Lịch sử Tác giả Mảnh vụn văn học sử - Bằng Giang <1000QSV1TVB #0333>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Thu VO, 30/6/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0333.Mảnh vụn văn học sử.PNG
    Tên sách : MẢNH VỤN VĂN-HỌC SỬ
    Tác giả : BẰNG-GIANG
    Nhà xuất bản : CHÂN LƯU
    Năm xuất bản : 1974
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com

    Đánh máy : lolyoshi, LongSteven, Hieu17blue, hoalandao,
    janenguyen1969, doraemin, YEN AI, Martian_K,
    Maduonghoang, bongmoloko, bino2701, Lucy Mac,
    nguyenhienthvn2004, thanhbanhuu, Thao Pham,
    hang12321, mailovebook, khongminhbt, Quach trang,
    huong.nguyenthu, meyeusoi, Aquamarine,
    quachgiao, gambit123, Moonhee

    Kiểm tra chính tả : Nguyễn Chinh, Nguyễn Đăng Khoa,
    Bouillard Huế, Trần Ngô Thế Nhân, Nguyễn Văn Ninh,
    Trần Lê Nam, Nguyễn Văn Phẩm, Thư Võ

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 28/06/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả BẰNG-GIANG và nhà xuất bản CHÂN LƯU
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    THAY LỜI TỰA

    VỀ TÁC GIẢ
    VỀ TÁC PHẨM
    PHỤ-LỤC

    CAO BÁ QUÁT
    I. VÀI DÒNG TIỂU SỬ
    II. MỘT TÀI LIỆU CĂN BẢN

    TẠI SAO PHẢI NHẮC ĐẾN ỨNG-HÒE NGUYỄN VĂN TỐ KHI ĐỀ CẬP QUYỂN « CAO BÁ QUÁT » CỦA TRÚC-KHÊ ?
    MỘT TÀI LIỆU CĂN-BẢN
    CÁCH MẠNG HAY KHÔNG CÁCH MẠNG ?
    CON ĐƯỜNG KHOA DANH CỦA CAO BÁ QUÁT
    VỀ VIỆC CHẤM THI CỦA CAO BÁ QUÁT
    III. ÔNG DƯƠNG TỰ GIÁP BẤT BÌNH
    VỀ CHUYỆN CAO BÁ QUÁT TẮM Ở HỒ TÂY
    VỀ MẤY CÂU ĐỐI CỦA CAO BÁ QUÁT
    KHẢO HẠCH VÀ KHẢO, HẠCH
    PHẠM HÚY
    CHO ĐIỂM
    IV. ÔNG TRÚC-KHÊ TÁC GIẢ QUYỂN « CAO BÁ QUÁT » TỰ BIỆN HỘ
    V. QUYỂN CAO BÁ QUÁT SAU TRÚC-KHÊ

    BỐN, BA HAY HAI BỒ ?
    HAI ANH EM HỌC CAO CÙNG ĐỖ MỘT KHÓA ?
    HÀNH TẨU HAY THỪA CHỈ ?
    SƠ KHẢO, PHÚC KHẢO HAY GIÁM KHẢO ?
    NGUYỄN ĐĂNG GIAI KINH LƯỢC CHỚ KHÔNG PHẢI NGUYỄN VĂN GIAI
    BA MƯƠI QUAN CÓ LÝ HƠN LÀ BA NGÀN
    AI KHEN CAO BÁ QUÁT ?
    HAI CÂU THƠ VỪA CHỮ VỪA NÔM CỦA VUA TỰ-ĐỨC LÀM TRONG MỘNG
    HAI CÂU ĐỐI Ở ĐIỆN CẦN-CHÁNH CÓ PHẢI DO CAO BÁ QUÁT SỬA ?
    MỘT CÁI CHẾT THẬT RẮC RỐI
    VĂN NGHIỆP CAO BÁ QUÁT
    VI. VÀI NHẬN XÉT CHUNG
    VII. PHỤ LỤC

    BẢN MẬT TẤU CỦA QUAN TỈNH BẮC-NINH VỀ CAO BÁ QUÁT
    BÀI HỊCH NHÂN CUỘC DẤY BINH Ở MỸ LƯƠNG
    HAI CÂU THƠ NÔM PHA CHỮ CỦA TỰ-ĐỨC ĐƯỢC C.B.Q. GÀI VÀO MỘT BÀI BÁT CÚ
    NHỮNG BÀI HÁT NÓI CỦA CAO BÁ QUÁT
    THƯ MỤC THAM KHẢO

    VẤN-ĐỀ HỘ TỊCH VÀ THỜI ĐIỂM SANH TỬ
    NGUYỄN CÔNG TRỨ
    NGUYỄN KHUYẾN
    HUÌNH TỊNH PAULUS CỦA VỚI TOÀN BỘ VĂN NGHIỆP CỦA ÔNG
    CON « NGƯỜI CỦA HAI THẾ KỶ » CÓ TỚI HAI NĂM SANH VÀ BỐN NGÀY MẤT
    DƯ LUẬN VỀ PHẠM QUỲNH VÀ THỜI ĐIỂM SANH TỬ CỦA ÔNG
    KIỀU THANH QUẾ VÀ NGUYỄN VĂN HAI VỚI QUYỂN THI HÀO TAGORE (1943)
    VỀ HỒ BIỂU-CHÁNH

    KHUÔNG-VIỆT VỚI GIẢI THƯỞNG VỀ LỊCH SỬ CỦA TRI TÂN TẠP CHÍ VÀ ỦY-BAN (VĂN HỌC) PHAN THANH GIẢN

    THANH-NIÊN (1943-1944) MỘT TUẦN BÁO BỊ LÃNG QUÊN TRONG VĂN HỌC SỬ
    MỘT CẶP MẮT XANH ĐƯA THANH NIÊN RA KHỎI VÙNG QUÊN LÃNG ?
    MỘT TUẦN BÁO ÍT SAI CHÁNH TẢ NHỨT THỜI BẤY GIỜ Ở MIỀN NAM

    TRI-TÂN TẠP-CHÍ 1941-1946
    THIẾU-SƠN KHÔNG CÓ VIẾT CHO TRI TÂN TẠP CHÍ
    TỪ LOẠI CŨ ĐẾN LOẠI MỚI 3-6-1941 – 16-7-1946
    TỪ PHI CHÁNH TRỊ ĐẾN KÊU GỌI CHIẾN ĐẤU
    AI LÀM MỤC LỤC PHÂN TÍCH CHO TRI TÂN TẠP CHÍ ?

