Mạnh Tử - Nguyễn Hiến Lê

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi sun1911, 30/9/13.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    MẠNH TỬ
    Tác giả: Nguyễn Hiến Lê



    Tạo eBook lần đầu: không rõ
    Tạo lại: Goldfish
    Ngày hoàn thành: 12/06/2013
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    MỤC LỤC
    Vài lời thưa trước
    Chương 1: THỜI ĐẠI
    Chương 2: ĐỜI SỐNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ
    Chương 3: DẠY HỌC VÀ VIẾT SÁCH
    Chương 4: MUỐN THÀNH MỘT Á THÁNH NỐI NGHIỆP KHỔNG TỬ
    Chương 5: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
    Chương 6: TƯ TƯỞNG KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
    Dưỡng dân và giáo dân
    Không vô cớ gây chiến
    Lạc ưu dĩ thiên hạ
    Chương 7: TÍNH THIỆN
    Chương 8: TỒN TÂM DƯỠNG TÍNH LUYỆN KHÍ
    Chương 9: TƯ CÁCH VÀ TÀI NĂNG MẠNH TỬ
    Tính tình và tư cách
    Tài năng
    BẢN DỊCH (trích Lương Huệ vương, thượng)
    ĐỌC THÊM (Trích Sử Trung Quốc)

    Vài lời thưa trước

    Theo danh mục “Sách của Nguyễn Hiến Lê” in trong tập Mười câu chuyện văn chương thì cuốn Mạnh Tử so nhà Cảo Thơm xuất bản vào năm 1975. Trong bộ Hồi kí (Nxb Văn học - năm 1993), cụ Nguyễn Hiến Lê tự nhận định tác phẩm Mạnh tử của mình như sau:

    “Cuốn này dày hơn 160 trang[1], cũng do Cảo Thơm xuất bản như cuốn trên[2].

    Tôi cố làm nổi bậc sự khác biệt giữa thời đại xã hội của Khổng và thời đại xã hội của Mạnh, giữa tính tình của hai vị. Khổng có lúc muốn chiều đời được việc, Mạnh thì hiên ngang quá, khẳng khái quá, giữ vững nguyên tắc, không chịu thoả hiệp.

    Ông Thu Thuỷ (Võ Phiến) trên tờ Chính luận (số 9.3.75), phê bình cuốn Mạnh Tử như sau:

    “Về thời đại, về tính tình, về tư cách Mạnh Tử, cách ông (Nguyễn Hiến Lê) trình bày thật sống động lí thú.

    Về tư tưởng của Mạnh Tử, trình bày cũng thật là rõ ràng dứt khoát (…). Trong lối viết gãy gọn, thẳng thắn của ông Nguyễn có lúc đột ngột, gần như thân mật. Trước đây nửa thế kỉ, ông Trần Trọng Kim không thể có cái giọng ấy.

    Cái dứt khoát của ông Nguyễn khiến người ta nghĩ tới Mạnh tử, mà cái thân mật khiến nghĩ tới cụ Khổng…”. (Hồi kí, trang 455).


    Bìa cuốn Mạnh tử của nhà Cảo thơm

    Trong bộ Sử Trung Quốc (Nxb Tổng hơp TP Hồ Chí Minh - năm 2006), tiết xét về tư tưởng chính trị của các triết gia thời Tiên Tần, cụ Nguyễn Hiến Lê sắp Mạnh tử vào phái Nhân tri – Hữu vi. Cụ bảo:

    “Về tư tưởng chính trị thời Tiên Tần, tôi chia làm hai phái:

    - Phái hữu vi, can thiệp vào đời sống của dân.

    - Phái vô vi, không can thiệp vào đời sống của dân.

