Làm người Ứng dụng Luân Lý Chức Nghiệp - Lê Thanh Hoàng Dân <1000QSV1TVB #0504>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi Thu VO, 28/8/19.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0504.Luân Lý Chức Nghiệp.PNG

    Tên sách : LUÂN LÝ CHỨC NGHIỆP
    Tác giả : LÊ THANH HOÀNG DÂN
    Nhà xuất bản : TRẺ
    Năm xuất bản : 1971
    ------------------------
    Nguồn sách : scmn-vietnam.blogspot.com Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Đánh máy : green@
    Kiểm tra chính tả : Phạm Phương Trinh, Trần Ngô Thế Nhân
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 26/08/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả LÊ THANH HOÀNG DÂN và nhà xuất bản TRẺ
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG TRÌNH : MÔN LUÂN LÝ CHỨC NGHIỆP

    CHƯƠNG MỘT : KHÁI NIỆM MỞ ĐẦ
    I. LUÂN LÝ LÀ GÌ
    1) Sự cần thiết
    2) Định nghĩa Luân lý
    3) Sự hình thành luân lý dân tộc

    II. THẾ NÀO LÀ LUÂN LÝ CHỨC NGHIỆP
    1) Phân biệt : Nghề lương thiện và nghề bất lương
    2) Định nghĩa luân lý chức nghiệp

    III. LƯƠNG TÂM VÀ NGHĨA VỤ NGHỀ NGHIỆP
    1) Lương tâm nghề nghiệp
    2) Nhiệm vụ và nghĩa vụ nghề nghiệp

    CHƯƠNG HAI : LUÂN LÝ VỚI PHÁP LUẬT VÀ KHOA HỌC
    I. LUÂN LÝ VỚI PHÁP LUẬT
    1) Luân lý là nguồn gốc của Pháp luật
    2) Luân lý bổ túc cho pháp luật

    II. LUÂN LÝ VỚI KHOA HỌC
    1) Khoa học không thể thay thế cho luân lý
    2) Luân lý hướng dẫn Khoa học

    III. KẾT LUẬN

    CHƯƠNG BA : ĐỊA VỊ CỦA NHÀ GIÁO, GIÁO CHỨC NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY
    I. THỜI NHO HỌC
    1) Quan niệm sự học trong thời Nho học
    2) Nghĩa vụ của nhà giáo
    3) Địa vị của nhà giáo trong xã hội

    II. THỜI PHÁP THUỘC
    1) Mục đích và sự học thời Pháp thuộc
    2) Hai loại thầy giáo và trách nhiệm của họ
    3) Địa vị của nhà giáo trong xã hội

    III. THỜI KỲ PHỤC HỒI CHỦ QUYỀN
    1) Quan niệm của quốc dân về giáo dục
    2) Các biến chuyển của nền giáo dục quốc gia
    3) Địa vị nhà giáo hiện tại và tương lai

    CHƯƠNG BỐN : TÁC PHONG CỦA NHÀ GIÁO, TINH THẦN LÀM VIỆC
    I. TÁC PHONG
    1) Y phục vóc dáng
    2) Cử chỉ ngôn ngữ
    3) Tư thái

    II. LƯƠNG TÂM NGHỀ GIÁO
    1) Đều đặn
    2) Cương nghị
    3) Tận tâm

    III. TINH THẦN LÀM VIỆC VÀ UY TÍN NHÀ GIÁO

    CHƯƠNG NĂM : KIẾN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NHÀ GIÁO, VẤN ĐỀ BỒI BỔ VĂN HÓA VÀ TU SỬA NGHỀ NGHIỆP
    I. BỒI BỔ VĂN HÓA
    1) Văn hóa và văn minh
    2) Hình thức tiếp xúc văn hóa
    3) Đường lối bồi bổ văn hóa

