Chuyên ngành Một Phương Pháp Giáo Dục Mới: Làm Thế Nào Để Hiểu Tâm Lý Trẻ? - Rose Vincent, Roger Mucchielli

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi 1953snake, 24/1/15.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    cover 2.jpg

    Một Phương Pháp Giáo Dục Mới: Làm Thế Nào Để Hiểu Tâm Lý Trẻ?
    Nguyên tác: Comment Connaître Votre Enfant
    Nhà xuất bản Anh Vũ, 1974
    Làm ebook: 1953snake, annie le (tve-4u.org)
    Format: mobi + epub + pdf

    Đây là cuốn sách không thể thiếu trong mọi gia đình. Tác giả – hai giáo sư thạc sĩ – đã phân biệt giúp chúng ta những đối tượng trẻ em khác nhau và trình bày từng đặc tính của mỗi loại trẻ để mỗi gia đình có thể căn cứ vào nét mặt, hình dáng, chữ viết và cung cách sinh hoạt của các em mà phân định bản chất, ý hướng, khả năng, hầu giúp cho sự uốn nắn các em và sự hướng dẫn nghề nghiệp [cho] các em được thuận lợi.
    Các vấn đề về tính tình, [trí] thông minh, xung đột gia đình, bệnh trạng tâm lý, mặc cảm, chọn nghề được tác giả diễn tả một cách cụ thể, khoa học. Quyển sách hữu ích và lý thú này sẽ đem lại nhiều thay đổi tốt đẹp trong gia đình và góp phần đáng kể trong việc cải thiện sinh hoạt.
    Sách có nhiều hình minh họa (nét mặt, cấu tạo khuôn mặt, hình dạng bàn tay, mẫu chữ viết) tiêu biểu cho 8 loại cá tính.

    MỤC LỤC
    TỰA
    LỜI NÓI ĐẦU
    PHẦN THỨ NHẤT. CON BẠN LÀ AI?
    CHƯƠNG 1. HAI CUỘC KHỦNG HOẢNG TĂNG TRƯỞNG LỚN
    Trẻ con dưới tám tuổi
    Khúc quanh tám tuổi
    Cuộc khủng hoảng của tuổi dậy thì
    CHƯƠNG 2. CÁ TÍNH CỦA TRẺ
    PHẦN THỨ HAI. NHỮNG TÍNH TÌNH KHÁC NHAU
    CHƯƠNG 1. NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN TÍNH TÌNH
    Làm thế nào khám phá tính nhạy cảm?
    Làm thế nào nhận xét hoạt động tính?
    Làm thế nào thẩm định khả năng thích ứng
    CHƯƠNG 2. MẤY LỜI CHỈ DẪN TRƯỚC KHI NHẬN DIỆN TỪNG TRẺ
    CHƯƠNG 3. TRẺ THẦN KINH (LE NERVEUX)
    CHƯƠNG 4. TRẺ ĐA CẢM (LE SENTIMENTAL)
    CHƯƠNG 5. TRẺ DỊ NỘ (LE COLERIQUE)
    CHƯƠNG 6. TRẺ ĐAM MÊ (LE PASSIONNÉ)
    CHƯƠNG 7. TRẺ ĐA HUYẾT (LE SANGUIN)
    CHƯƠNG 8. TRẺ TRẦM TĨNH (LE FLEGMATIQUE)
    CHƯƠNG 9. TRẺ LÂM BA (LE LYMPHATIQUE)
    CHƯƠNG 10. TRẺ BẤT ĐỘNG (L’APATHIQUE)
    PHẦN THỨ BA. TRÌNH ĐỘ TRÍ TUỆ VÀ NHỮNG TRẮC NGHIỆM TRÍ THÔNG MINH
    CHƯƠNG 1. TRẺ CÓ THÔNG MINH KHÔNG?
    CHƯƠNG 2. TÍNH TÌNH VÀ THÔNG MINH
    CHƯƠNG 3. TRẺ DĨNH NGỘ, TRẺ TRUNG BÌNH VÀ TRẺ CHẬM TIẾN
    PHẦN THỨ TƯ. CÁ TÍNH CỦA TRẺ [ĐƯỢC] CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? NHỮNG ẢNH HƯỞNG NGOẠI LAI
    CHƯƠNG 1. HOÀN CẢNH VÀ CÂU CHUYỆN CỦA TRẺ
    CHƯƠNG 2. NHỮNG XUNG ĐỘT TRONG GIA ĐÌNH
    CHƯƠNG 3. KHÁM PHÁ MẶC CẢM CỦA TRẺ
    PHẦN THỨ NĂM. VẤN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP CON BẠN SẼ CHỌN NGHỀ GÌ?
    CHƯƠNG 1. TẠI SAO NGƯỜI TA THƯỜNG LẦM LẪN?
    CHƯƠNG 2. MỘT SỰ LỰA CHỌN HỢP LÝ
    Đời sống nghề nghiệp phải thích hợp với tính tình
    Trí thông minh chỉ rõ trình độ nghề nghiệp
    Công việc chọn nghề còn được chính xác hơn nhờ biết chú trọng thị hiếu của trẻ
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 24/1/15
  2. valerie