    CẬN-ĐẠI VÀ HIỆN-ĐẠI TRONG LỊCH-SỬ VÀ TRONG VĂN-HỌC
    I. SỰ PHÂN KỲ Ở TÂY PHƯƠNG

    A. THƯỢNG CỔ VÀ TRUNG CỔ
    B. CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI
    II. SỰ PHÂN KỲ Ở VIỆT-NAM
    A. TRONG LỊCH SỬ
    B. THEO TỰ ĐIỂN
    C. TRONG VĂN HỌC

    1. HẬU BÁN THẾ KỶ XIX
    2. HIỆN ĐẠI GIỚI HẠN MỘT « TRĂM NĂM TRONG CÕI NGƯỜI TA »
    3. NIÊN LỊCH KHAI DIỄN CHO HIỆN ĐẠI
    THƯ MỤC THAM KHẢO
     
    d_hoa, askyechan, Thế Ninh and 12 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    THAY LỜI TỰA

    Cho một bộ văn-học sử Việt-nam

    Từ sau hiệp định Giơ-neo năm 1954 cho đến nay, ở miền Nam Việt-nam chỉ có hai bộ văn học sử được kể là hoàn thành, hiểu với nghĩa là được biên soạn từ đầu cho đến năm 1945 và đã được xuất bản trọn :

    - Việt-nam văn-học sử giản ước tân biên (ba cuốn, 1961-1965) của PHẠM THẾ NGŨ, khi tái bản đổi tựa lại là Lịch sử văn-học Việt-nam tân biên giản ước.

    - Bảng lược đồ văn-học Việt-nam (hai cuốn, 1967) của THANH LÃNG, vốn là bài giảng khóa cho lớp dự bị Việt đại cương trường Đại học văn khoa Sài-gòn.

    Ngoài ra, còn vài bộ chỉ ra được một, hai cuốn rồi đình lại khá lâu mà chưa thấy tiếp tục ấn hành :

    - Lịch sử văn-học Việt-nam (mới có hai cuốn, 1956) của LÊ VĂN SIÊU.

    - Việt-nam văn học toàn thư (mới có hai trong mười cuốn, 1959) của HOÀNG TRỌNG MIÊN.

    - Văn-học Việt-nam (1960) của PHẠM VĂN DIÊU chỉ mới đến đầu thế kỷ XIX.

    Dầu đã hoàn thành hay chưa, đó cũng là những cố gắng khai phá một miếng đất quá mới mẻ [1] hay khai thông một môn học « mới chỉ ở giai đoạn phôi thai » [2] hay « còn ở trong thời kỳ phôi thai ». Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đó là những cố gắng đáng ca ngợi vì những người đặt chân vào khu vườn văn-học sử Việt-nam hẳn đã biết trước sẽ gặp phải nhiều gai gốc mà đứng hàng đầu là vấn đề tài liệu. Ở Việt-nam không có nạn « phần thư » ác liệt như dưới thời nhà Tần bên Trung-hoa, nhưng chỉ nói gần đây thôi, non một phần ba thế kỷ khói lửa, kể từ năm 1945 đã khiến cho tài liệu đã hiếm lại càng thêm hiếm. Thư viện của nhà nước, phần bị mất cắp, phần bị cướp đoạt, nhiều thư viện gia đình tiêu tan trong khói lửa.

    Không nói chi xa, chỉ kể từ năm 1954 trở lại đây (1974), thử hỏi mấy ai giữ được trọn bộ tuần báo Tiến Thủ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trong đó có bài « Một thế kỷ mấy vần thơ » của TRUY-PHONG mà SƠN NAM nhận xét là « một trong những bài thơ đẹp nhất của thế kỷ hai mươi này » ?

    Vì không có đủ trong tầm tay những tài liệu cần thiết để phối kiểm những điều mình viết nên các soạn giả dễ lặp lại những sai lầm của nhau.

    - Chẳng hạn như HUÌNH TỊNH CỦA không hề có một tác phẩm nào nhan là Gia lễ quan chế mà nhiều sách của ta đến ngày nay vẫn cứ ghi như vậy và học trò cứ phải học mãi như vậy.

    - Một giai thoại về hai câu đối của chúa Trịnh và Cống Quỳnh được đem gán cho CAO BÁ QUÁT :

    « Nước trong leo lẻo cá đớp cá,
    Trời nắng chang chang người trói người.
    »

    - NGUYỄN CÔNG TRỨ mất năm 1858 hay 1859 ? NGUYỄN KHUYẾN, năm 1910 hay 1909 ?

    - TẢN-ĐÀ nổi tiếng là « con người của hai thế kỷ » vậy mà theo sách vở đang lưu hành, thì nhà thi sĩ của chúng ta có tới những hai năm sanh và bốn ngày mất. Còn PHẠM QUỲNH sanh năm 1890, 1891 hay 1892 ?

    - Tờ Tri Tân tạp chí được hầu hết các sách giáo khoa khai tử cho nó ở số 127 đầu năm 1944 trong lúc nó thọ cho đến giữa năm 1946. THIẾU-SƠN được ghi là một cọng sự viên của Tri Tân trong lúc ông không có viết một dòng nào cho tờ này.

    - Một câu nói để đời của ông NGUYỄN VĂN VĨNH « Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ » được nhiều tác giả ghi lại khác nhau, khi sai một chữ, khi thiếu, khi dư.

    - Bài « Tôn phu nhơn qui Hớn thơ » do « TÔN THỌ TƯỜNG ngụ ý » đăng ở số 2 tờ Miscellanées năm 1889 (trang 16) của TRƯƠNG-VĨNH KÝ về sau có cả chục bản sai biệt nhau. Bản nào đúng, bản nào sai ?

    Và còn nhiều nữa, rất nhiều…

    Ngoài trở lực tài liệu còn có lắm nguyên nhân chủ quan về phía người viết :

    - Chưa đủ thận trọng chăng ?
    - Quá tin ở uy danh một tên tuổi nào đó chăng ?
    - Thiếu phương pháp làm việc chăng ?
    - Tinh thần trách nhiệm chưa đúng mức chăng ?…

    Trong tình trạng thiếu thốn, nhập nhèm, bất nhứt của tài liệu đó, một cá nhơn đơn độc chắc phải dành hết cả một đời người, mà phải là một người thọ nữa, họa may mới hoàn thành một bộ văn-học sử tránh được những sai lầm tuy nhỏ nhặt nhưng lại dễ làm mất lòng tin cậy của độc giả. Cái gì cũng gần như là có dị biệt, sai sót, nghi vấn hết thì tin làm sao được ? Cứ đả kích TÔN THỌ TƯỜNG ở hai chữ trau tria trong câu « Về Hớn trau tria mảnh má hồng » trong lúc câu của họ TÔN đúng là « Về Hớn đành trau phận má hồng ». Dựa vào một văn bản sai, khen chê đều là những đòn đỡ đánh trong gió. Về mặt văn-học sử, nhận định hay quan niệm có thể dị biệt giữa các tác giả nhưng sự kiện không thể có tính cách lưỡng khả, trích dẫn phải trung thực, sử dụng nên kiểm soát, nếu cần và có thể…

    Một nhà viết văn-học sử khó thể đơn độc đính chánh hết những sai lầm, đánh tan được hết những nghi vấn trong suốt quá trình diễn tiến của văn-học Việt-nam từ chữ hán qua chữ nôm đến chữ quốc ngữ. Phải chăng vì ý thức trước điều đó mà nhiều vị đã tỏ ra khiêm tốn, ít ra cũng ở cái tựa, nào là sử yếu, nào là giản ước, nào là lược đồ.

