Phật Giáo Lý Thuyết Nhân Tính Qua Kinh Tạng Pali-song ngữ English-Việt-TCT-TN

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi hhongxuan, 4/10/13.

Moderators: mopie
  1. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    “Tác giả nghĩ rằng cái bản năng mà Freud đề cập là căn gốc và là phần rất quan trọng của Nhân Tính. Nó chỉ hiện hữu dưới hình thức của các bản năng dục tính và các ham muốn dục tính. Con người, theo Freud, như thế chỉ là sự hiện diện của các hoạt động dục tính (sex): các ham muốn dục tính và sự đáp ứng các ham muốn dục tính. Con người ấy không là gì khác hơn là kẻ nô lệ muôn thuở của bản năng, của siêu thức, và của các mâu thuẫn giữa bản năng và siêu thức, hay con người chỉ là kẻ nô lệ của bẩm sinh thuộc quá khứ và của các giá trị ước lệ do tư duy lý luận tạo ra, mà người ta gọi là điều thiện hay luân lý xã hội. Chừng nào con người không muốn chấp nhận cái thân phận nô lệ ấy, thì chừng đó con người sẽ không bao giờ chấp nhận lý thuyết Nhân Tính và Freud. Thực tế, con người là tự do chọn lựa những gì con người muốn cho đời sống thực thụ của mình: con người có thể cả đến chế ngự hay xóa bỏ các ham muốn dục tính mà không thấy căng thẳng hay khổ đau gì.

    Theo sự thật Duyên khởi, mọi vật không thể tự nó có mặt, mà là do duyên mà sinh ra, nó chỉ là sự hiện hữu của các duyên đương tại và tạm thời. Ðiều này nói lên rằng các bản năng dục tính cũng do duyên mà sinh, chúng không thể được xem là nền tảng của cái gọi là Nhân Tính. Hơn nữa, theo sự thật của cuộc đời, khi một sự vật có mặt thì cái đối lập với nó cũng có mặt. Sự kiện này nói rằng các tâm lý con người (hay các trạng thái tâm thức) xóa bỏ bản năng dục tính - gọi là các ham muốn phi dục tính - cũng có mặt. Ðây là những gì mà Freud không đề cập đến trong lý thuyết Nhân Tính của ông.

    Với nguyên lý khoái lạc, hay nguyên lý giảm trừ căng thẳng, đó chỉ là sự biểu hiện lập đi lập lại việc 'ân ái' trong đời sống của con người để loại trừ căng thẳng hay khổ nhọc, và đem lại các lạc thú hay hạnh phúc, nhưng kết quả ấy thật đáng nghi ngờ, bởi vì con người trong đời sống hàng ngày vẫn mãi mãi lên đường tìm kiếm hạnh phúc: còn tìm kiếm hạnh phúc có nghĩa là hạnh phúc không có mặt, hạnh phúc vẫn ở ngoài tầm tay của con người. Như thế, làm sao người ta có thể bảo nguyên lý khoái lạc loại trừ được thảy các căng thẳng tâm thức? Lại nữa, kinh nghiệm sống của người đời đã bày tỏ rằng việc 'ân ái' có thể gây ra sự nhàm chán 'ái ân' hay gây ra các căng thẳng khác trầm trọng hơn, làm thế nào để giải thích được ý nghĩa: 'giảm trừ căng thẳng ấy'? (!).

    Ở đời, căng thẳng của con người có thể phát sinh từ nhiều ngọn nguồn khác hơn là các vấn đề dục tính. Trong những trường hợp này liệu nguyên lý khoái lạc của Freud có đem lại thực sự sự giảm trừ căng thẳng không?...

    Từ các vấn đề vừa nêu, tác giả đi đến sự đánh giá rằng:

    - Các ham muốn dục tính quả là quan trọng đối với con người, nhưng nó không phải tất cả; nó không phải là nhân tố quyết định 'Nhân Tính' hay 'con người toàn diện'.

    - Việc ân ái hay nguyên lý khoái lạc mà Freud bàn đến có thể đem lại lạc thú cho con người, nhưng nó cũng có thể đem lại khổ đau. Việc đáp ứng yêu cầu của sự thụ hưởng lạc thú không thể giải quyết vấn đề khổ đau hay hạnh phúc của con người.

    - Lý thuyết Nhân Tính của Freud có thể rất hữu ích cho học đường hiện đại, nhung một đường hướng giáo dục tốt thì không thể xây dựng trên cơ sở lý thuyết ấy.”

    ***

    ”Với Jung, ý thức hay tự ngã (ego) có nghĩa là các tưởng, các ký ức tư duy và cảm thọ có ý thức; vô thức gồm có các cảm thọ vốn đã từng ý thức nhưng rồi từ ấy bị dồn nén, bị nén, bị lãng quên hay bị lờ đi, và các cảm thọ quá yếu không gây nên ấn tượng có ý thức nơi con người; vô thức tập thể có nghĩa là một nhà kho chứa các ký ức tiềm tàng (đang yên ngủ) thừa hưởng từ quá khứ của tổ tiên...; nhân cách xã hội là cái mặt nạ mà mỗi người mang để đáp ứng các yêu cầu của ước lệ và truyền thống xã hội, và để đáp ứng các nhu cầu thuộc các mẫu tâm lý ở bên trong con người; mẫu nữ tính trong nam giới, nam tính trong nữ giới là các từ chỉ con người như là một động vật lưỡng tính (nam và nữ tính đều có mặt trong cả hai giới nam, nữ); mẫu tâm lý cầm thú bao gồm các bản năng thú vật mà con người thừa hưởng trong sự tiến hóa từ hình thức thấp kém của đời sống; sau cùng, tự ngã, theo Jung, có nghĩa 'Nhân Tính toàn thể' hay 'Trọng điểm của Nhân Tính' mà mọi yếu tố tâm lý của con người như là các vệ tinh quay chung quanh nó.

