Lord Jim - Joseph Conrad

Thảo luận trong 'Sách tiếng nước ngoài' bắt đầu bởi 1953snake, 6/1/15.

  1. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Jim.jpg

    Lord Jim là tác phẩm phiêu lưu của nhà văn Anh Joseph Conrad xuất bản năm 1900, kể câu chuyện của Jim (không nói họ), chàng thủy thủ trẻ với ước mơ lớn, luôn đối diện với mặc cảm tội lỗi và sự giận dữ đối với bản thân do một lần chàng đã yếu hèn theo chân thuyền trưởng và thủy thủ đoàn bỏ rơi hành khách trong một tai nạn đắm tàu. Dấu kín danh tính và trôi dạt khắp nơi để trốn chạy dư luận, Jim cuối cùng tìm đến một hòn đảo, nơi chàng sống hòa đồng với thổ dân, trở thành một người lãnh đạo của họ (với danh xưng 'Lord'), chàng yêu một người con gái và dần dần tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Với ý thức bổn phận, Jim đã tập hợp dân trên đảo đứng lên chống lại sự áp bức của chính quyền và sự cướp phá của bọn cướp biển. Từ một kẻ khiếp nhược, trốn chạy và lang bạt, Jim trở thành một anh hùng. Trong một đợt dân làng đánh trả bọn thổ phỉ, con trai của vị tộc trưởng đã tử thương. Jim chấp nhận "mạng đền mạng", quay lưng cho vị tộc trưởng bắn chết trước sự chứng kiến của người yêu và dân làng, để bảo toàn danh dự và lời hứa "không làm cho dân làng bị thiệt hại".
    Cốt chuyện không quá ly kỳ, nhưng người đọc có thể có nhiều cảm xúc và rút ra những nhận xét thú vị:
    1) Trong giới phê bình có người cho rằng cuốn sách này là sự quảng bá và biện minh cho chế độ thuộc địa của đế quốc Anh (Wikipedia). Nghĩ cũng đúng!
    2) Nhân vật Jim được mô tả với nhiều diễn biến tâm lý phức tạp: khát vọng, mặc cảm, khiếp nhược, phẫn nộ, cam đảm, ý thức trách nhiệm, v.v. Chàng sống luôn là kẻ trốn chạy nhưng chết như một anh hùng, cái chết mà chàng đã tự chọn nhưng đồng thời cũng không thể nào không chọn. Có thể nói đây là 1 dạng "hero complex" (mình xin tạm dịch là "nổi ám ảnh làm người hùng", còn phụ đề phim của VN dịch ra là "anh hùng phức tạp"! Các bác nào nghiên cứu Freud cho giúp 1 chữ dịch từ "complex").
    3) Vài ngày sau khi cuốn sách được xuất bản, tác giả đã thổ lộ ý định của mình khi viết tác phẩm này: Ông trăn trở về hiện tượng một số người trong đời luôn gặp phải tai ương, hoạn nạn dồn dập trong khi những người khác lại không (Wikipedia). Lời thổ lộ này khiến ta liên tưởng đến nhân vật Jean Valjean trong tác phẩm Les Misérables, một con người khốn nạn (tôi dùng chữ "khốn nạn" theo nghĩa các cụ ngày xưa dùng [đã khốn khổ còn hay gặp hoạn nạn] chứ không phải theo nghĩa ngày nay) chỉ vì một lần lỡ tay ăn trộm vặt (tuy đã được tha thứ) mà suốt đời phải chạy trốn thứ công lý "mù quáng".
    4) Tình tiết Jim cùng với dân đảo đứng lên chống bọn cướp biển và thổ phỉ khiến ta nhớ đến phim "Bảy Võ Sĩ Đạo" ("Seven Samurai"), những người chỉ là kẻ "được thuê" nhưng đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ dân làng.
    5) Dù chỉ là hư cấu, đối với phương Tây đây vẫn có thể được xem là một tác phẩm đề cao "heroism" (chủ nghĩa anh hùng); còn đối với phương Đông (cho phép mình "lộng ngôn" một tí, các bác đừng rầy nhé!), đây có thể xem là một tác phẩm nói lên cái "tâm bồ tát": sát thân thành nhân.
    Lord Jim được Modern Library liệt vào danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất thế kỷ 20.
    Xin trân trọng giới thiệu với các bạn chưa đọc.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 27/9/17
  2. valerie

    valerie Mầm non

    Cám ơn 1953snake nhiều lắm. Đây là cuốn sách rất đáng đọc. Tác phẩm này đã được dựng thành phim hồi năm 1965, do Peter O'Toole đóng, từ diện mạo đến cảm xúc thể hiện rất sát với tính cách của chàng Jim trong truyện.
     
    big_daddy thích bài này.

Chia sẻ trang này