    Chúng tôi nghĩ rằng văn-học sử cũng gần như tự điển, nếu được biên soạn tập thể chắc sẽ đầy đủ và tránh được nhiều vấp váp hơn, mỗi người phụ trách một hay hai vấn đề, một giai đoạn hay nhiều lắm là một thời đại. Điều này tuy khó thực hiện nhưng không phải là một điều bất khả. Khó ở chỗ một tập thể như vậy đòi hỏi phải có một quan điểm đồng nhứt. Nếu thực hiện được, có một điều lợi rõ ràng là tác phẩm có thể hoàn thành sớm hơn và có đủ cả hai chiều rộng và sâu. Một cá nhân có thể mất nhiều thì giờ hơn, dễ được bề rộng mà khó tránh khỏi vấp váp như trong một quyển văn-học sử nọ. NGUYỄN KHUYẾN ở một trang trước mất năm 1909, ngay trang sau, năm 1910, Việt-nam cổ văn-học sử của NGUYỂN ĐỔNG CHI biến thành Việt-nam văn-học cổ sử, Khổng giáo phê bình tiểu luận của ĐÀO DUY ANH biến thành Phê bình Khổng giáo tiểu luận v.v…

    Viết văn-học sử khó như vậy vì ngoài khả năng chuyên môn, còn phải có thì giờ và tiền bạc cho công việc xê dịch, sưu tầm, sao chép hay mua lại những tài liệu quí hiếm. Cách đây mấy năm, một anh bạn cho chúng tôi hay một người ngoại quốc đã mua được trọn bộ Tri Tân tạp chí với giá sáu trăm ngàn đồng Việt-nam. Hội đủ những điều kiện trên không có được bao nhiêu người. Từ năm 1954 đến nay, riêng ở miền Nam chỉ mới có hai bộ đã hoàn thành, còn bao nhiêu bộ khác đếm không hết mấy đầu ngón tay, còn đang dang dở mà không biết có cặp được bến bờ hay không.

    Công việc đòi hỏi tương đối ít thời giờ hơn và có thể có nhiều người đóng góp được, giúp ích cho những nhà viết văn-học sử sau này, có tính cách rời rạc, có khi vụn vặt nữa nhưng rất cần thiết.

    VỀ TÁC GIẢ

    Tra cứu kỹ càng để san bằng những sai biệt về tiểu sử tác giả như :

    1. Tính danh

    CHU THẦN khi được ghi là tự, khi là hiệu của CAO BÁ QUÁT trong lúc tự, hiệu có khác nhau. Có người ký nhiều bút hiệu mà có lẽ chính tác giả cũng không nhớ hết. Làm sao khám phá ra hết những bút hiệu của một tác giả để có được một cái nhìn khái quát mà đầy đủ về một văn tài có tính cách đa diện. Do sự tiết lộ của bà ÁI LAN hồi năm 1968, chúng ta mới biết được cụ PHAN BỘI CHÂU có hai tiểu thuyết dài do ký giả LÊ TRUNG NGHĨA hiệu BÚT-SƠN đứng tên cho tiện việc ấn hành : một là « Hai ngôi sao ái tình » đăng trên Phụ nữ tân văn và một nữa là Yến kỳ nhi do nhà in Nguyễn văn Viết ở Sài-gòn ấn loát. [5]

    Năm 1942, nhà sách Nguyễn khánh Đàm ở Sài-gòn có tổ chức một « Cuộc triển lãm sách báo Việt-nam » từ ngày 11 đến ngày 18 tháng Bảy. Trong một bài tường thuật, một ký giả có hỏi : « Các ông Đặng Thúc Liêng, Nguyễn văn Kiều, Lê Hoàng Mưu, Lê Sum, Nguyễn Chánh Sắc, Nguyễn Kim Đính, Trương duy Toản, Nguyễn Háo Vĩnh, v.v… chẳng đáng gọi là văn sĩ ư ? Tác giả « Phan-yên ngoại sử » mở đường cho Thư xã tòng thơ, ra lối tiểu thuyết có hình trước nhứt ở Nam-kỳ, thế chẳng đáng qui công cho Trương duy Toản hay sao ? » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    TRƯƠNG DUY TOẢN, bút hiệu Mạnh tự (1885-1957), là người chủ trương biên tập tờ Trung lập báo (1924-1933) ở Sài Gòn. Trước đó, họ TRƯƠNG đã từng hoạt động chung với cụ PHAN BỘI CHÂU. Ông NGUYỄN BÁ THẾ có nhắc đến TRƯƠNG DUY TOẢN trong loạt bài « Chiến sĩ trên đường duy tân cứu quốc » [7] mà không nhắc đến một tập hồi ký lịch sử « Phong trào cách mạng trong Nam » dưới bút hiệu ĐÔNG HỒ đã được đăng dần trên tuần báo Tiến Thủ đầu năm 1956.

    2. Thời điểm sanh, tử

    Trường hợp của NGUYỄN CÔNG TRỨ, NGUYỄN KHUYẾN, PHAN VĂN TRỊ, PHẠM QUỲNH… hãy còn nhiều dị biệt.

    3. Hành trạng

    NGUYỄN KHUYẾN ở tài liệu này được ghi là sơ bổ đốc học Thanh-hóa, ở tài liệu khác là nội các thừa chỉ.

    Xét lại và loại bỏ những giai thoại dành cho những người mua vui như chuyện CAO BÁ QUÁT cởi truồng xuống tắm ở Hồ Tây nhơn dịp Minh-mạng bắc hành đến cố đô Thăng-long…

    VỀ TÁC PHẨM

    1. Truy nhận tác giả những tác phẩm vô danh

    Bây giờ mới được biết dịch giả truyện « Bích-câu kỳ ngộ » là của VŨ QUỐC TRÂN, tác giả của « Nhị độ mai » là HỒ QUỐC LỘC (1734-1791). [8]

    2. Xác định tác giả đích thực của một thi, văn phẩm được qui cho nhiều tác giả

    Như bài thơ luật thất ngôn bát cú « Vào hè » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Ai xui con quốc gọi vào hè) theo NGUYỄN TƯỜNG PHƯỢNG và BÙI HỮU SỦNG là của NGUYỄN KHUYẾN, theo NGHIÊM TOẢN là của Tuyết-huy DƯƠNG BÁ TRẠC.

    PHẠM MẠNH PHAN hỏi « Bài thơ Dệt cửi phải chăng của vua LÊ THÁNH TÔN ? » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. QUÁCH TUẤN khám phá ra một điều là ở cuốn Văn đàn bảo giám in lần thứ hai, quyển 1 (1929), TRẦN TRUNG VIÊN cho bài tứ tuyệt đó Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là của LÊ THÁNH TÔN, nhưng đến quyển ba thêm bốn câu nữa thành một bài bát cú Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và cho là của PHAN THANH GIẢN. Ông QUÁCH TẤN bảo không phải của P.T.G mà là của TÔN THỌ TƯỜNG Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ông KHUÔNG-VIỆT, tác giả quyển Tôn Thọ Tường (1942) quả quyết là không phải [14]. Rốt cuộc không ngã ngũ ra sao cả.

    Bài hát nói « Thị Mốc » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (So danh giá ai bằng thị Mốc) của NGUYỄN KHUYẾN hay NGUYỄN VĂN DANH ? N.V DANH theo LÊ TRÀNG KIỀU, N. KHUYẾN theo PHẠM VĂN SƠN Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Chưa ai chịu ai trong lúc nhiều sách giáo khoa đã qui cho N. KHUYẾN.