    Phe hữu vi lại gồm hai chủ trương:

    - nhân trị, cho rằng tư cách (đạo đức, tài năng) của người cầm quyền quan trọng nhất; vua phải yêu dân, giáo hóa dân, can thiệp vừa phải vào đời sống của dân thôi;

    - pháp trị, trái lại bảo nhà cầm quyền không cần có tư cách, hễ pháp luật nghiêm khắc, thưởng phạt công bằng thì một người không có tài đức cũng có thể trị nước được; phe này cũng có thể gọi là cực hữu vi, rất chuyên chế, can thiệp vào mỗi hành động của dân.

    Để độc giả thấy sự biến chuyển của tư tưởng chính trị thời Tiên Tần, tôi theo thứ tự thời gian, lập bảng các triết gia với năm sinh, năm tử, từ cuối đời Xuân Thu đến cuối đời Chiến Quốc với chủ trương của họ.



    Những niên đại trên đều theo Vũ Đồng, tác giả cuốn Trung Quốc triết học đại cương”. (Sử Trung Quốc, trang 114-115).


    Bản đồ thời Chiến Quốc năm -260
    (Nguồn: Wikipedia)

    Trong bộ Sử Trung Quốc, cụ Nguyễn Hiến Lê còn dành một tiết viết về Mạnh tử, tiết đó khá dài nên tôi đưa vào phần Đọc thêm ở cuối eBook. Ở đây tôi xin trích thêm một đoạn nữa trong bộ Hồi kí, mục “Viết nốt về triết học Tiên Tần”:

    “Khổng học tới Mạnh Tử trải một lần biến, tới Tuân Tử lại trải một lần biến nữa. Khổng Tử chỉ nói “tính tương cận, tập tương viễn” (bản tính con người giống nhau, do tập nhiễm mới khác xa nhau), và trọng đức nhân hơn cả; Mạnh tử đưa ra thuyết tính thiện, ai sinh ra cũng có sẵn có bốn đầu mối: nhân nghĩa lễ trí (tứ đoan), ông ít nói đến nhân mà nói nhiều đến nghĩa; Tuân tử, trái lại chủ trương tính ác (tính người vốn ác), và “thiên nhân bất tương quan” (người với trời không quan hệ gì với nhau), ông ít nói với nhân, nghĩa mà trọng lễ.

    Mạnh là một triết gia kiêm chính trị gia; Tuân hoàn toàn là một triết gia, học rất rộng, có nhiều tư tưởng độc đáo, bàn cả về trí thức, danh (công dụng của danh, nguyên lí chí danh…), về biện thuyết (phạm vi của biện thuyết, phương pháp biện thuyết…), nên được nhiều người tôn là học giả uyên bác nhất thời Chiến Quốc.

    Cho tới đầu nhà Hán, học thuyết của Mạnh và của Tuân được trọng ngang nhau; từ đời Đường trở đi, Mạnh được tôn mà Tuân bị nén; nhưng gần đây ở Trung Hoa, Tuân lại được nghiên cứu hơn Mạnh, vì tư tưởng của Tuân hợp thời hơn; tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên, lợi dụng thiên nhiên, trọng khoa học, lễ (gần như pháp luật, hiến pháp…)”. (Hồi kí, trang 539-540).

    *

    Theo các thông tin trên mạng, sau năm 1975, cuốn Mạnh tử được Nxb Thành phố Hồ Chí Minh và Nxb Văn hoá Thông tin in lại. Mặc dù không có cuốn “sách giấy” nào trong tay, tôi cũng xin làm lại eBook Mạnh tử vì eBook cũ (tôi tải về từ ngày 04-07-2009 – về sau gọi là “bản nguồn”), không rõ do bạn nào thực hiện, nay không thấy lưu hành trên e-thuvien nữa.
    Goldfish
    Tháng 6 năm 2013

    ---------------
    [1] Trong cuốn Đời viết văn của tôi ghi là: 180 trang. (Goldfish).

    [2] Tức cuốn Nhà giáo họ Khổng. (Goldfish).

