Hiện thực Một đứa con đã khôn ngoan - Nguyễn Công Hoan

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi V/C, 9/12/17.

Moderators: Bọ Cạp
  1. V/C

    V/C Mầm non

    Các file đính kèm:

  2. vothanhloc

    vothanhloc Mầm non

    Mình thích thể loại viết về xã hội VN thời kỳ trước, rất hay.
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Lời giới thiệu của nhà xuất bản (trích)
    Hơn 50 năm cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã có dành một khoảng thời gian để sáng tác cho thiếu nhi. Trong hồi ký Đời viết văn của tôi (NXB Văn Học 1971) có đoạn ông viết: “Lại một người bạn cũ của tôi là Nguyễn Đức Phong, tức Thái Phỉ, xuất bản tờ báo nhi đồng lấy tên là Cậu Ấm. Báo Cậu Ấm đăng hai truyện dài và một truyện ngắn. Một truyện dài là Tấm lòng vàng”. Truyện dài còn lại là Đảng Rổ Bẫy và truyện ngắn Đồng trinh Gia Long.

    Được sự đồng ý của gia đình nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977), XNB Trẻ tái bản lại những tác phẩm này. Chúng tôi tin rằng, những tác phẩm này hoàn toàn phù hợp với lý tưởng giáo dục trẻ em hiện nay.

    Trong truyện Một đứa con đã khôn ngoan, nhà văn giáo dục cho trẻ em đức tính yêu lấy tiếng Việt. “Ta có tiếng nói riêng. Bổn phận ta là phải giữ lấy tiếng ta, vì tiếng ta tức là tinh thần nước ta” (tr.12). Cậu bé Chỉ trong truyện này chỉ mê tiếng Pháp và cho rằng tiếng Việt không đủ để diễn tả hết mọi suy nghĩ và sự vật. Ngay cả lúc viết thư cho bạn thì cậu cũng phải dùng chêm tiếng Pháp. Cậu (bố) của cậu bé Chỉ không đồng ý và phân tích cho cậu rằng: “Con thấy thiếu chứ tiếng ta không thiếu. Nếu thiếu chăng, thì nó thiếu ở ý mới, vật mới xưa kia không có. Còn những ý cũ vật cũ thì tiếng nước ta vẫn đủ như thường. Xem ngay như về gia đình, ta có biết bao nhiêu tiếng: kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, chắt, chút, chú, bác, cậu, mợ, dì, cô, thím, âu yếm, thân, hiếu, đễ, từ và biết bao nhiêu tiếng nữa. Lại nói như cách mang đồ đạc, ta có đội, gánh, xách, vác, cầm, khênh, ôm, cõng, bẽ, tải, cắp, khuân, bế, mỗi tiếng một nghĩa riêng” (tr.13) và “Cậu dám đánh cuộc với các ông cử, ông nghè Tây dùng tiếng Pháp mà dịch nổi tiếng “lôi thôi” của ta đấy” (tr.13).
    Dù được phân tích thấu đáo như thế, nhưng cậu bé Chỉ vẫn không tin. Và cậu chỉ thật sự tin khi mợ (mẹ) của cậu bị ốm và nhờ cậu đọc giùm tiểu thuyết tiếng Việt. Cậu bất ngờ là không ngờ nó lại hay đến thế! “Truyện Tây cũng đến thế là cùng” (tr.29). Chúng tôi bùi ngùi khi đọc lại những lời của người mẹ nói với con: “Mợ mua sách Quốc văn, được sách hay đã đành, dù phải sách dở mợ cũng vui lòng. Mình không có tài làm cho Quốc văn hay đẹp hơn lên, thì phải có chút khuyến khích những người có công quý hóa ấy vậy” (tr.18).
    Đừng quên rằng, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã tôn vinh tiếng Việt từ thập niên 40 - lúc mà tiếng Pháp còn ngự trị trong mối quan hệ xã hội. Ngay lúc tiếng Việt còn bị rẻ rúng thì sự mẫn cảm của nhà văn đã giúp cho ông thấy tương lai lớn mạnh tất yếu của nó. Bây giờ, mọi người đang đổ xô nhau học ngoại ngữ như một “mốt” thời thượng, thì truyện Một đứa con đã khôn ngoan đã nhắc nhở chúng ta rất nhiều điều.

    Đã từng đọc truyện dài Tấm lòng vàng thì chắc hẳn, đã đôi lần chúng ta phải ứa nước mắt trước hoàn cảnh bi đát của cậu học trò tên Đức. Đức có biệt danh vua zéro vì học dốt. Nào phải vì lười biếng, nhát học đâu, mà vì gia đình nghèo. Bố mất, mẹ đi lấy chồng khác, cậu phải ở trọ. Không có tiền trả, bà chủ sai cậu làm quần quật tối ngày, cậu không có thời giờ ôn bài. Biết chuyện này, một thầy giáo đã âm thầm giúp Đức: mỗi tháng bỏ 3 đồng vào vở để Đức trả tiền trọ. Từ đó, Đức học giỏi hẳn lên. Đây là một câu chuyện cảm động. Cảm động vì thầy thương yêu học trò và sau này, khi công thành danh toại thì học trò tìm cách giúp đỡ lại thầy trong cơn hoạn nạn. “Rồi đây, dù các em có làm nên đến gì, mà dầu chẳng được đội ơn thầy nhiều như anh đây, thì lúc nào cũng nhớ ơn thầy, tức là ơn người cha thứ hai vậy” (tr.30). Đọc lại vở kịch này, chúng tôi tin rằng, bây giờ trong môi trường sư phạm vẫn còn những tấm lòng cao thượng như thế. Cho dù nó có phai nhạt đi ít nhiều thì sự có mặt của vở kịch Tấm lòng vàng ở thời điểm này vẫn là điều cực kỳ đáng quý và cần thiết trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

    Trong truyện Đảng Rổ Bẫy thì nhà văn viết về một thiếu niên tên là Tâm. Trên đường trở về nhà, lòng đang nao nức muốn báo tin cho cha mẹ biết là mình vừa đỗ Sơ học yếu lược. Không ngờ, khi đặt chân đến nhà thì nghe tin cha bị bắt vì tội ăn cướp! Thế là Tâm lên tận huyện đường để minh oan cho cha. Lần thứ hai lên gặp quan huyện thì chẳng may Tâm bị đảng cướp Rổ Bẫy bắt cóc. Sau đó, nhờ trí thông minh và lòng dũng cảm, Tâm đã khám phá ra tổ chức của đảng cướp này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/12/17
    ngockq75 thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này