Bài học KD Lời thú tội của một sát thủ kinh tế - John Perkins

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi duc_lan_94, 4/10/13.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. duc_lan_94

    duc_lan_94 Lớp 7

    Gửi các bạn đọc trước cuốn Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. Cuốn Lịch sử bí mật đế chế Hoa kỳ tôi cố gắng hoàn thành trong thời gian sớm nhất. (dạng pdf)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    prc: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Người gửi: may_6; Nguồn: TVE
     
  2. moonuycxalim

    moonuycxalim Lớp 10

    Lời thú tội của một sát thủ kinh tế là một cuốn sách hay, và chân thật. Sách kể về cuộc đời của một nhà kinh tế, hay một EHM (sát thủ kinh tế) John Perins (tác giả của cuốn sách các bạn đang đọc). Trong sách tác giả có nói rõ công việc của một EHM cũng có chức năng gần giống như các nhân viên CIA hay NSA nhưng có điểm khác là những nhân viên làm ở CIA hay NSA do chính phủ Mỹ quản lý và nhận lương từ họ. Còn các EHM ẩn mình trong các tập đoàn lớn (như trong lĩnh vực xây dựng, lắp ghép, tư vấn,...). Nhiệm vụ của họ là ẩn mình trong các tập đoàn, tiến hành những khảo sát quốc gia mà chính phủ Mỹ nhắm tới (thường là các quốc gia kém phát triển có lợi thế về dầu mỏ hay có vị trí chiến lược), và đưa ra các dự báo kinh tế và thúc đẩy hợp tác với chính phủ với lời hứa giúp nước họ nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa những quốc gia này bước vào thiên niên kỷ mới với những lợi thế khác biết. Để thực hiện đc những dự án đó, các quốc gia này phải vay những khoản vay khổng lồ từ Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ IMF hay chính từ chính phủ Mỹ (qua trái phiếu chính phủ). Và các EHM sẽ đưa ra những dự án với mức đầu tư khổng lồ đảm bảo họ ko có khả năng trả những khoản vay này. Khi mà chính phủ nước đó chấp nhận hợp tác (đa số là phải chấp nhận vì họ bị ép buộc, đe dọa hoặc nó sẽ đem lại lợi ích cho chính chính phủ đó) thì nhiệm vụ của các EHM đc coi là hoàn thành tốt.

    Qua cuộc đời của tác giả và những câu chuyện ông kể chúng ta có thể thấy rõ bản chất chính phủ Mỹ, những thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt mà họ đã và đang dùng làm cho các quốc gia ở Trung Đông, ở Châu Mỹ Latinh, buộc các quốc gia này phải phục tùng những nhu cầu của Mỹ, giúp Mỹ ngày càng bành trướng và đạt được mong ước trở thành bá chủ Thế giới. Hơn nữa, ngày nay những EHM ko chỉ tồn tại ở nước Mỹ mà nó đã trở thành phổ biến, tồn tại trong bất cứ các tập đoàn ở mọi quốc gia. Nó đã mang tính toàn cầu.

    Như đã hứa với mọi người từ tuần trước, hôm nay mình post quyển sách "Lời thú tội của một sát thủ kinh tế" của John Perkins cho mọi người cùng thưởng thức, và cùng suy ngẫm cùng tác giả. Đây cũng là lần đầu tiên mình biên tập và chuyển sang e-book nên còn nhiều thiếu sót, mọi người đọc xong xin góp ý kiến cho mình để những lần sau đc tốt thơn.[​IMG]

    View attachment Loi thu toi cua mot sat thu kinh te.zip

    Người post cũ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn TVE
     
  3. vietnh

    vietnh Mầm non

    Mong bạn hoàn thành sớm quyển Lịch sử bí mật đế chế Hoa Kỳ cho anh em được thưởng thức.
     
    hung101010 thích bài này.
  4. kindle

    kindle Mầm non

    Có bạn nào đọc cuốn này bị lỗi như mình ko ạh? Mấy trang đầu đọc bình thường nhưng sau đó là toàn bộ từ vựng phần còn lại đều mất dấu. Mình cũng ko biết lỗi font chữ này là do máy mình hay do eboook nữa.
     
