Làm người Ứng dụng Luận đề công dân Giáo dục - Nguyễn Bá Lương <1000QSV1TVB #0505>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi Thu VO, 28/8/19.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0505.Luận đề công dân Giáo dục.PNG

    Tên sách : LUẬN-ĐỀ CÔNG-DÂN GIÁO-DỤC
    Tác giả : NGUYỄN-BÁ-LƯƠNG
    Nhà xuất bản : TAO ĐÀN
    Năm xuất bản : 1960
    ------------------------
    Nguồn sách : scmn-vietnam.blogspot.com
    Đánh máy : Đỗ Trung Thực
    Kiểm tra chính tả : Trần Lê Nam, Vũ Minh Anh
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 26/08/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG

    Cảm ơn tác giả NGUYỄN-BÁ-LƯƠNG và nhà xuất bản TAO ĐÀN đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.
     
    H2SO4, nhattanrm, Thế Ninh and 7 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    MẤY LỜI NÓI ĐẦU

    TẬP LUẬN-ĐỀ CÔNG-DÂN ĐỆ-TỨ này ra đời với mục-đích là giúp cho học sinh đi thi ý-niệm được thế nào là một vấn-đề công-dân, và cách giải-quyết vấn-đề đó. Học-sinh sẽ làm quen với những luận-đề này như là đã làm quen các luận-đề luân-lý, văn-chương. Thực ra hai phương-pháp cũng không có gì khác nhau. Học sinh chỉ cần hiểu những bài mình đã học trong năm và với phương-pháp chung cho các loại luận-văn là có thể làm được một luận đề công-dân.

    Trong tập luận-đề này tác-giả theo một phương-pháp duy nhất để học sinh dễ theo.

    Trước tiên có một phần hướng-dẫn ; phần đó tác-giả nói qua bài phải làm như thế nào. Vậy đọc xong phần này, học sinh hãy dừng lại suy nghĩ kỹ trước khi xem bài khai-triển ở dưới.

    Sau đó đến dàn-bài. Nên chú ý là bao giờ tác-giả cũng tìm cách chia thân bài làm 2 phần để giải-quyết. Khi làm bài, học sinh cũng nên theo lối phân đoạn như vậy.

    Sau cùng là phần khai-triển. Trong phần này có khi tác-giả cố ý làm thành một bài văn hẳn hoi cốt để làm mẫu cho học sinh, có lúc tác-giả làm dưới hình-thức một dàn bài chi tiết có ghi rõ 1, 2, 3 hoặc A, B, C. Khi làm bài, học sinh không nên theo vì lối đó chỉ có mục-đích gợi ý cho học sinh, còn bài làm thì cần phải mạch lạc, không thể vụn vặt rời rạc. Học-sinh nên nhớ rõ điều đó và không nên nhầm 2 loại, lúc làm bài đừng nên chia cắt một cách máy móc và cần chuyển tiếp khéo léo giữa đoạn nọ và đoạn kia.

    Sau mỗi bài mẫu có một sở đề-tài công-dân đề-nghị. Học sinh nên theo phương-pháp trên tập làm những dàn bài và tập làm bài, nếu có những chỗ quên hoặc khó giải quyết hãy dở sách ra xem lại.

    Với cách làm việc đó, học sinh sẽ không sợ vấp phải những luận đề công-dân lúc đi thi.

    Sau cùng tác-giả xin nhắc lại để các thí sinh T.H.Đ.N.C rõ là theo chương-trình mới trong các môn thi viết có một bài luận về Công-dân Giáo-dục hoặc Sử-Địa với hệ số 2, thời hạn 2 giờ.

    Rất mong tập luận đề nhỏ này có thể giúp ích các học-sinh một phần nào trong việc luyện-thi.

    Saigon ngày 10-9-1960
    TÂN-PHONG
     
Moderators: dragonking91, mopie
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này