    MỘT SỐ DANH NGÔN TRONG SÁCH MẠNH TỬ


    盡 信 書,則 不 如 無 書。

    Tận tín thư, tắc bất như vô thư.

    Cả tin vào sách chẳng bằng không có sách.

    不以文害辭,不以辭害志。

    Bất dĩ văn hại từ, bất dĩ từ hại chí.

    Đừng để văn hại lời, đừng để lời hại chí.

    不以規矩,不能成方圓。

    Bất dĩ quy củ, bất năng thành phương viên.

    Không dùng cái quy cái củ thì không thể tạo nên hình vuông hình tròn.

    窮則獨善其身,達則兼善天下。

    Cùng tắc độc thiện kì thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ.

    Khi nghèo khổ thì một mình mình giữ đạo, khi hiển đạt thì giúp cho thiên hạ đều theo đạo.

    得志與民由之,不得志獨行其道。

    Đắc chí dữ dân do chi, bất đắc chí độc hành kì đạo.

    Đắc chí thì cùng với dân mà hành đạo, bất đắc chí thì riêng mình hành đạo.

    枉己者,未有能直人者也。

    Uổng kỉ giả, vị hữu năng trực nhân giả dã.

    Mình cong queo thì không thể nào sửa cho người khác ngay thẳng được.

    人皆可以為堯舜。

    Nhân giai khả dĩ vi Nghiêu Thuấn.

    Mọi người đều có thể trở thành Nghiêu Thuấn.

    養心莫善於寡欲。

    Dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục.

    Phép dưỡng tâm, không gì băng bớt lần những điều ham muốn đi.

    不恥不若人何若人有。

    Bất sỉ bất nhược nhân hà nhược nhân hữu.

    Không hổ thẹn vì việc không bằng người thì có bao giờ được bằng người.

    君子不怨天,不尤人。

    Quân tử bất oán thiên , bất vưu nhân.

    Người quân tử không oán trời, không trách người.

    富貴不能淫,貧賤不能移,威武不能�� �。

    Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.

    Phú quý không phóng đãng, nghèo khó khó đổi dời, uy vũ không khuất phục.

    民為貴,社稷次之,君為輕。

    Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.

    Dân là quý nhất, sau rồi đến xã tắc, vua là nhẹ nhất trong ba cái ấy.

    君子有三樂,而王天下不與存焉。父�� �俱存,兄弟無故,一樂也;仰不愧於� ��,俯不怍於人,二樂也。得天下英才 而教育之,三樂也。

    Quân tử hữu tam lạc, nhi vương thiên hạ bất dự tồn yên. Phụ mẫu câu tồn, huynh đệ vô cố, nhất lạc dã. Ngưỡng bất quí ư thiên, phủ bất tạc ư nhân, nhị lạc dã. Đắc thiên địa anh tài nhi giáo dục chi, tam lạc dã.

    Người quân tử có ba điều vui, mà làm bậc vua cai trị thiên hạ không phải là một trong những cái vui ấy. Cha mẹ còn mạnh khỏe, anh em chẳng hề gì, đó là điều vui thứ nhất. Trông lên chẳng hổ với trời, nhìn xuống chẳng thẹn với người, đó là điều vui thứ nhì. Được bậc anh tài trong thiên hạ mà dạy dỗ, đó là điều vui thứ ba.


    View attachment Manhtu_NHL.rar

    Nguồn TVE: bác Goldfish
     
  2. goldfish

    goldfish Lớp 8

    eBook mới:
    [​IMG]
    Vài lời thưa trước
    Gần đây tôi tìm lại được cuốn Mạnh Tử do Nhà xuất bản Văn hoá in tháng 5 năm 1996 - tôi mua ngày 06/07/1996 (trong các chú thích mới viết thêm sẽ gọi tắt là “sách”) nên tôi kiểm tra lại eBook cũ để sửa lỗi, chép thêm các chỗ thiếu và ghi thêm một số chú thích.