    hung101010 thích bài này.
  5. tamchec

    tamchec Sinh viên năm I

  6. pdkhoa

    pdkhoa Lớp 2

    Cuốn này nên xếp vào loại hư cấu thì đúng hơn, thích hợp đưa vào giáo trình của các trường Đảng, bồi dưỡng chính trị.
     
    hung101010, hoalienbao and tranduchai like this.
  7. Sophia

    Sophia Sinh viên năm IV

    Mình xin đăng lại cuốn Lời thú tội của một sát thủ kinh tế

    loi-thu-toi-cua-mot-sat-thu-kinh-te_2.jpg
    Thông tin ebook:

    Tác giả: John Perkins
    Biên dịch: Lê Đồng Tâm
    Thể loại: Kinh tế
    NXB: NXB Văn hóa-Thông tin
    Năm xuất bản: 2007
    Số trang: 342
    Kích thước: 14x26
    Giá bìa: 75.000đ
    Đánh máy: Nguyễn Ánh Hồng; Nguyễn Huyền Trang
    Biên tập: Nguyễn Ánh Hồng
    Chuyển sang e-book: Nguyễn Ánh Hồng
    Ngày hoàn thành: 6/10/2008

    Giới thiệu nội dung:

    "Những kẻ sát thủ kinh tế", John Perkins viết: "là những chuyên gia được trả lương hậu hĩnh để đi khắp thế giới và lừa đảo các nước trên toàn thế giới hàng tỷ đô la. Công cụ của những kẻ sát thủ này là những báo cáo tài chính lừa đảo, những cuộc bầu cử gian lận, những khoản tiền thưởng béo bở, những vụ tống tiền, tình dục và giết người".
    John Perkins hẳn là phải rõ - ông đã từng là một kẻ sát thủ kinh tế. Công việc của ông là thuyết phục các nước có tầm quan trọng mang tính chiến lược đối với Mỹ - từ Inđônêxia cho đến Panama - chấp nhận vay những khoản tiền khổng lồ để phát triển cơ sở hạ tầng và đảm bảo rằng, các tập đoàn Mỹ thầu sẽ thắng thầu những dự án béo bở đó. Bị chất chồng bởi gánh nặng nợ nần, các nước này phải chịu sự kiểm soát của Chính phủ Mỹ, Ngân hàng Thế Giới và các tổ chức viện trợ khác mà Mỹ có ưu thế, họ như những kẻ cho vay nặng lãi - tự định đoạt các điều khoản trả nợ và ép chính phủ các nước phải quy phục.

    Câu truyện đời thực lạ thường này đã vạch trần những mưu đồ quốc tế, những vụ tham nhũng, những hoạt động của các tập đoàn và chính phủ mà ít ai biết tới, và đang gây ra những hậu quả tàn khốc cho nền dân chủ Mỹ và toàn thế giới.

    Trong cuốn tự truyện cực kỳ hấp dẫn này, John Perkins kể về sự giằng xé nội tâm mà ông đã từng trải qua để từ một người đầy tớ trung thành với đế chế trở thành ngưởi bênh vực hết mình cho quyền lợi của những người bị áp bức. Được cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ bí mật tuyển và trả lương qua một hãng tư vấn quốc tế, ông đã đi khắp nơi trên thế giới - đến Inđônêxia, Panama, Êcuađo, Côlômbia, A-rập Xê-út, Iran và những địa điểm mang tầm chiến lược khác. Núp dưới danh nghĩa xoá đói giảm nghèo, công việc của ông trên thực tế là thực thi các chính sách nhằm phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tập đoàn Mỹ (một liên minh giữa chính phủ, các ngân hàng và các tập đoàn). Chính những chính sách này đã gây nên sự chia rẽ giữa các quốc gia, cuối cùng dẫn tới sự kiện ngày 11/9 và khiến cho làng sóng chống đối Mỹ ngày càng gia tăng.
     

