Phật Giáo Lóng đục thành trong

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi junchan, 3/10/13.

Moderators: mopie
  1. junchan

    junchan Lớp 7

    Lóng Đục Thành Trong
    Giá bìa: 5.000đ
    Nhà xuất bản Tôn giáo
    Tác giả: Tỳ kheo Thích thiện pháp
    Số trang: 44

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Giới thiệu Chương trình Phật pháp nhiệm mầu:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Chuyện kể do chính nhân vật trong cuộc, kể về sự trải nghiệm của họ trong quá trình tu tập cũng như lợi ích của Phật pháp đến đời sống của họ như thế nào. Hãy xem hết trước khi bình luận @@)

    Phần 1: [email protected] (xong)
    Phần 2: [email protected] (xong)

    Check chính tả và biên tập ebook, đóng gói: [email protected]

    Link download:

    PDF: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    DOC: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Không đơn giản mà mấy ngàn năm qua, sức sống và sự phát triển của Phật giáo trên đất nước Việt Nam lại được khẳng định một cách mạnh mẽ như thế, và nhiều người đã thực sự thấy được lợi ích từ việc áp dụng lời Phật dạy vào đời sống, giúp cho đời sống ngày càng tăng trưởng và đi theo hướng lợi ích. Không chỉ các sư ở chùa mới tu tập, mà ai trong chúng ta cũng có thể tu tập và thực hành lời dạy của Phật, vì tu là để cho tâm tĩnh lặng, để sửa tánh nết mỗi người để đạt tới cái CHÂN - THIỆN - MỸ.

    Vài lời gửi đến mọi người, chúc mọi người tìm được con đường đi bình an và hạnh phúc.


    Những lợi ích đạt được trong việc áp dụng và thực hiện đường lối giáo pháp của Phật Thích Ca được chia thành 6 mục như sau :
    Link nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    1. Lợi ích trong đời sống hiện tại : Người thực hành Phật pháp sẽ đạt được các mục đích cá nhân bao gồm : sức khỏe tốt, nghề nghiệp tốt và chính minh (chánh nghiệp), một gia đình hạnh phúc và một đời sống vật chất đầy đủ- tiện nghi . Lợi ích này đạt được qua sự lao động chân chính-siêng năng- chăm chỉ-tiết kiệm-sự hợp tác giao dịch với những người lương thiện và sự hướng theo một đời sống " lành mạnh- chân chính-lương thiện" mà không có sự căng thẳng chạy theo vật chất cũng như không có sự "lãng phí-tiêu cực-lười biếng " .

    2. Lợi ích trong đời sống tương lai : Người thực hành Phật pháp sẽ gặt hái được những lợi ích lớn trong tương lai, cụ thể như : một tâm hồn an bình tự tại, một đời sống cao quý và hữu ích cho mọi người, và sự cống hiến cho chân lý bằng sự áp dụng chánh pháp trong đời sống thực của họ . Lợi ích này đạt được qua sự rèn luyện đạo đức, trí tuệ và tinh thần" bố thí- cống hiến- phục vụ nhân dân" .

    3. Lợi ích tối thượng : Người thực hành giáo pháp sẽ đạt được các lợi ích tối thượng bao gồm : đời sống có tín tâm vững chắc, không bị dao động bởi các giá trị trần tục; do đó, họ được tự tại với sự mong muốn khát khao những cơ may-lợi lộc về giai cấp-địa vị xã hội, về danh tiếng, hạnh phúc hay lợi lộc thế gian mà có thể làm cho tâm hồn họ dễ dàng bị mất quân bình bởi sự mất đi niềm tin thiêng liêng vào các nguyên tắc cao quý mà Đức Phật đưa ra để đem lợi ích cho con người một cách toàn diện .

    4. Lợi ích về tinh thần : Người thực hành Phật pháp sẽ đạt được những lợi ích về tinh thần, cụ thể như : một tâm hồn và tâm trí lành mạnh, thoát khỏi những lo âu và căng thẳng, nhờ vào sự thực hành chánh pháp và rèn luyện đạo đức là cội nguồn ổn định của tâm linh .

    5. Lợi ích về xã hội : Người thực hành Phật pháp sẽ đạt được các lợi ích về xã hội như : một thân thể mạnh khoẻ (không vướng mắc các bệnh do tệ nạn xã hội- cờ bạc, ma tuý, rượu, mại dâm.) một trình độ giáo dục tốt, một môi trường hoạt động tự lợi, lợi tha tích cực, sự an toàn, an ninh trong đời sống cá nhân nói riêng và đời sống cộng đồng nói chung, và cuối cùng là sự an toàn về "tiền bạc- tài sản- của cải".

    6. Lợi ích về kinh tế : Người thực hành Phật pháp sẽ đạt được các lợi ích về kinh tế như : nghề nghiệp chân chính và cao quý, sự thu nhập chân chính -thiện lành, và một tiêu chuẩn sống tốt .
    Những lợi ích của Phật giáo cũng có thể được phân thành 3 lĩnh vực gồm:

    - Lợi ích cá nhân (tự lợi) .
    -Lợi ích cho người thân, bạn bè và hàng xóm (lợi tha)
    -Lợi ích xã hội hay tập thể ( cộng đồng xã hội).

    Đức Phật cho rằng người nào sống một đời sống có giá trị đều phải cố gắng đạt được 3 lợi ích nêu trên . Đối với lợi ích cá nhân, người Phật tử phải tìm mọi cách để tự giáo dục cho chính mình (nỗ lực tự học hỏi, tu tập), tạo cho mình một nghề nghiệp được mọi người quý trọng (nghề chân chính không phạm giới), xây dựng một đời sống ổn định vững chắc, tạo một gia đình hạnh phúc, êm ấm, tạo sự lợi lạc cho những người khác bằng lòng từ bi và tinh thần bố thí-cống hiến-chia xẻ của mình, saün sàng giúp đỡ và chăm sóc những người kém may mắn, đau khổ, bất hạnh và cô đơn. Hơn nữa, người Phật tử cũng không sống ích kỷ, lợi dụng hoặc chiếm đoạt quyền lợi của những người khác .

    Đối với lợi ích tập thể hay cộng đồng xã hội, người Phật tử phải cùng xây dựng và ủng hộ một chính quyền tốt, xây dựng đất nước và Giáo hội, tạo sự đóng góp cho xã hội trên tinh thần vô ngã vì lợi ích của quốc gia, xã hội và dân tộc .

    Những ai tạo được sự đóng góp-cống hiến cho đất nước, xã hội và nhân dân sẽ được tưởng thưởng bằng sự an lạc và hạnh phúc, vì một người càng có nhiều cống hiến-đóng góp thì họ càng trở nên hạnh phúc . Cuối cùng, nếu mọi người dân đều sống theo nguyên tắc Bát Chánh đạo, họ sẽ gặt hái được "6 lợi ích lớn" hoặc 3 lợi ích cho :cá nhân, người thân quen và cộng đồng xã hội.
    (Theo Benefits in Buddhism- Kinnaree Magazine)

    Nguồn TVE - gigihuong
     
    khanhmax and Kiep Lang Thang like this.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này