    II. TU SỬA NGHỀ NGHIỆP
    1) Lý do tu sửa
    2) Cách thế tu sửa

    III. KẾT-LUẬN

    CHƯƠNG SÁU : ĐỜI CÔNG, ĐỜI TƯ GIÁO CHỨC
    I. ĐỊNH NGHĨA
    1) Đời công
    2) Đời tư

    II. HAI QUAN NIỆM
    1) Tây phương
    2) Đông phương

    III. ĐỜI SỐNG GIÁO CHỨC
    1) Cơ cấu nhân cách
    2) Sinh hoạt nhà giáo

    CHƯƠNG BẢY : BỔN PHẬN ĐỐI VỚI HỌC SINH – THƯƠNG YÊU, TÌM HIỂU, CÔNG BẰNG
    I. THƯƠNG YÊU
    1) Cần thiết
    2) Giới hạn

    II. TÌM HIỂU
    1) Tìm hiểu học sinh
    2) Thái độ cần có

    III. CÔNG BẰNG
    1) Công bằng trong sự san sẻ kiến thức
    2) Công bằng trong các đối xử và thưởng phạt

    IV. KẾT LUẬN

    CHƯƠNG TÁM : BỔN PHẬN ĐỐI VỚI CÁC NHÂN VIÊN HỌC CHÍNH, TY TRƯỞNG, THANH TRA, HIỆU TRƯỞNG ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÂN VIÊN NHÀ TRƯỜNG
    I. NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

    II. BỔN PHẬN ĐỐI VỚI TY TRƯỞNG VÀ THANH TRA
    1) Ty trưởng
    2) Thanh tra

    III. BỔN PHẬN ĐỐI VỚI HIỆU TRƯỞNG, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÂN VIÊN NHÀ TRƯỜNG
    1) Hiệu Trưởng
    2) Bổn phận đối với đồng nghiệp
    3) Bổn phận đối với nhân viên nhà trường

    IV. KẾT LUẬN

    CHƯƠNG CHÍN : GIAO THIỆP VỚI CÁC NHÂN VIÊN HÀNH CHÁNH ĐỊA PHƯƠNG, TỈNH TRƯỞNG, QUẬN TRƯỞNG, VIÊN CHỨC ỦY BAN HÀNH CHÁNH XÃ
    I. TỈNH TRƯỞNG
    1) Nhiệm vụ Tỉnh Trưởng
    2) Thái độ giáo chức

    II. QUẬN TRƯỞNG
    1) Nhiệm vụ Quận trưởng
    2) Thái độ giáo chức

    III. ỦY BAN HÀNH CHÁNH XÃ
    1) Nhiệm vụ ủy ban hành chánh xã
    2) Thái độ giáo chức

    IV. KẾT LUẬN

    CHƯƠNG MƯỜI : GIAO THIỆP VỚI PHỤ HUYNH HỌC SINH
    I. TƯƠNG QUAN HỌC ĐƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
    1) Thế quân bình
    2) Tương quan đảo lộn

    II. HIỆN TRẠNG HỢP TÁC HỌC ĐƯỜNG GIA ĐÌNH
    1) Mâu thuẫn
    2) Nguyên nhân

    III. MỘT QUAN NIỆM ĐỨNG ĐẮN HỢP TÁC HỌC ĐƯỜNG GIA ĐÌNH
    1) Sự cần thiết
    2) Nguyên tắc
    3) Các Phương thức

    IV. KẾT LUẬN

    CHƯƠNG MƯỜI MỘT : GIÁO CHỨC VỚI CÁC CÔNG VIỆC BỔ TÚC GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
    I. Ý NIỆM ĐẠI CƯƠNG

    II. SINH HOẠT HỌC SINH (HIỆU ĐOÀN)
    1) Mục đích
    2) Tổ chức
    3) Sinh hoạt
    4) Ích lợi

    III. HỌC CỤ KHỐ, HỌC ĐƯỜNG VIÊN, CHUỒNG CHĂN NUÔI
    1) Học cụ khố
    2) Học đường viên, chuồng chăn nuôi

    IV. HỢP TÁC XÃ HỌC SINH
    1) Mục đích
    2) Tổ chức

    V. BỔN PHẬN CỦA GIÁO CHỨC VỚI CÔNG VIỆC BỔ TÚC GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
    1) Óc tổ chức, tài tháo vát
    2) Trí sáng kiến, tài hướng dẫn