    Các file đính kèm:

  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Xin phép @Sophia cho mình bổ sung thêm 2 định dạng nha
     

    Các file đính kèm:

    Taixe, duzgxbe, Minh Hua and 12 others like this.
  9. quocsan

    quocsan Sinh viên năm I

    Cảm ơn file ebook gốc của các bạn. Từ các file này, kết hợp với “nguyên tác” tiếng Anh (tìm thấy ở một trang tiếng … Nga), tôi mới có thể “định vị” được các ghi chú là ở chỗ nào trong mạch văn (các bản ebook tiếng Việt tìm được trên mạng đều … thiếu như nhau).
    Nhân tiện, tôi cũng ghép luôn bản tiếng Anh vào. :-)
     

    Các file đính kèm:

    Taixe, Browneyes, hung101010 and 22 others like this.
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thật quá công phu luôn :rose:!!
    Cám ơn anh @quocsan nhiều lắm
     
    quocsan thích bài này.
  11. nistelrooy47

    nistelrooy47 Lớp 2

  12. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Cuốn này được GS. Trần Hữu Dũng (chủ trang viet-studies) bình luận:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Khoảng hai năm nay, cuốn “Confessions of an Economic Hit Man” (nxb Penguin, New York) của John Perkins đã trở nên một “hiện tượng” ở Mỹ (và đang lan ra nhiều nước khác). Dù tác giả là một người trước đây hầu như không tên tuổi, và cuốn sách không được một tờ báo lớn nào nói đến (mãi đến gần đây), nó đã leo lên hàng thứ sáu (vào đầu tháng 3/2006) trong danh sách các quyển bán chạy nhất. Cuốn sách cũng đang được nhiều đại học khuyến khích sinh viên đọc, và nghe đâu Hollywood cũng sẽ quay thành phim với tài tử Harrison Ford thủ vai chính.

    Tóm tắt, đây là “hồi kí” của một nhân vật tên John Perkins, tự xưng đã từng làm “sát thủ kinh tế”. “Sát thủ kinh tế”, theo lời Perkins, là người được giới đại doanh thương Mỹ gởi sang các quốc gia đang phát triển để thực hiện những mưu đồ kinh tế cực kì hắc ám nhằm phục vụ quyền lợi của giới này, và gián tiếp là của nước Mỹ. Cuốn sách là “tự thú” của Perkins về những “tội phạm” mà ông ta khai là đã làm trong thập niên 1970.

    Tác giả kể: sau khi tốt nghiệp đại học, ông ta được một công ti tư vấn ở Boston (Mỹ) tuyển mộ làm chuyên viên kinh tế với hai nhiệm vụ. Đầu tiên, ông sẽ được gởi sang một quốc gia đang phát triển để biện minh (thường là dối trá) những dự án cơ sở hạ tầng (như xa lộ, đê đập, mạng điện, vv) cách nào để các quốc gia này vay được tiền của các tổ chức và ngân hàng quốc tế và, cùng lúc, giúp các đại công ti Mỹ (như Bechtel, Halliburton) “trúng thầu”. Sau đó, “sát thủ kinh tế” Perkins phải làm thế nào để các quốc gia ấy … phá sản, không trả được nợ. Khi đã sa vào hoàn cảnh ấy, các nước này phải nghe lời chủ nợ, trở thành một “đàn em” dễ bảo của Mỹ, cho Mỹ khai thác dầu hoả và các tài nguyên thiên nhiên khác, lập căn cứ quân sự, hoặc ít nhất thì cũng bỏ phiếu theo Mỹ ở Liên Hợp Quốc.

    Sự nghiệp của Perkins bắt đầu ở Indonesia năm 1971 với nhiệm vụ lập một dự án mạng điện cho đảo Java, Ông ta nhận lệnh đưa ra những dự báo kinh tế cực kì lạc quan để USAID (cơ quan viện trợ kinh tế của Mỹ) và các ngân hàng quốc tế có thể cho chính phủ Indonesia vay tiền. Tất nhiên, dự án ấy sẽ thất bại (hoặc không nhiều lợi ích như dự báo), Indonesia không thể trả nợ, và sa vào cái “còng” của Mỹ.