    Trước cuốn Mạnh Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê đã có 4 tác phẩm viết về triết học Trung Quốc: Mạnh Tử, đó là: Nho giáo – một triết lý chính trị, Đại cương triết học Trung Quốc (chung với cụ Giản Chi), Nhà giáo họ Khổng, Liệt tử và Dương tử. Sau cuốn Mạnh Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê còn viết thêm mỗi số tác phẩm về Trung triết như: Trang Tử, Hàn Phi (chung với cụ Giản Chi), Tuân Tử (chung với cụ Giản Chi), Mạc học (chung với cụ Giản Chi), Lão tử, Luận ngữ, Khổng Tử, Kinh Dịch (ta cũng có thể kể thêm bộ Sử Trung Quốc vì trong đó có rất nhiều đoạn viết về Trung triết).

    Đọc các sách viết sau, chúng ta thỉnh thoảng thấy lời dịch hoặc nhận định của cụ đã thay đổi, có khi khác hẳn với lời dịch hoặc nhận định của cụ trong một số cuốn viết trước. Điều này tôi đã nhiều lần nêu ra trong một số eBook mà tôi đã thực hiện. Trong cuốn Mạnh Tử này cũng vậy. Ví dụ như trong chương 8, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo:

    “Quan niệm về “khí” xuất hiện ở Trung Hoa vào thế kỉ thứ IV trước Tây lịch (thời Chiến Quốc) và ba triết gia đầu tiên nói tới khí là Cáo tử, Mạnh tử và Trang tử, nhưng quan niệm của hai nhà trên hơi khác với quan niệm của nhà dưới” (Sđd, trang 177).

    Tiếp đến, cụ trích dẫn hai đoạn trong sách Trang Tử, một trong thiên Trí Bắc du, một trong thiên Chí lạc. Trong bộ Trang Tử - Nam Hoa Kinh, cụ đã dịch lại, lời tuy hơi khác nhưng ý nghĩa cũng tương tự; nhưng cụ cho rằng hai thiên đó (và nhiều thiên khác nữa) do những người đời sau thêm vào, và hai đoạn trích dẫn đó không phản ánh đúng tư tưởng của Trang Tử. Như vậy, ta có thể suy ra rằng Trang Tử không nói về “khí” và hai (chứ không phải ba) triết gia đầu tiên nói tới “khí” là Cáo Tử và Mạnh Tử.
    Goldfish - 15/09/2014​
    Lưu ý: Xin vui lòng tải file mới tại post #5
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/9/14
    hddhdd, minhtrict11, Trum Moi and 5 others like this.
  3. goldfish

    goldfish Lớp 8

    THÊM CHÚ THÍCH:

    1.

    Mặc dầu có rất nhiều nhiệt huyết, lại có tài ăn nói, lúc thì hùng hồn, lúc thì mỉa mai. Mạnh tử vẫn thất bại trong việc đả đảo các “tà thuyết”. Lẽ ấy dễ hiểu. Ở một thời loạn mà ngôn luận được hoàn toàn tự do, có cả chục học thuyết khác nhau, có khi trái ngược nhau thì một học thuyết trung dung, trọng nhân nghĩa như đạo Khổng không thể nào được các vị vua chúa áp dụng, và dân chúng theo đông. Lời của Mạnh tử “thời nay, học thuyết của Dương Chu và Mặc Địch lan tràn thiên hạ” rất có thể đúng sự thực, chứ không phải là lời nói quá. Cho tới hết thời Chiến Quốc, đạo Khổng không được hoan nghênh gì hơn các đạo khác, và phải đợi đến đời Hán Vũ Đế (khoảng 150 năm sau khi Mạnh tử chết), nhờ thích hợp với một chế độ quân chủ mà đạo Khổng mới gần như được độc tôn, mặc dầu ảnh hưởng của Lão, Trang trong dân gian vẫn còn mạnh. Còn học thuyết của Mạnh tử, suốt ngàn năm sau cũng không lấn át nổi học thuyết của Tuân tử, tới đời Đường bộ Mạnh Tử mới được sắp vào hàng tứ thư mà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Nhưng từ khi đạo Khổng, Mạnh được coi là quốc giáo thì nó cũng bắt đầu ngạnh kết. Thiếu sự cạnh tranh thì sinh khí không còn.