    Bài hát nói « Hương-sơn phong cảnh » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Thú thiên nhiên đâu bằng Hương-tích), TRẦN TRUNG VIÊN trong « Văn đàn bảo giám », NGÔ TẤT TỐ trong « Thi văn bình chú » đề là của LÊ THÁNH TÔN. Ông VIỆT LAM qui cho DƯƠNG KHUÊ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Sau đó, các ông NGUYỄN TƯỜNG PHƯỢNG, PHAN VĂN SÁCH và BÙI HỮU SỦNG trong « Việt-văn diễn giảng » (1954), ĐỖ BẰNG ĐOÀN và ĐỖ TRỌNG HUỀ trong « Việt-nam ca trù biên khảo » (1962) đều qui bài « Hương-sơn phong cảnh » cho DƯƠNG KHUÊ.

    Năm 1943, ông NGUYỄN NGỌC MINH có khám phá một sự nhầm chung về tác giả bài « Hương-sơn phong cảnh ca » (Hựu hà tất Bồng-châu doanh hải, Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan…). Tác giả bài này là ông ĐOÀN TRIỂN, hiệu MAI VIÊN, người làng Hữu Thanh oai, sanh năm 1854, đỗ cử nhơn khoa Bính Tuất (1886), chớ không phải là VŨ PHẠM HÀM theo TRẦN TRUNG VIÊN trong V.Đ.B.G và DƯƠNG QUẢNG HÀM trong « Quốc văn trích diễm » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Năm 1968, nghĩa là hai mươi lăm năm sau, V.Đ.B.G được tái bản mà tên tác giả vẫn chưa được « điều chỉnh » lại.

    Bài thơ luật nhan đề là « Tuyệt mệnh » hay « Ai điếu Phan Thanh Giản » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Non nước tan tành hệ bởi đâu) được ông NGÔ TẤT TỐ trong « Thi văn bình chú » ghi cho PHAN THANH GIẢN, TRỰC-THẦN rồi LÊ THỌ XUÂN lên tiếng đòi trả lại cho ĐỒ CHIỂU. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Hai bài thơ luật « Sống » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Sống tủi làm chi đứng chật trời), « Chết » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Chết mà vì nước chết vì dân) của Nghiêu-giang ĐẶNG VĂN BÁ bị gán lầm cho PHAN BỘI CHÂU, đã được ông LƯƠNG TRỌNG MINH đính chánh trên tờ Tân Văn. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bài « Chúc người đời » bấy lâu được gán cho TRẦN TẾ XƯƠNG, thật ra là của Mân-châu NGUYỄN MẠNH BỒNG đã đăng tải trong Nam Phong số 32, tháng hai 1920, trang 172. [25]

    « Bắt chước ai ta chúc mấy lời
    Chúc cho khắp hết cả trong đời
    Vua quan sĩ thứ người muôn nước
    Sao được cho ra cái giống người.
    »

    3. Bài nào đã có tên tác giả mà sau nghiệm thấy không đúng thì nên đặt thành nghi vấn đưa qua phần tác phẩm khuyết danh

    PHAN VĂN DẬT đã truy không ra một bà nào là Bằng phi cả vào thời Dực-tông thì làm sao dám cả quyết bài « Khóc Bằng phi » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Ớ thị Bằng ơi đã mất rồi) là của ông ấy ? Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trong V.Đ.B.G, bài thơ « Bán than » [28] (Một gánh kiền khôn quảy xuống ngàn) được ghi cho TRẦN KHÁNH DƯ. Sau HOA BẰNG và NGÔ TẤT TỐ, ông KIÊM ĐẠT đặt lại nghi vấn rõ ràng hơn : « Tác giả bài Bán than là ai ? » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bài nào đã xác định được tác giả như « Hương-sơn phong cảnh », « Sống », « Chết »… thì người viết sách cần theo dõi để cập nhựt hóa điều mình viết và để loại bớt tính cách bất nhứt giữa các sách, nhứt là sách giáo khoa.

    Bài nào chưa xác định được tác giả thì cứ để là khuyết danh hay nghi vấn như trường hợp bài « Bán than ».

    4. Phục hồi nguyên bản hay hiệu chính cho gần nguyên bản nhứt những tác phẩm đã phổ biến

    Bài « Tôn phu nhơn qui Hớn thơ » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Xóc áo gài trâm vẹn chữ tùng) của TÔN THỌ TƯỜNG chưa được một sách giáo khoa nào chép đúng theo bản quốc ngữ đã in trong tập Miscellanées [31]. Hiện chưa ai trình dẫn được một bản quốc ngữ nào cũ hơn. KHUÔNG-VIỆT trong quyển Tôn Thọ Tường (1942) và kế đó là ĐÔNG HỒ trong bài « Thơ Tôn phu nhơn » đã sao lại đúng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Học sinh cứ phải học mãi một bài sai nguyên tác. ĐÔNG-HỒ có nhận xét : « Mỗi khi sao chép thơ văn của người xưa, ngứa tay chữa đi ít chữ theo ý mình đó là cái thông bịnh của nhiều người. Nếu không phải vậy thì sao mà bao nhiêu thi văn xưa của chúng ta không có bài thơ, bài văn nào thuần nhất. Nếu có một trăm bản chép ở một trăm tập thì chắc chắn là có một trăm chỗ sao chép khác nhau ! » (tr.27)

    Trong chiều hướng đó, ông THUẦN-PHONG muốn khôi phục bản chánh của Truyện Kiều gần nguyên tác hơn hết : « Kim Túy tình tứ » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trong Đồng-Nai văn tập.

    Ông phó bảng BÙI KỶ đã hiệu đính được những truyện « Trê Cóc », « Trinh Thử », « Lục súc tranh công », « Hoa điểu tranh năng » (đều đã ấn hành trong tập san của Hội Khai trí tiến đức trong những năm 1941, 1942) theo tôn chỉ và phương pháp làm việc của Ban văn học Hội này : « Tiểu ban khảo truyện năm nay sưu tầm những bản truyện hoặc in, hoặc chép bằng chữ nôm, lấy bản cũ nhất làm chuẩn đích đem đối chiếu với các bản khác, so sánh từng chữ, từng câu, đính chính lại rồi chú thích rành mạch để giữ lại. Việc khảo cứu này, mỗi người trong ban chuyên nhận một bộ. Khi hiệu đính, chú thích xong đem ra cả ban cùng thảo luận đính chính rồi mới ấn định xuất bản ». [34]

    Năm 1971, Phủ văn hóa ở Sài Gòn có thành lập Ủy ban san định các tác phẩm của NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU. Đến năm 1973 chỉ mới có một tác phẩm được hiệu đính là truyện Lục Vân Tiên.

    Có làm như thế mới tránh được tình trạng một tác phẩm có nhiều thoại. Từ non hai mươi năm trước (1956), BÌNH NGUYÊN LỘC và NGUYỄN NGU Í có đặt vấn đề thống nhứt thoại [35]. Lời kêu gọi liền đó không có tiếng vang. Vài năm sau, NGUYỄN HIẾN LÊ trở lại vấn đề « Phải thống nhất nhan đề và thoại của áng văn thơ cổ » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Việc thống nhất thoại và nhan đề – ít nhất là trong sách giáo khoa – sẽ làm cho các học giả, giáo sư và học sinh đỡ mất thì giờ và tránh được nhiều điều bất tiện ! Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Cho đến nay vấn đề vẫn còn gần như nguyên vẹn và chưa quá thời.

