích điều gì, hãy thay đổi nó. Nếu bạn không thể thay đổi nó, hãy thay đổi suy nghĩ của bạn về nó" - Mary Engelbreit.

    Có lẽ không ít lần trong quá khứ, chúng ta thường oán trách rằng cuộc sống này thật Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Đôi khi, chúng ta bị đối xử một cách bất công, như khi còn nhỏ, bạn tranh giành đồ chơi và xảy ra xô xát với những đứa trẻ khác, nhưng cuối cùng chỉ có bạn bị phạt và bị cho là hư hỏng.

    Hay như khi bạn cố gắng rất nhiều, nhưng bạn lại không thể đạt được những thứ mà mình mong muốn, trong khi người khác lại dễ dàng có được mọi thứ với lí do đơn giản là xuất phát điểm của họ cao hơn bạn.

    Bạn vô cùng thất vọng và buồn bực, thậm chí đôi lúc, bạn còn đổ lỗi cho những thứ bạn không thể lựa chọn như xuất thân, hoàn cảnh sống hay những khó khăn bạn gặp phải. Bạn oán trách cuộc sống không công bằng và luôn gây căng thẳng cho chính bản thân cũng như những người xung quanh bạn.

    Tuy nhiên, bạn nên hiểu rõ một điều rằng cuộc đời vốn dĩ không công bằng, tất nhiên, nó cũng không vì bất kỳ ai mà trở nên công bằng hơn.

    Một trong những tỷ phú giàu bậc nhất thế giới – Bill Gates – cũng thừa nhận rằng: "Cuộc sống vốn dĩ không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó!".

    [​IMG]
    Quả thực, than phiền không thay đổi được điều gì và oán trách không giúp chúng ta giải quyết được mọi bất công trong xã hội.

    Bạn không thể tạo ra sự tích cực từ một tư tưởng tiêu cực. Bạn phải chữa lành ‘vết thương’ của bạn trước khi bạn muốn thay đổi thế giới và dừng ngay suy nghĩ bản thân là một ‘nạn nhân’ nếu bạn muốn tạo ra năng lượng tích cực cho mình.

    Mặc dù biết và luôn đối diện với thực tế, nhưng có lẽ đôi lúc bạn vẫn không thể ngừng tức giận trước những bất công, đó là phản ứng bản năng rất bình thường.

    Phản ứng sinh học của chúng ta trước sự bất công

    Có lẽ do từ nhỏ tất cả chúng ta luôn được dạy về sự công bằng, cho nên những gì liên quan đến công bằng có tác động mạnh mẽ đến trạng thái cảm xúc, tinh thần của chúng ta. Điều này cũng được các nhà khoa học chứng minh.

    Các nghiên cứu chỉ ra rằng Reward Center (Hệ thần kinh tưởng thưởng) trong não bộ được kích hoạt khi chúng ta nhận thấy sự công bằng, cho dù công bằng đó thuộc về một người khác. Cũng như khi chúng ta chứng kiến sự bất công, điều này tác động đến vùng hạch Amygdala - cấu trúc hình quả hạnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên sự sợ hãi và các trạng thái cảm xúc khác.

    Điều đó có nghĩa là khi có cảm giác như bản thân đang phải chịu sự bất công, chúng ta thường rơi vào trạng thái tức giận và phản kháng lại, cùng với đó là cảm giác lo lắng, bất an.

    Các nhà tâm lý học cho rằng hành động đấu tranh cho sự công bằng của những người khác được coi là một hình thức ‘tư lợi ngụy trang’, có nghĩa là khi vì công bằng của người khác mà đấu tranh, chúng ta sẽ có cảm giác thỏa mãn như nhận được sự công bằng cho chính bản thân mình.

    Dù bạn cố gắng không để bản thân chịu tác động bao nhiêu, chúng ta vẫn sẽ phải trải qua những phản ứng vật lý và sinh học mạnh mẽ khi nhận thấy bất công, điều này có thể hạn chế khả năng suy nghĩ và phản ứng tích cực của chúng ta.

    Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng

    Hàng ngày, chúng ta có thể chứng kiến rất nhiều sự bất công không lớn thì nhỏ trong cuộc sống cá nhân cũng như trong cuộc sống của những người thân yêu như:

    * Nỗ lực và chăm chỉ hơn nhưng bạn lại không đạt được những điều bản thân mong muốn.

    * Bạn có thể mất cơ hội thăng tiến bởi những người ít năng lực hơn bạn.