    Chu toàn tốt đẹp sứ mạng ở Indonesia, năm 1972 Perkins được gởi sang Panama. Làm “cố vấn” cho “kế hoạch phát triển toàn bộ” của nước này, Perkins được sếp ra lệnh đề nghị một loạt dự án không thực tế, ngụy tạo các con số, tưởng tượng một tương lai sáng ngời cho Panama để Ngân Hàng Thế Giới đầu tư hàng tỉ đô la vào cơ sở hạ tầng ở nước này. Perkins cũng không quên gài vào những hợp đồng cho vay một số điều kiện mà chỉ các công ti Mỹ mới thoả mản được. Thâm độc hơn, vì chính phủ Panama lúc ấy có thái độ “kình” Mỹ, cụ thể là muốn Mỹ trả lại kênh Panama, Perkins được chỉ thị phải làm sao để các nhà lãnh đạo nước này “nhu mì” hơn đối với Mỹ.

    Song có lẽ “thành tích” rực rỡ nhất của Perkins là ở A-rập Xê-út, nơi Perkins “hạ cánh” năm 1974. Như mấy lần trước, ở đây Perkins cũng được lệnh thổi phồng dự báo tăng trưởng để biện minh cho các món vay và các khế ước với các công ti Mỹ. Quan trọng hơn, Perkins khai rằng, để tránh tái diễn cuộc khủng hoảng dầu hoả như vào những năm 1970, ông ta được lệnh thuyết phục chính phủ Xê-út (1) không để dầu hoả chảy vào Mỹ bị gián đoạn, ở một giá “phải chăng”, (2) dùng tiền bán dầu hoả để mua ngân khố phiếu của Mỹ, (3) rồi lại dùng tiền lãi để thuê các tập đoàn kinh doanh của Mỹ “hiện đại hoá” A-rập Xê-út theo kiểu tây phương. Perkins khoe rằng ông đã biến A-rập Xê-út thành “con bò sữa có thể vắt đến ngày về hưu” cho ông và các sếp của ông, và tự đắc là “Bộ Ngân Khố Mỹ thuê chúng tôi, trả lương chúng tôi với tiền của A-rập Xê-út, để xây dựng cơ sở hạ tầng ở đó, thậm chí nhiều thành phố của họ là hoàn toàn do chúng tôi xây dựng”.

    Sau vài chuyến công tác nữa ở Iran và Colombia, Perkins giải nghệ “sát thủ” năm 1980. Bị “lương tâm cắn rứt” từ đó đến nay, ông ta viết cuốn này (dù bị cản trở nhiều lần, ông ta nói).



    Phải nhìn nhận rằng “Thú tội của một sát thủ kinh tế” quả hấp dẫn như truyện gián điệp: những cái chết bí ẩn, những buổi trưa làm tình vụng trộm, những thành phố nhiệt đới có vẻ kì bí đối với người phương tây, những cuộc trốn thoát trong đường tơ kẽ tóc. Tuy nhiên, đọc kĩ, có nhiều điều không ổn về tác phẩm lẫn tác giả này.

    Trước hết, ai biết chút ít về thời cuộc, về chính trị thế giới, và không quá ngây thơ, hẳn sẽ không lấy làm lạ về những xì-căng-đan mà Perkins kể lại. Có ai lạ gì chuyện các nhà lãnh đạo những nước nhỏ, đang phát triển (và đôi khi của vài quốc gia đã phát triển) bị nước ngoài mua chuộc (bằng tiền hoặc bằng sex), bắt chẹt, hăm doạ, v.v. Thậm chí, áp lực này khai diễn một cách chánh thức, công khai, ngay trong những cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo, bị báo chí phanh phui hà rằm, lắm khi còn để lại dấu vết trong các hiệp ước thương mại. Đó là những chuyện “thường ngày ở huyện”. Có đại diện (thương mại, ngoại giao, quân sự..) nào của Mỹ (và hầu hết mọi nước khác) từ thấp đến cao, lại không sử dụng mọi thủ đoạn để đem lại lợi ích cho mình?