    5. Đính chánh những sai lầm về xuất xứ và chú giải

    Bài « Ký nội » [38] (Từ thuở vương xe mối chỉ hồng) của PHAN THANH GIẢN được nhiều sách ghi lại với cái tựa nôm na là « Giã vợ đi làm quan » từ lâu đã được LÊ THỌ XUÂN đính chánh, phải hiểu lại là « Từ giã vợ để đi thi Hội » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Vậy mà nhiều người làm sách vẫn chưa hay biết. TÔN THỌ TƯỜNG ra hợp tác với Pháp từ năm 1862, cho đến lúc mất tại Hà-nội mà các ông Q.T. [40], DƯƠNG QUẢNG HÀM Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, NGUYỄN TƯỜNG PHƯỢNG, PHAN VĂN SÁCH và BÙI HỮU SỦNG [42], đều cho rằng TÔN THỌ TƯỜNG « Vịnh Kiều » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Mười mấy năm trời nợ rũ xong) khi đã về trí sĩ. TÔN THỌ TƯỜNG mất trước PHAN VĂN TRỊ khá lâu (TÔN năm 1877, PHAN năm 1910 ?) mà nhiều tác giả viết về Tôn lại cho ông này làm bài « Bái công khóc Hạng Võ » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Trăm năm non nước một gươm thần) để điếu ông PHAN VĂN TRỊ. [45]

    Trong Tri Tân từ số 19 (17-10-1941) trở đi, loạt bài « Tài liệu để đính chính những bài văn cổ » rất hữu ích cho những nhà chú giải hay viết văn học sử. Theo ông GIẢN CHI : « Chú thích mà thiếu sót lầm lẫn, đối với học giả Việt-nam chúng ta, cơ hồ đã thành thông lệ ». Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    6. Phát hiện những tài liệu cũ tản mác trong dân gian hoặc bị bỏ quên trong các thư viện công

    Việc sưu tập và phát hiện này không phải là dễ, ngay cả đối với những nhà viết văn học sử.

    Trước năm 1945, ông HOÀNG XUÂN HÃN đã đưa ra ánh sáng tập Mai đình mộng ký của NGUYỄN HUY HỔ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Năm 1945, ông THI-NHAM phát hiện mà không rõ « Ai là tác giả Bộ thần quốc âm ca ? ». Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Gần đây, trên tạp chí Đại Học, ông BÙI QUANG TUNG cho biết có « Một áng văn chưa hề xuất bản : Bài « Trung Nghĩa ca » của Đoàn Hữu Trưng » liên hệ đến cuộc khởi loạn Chày Vôi của Hồng Bảo ở Huế (1866) gồm có 498 câu lục bát Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ông TRẦN VĂN TOÀN có sao lục lại một tác phẩm vô danh « Thiên Y thánh mẫu truyện ca » gồm có 204 câu lục bát Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Viện Hán Học ở Huế có sưu tầm được một tập thơ lục bát khá dài, trừ những đoạn mất, còn lại trên 2000 câu lục bát nhan là « Thất thủ kinh đô tân truyện » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link liên quan đến việc kinh thành Huế thất thủ ngày 5 tháng Bảy 1885, có nhiều chi tiết hơn « Hạnh Thục ca » (1036 câu lục bát) của bà NGUYỄN NHƯỢC THỊ BÍCH. BÌNH NGUYÊN LỘC và SƠN NAM đã moi ra từ một nội san của Hội Đông-dương khảo cổ tại Sài-gòn một tập « Bốn bang thơ » dài 308 câu lục bát Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Đó chỉ là một vài dẫn chứng. Công cuộc sưu tập không phải chỉ dừng lại ở vài kết quả đó.

    Trong khoảng tám mươi năm thuộc Pháp, vì sự giới hạn của chế độ mà cạnh bên một thứ văn chương được phổ biến công khai, còn lưu hành một thứ văn chương cách mạng hay văn chương quốc cấm nữa. Đây mới là một thứ văn chương biểu lộ được trực tiếp cái hào khí của dân tộc. Ông THÁI BẠCH có sưu tập thành sách « Thi-văn quốc cấm thời Pháp thuộc » (1968). Chúng tôi nghĩ rằng quyển này có được tái bản chắc phải được bổ túc thêm nhiều. Như có một bài thơ luật của BÙI HỮU NGHĨA không có nhan đề cũng đăng tải trong tập Miscellanées số 2 (1889) cùng với bài « Tôn phu nhơn qui Hớn thơ » của TÔN THỌ TƯỜNG, nhưng sau đó trong thời Pháp thuộc không được phổ biến. Trước đây mười mấy năm, khi BÙI HỮU NGHĨA còn hiện diện trong chương trình quốc văn lớp đệ tứ (lớp chín bây giờ), chúng tôi không được thấy có sách nào trích giảng bài đó có giá trị như một lời tuyên chiến :

    Ai khiến thằng Tây tới vậy à,
    Đất bằng bỗng chốc nổi phong ba.
    Hẳn hòi ít mặt đền ơn nước,
    Nháo nhác nhiều tay bận nỗi nhà.
    Đá sắt ôm lòng cam với trẻ,
    Nước non có mắt thấy cho già.
    Nam kỳ chi thiếu người trung nghĩa,
    Báo quốc cần vương há một ta.


    Những bài hát, những bài thơ do các nhà cách mạng yêu nước phổ biến trong dân chúng hồi đầu thế kỷ này và trong những năm kháng Pháp 1945-1954, có ai đã sưu tập đầy đủ chưa ? Riêng loại văn học cách mạng ở Trung, Bắc hồi đầu thế kỷ này đã khiến cho viên toàn quyền Đông Pháp lúc đó cũng phải chú ý lo ngại : « Loại văn học này nó không phải xuất hiện mới ngày hôm qua. Nó ra đời và được phổ biến ngay trước những biến cố chánh trị xảy ra trước ngày chiến thắng của quân đội Nhựt. Ông Beau ngay từ lúc đó đã thông báo cho chúng tôi biết sự xuất hiện của loại văn học cách mạng nói trên, và thứ văn học này đã gia tăng gấp bội trong thời gian gần đây. » [53]

    Còn ở trong Nam, phong trào dịch thuật hồi đầu thế kỷ này nó phong phú ra sao, gồm có bao nhiêu dịch giả, bao nhiêu dịch phẩm, phần lớn thuộc loại nào, ảnh hưởng đến nền văn học quốc-ngữ ở Nam-kỳ ra sao… chưa có ai làm sáng tỏ. Nếu được biết chỉ riêng một mình TRẦN PHONG SẮC dịch và phiên âm được mười bảy bộ sách, trong số đó có « Tây du diễn nghĩa », « Phong thần diễn nghĩa », chắc độc giả cũng có thể tưởng tượng được phần nào số lượng sách dịch thời bấy giờ.