    * Bạn có thể bị khiển trách vì sai lầm của người khác.

    * Bạn có thể thấy một người bạn của bạn bị tổn thất toàn bộ khoản tiền tiết kiệm chỉ bởi sự quản lý yếu kém của nhân viên kế toán.

    * Một ngày, bỗng nhiên bạn phát hiện ra rằng người mà bạn tin tưởng và nhờ cậy chăm sóc cho mẹ bạn lại lợi dụng lòng tốt của bà để trục lợi.

    [​IMG]
    Một bất công thường gặp: "Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra". Ảnh: Internet.

    Thậm chí, những điều này không đáng là gì so với những bất công lớn xuất hiện tại một số nơi trên thế giới, chúng vượt xa sức tưởng tượng của chúng ta.

    Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng. Chúng ta luôn muốn đấu tranh cho sự công bằng bởi vì đây không chỉ thuộc về bản năng sinh tồn mà còn là nguyên tắc cơ bản của con người.

    Trong một số trường hợp, chúng ta có thể đấu tranh. Chúng ta không thể thờ ơ trước những bất công và coi đó như một phần tất yếu của cuộc sống.

    Tuy nhiên, chúng ta phải đấu tranh với những bất công bằng cách nào để không gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh?

    Đấu tranh với bất công

    Những người không phải chịu tổn thương từ sự bất công không phải là những người chưa từng trải qua bất công. Họ cũng không phải những người dễ dàng chấp nhận hay thờ ơ trước những điều đang diễn ra.

    Người luôn bình thản trước những bất công có 3 đặc điểm sau:

    * Họ kiểm soát được cảm xúc của họ trước khi nó dẫn đến những suy nghĩ ám ảnh.

    * Họ suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động.

    * Họ nhận ra được sự khác biệt giữa những gì họ có thể và không thể thay đổi.

    Ngừng suy nghĩ ám ảnh

    [​IMG]
    Ngừng suy nghĩ tiêu cực.

    ‘Ác cảm’ với những bất công khiến chúng ta không thể làm bất cứ điều gì. Nó thực sự chi phối cảm xúc, làm cạn kiệt năng lượng của chúng ta và khiến chúng ta tập trung vào vấn đề hơn là phương pháp giải quyết.

    Dần dần, trong đầu chúng ta sẽ luôn hiện ra những suy nghĩ tiêu cực như: "Thế giới này thật bất công!", "Tại sao cuộc sống lại không công bằng đến vậy?", thậm chí nhiều người còn có tâm lý hờ hững và buông xuôi.

    Thay vì liên tục suy nghĩ, bạn hãy cố gắng chấm dứt vòng suy nghĩ luẩn quẩn đó bằng cách lặp lại lời khẳng định: "Suy nghĩ mãi không hề đem lại hiệu quả. Bất công là gì? Tôi phải thỏa hiệp hoặc cố gắng thay đổi nó!".

    Suy nghĩ tích cực

    Để suy nghĩ một cách tích cực, chúng ta cần phải nhận biết rõ và kiểm soát được phản ứng sinh học của cơ thể. Sở dĩ chúng ta đau khổ hay thất vọng trước những bất công là do bị phản ứng bản năng này chi phối, vì vậy, điều quan trọng là không để nó ra lệnh cho hành động của chúng ta.

    Thay vì những suy nghĩ "Tại sao…?", thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh hay buông xuôi tất cả, bạn hãy suy nghĩ thoáng hơn.

    Cuộc sống luôn không công bằng, chúng ta không thể thay đổi điều đó trong gang tấc, chúng ta cũng không thể đấu tranh bằng cảm xúc phi lý trí, nếu không, đến cuối cùng, chúng ta cũng chỉ nhận lấy thất bại.

    Hay bạn cũng có thể thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận về cuộc sống và không ngừng cố gắng: "Thực ra, chẳng có cái gọi là bất công, mọi sự việc đều diễn ra theo quy luật của nó, không có gì xảy đến mà không có nguyên do. Chỉ cần luôn luôn cố gắng, một ngày nào đó, tôi sẽ đạt được những điều mơ ước".

    Suy nghĩ tích cực trước những biến động “ngang trái” của cuộc đời, bạn sẽ luôn hạnh phúc và thực hiện được tâm thế "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến".

    Nhận thức được những gì chúng ta có thể thay đổi và làm một vài điều cho nó

    Chúng ta không thể thay đổi những bất công đã xảy ra trong quá khứ nhưng chúng ta có hạn chế những ảnh hưởng của chúng trong hiện tại.