    Đàng khác, chả lẽ lãnh tụ các nước chậm tiến không bao giờ phạm lỗi lầm, đưa quyết định sai về dự án này, kế hoạch nọ, và không tham ô? Cần gì những người như Perkins chỉ bảo, thúc giục? Quả vậy, Perkins ngầm tự hào là những người như ông bay sang các quốc gia đang phát triển để lừa bịp, gạt gẫm, song có thể chăng chính những “sát thủ kinh tế” này lại bị các lãnh tụ tham ô lợi dụng để vay tiền nước ngoài rồi bỏ túi riêng? Đúng là các tư vấn ngoại quốc hay thổi phồng triển vọng các dự án, song chắc gì chỉ các công ti ngoại quốc là thủ lợi?

    Cái mới lạ ở cuốn này là Perkins kể những thủ đoạn của các nhà ngoại giao, nhà kinh tế (thường là nghiêm trang đạo mạo) dưới dạng hồi kí hấp dẫn như một truyện gián điệp đầy tình tiết li kì (có “sát thủ”, có rượu, có đàn bà, có án mạng, có hẹn hò giữa đêm khuya ở nhà ga, quán xá…), úp mở nghi vấn (nhưng không bằng cớ, thậm chí không đưa tên nhân chứng) về những “bí ẩn” trong cái chết của tổng thống Kennedy, tướng Torrijos của Panama, ngay cả của mục sư Martin Luther King… . Có thể Perkins nói thật, có thể ông nói phét. Làm sao biết được?

    Hơn nữa, những chi tiết ông đưa ra lại làm cho người đọc thắc mắc thêm: cớ gì mà một công ti tư vấn to lớn, có uy tín lâu đời ở Boston lại chọn Perkins (lúc đó chưa đến 30 tuổi, mới xong cử nhân kinh doanh) để giao những sứ mạng quan trọng như vậy? Vài phân tích kinh tế của Perkins càng làm người đọc hoài nghi kiến thức của ông ta. Chẳng hạn, không ai hiểu biết về kinh tế lại so sánh doanh thu của xí nghiệp và GDP của quốc gia (hai phạm trù hoàn toàn khác nhau), để kết luận rằng công ti này “mạnh” hơn quốc gia nọ. Nhiều chi tiết trong sách là hoàn toàn sai. Chẳng hạn Perkins bảo rằng National Security Agency (cơ quan tuy rất lớn, song chỉ chuyên về mật mã) là một cơ quan kinh tế của chính phủ Mỹ, v.v. Cũng nên để ý là hầu hết kinh nghiệm của Perkins là khoảng 30 năm về trước.

    Tóm lại, “Thú tội của một sát thủ kinh tế” là một cuốn sách hấp dẫn, “mua vui cũng được một vài trống canh,” và nếu người đọc chưa bao giờ nghe về những thủ đoạn lươn lẹo, dối trá, quỷ quyệt, hắc ám, của các đại công ti Mỹ (và chính sánh Mỹ nói chung) ở các quốc gia chậm tiến, thì cũng nên đọc để biết vài nét chính. Song, đối với những chi tiết về hành tung của tác giả, cũng như những gì mà ông không đưa bằng chứng, xin hãy … tồn nghi.
     
    hung101010, hoangtuna and hoalienbao like this.
  13. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Quyển Đọc hết quyển này từ lâu,nhưng sau khi đọc xong, có cảm giác sự kiện được chắp ghép từ các mảnh đâu đó và tạo nên một âm mưu có phần bị thổi phồng, ông chỉ nói chung chung là cơ quan tình báo trong khi Mỹ có cả đống cơ quan như vậy... mọi thứ ông ý vẽ ra có vẻ thật mà cũng có thể là tưởng tượng, nhân chứng đời thường hiện ở Mỹ không thấy nhắc đến với thông tin có thể kiểm chứng; tài liệu, sô liệu mà ông công tác bao năm không thấy đưa ra làm chứng cứ làm cuốn sách càng thêm giả tưởng.