    Làm được những công việc nêu trên về tác giả, tác phẩm, không cần phải là những nhà viết văn học sử nhưng những công việc đó lại có thể góp phần hữu ích vào việc soạn thảo một bộ văn học sử Việt-nam với ít thiếu sót và khuyết điểm hơn. Những công việc đó cũng gần tương tự như việc biên soạn đại đoạn sử (chép sử một thời đại) so với thông sử (sử chép gồm tất cả các thời đại).

    Trong quyển « Nguồn gốc Mã-lai của dân tộc Việt-nam » (1971), BÌNH NGUYÊN LỘC có nhắc lại một ý kiến của cố đạo L. CADIÈRE sau khi ông này viết xong bài « Nghiên cứu về Lũy Thầy » : « Khi mà hàng trăm người làm xong những công việc nho nhỏ như thế này rồi thì những người khác sau này mới có thể viết một bộ sử cho xứ An-nam (1960) » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ý kiến này chẳng những rất xác đáng trong phạm vi sử học mà cũng còn rất xác đáng trong phạm vi văn học sử nữa.

    Nếu không có những công việc nho nhỏ như vậy, thì người viết một thông sử cho văn học Việt-nam sẽ khó tránh khỏi sai sót hoặc lặp lại một vài nhầm lẫn của người khác.

    Bởi những lẽ nêu trên, chúng tôi chọn nhan cho quyển sách này là « Mảnh vụn văn học sử ».

    *

    Trong khi đi tìm kiếm, nhặt nhạnh những mảnh vụn văn học sử, ngoài vấn đề tài liệu, chúng tôi thấy có vài trở ngại phát sanh từ những sự kiện thông thường trong giới cầm bút hoặc xuất bản.

    7. Sự sao chép vô tình không được trung thực

    Chẳng hạn như bài « Một thế kỷ mấy vần thơ » của TRUY PHONG lần đầu tiên đăng trên tuần báo « Tiến Thủ » vào giữa năm 1956, chỉ có non bốn năm sau trên tập san văn nghệ « Mã Thượng » số đặc biệt xuân Canh Tý (1960) mà đã biến thành « Một thế hệ… mấy vần thơ » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cô THANH NGÔN sao lại bản của Mã Thượng nên cũng chép « Một thế hệ… mấy vần thơ » trong quyển « Đường lối văn nghệ dân tộc » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Năm 1970, « Một thế kỷ mấy vần thơ » được in thành sách Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cùng với nhiều bài khác, mới đính chánh được nhan đề sai lầm trên kia. Nếu không, chừng một thế hệ nữa thì khổ cho người sau mất công làm công việc trinh thám văn học. Tuy nhiên cũng có một điều đáng tiếc là bản in thành sách có khác (sửa một đôi chữ, thêm một vài câu) với bản in trên « Tiến Thủ » mà tác giả không báo trước cho độc giả ở bìa sách hoặc ở lời tựa.

    8. Sự cố ý sửa văn người khác theo ý riêng của mình

    Khiến cho một tác phẩm có nhiều thoại khác nhau (Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Tôn phu nhơn qui Hớn thơ…)

    9. Không chua xuất xứ những tài liệu sử dụng hoặc những tài liệu mới khám phá

    KHÁI-SINH DƯƠNG TỤ QUÁN sao lục bài « Một thiên ái quốc » của PHAN BỘI CHÂU Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mà không nói rõ từ đâu để người đọc có thể tin được ở tính cách xác thực của bài ấy đến độ nào. Cũng vì lẽ đó, ông TỪ NGỌC lên tiếng « Hỏi ông Nông-sơn và ông Hải-nam : Hai bài văn đó xuất xứ ở đâu ? » sau khi hai ông này cho đăng bài « Vịnh vua Tần Thủy Hoàng » của NGUYỄN SĨ CỐ và bài « Văn tế đuổi cá sấu » của NGUYỄN THUYÊN. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    10. Chua xuất xứ không đủ những chi tiết cần thiết

    Nhứt là về thời điểm để người đọc biết rõ tài liệu sử dụng có cống hiến gì mới hay chỉ là một sự lặp lại của người đi trước. Như ở mục « Những sách vở văn chương đã dùng làm tài liệu để viết quyển này » (Cao Bá Quát, 1940), ông TRÚC-KHÊ ghi sơ lược « Tư tưởng chính trị trong văn chương Cao Bá Quát (Khuyến học) Phan Trần Chúc ». Người đọc nói chung không rõ đó là một bài diễn văn đã đọc ở diễn đàn một hội Khuyến Học, hay một bài báo đã đăng trên một tờ có tên là « Khuyến Học » hay một cuốn sách do nhà xuất bản Khuyến Học ấn hành, ở đâu, hồi nào.

    11. không ghi rõ chi tiết xuất bản của tác phẩm ấn hành lần đầu tiên

    Nhiều tác phẩm ra đời trước năm 1945, trong mấy năm sau này được tái bản ở Sài-gòn, hầu hết không ghi rõ chi tiết xuất bản của tác phẩm ấn hành lần đầu tiên. Cùng một tư tưởng mà phát biểu trong những trường hợp về thời gian khác nhau, nó có thể hoặc thông thường, hoặc bảo thủ, hoặc tiến bộ. Riêng nhà xuất bản Bốn Phương của cố thi sĩ ĐÔNG HỒ thì khác chu đáo về việc này.

    12. Sách in sai mà không có bản đính chánh hoặc đính chánh thiếu sót

    Khiến cho điều in sai được phổ biến, nhứt là ở học đường thì phổ biến rộng lắm. Trong Biểu nhất lãm văn học cận đại (1958), giáo sư THANH LÃNG có viết : « Hai cuốn tự điển của Taberd, về sau, lại được mấy giáo sĩ Théreul và Lesserteur bổ khuyết và cho tái bản lần đầu tiên tại Ninh-phú năm 1877 » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Đến « Bảng lược đồ văn học Việt-nam Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link», Théreul biến thành Théreeult. Cả hai bộ trên đều có bảng đính chánh ở cuối sách, nhưng không có đính chánh chữ Théreul hay Théreeult, đúng ra phải là Theurel. Không biết có phải từ cuốn « Biểu nhất lãm văn học cận đại » hay không, mà sau đó, có sách lặp lại một tên người in sai : Théreul. Trong « Nhà văn hiện đại », viết về PHẠM QUỲNH, VŨ NGỌC PHAN có lặp lại một câu của ĐỒ NAM TỬ : « Hồng-Nhân cũng là hiệu của ông ấy (Phạm Quỳnh) vì ông ấy vốn quê ở Thượng-Hồng, Phủ-Bình, Hải-Dương » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Mãi đến gần đây, cũng vẫn còn có sách chép theo như vậy, đúng ra phải là phủ Bình-giang.

    Có khi nhà xuất bản dành hết cho mình phần sửa ấn cảo mà không đưa bản vỗ chót cho tác giả xem lại, hoặc tác giả ở xa không xem lại được nên khó tránh sơ sót. Tác giả có được sửa bản vỗ chót chưa hẳn là sạch lỗi nhưng chắc là phải ít lỗi hơn. Nhưng nếu tác phẩm được in lại nhiều lần, thì những lỗi cũ lẽ ra phải được sửa chữa.

    Tiết kiệm hay quên một đôi trang đính chánh dễ gây hại về sau cho học giới.

    Chúng tôi nêu ra những sự kiện trên để lưu ý giới cầm bút và nhà xuất bản vô tình gây khó khăn cho những nhà viết văn học sử.