    Chúng ta không thể thay đổi được quyết định và hành vi của người khác nếu họ không muốn thay đổi, nhưng chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta ứng xử với họ (truyền năng lượng và tư duy tích cực cho họ).

    Chúng ta không thể thay đổi những bất công đã xảy ra trong cuộc đời của chúng ta cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng chúng ta có thể hỗ trợ và ủng hộ những hành động ngăn ngừa sự bất công trong tương lai, thậm chí là đấu tranh cho sự công bằng.

    Chúng ta không thể đảm bảo kết quả của cuộc đấu tranh này nhưng chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt.

    Bản thân cuộc sống luôn chứa đựng những điều không công bằng mà chúng ta chỉ có thể thuận theo và dần dần đấu tranh – thay đổi nó. Chúng ta chỉ là những con người hết sức bình thường và đôi khi, chúng ta sẽ bộc lộ những cảm xúc theo bản năng.

    Điều quan trọng là chúng ta không để những điều mà mình không thể kiểm soát chi phối bản thân.
     
  11. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    “Không sao, dù gì mình vẫn còn trẻ, hoàn toàn có thể mắc sai lầm”: Suy nghĩ này đã đánh lừa thế hệ 9x như thế nào?





    [​IMG]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và vướng mắc lớn sau 3 năm tốt nghiệp.

    Cũng như rất nhiều người, lúc thi đại học anh Châu không hề biết mình muốn học ngành gì, người nhà bảo anh chọn kế toán vì "là công việc tốt trong tương lai", nhưng nhìn thấy những con số là anh lại đau đầu, học hành theo kiểu đối phó sau một vài năm, đến khi anh bước vào thị trường tuyển dụng thì chợt choáng váng.

    Lúc này anh Châu mới nhận ra rằng: Công ty tốt không đánh giá cao trường đại học và thành tích học tập chỉ miễn cưỡng đạt yêu cầu của anh, anh lại không thích vào công ty quá bình thường, cứ như vậy anh đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội từ lần này đến lần khác.

    Liên tục trong vài tháng, anh Châu vẫn chưa ổn thỏa chuyện công việc, dưới áp lực rất lớn từ tiền thuê nhà, anh đã lựa chọn thỏa hiệp với hiện thực, tìm một công việc tiếp thị qua điện thoại không đòi hỏi quá cao.

    Đây là một vấn đề phổ biến của nhiều người khi đi làm, được gọi là "tâm thái hạn hẹp".

    [​IMG]
    - 2 -

    Thế nào là "tâm thái hạn hẹp"?

    Nói trắng ra có nghĩa là thiển cận, suy nghĩ về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp bằng một cái nhìn rất nông cạn, từ đó bỏ lỡ những chuyện khác quan trọng hơn, lâu dài hơn, đằng sau tâm thái này thường là câu nói: "Không sao, dù gì mình vẫn còn trẻ, hoàn toàn có thể phạm sai lầm."

    Tuy nhiên, thực tế lại không lạc quan như vậy.

    Thông thường khi chúng ta lựa chọn công việc đầu tiên, tốt nhất nên suy nghĩ về những vấn đề sau:

    1. Tự nhận thức: Lợi thế của tôi là gì? Tôi thích làm ở vị trí nào?

    2. Thông tin về ngành nghề: Tôi nên chọn ngành nào để vị trí đó có giá trị lớn nhất?

    3. Phân tích lợi, hại: Cơ hội của công việc đó là gì? Có lợi và hại như thế nào đối với sự phát triển về lâu dài của tôi?

    4. Tìm hiểu công ty: Công ty này như thế nào? Có sở hữu năng lực cạnh tranh hay không? Có đáng để mình gia nhập không?

    5. Kế hoạch lâu dài: Tôi nên lập kế hoạch cho 5 năm tới như thế nào?

    6. Thực hiện các bước gần với hiện tại: Tôi nên làm gì ở giai đoạn này? Các vấn đề chính ảnh hưởng đến việc phát triển sự nghiệp là gì?

    ...

    Thực tế đáng buồn là nhiều người khi lựa chọn công việc đầu tiên đều quá tùy ý hoặc là tìm một công việc bản thân không thích mà cũng không giỏi vì áp lực chi phí sinh hoạt, vì vậy con đường sự nghiệp càng đi càng hẹp, rơi vào một vòng tròn luẩn quẩn tồi tệ.