    valerie Mầm non

    Cám ơn bạn 1953snake đã chia sẻ một cuốn sách đúng là không thể thiếu được trên kệ sách của phụ huynh và các thầy cô giáo quan tâm đến việc giúp trẻ phát triển cách tốt nhất; đối với các bạn trẻ thì theo mình nghĩ cuốn sách này cũng giúp chúng ta nhận diện được cá tính của mình để có thể tự hoàn thiện bản thân. Theo tác giả, phương pháp giáo dục trẻ phải phù hợp với tính tình và thiên tư của mỗi em; đọc xong cuốn này mình lại băn khoăn không biết là liệu mình ép trẻ em "cày ải":học thật nhiều, thật nhanh, và thi cử thật khó có phải là phương pháp giáo dục tốt chưa. Cuốn sách này tuy xuất bản đã lâu rồi, nhưng vấn đề và cách giải quyết vẫn còn tính thời sự. Xin mạnh dạn giới thiệu cùng các bạn.
     
    laithanhtuan, nmduc073, Fish and 3 others like this.
  3. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Bạn valerie nhận xét rất tuyệt và quá chuẩn, xin cám ơn bạn nhiều!
     
    Zhiqiang thích bài này.
  4. superlazy

    superlazy Lớp 4

    Nói đến việc học của trẻ. Nhà mình cũng có trẻ con, có đứa học tốt, có đứa thì học dở. Nhưng tốt hay dở đều bị ép học rất nhiều, học thêm môn này môn kia, lại còn bắt làm toán trên mạng. Mới lớp 3 mà mẹ bắt con ngồi học tới 11h đêm cũng không phải chuyện hiếm. Nhìn mà rất thương.
    Nhưng có điều là nếu không học nhiều thì bọn trẻ lại không thể theo kịp bài trên lớp. Mình cũng nói chuyện với chị gái, chị là giáo viên tiểu học và cũng có con đang học tiểu học (chị cũng có cách dạy khá tốt), rằng phải có cách nào để mấy đứa không phải vất vả như thế chứ thì chị đã trả lời như vậy. Hình như loanh quanh lại quay về kiểu dạy ở nhà trường và phụ huynh thường là bị động chạy theo cách dạy đó?
    Mình thì vẫn có suy nghĩ là khi còn nhỏ, cứ để cho trẻ phát triển tự nhiên đã, cứ quan sát xem nó như thế nào rồi... tính tiếp. :D
    Lại tải ebook này về làm hàng dự trữ. :D
     
  5. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Cám ơn nhận xét của bạn superlazy. Mình hy vọng có ngày VN có nhiều công trình nghiên cứu xã hội, giáo dục, tâm lý nghiêm túc, có giá trị và có những người lãnh đạo, người quản lý ngành có tầm nhìn sâu sắc để cải cách giáo dục cho thực sự có hiệu quả và phát huy tác dụng lâu dài, việc học hành trở thành 1 sinh hoạt bình thường, đầy hứng khởi, không còn tình trạng trẻ em mệt mỏi vì việc học, thầy cô giáo mệt mỏi, cha mẹ cũng mệt mỏi và xã hội - về lâu dài - cũng không kém phần mệt mỏi. Mong lắm thay!
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/1/15
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này