    *

    Để đóng góp cho một bộ văn học sử ít sai sót, chúng tôi đề nghị thành lập một ủy ban để làm những việc sau đây :

    1. Thống nhứt những chi tiết về tiểu sử các tác giả.

    2. Thống nhứt nhan đề và thoại của các tác phẩm văn chương kim cổ cùng đính chánh những sai lầm về tác giả và tác phẩm.

    Ông NGUYỄN HIẾN LÊ có nhận xét : « Tình trạng thiếu thống nhất đó thật là lộn xộn và ta càng chấm dứt nó sớm ngày nào càng hay ngày đó. Vấn đề đã được đặt ra nhiều lần rồi, nhưng hễ chưa giải quyết xong thì vẫn phải nhắc lại hoài. » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Từ năm 1962 đến nay, đã hơn mười năm trôi qua, vấn đề cũng vẫn còn nguyên vẹn. Chẳng hạn, sau bài « Thơ Tôn phu nhơn của Tôn thọ Tường » của ĐÔNG HỒ đã nhắc qua ở trên, dựa vào bản quốc ngữ cũ nhứt được biết trích ở tập Miscellanées (1889), một loại sách giáo khoa cho trung học và đại học gần đây vẫn sao lại với một cái nhan đề và một nội dung khác « Tôn phu nhân qui Thục » thay vì « Tôn phu nhơn qui Hớn thơ ». Bài thơ luật « Sống » của NGHIÊU-GIANG ĐẶNG VĂN BÁ vẫn được nhựt báo « Tin sáng » sao lại với tên tác giả ở cuối bài là PHAN BỘI CHÂU. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    13. Làm sao thống nhứt ? Một ủy ban văn hóa sẽ có việc làm trước mắt và việc làm lâu dài

    Việc làm trước mắt là sưu tầm gom góp hết những bài in rải rác trên các báo, chí từ trước đến nay đã làm được những công việc kể trên, như ông NGUYỄN NGỌC MINH đã khám phá được tác gải bài « Hương-sơn phong cảnh ca » là của ĐOÀN TRIỂN chớ không phải của VŨ PHẠM HÀM. Kết quả sưu tầm được phổ biến bằng hai cách.

    - Cách thứ nhứt là in lại thành sách đầy đủ những bài đã sưu tầm được, như Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa trước kia đã làm trong một tinh thần khác là in lại những bài xưa nay viết về NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU và tác phẩm của nhà nho chiến sĩ này. Sách có thể giao cho Trung Tâm học liệu thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục ấn hành và bán ra thị trường như những sách khác của cơ quan này. Theo đà sưu tầm được sau này mà sách sẽ được in tiếp thành cuốn II, cuốn III.

    - Cách thứ hai là ra một bản thông tin rút ngắn lại nội dung những sách trên, tựa như là một bản mục lục phân tích thật vắn tắt. Thí dụ : NGUYỄN NGỌC MINH, « Một sự nhầm chung về tác giả bài Hương-sơn phong cảnh ca ». (Tác giả bài này chính là ĐOÀN TRIỂN, nhạc phụ của TRẦN VĂN GIÁP, một học giả ở Trường Viễn đông bác cổ, Hà-nội. Con cháu trong gia đình họ VŨ PHẠM cũng đã xác nhận rằng VŨ PHẠM HÀM không có để lại một tác phẩm nôm nào hết). Thanh Nghị tuần báo, số 37, 16-5-1943, tr. 12-13.

    Bản thông tin này cũng do Trung Tâm học liệu ấn hành và phát không cho báo chí và học đường, như đã phát không « Nội san danh từ chuyên môn », mỗi số trên trăm trang. Bản thông tin này sẽ mỏng hơn và không tốn kém nhiều như Nội san nói trên.

    Có làm được như vậy, những công trình nghiên cứu lẻ tẻ xưa nay không bị bỏ phí.

    Cơ quan nào sẽ đảm trách công việc sưu tập này ?

    Như đã nói ở trên, Phủ văn hóa trước kia có thành lập một Ủy ban san định các tác phẩm của NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU. Phủ này vào giữa năm 1973 đã sát nhập vào Bộ quốc gia giáo dục và thanh niên thành Bộ văn hóa giáo dục và thanh niên, có một phụ tá đặc trách văn hóa. Ủy ban san định vẫn còn tồn tại. Ủy ban này có thể mở rộng và kiêm nhiệm những việc làm mới, và như vậy là phải đổi danh xưng. Hoặc nếu không muốn thay đổi danh xưng thì lập thêm một ủy ban mới. Một người có thể cùng một lúc có chân trong cả hai ủy ban.

    Việc làm về dài lâu. Việc làm trước mắt là sưu tầm và phổ biến để thống nhứt chỉ đòi hỏi một thời gian ngắn. Còn việc làm về dài lâu là việc chú giải, san định, không phải chỉ san định các tác phẩm của NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU mà còn bao nhiêu tác phẩm của các tác giả khác nữa.

    Làm được những công việc kể trên là gom góp những mảnh vụn văn học sử lại để cho nhà viết văn học sử có phương tiện tốt và dồi dào để xây dựng tác phẩm của mình. Các ông HOÀNG XUÂN HÃN, ỨNG HÒE NGUYỄN VĂN TỐ… đã có công thâu góp được cho văn học sử nhiều mảnh lớn có, nhỏ có nhưng không phải là văn học sử gia.

    Nhà viết văn học sử có làm được những công việc kể trên cũng là điều hay, nhưng thấy được những chỗ người khác chưa thấy, chọn lọc, phân tích, tổng hợp, nhận định, phân kỳ, định hướng, trình bày… là phần việc của nhà viết văn học sử, chẳng hạn như thời kỳ phát triển của nền quốc văn mới, nên dùng năm nào làm mốc cắm đánh dấu sự bắt đầu : 1932 hay 1930 ? có nên biệt lập văn chương truyền khẩu thành một thời đại hay không ?

    *

    Quyển sách này có thành hình được cũng là nhờ ở nhiều tác giả còn sống hay đã khuất, ở nơi đây hay nơi khác mà chúng tôi có đề cập hay viện dẫn. Nếu chúng tôi có nhắc đến những sai lầm cần đính chánh hay những thiếu sót để bổ túc, là cũng chỉ vì nhiệt tình muốn được thấy trong tương lai một bộ văn học sử ít có chỗ rạn nứt hay sứt mẻ.

    Tài liệu sử dụng có nêu rõ xuất xứ để tiện cho độc giả tra cứu khi cần, hoặc cho những vị nào muốn đào sâu thêm ở một khía cạnh nào đó.

    Nếu chi tiết nào trong tài liệu được sử dụng có sai với sự thật lịch sử hoặc chưa được cập nhựt do chỗ nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế, hoặc lời giải đáp của chúng tôi cho vấn đề này hay vấn đề khác có chỗ nào chưa được thỏa đáng (chỉ có một bài nặng phần nhận định là bài chót « Cận đại và hiện đại trong lịch sử và trong văn học », mà nhận định nào lại không mang ít nhiều tính cách chủ quan), thì chúng tôi cũng mong được quý vị thấy xa, hiểu rộng vì văn học sử Việt-nam mà đính chánh cho.