    Trong quá trình tư vấn nghề nghiệp, tôi đã nhận ra một cách sâu sắc, đó chính là, lý do tại sao nhiều người gặp nhiều chuyện không suôn sẻ tại nơi làm việc, là bởi vì họ không dành thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về tương lai, mà lại mất rất nhiều thời gian để đi những đoạn đường vòng, lặp đi lặp lại sai lầm ban đầu.

    Nguyên nhân gốc rễ dẫn đến vòng luẩn quẩn tồi tệ này là bởi vì trong tình trạng thiếu tâm thái, người ta thường vội vàng giải quyết vấn đề ngay trước mắt nên đã lơ là vấn đề thật sự quan trọng nhưng trông không khẩn cấp.

    [​IMG]
    - 3 -

    Tôi đã hỏi rất nhiều người trẻ tuổi, họ nói với tôi rằng: "So với tiền thuê nhà sắp phải trả, định hướng nghề nghiệp trong tương lai không gấp bằng, dù gì thì bản thân vẫn còn trẻ, hoàn toàn có thể thử phạm sai lầm, chờ sau này kiếm được tiền rồi, có thời gian hẵng suy nghĩ."

    Ban đầu anh Châu cũng nghĩ như vậy.

    Nhưng khoảng 3 tháng sau, bạn sẽ gặp phải một chuyện còn cấp bách hơn, đó chính là làm thế nào để thuận lợi có được một công việc ổn định, chỉ việc này thôi đã hao tốn rất nhiều tâm trí và sức lực của bạn, nên việc suy nghĩ về định hướng nghề nghiệp, chờ sau khi thuận lợi trở thành nhân viên chính thức hẵng tính tiếp vậy.

    Khó khăn lắm mới có một công việc ổn định, nhưng áp lực sau đó chỉ có tăng mà không hề giảm, mỗi tháng đều có yêu cầu về thành tích công việc vô cùng nặng nề đang chờ đợi bạn, bạn trở về phòng định bình tâm để sắp xếp lại suy nghĩ của mình, thì sếp đã gọi đến báo có cuộc họp khẩn cấp, bạn dần nhận ra rằng thời gian thuộc về bản thân ngày càng ít đi, mỗi ngày bạn đều mệt nhoài vì bận rộn.

    Cứ như vậy lần này đến lần khác, bất giác vài năm đã trôi qua, vấn đề quan trọng mà vốn dĩ bạn nên suy nghĩ từ sớm, cho đến khi cảm nhận được sự đau khổ mà bạn thật sự không tài nào chịu đựng tiếp được, khi đó bạn mới quyết tâm cân nhắc thật cẩn thận.

    Tại thời điểm này, bạn đang phải đối mặt với một áp lực cực kỳ to lớn từ những khó khăn nội bộ và bên ngoài.

    Vài năm tiếp theo, bạn vẫn không biết sở trường của bản thân là gì, thậm chí sẽ ngạc nhiên nhận ra, những năm này, bản thân không có kỹ năng nào cả; mà so với những người trẻ vừa mới tốt nghiệp, sự nhiệt tình và khả năng làm việc của bạn tuột dốc không phanh, bạn đã không còn sự can đảm và niềm đam mê như ban đầu; đồng thời, bạn còn phải đối mặt với áp lực tuổi tác, áp lực chi phí, áp lực (bị thúc ép) kết hôn... khiến bạn không thở nổi.

    Vòng luẩn quẩn tồi tệ trong sự nghiệp:

    1. Thiếu ý thức lên kế hoạch nghề nghiệp: Chưa từng suy nghĩ chuyện việc làm, tốt nghiệp rồi mới đột nhiên nhận ra bản thân không biết gì cả!

    2. Thiếu tâm thái: Đã tìm việc rất lâu nhưng vẫn chưa có công việc nào vừa ý, trong lòng rất sốt ruột.

    3. Giảm yêu cầu: Tìm một công việc không đòi hỏi cao, làm việc trước đã, suy cho cùng phải trả tiền thuê nhà.

    4. Gặp khó khăn: Làm việc được 3 tháng, nhưng hiệu quả công việc rất thấp, cảm thấy áp lực quá lớn, bắt đầu nảy sinh ý định nhảy việc.

    5. Thiếu tích lũy: Công việc không thuận lợi, lương tháng đủ sống, muốn nhảy việc, nhưng chủ nhà lại bắt đầu hối thúc đóng tiền, quả thật không biết bản thân có thể làm gì.