    Tác giả thiết nghĩ, nỗ lực của Jung là chỉ rõ sự hạn chế của lý thuyết Nhân Tính của Freud, nhưng lý thuyết Nhân Tính của Jung, như được đề cập ở trên, cũng hạn chế. Lý thuyết ấy chỉ giới thiệu được các ảnh hưởng chủ quan và khách quan đặt để vào tâm thức con người, nhưng không thể nói lên được con người như thật. Nó không thể được xem là một lý thuyết Nhân Tính hay mẫu giáo dục lý tưởng.”

    ***
    “Sự khám phá hữu ích nhất của lý thuyết Nhân Tính của Adler là nhấn mạnh vào lợi ích xã hội, cái ngã sáng tạo và ý thức là trung tâm của Nhân Tính. Khám phá này đem lại một sự đóng góp ý nghĩa vào lãnh vực các lý thuyết Nhân Tính. Tuy nhiên, dưới ánh sáng duyên khởi, ý thức chỉ là hậu quả của sự vận hành của hai chi phần Vô minh và Hành, mà không phải là trung tâm điểm của Nhân Tính. Bằng cách nào rồi lý thuyết của Adler cũng cần được điều chỉnh như lý thuyết của Freud và Jung.”

    “Lý Thuyết Nhân Tính của Erich Fromn (1900...)

    Fromn sinh ở Frankfurt, Ðức quốc, vào năm 1900. Ðỗ Tiến sĩ tại Ðại học Heidenberg vào năm 1922; rồi đến Hoa Kỳ vào năm 1933 và dạy tại viện Phân tâm học Chicago với tư cách giảng sư. Fromn cũng dạy tại nhiều Ðại học Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ (Mexico). Quan điểm của Fronm về Nhân Tính đã được Callivn S. Hall và Gardner Lindzey ghi rằng:

    'Bất cứ một hình thức xã hội nào do con người thiết kế, hoặc là phong kiến, tư bản chủ nghĩa, phát xít, xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa đều biểu hiện một nỗ lực giải quyết mâu thuẫn cơ bản của con người. Mâu thuẫn ấy bao gồm con người vừa là thú vật vừa là con người. Là thú vật con người cần có một số nhu cầu vật lý nhất định nào đó cần được thỏa mãn. Là con người, người ta có sự tự trị, lý trí và trí tưởng tượng. Các cảm nhận đặc biệt đầy tính người là các cảm nhận về sự hiền lành, tình yêu và lòng từ bi, các thái độ mong hiểu biết, trách nhiệm, tính đồng nhất, tính toàn thể, nhược điểm, sự siêu việt và tự do, và các giá trị, các quy tắc' (11).

    Và:

    'Nhân tính của chúng ta phát triển theo các cơ hội mà xã hội cống hiến' (12).

    Như thế cái nhìn con người trong xã hội của Erich Fromn rất thực tế và khá cởi mở. Lý thuyết của Fromn chỉ tổng hợp các thái độ sống và cách sống của con người mà Fromn tin tưởng chúng hiện hữu trong mỗi người. Thái độ sống, con đường sống thứ nhất để đáp ứng các nhu cầu và ham muốn về vật lý thì đòi hỏi có thực phẩm, nước, tiện nghi về thể chất, dục tình và một số các thứ khác liên hệ đến các thứ vừa kể như tiền bạc sự chú ý, tình cảm và sự thành công. Thái độ sống và nếp sống thứ hai biểu hiện các phẩm chất của con người đáp ứng các yêu cầu về tâm thức như các trích dẫn trên đã đề cập. Tất cả các điều vừa nêu thuộc về cái gọi là Danh sắc đến sau sự vận hành của Vô minh, chỉ dẫn đến phiền não và khổ đau. Fromn không thể tiến xa hơn được bước nào trong việc mở ra con đường đi đến con người và hạnh phúc chân thật trong hiện tại và tại đây. Cũng như các nhà lý thuyết về Nhân Tính khác. Fromn thực sự đã rơi vào rối loạn giữa các vấn đề cá nhân và xã hội.”

    ***

    Sau khi trích dẫn và nhận định về một số quan điểm chính về lý thuyết nhân tính của các nhà tâm lý học Sigmud Freud (1856-1939), Carl Gustav Jung (1875 - 1961), Alfred Adler (1870 - 1937), Erich Fromn (1900...), Skinner (1904...), Maslow (1908...), Hjelle và Ziegler, Carl Ransom Rogers (1902-1987)…. phần còn lại của luận án tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học, TT Thích Chơn Thiện đã nói về “ Lý thuyết nhân tính qua lăng kính của Nikàya” - một lý thuyết hoàn chỉnh được xây dựng trên nền tảng năm thủ uẩn mà Đức Thế Tôn đã dạy.
    Xin trân trọng giới thiệu với các bạn ebook song ngữ English-Việt:
    Luận án tốt nghiệp TSPH “The Concept of Personality Revealed Through The Pancanikaya” của TT Thích Chơn Thiện-bản Việt dịch Tâm Ngộ.
    Nguồn bản tiếng Việt: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    bản tiếng Anh:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nguồn TVE : tambao
     

    Các file đính kèm:

Moderators: mopie

Chia sẻ trang này