    Thật sự với mình, sách không có nhiều hơn giá trị làm nên một kịch bản phim Hollywood giật gân trinh thám,kịch tính, mà không biết có đạt được đến tầm phim Hollywood không nữa khi ông John Perkins đã cho ra cả series này rồi mà chưa thấy có hãng nào làm phim cả.

    Hai cuốn còn lại trong series là New Confessions và The secret history of America Empire, mình định đọc nhưng thấy hơi thất vọng bởi cuốn này vì tưởng sẽ đọc một cuốn tài liệu nhưng hóa ra là hồi ký, sau này mới để ý là autobiography, lúc đầu ham quá cắm đầu đọc.

    Nhưng phải công nhận tác giả nước ngoài họ rất trau chuốt, tỉ mị từ ngữ, tông thể nội dung logic và gợi trí tò mò mà nó dễ theo dõi. Các bạn chưa bao giờ đọc sách kiểu âm mưu chính trị,lịch sử, quốc gia bao giờ, thì nên đọc cuốn này.

    PS: giới thiệu thêm các bạn phim hài,hình sự American Made 2017 xem rất vui và quan trọng có nói thêm vấn để Mỹ can thiệp vào nội bộ một nước thế nào, âm mưu còn kinh khủng hơn, trắng trợn hơn cuốn sách này nhiều. Sao Pablo Escobar thành trùm ma túy mà về sau Mỹ phải rình mới bắt được. Đôi khi xem phim lại thấy dễ vào,bớt vô lý hơn đọc sách dù cả hai đều cần kiểm chứng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/3/18
    hung101010 and eta128 like this.
  14. NẾU VẬY THÌ NHỮNG CUỐN SÁCH VÀ CÁC BỘ PHIM VỀ Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ NSA VÀ EDWARD SNOWDEN CHẮC CŨNG THUỘC VỀ THỂ LOẠI SÁCH, PHIM KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG VỚI HƯ CẤU NÓI LÁO CẢ RỒI.
     
    hung101010 and PTT3199 like this.
  15. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Không biết bạn đã đọc sách này chưa? Đọc sách chính trị xã hội cần phân biết fact và opinion/conspiracy, nếu không mình dễ bị tác giả dẫn dắt theo ý của họ. tác giả Tây họ viết nhiều sách cũng mang tính rất thuyết âm mưu và hư thực, họ cũng là kiếm tiền nữa. Nước ngoài họ có luật bạch hóa nhưng cũng sẽ có phần mãi bị giấu kín, bởi những con người nào đó. Cái đó tạo nên cơ sở cho những tác giả viết sách như ông John Perkins này, mấy cái sách ông này viết khá nặng thuyết âm mưu nhá, nên nó có thể đúng có thể sai. Khi nào có fact chứng minh thì mới trở thành sự thật. Còn lại tất cả chỉ là tham khảo. Nên nói hư cấu không có gì sai cả.

    Phim về Edward Snowden cũng có rồi nhé. Nhưng nói thật tôi chưa tìm được tài liệu về hồ sơ ES hay tương tự hồ sơ Panama ở đâu (không biết vì sao nó lại bí mật động trời), muốn đọc mà không biết ở đâu,tác giả chia sẻ kiểu gì để mình tận mắt đọc, ngoài mấy cuốn sách ngoài Đinh Lễ. Tuy nhiên,có đọc được cũng chưa tin được 100% nhá. Bởi vậy, khi đọc sách quan trọng phải vận dụng tính logic nếu không dễ bị cảm tính dẫn dắt.