    6. Vòng luẩn quẩn tồi tệ: Bất giác mà đã tốt nghiệp 3, 4 năm, đã thay đổi nhiều công việc, nhưng chưa từng suy nghĩ nghiêm túc cho sau này, không giỏi một kỹ năng nào, tuổi tác cũng đã không còn là ưu thế nữa, phải làm thế nào?

    Đối với những người trong độ tuổi như anh Châu mà nói, hoặc là năng lực vượt trội - kinh nghiệm của bạn đủ phong phú, thành tích công việc đủ ưu tú, nhà tuyển dụng sẽ trực tiếp đón nhận; hoặc là nhiều kinh nghiệm - đối với nhà tuyển dụng, bạn sở hữu thật nhiều kinh nghiệm thực tế, có thể đối phó với các trường hợp bất ngờ khác nhau, cho dù tuổi tác hơi thua thiệt, họ cũng sẽ sẵn sàng cho bạn một số cơ hội.

    Còn với những người bình thường, không có năng lực đặc biệt trong công việc, cũng không tích lũy kinh nghiệm dày dặn ở một lĩnh vực nào: cho dù năm tháng khiến họ trông trưởng thành mạnh mẽ bao nhiêu, thì bên trong lại càng mong manh nhạy cảm bấy nhiêu.

    [​IMG]
    - 4 -

    Trong một bài viết có tên "Chúng ta đã rơi vào cảnh nghèo túng và bận rộn như thế nào?", tác giả đã chỉ ra bằng lời văn sắc bén: "Đặt một việc quan trọng nhưng không khẩn cấp sang một bên, chẳng khác gì một hành động vô nghĩa. Nếu như không thực hiện nó, bạn có thể tiết kiệm được thời gian của hôm nay, nhưng vẫn sẽ tốn thời gian và công sức ở tương lai, bởi vì sớm muộn bạn cũng phải mượn thời gian khác (có thể còn nhiều hơn) để đối phó với nó."

    Có người sẽ cho rằng, cuộc đời không ai biết trước được, sao phải bận tâm quá nhiều, ngay từ sớm đã phải bào mòn đầu óc vào việc lên kế hoạch nghề nghiệp?

    Trong thực tế, bạn không biết được rằng, nếu như bạn quyết định phải chơi trò chơi "tùy duyên" này cả đời, rủi ro lớn nhất mà bạn phải học cách đối mặt đầu tiên là "lỡ duyên."

    Có gần 2000 loại nghề nghiệp, trong khi cuộc đời của mỗi người chỉ có khoảng 7 đến 9 cơ hội để thử nghiệm, do đó, có thể gặp được nghề nghiệp thích hợp nhất với bạn tuyệt đối là một việc có xác suất nhỏ.

    Xác suất lớn hơn là: tìm được một công việc nhưng cảm thấy không ổn, vậy thì lại tìm thêm việc khác, kết quả là vẫn cảm thấy không ổn; cứ thử nghiệm như vậy cho đến khi sau tuổi 35, lúc ấy rất khó để có ngành nghề chấp nhận một người mới.

    Nhìn từ góc độ này, không có nhiều cơ hội "tùy duyên" cho bạn và tôi ở nơi làm việc.

    Sau khi suy nghĩ cẩn thận, anh Châu phát hiện ra rằng, vấn đề "nhảy việc hay là học lên cao" đã từng quấy nhiễu anh một thời gian rất lâu hóa ra không thật sự tồn tại, bởi vì anh chưa từng xem xét đến định hướng nghề nghiệp của mình, nên "nhảy việc hay là học lên cao" nói chính xác hơn thì là "làm cách nào để có thể thoát khỏi tình trạng khó khăn trước mắt đồng thời không phải gánh chịu những rủi ro về sau?"

    Trong tâm lý học, vấn đề này được gọi là "xung đột chọn - loại nhiều lần". Khi một người đối mặt với hai hoặc nhiều mục tiêu, bởi vì mỗi mục tiêu đều có mặt tốt và xấu, mà mọi người không thể chỉ đơn giản chọn một mục tiêu và loại bỏ những mục tiêu khác, khi phải tiến hành chọn lựa nhiều lần sẽ dẫn đến xung đột nội tâm.