    XII. 1973


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link THANH LÃNG, « B.L.Đ.V.H.V.N. », quyển 1 (Sài-gòn : Trình bày, 1967), tr.XI.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NGUYỄN VĂN TRUNG, « Lược khảo văn-học », quyển I (Sài-gòn : Nam-Sơn, 1963), tr.3.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NGUYỄN SỸ TẾ, « Bàn về văn-học sử Việt-nam », Sáng Tạo, số 2 (tháng Sáu 1958), tr.38.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chủ-nhiệm Việt-thơ LÊ VĂN THỬ số 1, 18-12-1954, số chót 80, ngày 7-7-1956.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ÁI-LAN, « Của Phan Bội Châu xin trả lại cho cụ Sào-nam », Tiếng Nói Dân Tộc, nhựt báo, số 3, 19-10-1968, tr.3.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link SHIMBUN KISHA, « Cuộc triển lãm sách báo Việt Nam », Hạnh Phúc tạp chí, số 30, 16-7-1942, tr. 16-17.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhựt báo « Đuốc Nhà Nam » từ số 791, ngày 8-8-1971, tr.5.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link VƯƠNG TƯ HỐI, « Nhị độ mai và tác giả », Tân Văn số 1 (tháng Tư 1968), tr. 120-123.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tri Tân, số 67, từ 7 đến 13-10-1942, tr. 4-5.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Gió Mùa tuần báo, số 3, 27-12-1941.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ibid., số 4.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bút Hoa tạp chí, từ số 20, 1965.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link VIỆT LAM, « Lê Thánh Tôn hay Dương Khuê ? », Tri Tân, số 144, tr.6.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thanh Nghị, số 37, 16-5-1943, tr. 12-13.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link TRỰC THẦN, « Nhơn đọc Thi văn bình chú của Ngô Tất Tố », Tri Tân, số 89, 1-4-1943, tr. 18-19-23.

    LÊ THỌ-XUÂN, « Trả cho Đồ Chiểu », Tri Tân, số 96, 20-5-1943, tr. 10-11.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tân Văn, Số 12, tháng Tư 1969, tr. 104-107.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link PHẠM THỊ NGOẠN, « Introduction au Nam Phong », in Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, Tome XLVIII, Nos 2, 3 (2ème et 3ème trimestres 1973), tr.332.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link PHAN VĂN DẬT, « Bài thơ Khóc thị Bằng không phải của vua Dực tông », Sáng Tạo, số 23 (tháng Tám 1958), tr. 4-12.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Giáo dục phổ thông, số 52, 15-12-1959, tr. 22-26.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Miscellanées, số 2, năm thứ hai, 1889, tr.16.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bách khoa, số 127, 15-4-1962, tr. 23-27.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thuần-phong NGÔ VĂN PHÁT, « Kim Túy tình tứ của cụ Phạm Kim Chi với những thắc mắc về truyện Kiều », Đồng Nai văn tập, nguyệt san, quyển 12. Bộ mới, số 1 (15-10-1967), tr. 6-22.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khai Trí Tiến Đức tập san, số 4 (juin-décembre), trang 16.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link « Vấn đề thoại và vài ý kiến nhỏ về việc thống nhất thoại », Bách Khoa, số 32, 1-5-1958, tr. 37-41 :

    « Thoại » là gì ? Hai ông đã giải theo HOÀNG XUÂN HÃN : « Ông Hoàng Xuân Hãn đã mượn danh từ Nhật-bổn ấy để dịch tiếng « version » của Pháp mà trước kia ta tạm dịch bằng từ « bản », không đúng. Version » là gì thì chắc ai cũng biết, nhưng chúng tôi xin giải thích sơ lược sau đây :

    « a) Thường thường những bài văn truyền khẩu hay bị sửa đổi, nên mỗi người đọc bài văn ấy mỗi khác, tức là mỗi người có mỗi thoại riêng.

    « b) Những áng văn cổ bị « tam sao thất bổn » nên cũng lưu lại nhiều thoại khác nhau, tùy theo người sao. Trường hợp thứ nhì này xảy ra gần như là kinh niên ở xứ ta vì cái tật bất trị của ta là ưa sửa văn người khác với tham vọng làm hay hơn bản cũ.

    « c) Một tác phẩm được xuất bản rồi, lắm khi chính tác giả nó sửa lại, rồi cho tái bản. Mặc dầu không bị « tam sao », tác phẩm ấy cũng có hai thoại.

    « Vậy thoại là lối chép một văn phẩm (theo định nghĩa của ông H.X.H) » (tr.38)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bách khoa, số 142, 1-12-1962, tr. 23-29.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ibid., tr.23.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link LÊ THỌ XUÂN, « Lại bài thơ « Từ thuở vương xe… », Tri Tân, số 97, 27-05-1943, tr. 6-7.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có lẽ QUÁCH TẤN, Văn Học tạp chí, số 6, 1-11-1932, tr.81.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Việt Nam thi văn hợp tuyển, bản in năm 1956, Bộ quốc gia giáo dục, tr.156.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỉ XIX, Hà Nội 1953, tr.14.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem phần phụ lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Q.T., Lac., Cit., tr.81, NGUYỄN BÁ THẾ, « Tôn Thọ Tường » (Sài Gòn : Tân Việt, 1957), tr. 77-78

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link « Giản-chi đọc Giai thoại làng nho », Văn, tập 3 (1967), tr.111.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link « Nguồn gốc văn Kiều (văn phái Hồng-sơn) », Thanh Nghị, số 31, 16-2-1943 và số 32, 1-3-1943.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tri Tân, số 205, 30-9-1945, tr. 6, 18.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đại Học, số 34 (tháng Tám 1963), tr. 510-528.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ibid, số 40, (tháng Tám 1964) tr. 577-583.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ibid, tr. 584-648.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Văn, từ số 2 (tháng XII-1967).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link HUỲNH VĂN TÒNG,« Lịch sử báo chí Việt-nam từ khởi thủy đến 1950 », (Sài-gòn : Trí Đăng, 1973), tr.73.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tr.69.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tr.24.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sài-gòn : Gió Đông, 1967, tr.51.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chim Việt x.b.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tri Tân, số 195, 12-7-1945, tr.2.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ibid, số 140, 27-4-1944, tr.9.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tr.49.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sài-gòn : Trình Bày, 1967, quyển hạ, tr.36.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hà-nội : Tân Dân, 1942, quyển II, tr.87.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NGUYỄN HIẾN LÊ, « Phải thống nhất nhan đề và thoại các áng văn thơ cổ », Bách Khoa, số 142, 1-12-1962, tr.24.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tin Sáng, 791, 2-11-1971, tr.2.
     
  4. tungpham2610

    tungpham2610 Lớp 3

    Bác ko để ở box lịch sử, làm em ko biết, :d
    Thanks bác đã post!
     
    Thu VO thích bài này.
  5. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    "Mảnh vụn Văn học sử" là những mảnh vụn sử của ngành văn chương nha bạn, là lịch sử về văn chương, chứ không phải lịch sử địa lý nhé ! Nên nó phải ở box văn học chớ không ở box LS-ĐL
    cute_smiley26
     
    tieungao and tungpham2610 like this.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này