    2 &4

    Những danh từ lương tâm, lương năng, lương tri đều do Mạnh tử tạo ra, trước ông, không ai có ý niệm ấyVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Lương tâm với tính thiện là mộtVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: “Phát triển hết cái tâm của mình, tức biết cái bản tính của mình; biết được bản tính của mình thì biết được Trời”, tức biết được cái thiên lí.

    (Tận kì tâm giả, tri kì tính dã; tri kì tính tắc tri Thiên hĩVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link- Tận tâm, thượng - bài I). Thiên lí hay đạo lí đều ở trong tâm, tâm là một thì đạo cũng là một. (Phù đạo, nhất nhi dĩ hĩ.)

    ---------------------
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong cuốn Tuân tử, hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê cho biết thêm: “… ảnh hưởng của Tuân giảm sút từ sau đời Hán (có lẽ ảnh hưởng của Mạnh cũng giảm sút – Goldfish), vì Lục Triều là thời thịnh của Huyền học. Qua đời Đường, các Nho gia như Hàn Dũ, Lí Cao đề cao chủ trương “Tận tâm tri tính” của Mạnh Tử, để hoá giải hấp dẫn lực của thuyết bình đẳng tính cùng phương pháp “minh tâm kiến tính” của Phật giáo mà sĩ thứ đương thời đương say mê. Tuy nhiên, Hàn, Lí không hề mạt sát quá lời thuyết tính ác của Tuân.

    “Đến đời Tống, các nhà “Lí học” như Trình, Chu mới công kích Tuân tàn nhẫn, coi học thuyết của ông ghê như thú dữ, hại như hồng thuỷ. Văn hào Tô Tuân căm Lí Tư, học trò của Tuân Tử, bảo “Thầy nào trò ấy”, “cha (ám chỉ Tuân) giết người thì con (ám chỉ Lí Tư) mới ăn cướp”.

    “Tô Tuân nghiêm khắc như vậy, chứ Tô Triệt và Tư Mã Quang công bình hơn, chê Tuân mà cũng chê Mạnh, cho rằng cả hai đều cực đoan hết, như chúng tôi đã nói trong chương Tính Ác (chương 5). Nhưng thời đó vẫn trọng các Chu, Trình hơn, nên học thuyết của Tuân bị nghi kị mà tiếng tăm của Tuân bị tiêu trầm”. (Godfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong bộ Đại cương triết học Trung Quốc, hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê cho rằng: “Người đầu tiên bàn đến tâm là Mạnh tử”. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Coi chú thích ở cuối chương trước.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyên văn: 盡其心者,知其性也;知其性,則知天矣。Trong cuốn Tuân tử, hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê bảo: “…đời Đường, các Nho gia như Hàn Dũ, Lí Cao đề cao chủ trương “Tận tâm tri tính” của Mạnh Tử, để hoá giải hấp dẫn lực của thuyết bình đẳng tính cùng phương pháp “minh tâm kiến tính” của Phật giáo mà sĩ thứ đương thời đương say mê”. (Goldfish).
     
  4. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Truyện ngụ ngôn: Người nước Tề có hai vợ (Li Lâu, hạ)

    Người nước Tề có hai vợ cùng ở với nhau một nhà. Gã ngày nào cũng ra đi, no say rồi mới về. Người vợ cả hỏi gã ăn uống với ai thì gã đáp là đi ăn toàn với bực giàu sang. Vợ cả bảo vợ lẻ: “Chồng chúng ta ra đi thì no say rồi mới về, hỏi ăn uống với ai thì đáp toàn là với những bực giàu sang mà chưa từng thấy một người giàu sang nào tới chơi nhà? Tôi muốn rình xem anh ấy đi đâu”.