    VI. KẾT LUẬN

    CHƯƠNG MƯỜI HAI : SÁCH VÀ TỦ SÁCH CHO HỌC SINH
    I. SỰ CẦN THIẾT

    II. SÁCH GIÁO KHOA VÀ SÁCH ĐỌC CÓ TÁNH CÁCH GIÁO DỤC
    1) Sách giáo khoa
    2) Sách đọc (Đức dục và trí dục)

    III. CÔNG VIỆC CỦA GIÁO CHỨC
    1) Lựa chọn sách
    2) Tủ sách học sinh
    3) Soạn sách

    IV. TỔNG KẾT

    CHƯƠNG MƯỜI BA : ẤN LOÁT VÀ BÁO CHÍ HỌC ĐƯỜNG

    CHƯƠNG MƯỜI BỐN : MỘT VÀI NHÀ GIÁO LỚN
    I. CELESTIN FREINET
    II. CHU VĂN AN
    III. VÕ TRƯỜNG TOẢN
     
    H2SO4, Thế Ninh, trungkho and 7 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI NÓI ĐẦU

    Môn LUÂN LÝ CHỨC NGHIỆP là môn mở đầu cho môn thứ hai của chương trình ban Sư Phạm thường xuyên là môn Giao tế xã hội.

    Hai môn học bổ túc nhau và chỉ dẫn cho nhau. Đó là hai môn Kiến thức chuyên nghiệp nhằm tạo uy tín tinh thần cho nhà giáo.

    Mục đích của Luân lý chức nghiệp là cấu thành một nhân cách Sư Phạm. Như vậy nhà giáo, ngoài kiến thức chuyên môn cần có để giảng dạy, còn phải được học hỏi về Sư Phạm, Tâm Lý Nhi Đồng… cũng như cần phải trao dồi, cô kết các kinh nghiệm, tập quán nghề Thầy.

    Trong kiến thức chuyên nghiệp không thể thiếu Luân lý chức nghiệp. Hơn nữa truyền thống lâu đời của nghề giáo là nghề thanh cao, vậy Luân lý chức nghiệp phải chiếm vai quan trọng.

    Ở Đông Nam Á có bốn quốc gia có môn nầy trong chương trình đào tạo giáo chức : Việt Nam, Cam Bốt, Lào và Iran. Đây là ý tưởng đáng khuyến khích để giúp tạo thành và xác định thái độ nghề nghiệp.

    Đây cũng là thái độ ý thức, chấp nhận nghề nghiệp cho giáo sinh là kẻ còn trong thời kỳ đào tạo, và sự tận tâm phục vụ cùng cải tiến nghề nghiệp cho giáo chức đã phục vụ.

    Viết quyển sách nhỏ nầy, chúng tôi luôn luôn nhớ tới các giáo chức còn ở bên ngoài trường Sư Phạm, ở các tư thực ; chính họ đã có những khuynh hướng nghề nghiệp không kém gì các giáo chức chánh ngạch của quốc gia. Họ là những nhà giáo vô danh âm thầm xây dựng một thế hệ tương lai, khuynh hướng nghề nghiệp thật phong phú, xả thân vì nghề.

    Quyển sách nhỏ nầy mong muốn giúp cho tất cả các giáo sinh và những ai sắp bước vào nghề nhưng chưa có dịp học nghề, có được một thái độ « trung bình » của nghề mình, chấp nhận và tinh tiến hơn trong nghề.

    Đối với các giáo chức còn trong giai đoạn vào nghề, quyển sách nầy giúp các bạn có dịp trao đổi, thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề hơn, vì có những điều mà sách nầy không thể quảng diện đầy đủ được.

    Công việc khiêm tốn nầy chắc vẫn còn nhiều khuyết điểm ; kính mong những bậc kinh nghiệm trong nghề chỉ giáo lỗi lầm để tăng bổ sau nầy.

    Saigon, ngày 20-2-71
    TÁC GIẢ
     
Moderators: dragonking91, mopie
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này