    Nếu bạn tin cuốn này 90% thì chắc tôi đoán bạn cũng đã đọc truyện của Dan Brown và tin ít nhất 60%-70%
     
  16. CHẮC LÀ BẠN HIỂU KHÔNG ĐÚNG VỀ Ý NGHĨA CỦA VÀI DÒNG TÔI MUỐN NÓI VỚI BẠN pdkhoa ĐÃ ĐĂNG Ở TRÊN.

    CÒN ĐIỀU BẠN NÓI TÔI ĐÃ BIẾT (MỘT VÍ DỤ CÓ LIÊN QUAN:
    Tin tức giả mạo: Một lịch sử bạo tàn HẢI MINH (THEO POLITICO) BÁO TUOITRE VN)
    VÀ DÙ THẾ CŨNG CẢM ƠN BẠN ĐÃ BỎ CÔNG NHẮC NHỞ.
    CÂU CHỐT CỦA TÔI:
    Nhận thức: Mình sẽ lấy ví dụ đơn giản nhất. Các bạn có phải người Việt Nam không? Hẳn câu trả lời đa phần là có. Các bạn có yêu nước không? Câu trả lời ắt cũng sẽ là có. OK? Vậy thì xin lỗi, đừng nhắc đến chữ "khách quan" khi tranh luận nữa. Bởi vì là người Việt yêu nước thì chúng ta phải bảo vệ quyền và lợi ích của tổ quốc chứ, phải "tốt khoe ra - xấu đậy lại" chứ? Đấy là nói vĩ mô, còn ở tầm nhỏ hơn, chúng ta bị lệ thuộc vào tôn giáo, chính trị, quan hê họ hàng, sở thích.........của bản thân. Ai có thể thoát ly tất cả mọi thứ để đạt đến ngưỡng khách quan tuyệt đối?
    Kết luận: Mục tiêu khách quan là thứ mà sử học hướng đến, nhưng tất cả các trường phái hiện đại, kể cả sử học Marxist đều cho rằng nhận thức của chúng ta không phải là nhận thức trực quan, tuyệt đối mà chỉ là quá trình tiệm cận với lịch sử mà thôi. Nhà sử học, chủ thể của nhận thức lịch sử sẽ luôn để lại dấu ấn chủ quan trong nhận thức của mình.
    Bởi thế ad thường đánh giá không cao những cá nhân, nhóm, tổ chức chưa chi đã tự xưng là khách quan, trung lập, đa chiều, chính xác...vv...."Nói trước bước không qua."
    THEO TRANG FACEBOOK LICHSUVN NET.
     
    hung101010 thích bài này.
  17. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Uh đúng rồi bạn nhắc thì tôi mới đọc lại, có thể tôi chưa hiểu đúng ý nghĩa comment của bạn với bạn pdkhoa. Chữ nghĩa mà tôi thì cũng không giỏi viết lách và phân tích ý nghĩa lắm đôi khi hiểu sai cũng mong mọi người thông cảm.

    Tôi chỉ còm vài dòng lúc rảnh về cuốn sách để ai quan tâm cuốn sách này như tôi thì cùng trao đổi. Nói thật, tôi đọc quyển sách nhưng không hiểu quá 60% nội dung, tôi thấy bản tiếng Anh dễ đọc (trừ vài từ khó hiểu) nên đọc trước, chưa đọc bản tiếng Việt, chờ đọc xong sẽ đọc sách tiếng Việt.

    Vậy thôi, mà bạn làm gì đâu phải nhọc công cóp nhặt mấy bài gì gì ở đâu tôi đọc cũng không hiểu. Mà không liên quan sách thì tôi cũng không quan tâm lắm đâu.

    Tôi chỉ nói sách hư cấu, không nói sách láo hay tác giả láo nhá. Nếu nói kiểu phim, sách hư cấu, tưởng tượng láo thì ngôn ngữ thế giới láo hết, tiếng Việt cũng láo quá vì thay đổi chữ viết thời các cụ. Nói vui thế, bạn dùng từ không đúng chỗ thôi. Bình luận thì phải đọc sách chứ, không đọc mà phán bừa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/3/18
    hung101010, sangek, hmduc44 and 3 others like this.
  18. Nghe quảng cáo lời tựa rõ hay, đọc xong thấy dở ẹc. Phí time
     
Moderators: thanhbt, TĐT

Chia sẻ trang này