    Trong lựa chọn của anh Châu, lợi ích của việc học lên cao là sau 3 năm có thể về lại thân phận sinh viên tốt nghiệp khóa này để lựa chọn nghề nghiệp, hạn chế là ở việc học lên cao không phải dễ dàng, cần mất rất nhiều thời gian và công sức, trong khi chuyên ngành có thể lựa chọn để học tiếp lại không nhiều, nghĩ đi nghĩ lại thì chỉ có ngành kế toán mà bản thân vốn không thích, anh thật sự không muốn lặp lại đau khổ như lúc trước, ngoài ra sau khi tốt nghiệp bản thân cũng đã 30 tuổi rồi, không còn lợi thế về tuổi tác nữa.

    Lợi ích của nhảy việc là có thể nhanh chóng thoát khỏi công việc và hoàn cảnh đã khiến bản thân phiền lòng, vấn đề là sau đó phải nộp hồ sơ xin việc, phía nhà tuyển dụng sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc trước đây của bản thân để xem thử có nên đưa ra cơ hội phỏng vấn hay không, mà mặc dù làm trong một công ty tốt, nhưng do thành tích công việc kém, vả lại cảm thấy bản thân làm công việc đó rất mệt mỏi, anh cũng không muốn lặp lại con đường cũ.

    [​IMG]
    - 5 -

    Anh Châu rơi vào hoàn cảnh như vậy là vì anh đã sử dụng sai nguồn lực.

    Muốn giải quyết vấn đề này từ gốc, chỉ có một cách, đó chính là: phân chia lại thời gian và sức lực của mình, đồng thời đặt những việc quan trọng vào trong phạm vi suy nghĩ, tích lũy nguồn lực tương ứng cho những lựa chọn trong tương lai, để ngay cả khi đối mặt với rủi ro cũng có thể giải quyết một cách thành thạo, tự do lựa chọn.

    Lúc này, cần phải quyết đoán làm rõ những điều sau:

    1. Ra những quyết định dành cho tương lai, đừng suy nghĩ quá nhiều về chi phí chìm

    Chi phí chìm là những thứ đã bỏ ra vì những quyết định trong quá khứ, mà bất kỳ quyết định ở hiện tại hay tương lai cũng không thể thay đổi.

    Ví dụ như trong trường hợp của anh Châu, anh ấy đã trải qua cảm giác đau khổ và mệt mỏi suốt 3 năm với nghề tiếp thị qua điện thoại, thời gian và công sức trong 3 năm này đối với anh ấy mà nói là "chi phí chìm", nếu anh ấy quyết định thay đổi phương hướng, thì không nên quá lưu luyến "khoảng thời gian bị lãng phí".

    Dù sao thời gian cũng đã lãng phí rồi, nếu như sợ bị lãng phí nên không bao giờ dám thực hiện bước đầu tiên, thì đồng nghĩa với sự lãng phí và tổn thất lớn hơn.

    Việc này giống như một cô gái không may yêu phải gã trai hư, cách tốt nhất chính là khi cô ấy phát hiện tính cách xấu xí của anh ta thì hãy dứt khoát chia tay, mà không phải chần chừ với suy nghĩ "cũng đã ở bên nhau lâu như vậy rồi, chia tay thì tiếc quá, lỡ như sau này anh ấy thay đổi thì sao?", đến sau này lập gia đình, có con, gặp cảnh bạo lực gia đình mới nghĩ đến chuyện ly dị thì đã muộn rồi, bởi vì lúc đó, toàn bộ sự việc không đơn giản chỉ là xích mích tình cảm giữa cô ấy và anh ta nữa, mà sẽ dính líu đến quan hệ lợi ích của nhiều gia đình, sự việc trở nên rối rắm phức tạp, nỗi đau phải gánh chịu sẽ lớn hơn rất nhiều so với lúc chia tay.

    2. Nguyện vọng và năng lực, bạn luôn phải có một thứ

    Nếu một công việc khiến bạn cảm thấy đau khổ, bạn cần phải loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cơn đau đó, xem thử rốt cuộc vấn đề là ở nguyện vọng hay ở khả năng.

    Thông thường, nhiều người vì không muốn làm nên mới không làm tốt, cũng có nghĩa là cả nguyện vọng và năng lực đều có vấn đề, mới phải đối mặt với đau khổ.