    Hôm sau dậy sớm, vợ cả lẻn theo chồng, đi khắp nơi chẳng thấy ai đứng nói chuyện với chồng mình. Sau cùng thấy chồng mình tới đám cúng mả ở ngoại ô phía đông mà xin cơm thừa canh cặn; chưa no lại nghểnh lên đi tìm chỗ khác. Gã no say là nhờ cách ấy.

    Người vợ cả về bảo vợ lẻ: “Chồng ta là người cho chị em mình trông cậy suốt đời mà nay như vậy đó!”. Vợ cả kể xấu chồng với người vợ lẻ rồi hai người cùng khóc với nhau ở giữa nhà mà người chồng chẳng hay, vẫn hớn hở ở người đi vào, lên mặt với hai vợ.

    Cứ người quân tử xét ra thì những kẻ phú quý danh lợi mà vợ cả, vợ lẻ không lấy làm thẹn, phải khóc với nhau, thật là ít có lắm.

    - Nhân loại không thời nào hết được hạng “người nước Tề” đó, nên truyện ngụ này sẽ được truyền lại hoài; nhưng hạng đàn bà như hai vợ trong trong truyện hình như ngày càng hiếm và chúng tôi nhớ lại hai câu thơ dưới đây không biết của ai:

    “Chồng chồng vợ vợ vinh hoa,

    Mà trong vinh hiển xót xa đã nhiều”.[1]

    (Trích Cổ văn Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê)​
    ----------------------
    [1] Hai câu này trong bài thơ Vợ chồng người đốt than trên núi của Tản Đà. (Goldfish).
     
    toidangki thích bài này.
  5. goldfish

    goldfish Lớp 8

    eBook mới (có sửa lỗi và bổ sung)


    MỤC LỤC
    Vài lời thưa trước
    Chương 1: Thời đại
    Chương 2: Đời sống – Hoạt động chính trị
    Chương 3: Dạy học và viết sách
    Chương 4: Muốn thành một á thánh nối nghiệp Khổng tử
    Chương 5: Tư tưởng chính trị
    Chương 6: Tư tưởng kinh tế và xã hội

    Dưỡng dân và giáo dân
    Không vô cớ gây chiến
    Lạc ưu dĩ thiên hạ
    Chương 7: Tính thiện
    Chương 8: Tồn tâm – Dưỡng tính – Luyện khí
    Chương 9: Tư cách và tài năng

    Tính tình và tư cách
    Tài năng
    Bản dịch (trích Lương Huệ vương, thượng)
    Đọc thêm
    Mạnh tử (trích trong bộ Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê)
    Truyện người nước Tề có hai vợ
    Một số danh ngôn trong sách Mạnh tử
     

    Các file đính kèm:

  6. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Thêm chú thích:

    Trong cuốn Mạnh Tử có đoạn sau đây:

    “Vì vậy mà lần đầu Tô Tần lại yết kiến vua Tần phải chầu chực đến nỗi rách chiếc áo cừu và tiêu hết trăm dật vàng (2.400 lượng)*, phải bỏ nước Tần về quê nhà, hình dung tiều tụy, mặt mày xanh xạm, có vẻ xấu hổ. (Chiến quốc sách - Tần I.2)”.

    ---------------

    * Theo bài Tần I.2 trong cuốn Chiến Quốc Sách do hai cụ GC và NHL dịch và giới thiệu thì Tô Tần tiêu hết “trăm cân vàng” (nguyên văn: 黃金百斤 hoàng kim bách cân), tức tiêu hết 1.600 lượng. (Goldfish).
     
    traidatviet_90 thích bài này.
  7. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Gửi mọi người bản Epub đã được chỉnh sửa và định dạng.
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này