    Ví dụ như anh Châu, kế toán không phải là ngành mà anh ấy mong muốn (không đủ nguyện vọng), ngoài ra anh ấy vừa thấy các con số thì lại đau đầu, đặc biệt là khái niệm và cách tính toán phức tạp trong kế toán anh lại càng không thể hiểu nổi, vì vậy mà điểm số chỉ miễn cưỡng đạt yêu cầu (năng lực không đủ), đây cũng là nguyên nhân ban đầu anh Châu liên tục thất bại khi tìm kiếm công việc kế toán; mà anh ấy làm công việc tiếp thị qua điện thoại cũng là bất đắc dĩ (nguyện vọng không mạnh mẽ), ngoài ra anh ấy cũng nhận ra đơn hàng của mình đã rất ít lại còn chậm (năng lực không đủ), vì vậy anh lại một lần nữa rơi vào trạng thái lo âu và đau khổ.

    3. Khả năng nhận thức và thực hiện là hai yếu tố chính mở ra khoảng cách tại nơi làm việc

    Cuối cùng, anh Châu nhận ra rằng, hóa ra vấn đề cơ bản của bản thân không phải nằm ở việc lựa chọn giữa nhảy việc hay học lên cao, mà là nằm ở việc lựa chọn lại định hướng nghề nghiệp.

    Sau khi hiểu được tầm quan trọng của nguyện vọng và năng lực, anh Châu đã dần dần có được câu trả lời.

    Đọc đến đây, có lẽ một số người sẽ hỏi: Lẽ nào khi mỗi người lựa chọn nghề nghiệp đều cần phải trải qua quá trình phân tích phức tạp và có hệ thống như vậy sao? Bạn có thể đảm bảo rằng lựa chọn như vậy nhất định sẽ hoàn hảo chứ?

    Là một nhà tư vấn nghề nghiệp, tôi có thể trả lời với bạn đầy trách nhiệm: Trong thực tế, bất kì lựa chọn nào vào bất kì thời điểm nào của mỗi người chúng ta không bao giờ là hoàn hảo cả, nhưng vô số sự việc và kinh nghiệm đã cho thấy rằng, những phương hướng và mục tiêu có được sau khi suy nghĩ và phân tích có hệ thống sẽ giúp mọi người dễ dàng tiếp tục Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hơn.

    Nếu một người chưa bao giờ suy nghĩ về kế hoạch nghề nghiệp, luôn cảm thấy "chuyện lên kế hoạch sự nghiệp này để sau này hẵng tính đi", khi ấy hố sâu của sự đào thải đã xuất hiện.

    Cũng như có một câu nói: Điều đáng sợ là, tình cảnh bản thân bị đào thải chưa bao giờ mất đi, nó chỉ được bạn trì hoãn, lặng lẽ chờ đợi bạn ở một ngày nào đó trong tương lai.
     
  12. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Giáo sư Trương Nguyện Thành dạy con kháng bại bằng cách dồn con vào thất bại



    Trong khi nhiều cha mẹ có những phản ứng tiêu cực như thất vọng, la rầy, mắng chửi, so sánh khi con thi trượt, bị điểm kém thì Giáo sư Trương Nguyện Thành lại tạo cơ hội cho con thất bại bằng cách xui cô giáo “đì” con ở lớp.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Không nhiều cha mẹ chấp nhận việc con thất bại trong học đường như thi trượt, bị điểm kém vì họ nghĩ rằng việc thất bại này sẽ ảnh hưởng đến sự thành công sau này của con. Thế nên, họ tìm mọi cách, tạo mọi điều kiện để con không bị trượt ở những kỳ thi quan trọng như thi vào 10, thi ĐH, thi học sinh giỏi....

    Thế nhưng, Giáo sư Trương Nguyện Thành đã có cách dạy con rất khác, là tạo cơ hội cho con thất bại. Clip chia sẻ dạy con thất bại của GS Trương Nguyện Thành được chia sẻ rộng rãi trên mạng những ngày gần đây.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    GS Trương Nguyện Thành tạo điều kiện cho con thất bại để con có khả năng kháng bại
    Khác với các cha mẹ thường thất vọng, buồn bã, la rầy, trừng phạt con khi thi rớt, bị điểm kém, phản ứng của GS Trương Nguyện Thành thì ngược lại. Ông bảo: “Tôi rất vui khi con tôi thất bại ở trường học. Nếu con tôi không thất bại thì tôi tạo cơ hội cho con tôi thất bại, để con tôi có cơ hội học bài học kinh nghiệm, đó là kháng bại. Kháng bại là khả năng đối diện với thất bại, học bài học kinh nghiệm để làm lại, từ đó đạt được mục tiêu cho bản thân”.

    GS Trương Nguyện Thành giải thích: Trong cuộc sống, thất bại là chuyện thường tình. Nếu bạn không thất bại ở việc này thì bạn thất bại ở việc khác. Bạn bè tôi rất thông minh, nổi tiếng là những nhà khoa học nhưng thất bại trong cuộc sống gia đình, chất lượng cuộc sống không tốt. Có những người học rất giỏi nhưng làm thí nghiệm thất bại, không vượt qua được thất bại để đạt mục tiêu của mình và đã không trở thành Tiến sĩ.

    Nói về con trai mình, GS Trương Nguyện Thành cho biết, học xong THCS, lực học của con ông vào loại giỏi và cháu luôn tự tin sẽ học xong chương trình THPT trong thời gian 1,5 năm. "Con trai đã xin phép tôi để theo học chương trình THPT sáng tạo với 50% trực tuyến và 50% ở trường. Con chứng minh trong 2 học kỳ có khả năng học xong lớp 10 và lớp 11 với hạng giỏi. Với các phụ huynh khác, họ có thể rất tự hào, vui mừng vì con của mình học giỏi, tự tin. Nhưng tôi có chút lo lắng. Tôi nghĩ, mình phải thiết kế làm sao để con trai học được bài học thất bại. Tôi quyết định cho con theo học chương trình phổ thông quốc tế IB. Trước đó, tôi nói chuyện với cô giám đốc của chương trình rằng tôi rất muốn con tôi thất bại và đề nghị cô giúp đỡ. Cô rất ngạc nhiên vì chưa từng thấy một phụ huynh nào đề nghị điều đó. Sau khi nghe tôi giải thích, cô giáo để đồng ý và sắp xếp con trai tôi vào những lớp có giảng viên rất khó, thậm chí còn "đì" con trai tôi cho bằng được".

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    GS Trương Nguyện Thành cho biết, sau kỳ học đầu tiên, con trai ông đã bị 4 điểm C đầu tiên trong đời. Cậu con trai thất vọng, than phiền, khóc lóc với ba rằng lớp học không công bằng, chương trình lại quá khó và đòi chuyển trường bởi cô giáo yêu cầu cậu phải làm bài tập hoàn hảo trong khi dễ dãi với các bạn khác. Cậu muốn ra khỏi chương trình này vì thấy thầy cô rất bất công với mình.

    Tỏ ra lắng nghe ý kiến của con song GS Thành đã bí mật gặp cô giám đốc để "trao đổi", trước khi đưa con đến gặp cô. Khi 2 bố con đến gặp cô giám đốc, GS nói: “Con tôi nghĩ khả năng của mình không đủ để học chương trình khó như thế này. Con tôi muốn xin ra khỏi chương trình”... Và để đáp lại nguyện vọng của con trai GS, cô giám đốc đã phân tích, giải thích rất hợp lý về những lý do mà cậu bé không thể ra khỏi trường.

    Khi ra về, mặt cậu con trai bí xị, còn GS Trương Nguyện Thành cảm thấy vui nhưng cố tỏ ra chia sẻ. Ông bảo với con: “Bố không buồn hay trách con vì chỉ đạt điểm C. Trái lại, điều bố cho là quan trọng, đó là cách con nỗ lực, vượt qua khó khăn để biến 4 điểm C đó thành 4 điểm A và biến trải nghiệm này thành kinh nghiệm trong cuộc sống. Bố nghĩ rằng, học kỳ sau con biến 2 điểm C thành 2 điểm B và kỳ sau nữa thì biến thành 2 điểm A".

    Trước sự khích lệ của bố, cậu bé đã suy nghĩ và khẳng định rằng mình làm được điều đó. Vậy là cậu đã lên kế hoạch học tập và khi ra trường với bằng loại giỏi. Học kỳ cuối cùng của con là 4 điểm A.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    “Sau này khi vào đại học, con tôi ứng dụng bài học này vào việc học và học rất tiến bộ. Điều quan trọng là con trai tôi nhận thức được thất bại là gì và học được cách vượt qua nó. Chia sẻ với bạn bè, cậu nói, đối với cậu, thất bại chỉ là bài học kinh nghiệm. Đương nhiên, nó đem lại cho chúng ta cảm xúc không vui nhưng chúng ta phải vượt qua cảm xúc không vui đó một cách nhanh chóng và lên kế hoạch làm sao để mình làm lại và học tập tốt hơn để đạt được mục tiêu đó”, GS Thành chia sẻ.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này