Kinh điển Nero, nhà thơ bạo chúa - Kosztolanyi Dezso

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi V/C, 2/12/17.

  1. V/C

    V/C Mầm non

    download.jpg
    Nerô, nhà thơ bạo chúa
    Tác giả: Kôxtôlanhi Đejuê
    Dịch giả: Lê Xuân Giang
    NXB Văn Học 1986
    Giới Thiệu
    Nerô là tiểu thuyết lịch sử duy nhất của Kôxtôlanhi, song không phải theo cái nghĩa như các tiểu thuyết lịch sử của Oantơ Xcôt hay Vichtô Huygô. Với Kôxtôlanhi, đề tài có trước: Cơn bạo cuồng vô độ của một nghệ sĩ nửa mùa mà lại có quyền hành tuyệt đối, và số phận của nghệ thuật thuần tuý dám đương đầu với hắn; sau đó ông mới đi tìm cái khung lịch sử. Đã có sẵn những tính cách và mẫu người khiến ông suy nghĩ, muốn đưa lên mặt giấy; sau đó ông mới tìm cách khoác lên họ bộ cánh tôga hoặc tunika của thi sĩ, triết gia, chính khách hoặc ma cô thời La Mã cổ đại. Bối cảnh lịch sử đối với ông chỉ là cái cầu nhảy để lấy đà, nhân đó mà nói về thời đại mình, bản thân mình. Để viết Nerô, Kôxtôlanhi đã nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia La Mã cổ đại như Xuêtôniux, Taxitux, Pliniux, Xeneca, Lucanux; ông còn đọc cả bộ sách đồ sộ của Phritlanđơle; những bức thư còn lại cho biết ông cũng tham khảo cả ý kiến của Rêvoi Lôjep, một nhà thư tịch học cổ đại. Kôxtôlanhi đã đưa vào tiểu thuyết nhiều chi tiết của cuộc sống La Mã cổ đại, song không phải những cái đó khiến ông quan tâm. Ông không hề cố gắng tô đậm màu sắc địa phương về lịch sử và địa lý, không nhấn mạnh những nét đặc sắc trong lịch sử văn hoá, chỉ đơn giản đưa chúng vào hành động tiểu thuyết một cách nhẹ nhàng. Ông cũng không quan tâm nhiều đến việc làm sống lại tinh thần của thời đại cũ: Cuốn tiểu thuyết không hề nói chút nào tới những vụ cấm đoán, săn đuổi đạo Cơ đốc, tới cuộc đụng độ lớn giữa La Mã dị giáo suy đồi với La Mã cơ đốc giáo đang triển khai lực lượng.
    Để hiểu tiểu thuyết này ta nên tìm môtíp chủ đạo ngay trong tiểu sử tác giả. Giới bạn bè nói rằng Kôxtôlanhi đã khắc hoạ nhân vật Nerô qua Xobô Đejuê, một nhà văn chính khách có quyền thế lớn nhất hồi bấy giờ của phe phản động, và Hội đàn Xita La Mã chẳng phải ở đường Via Appia, mà ở ngay trong một tiệm cà phê Buđapet. Nhân vật Xeneca cũng dựa nhiều hơn vào suy nghĩ của Kôxtôlanhi hơn là vào những bi kịch, những bức thư của nhà hiền triết này, hoặc là vào những tác phẩm viết về Xeneca còn lại đến ngày nay. Nhưng nếu hiểu như thế thì đơn giản hoá quá đáng tác phẩm này. Bởi vì tất cả những khía cạnh có tính chất cá nhân đó với thời gian đã mất tính thời sự. Cái thật thời sự là bản thân Nerô, nhà thơ bạo chúa, có báo trước những nét lớn của một đường lối chính trị phủ nhận mọi tiêu chuẩn đạo lý mà rồi đây chủ nghĩa phát xít sẽ thực hiện. Nhân vật Nerô, dựa trên những mẩu chuyện và những lời bình phẩm của Taxitux và chủ yếu là của Xuêtôniux, được Kôxtôlanhi cho khởi đầu sự nghiệp như một chàng trai tốt bụng, có những ý định tốt: sau Caligula phát điên và sau Klauđiux nhu nhược vì quá già nua, Nerô tỏ ra có hứa hẹn sẽ là một hoàng đế anh minh. Nerô định bụng như thế, Xeneca, người thầy học của Nerô, cũng hy vọng như thế. Song tâm hồn của kẻ bất tài đã đột ngột méo mó đi. Trên ngai vàng, chàng trai sáng dạ và tế nhị đã trở nên kẻ giết người cuồng bạo. Do thấy mình bất tài; y ghen ghét tất cả những ai chân tài, với lòng ganh tỵ y đã đầu độc Britannicux, rồi hành động khát máu này kéo theo những hành động tàn bạo khác. Với tài nghệ bậc thầy Kôxtôlanhi đã mô tả tài tình diễn biến tâm lý khiến cho kẻ bất tài lúc đầu trở nên người xấu tính, về sau đi đến chỗ độc ác; mô tả tài tình cái quá trình mà thói tàn bạo vô độ của một con người đã thổi phồng lòng tự tôn lên đến mức quá quắt. Song Kôxtôlanhi không vừa lòng với chủ đề tư tưởng đó, qua những chương được xây dựng đầy kịch tính, Nerô ngày càng dấn sâu vào tội ác, ngày càng sa đoạ, từ chỗ muốn làm một đấng anh quân tới chỗ cho rằng quyền hành vô biên chính là tự do vô hạn, tới chỗ chỉ làm tội ác mới cảm thấy được sống thật sự. Đây là hình tượng được khắc hoạ từ những sự kiện kinh khủng của thế kỷ. Sự đe doạ của một nền chuyên chế toàn diện lúc bấy giờ ở Hungari đã gợi cho Kôxtôlanhi vẽ nên hình tượng ghê người của thói chuyên chế. ở điểm này, Kôxtôlanhi, nhà văn xa lánh thực tế, coi thường chính trị, đã vẽ ra được bản chất của kẻ độc tài và chủ nghĩa phát xít, gần như với sức mạnh tiên tri. Một thập kỷ sau, lời tiên tri này đã thành sự thật và suýt nữa chủ nghĩa phát xít đã tiêu diệt cả châu Âu. Đấy là tầm lớn thực sự của tiểu thuyết. Chất liệu của tiểu thuyết đã được thực tế chứng minh, điều này làm cho tác phẩm trở nên bất hủ.
    Viết Nerô, Kôxtôlanhi còn muốn giãii bày những quan điểm của mình, về bản thân mình. Nhân vật Xeneca đã được ông ký thác làm việc giãi bày đó trong suốt cuốn tiểu thuyết này. Những quan điểm của Xeneca về quyền hành, về thái độ thoả hiệp, đặc biệt là về nghệ thuật và chức năng người nghệ sĩ, nói chung không xa những suy nghĩ của Kôxtôlanhi. Khi ông viết về Xeneca: “Ông chỉ muốn viết, viết những bi kịch và những bài thơ, viết những câu trường cú vòng vèo, tuyệt bút, rắn đanh và lấp lánh như cẩm thạch, viết những câu thông thái về cuộc đời và cái chết...; còn những gì ngoài việc đó, ông không quan tâm. Ông không có tín ngưỡng nào khác ngoài việc sáng tác...”, thì đó cũng chính là một hình ảnh của Kôxtôlanhi.
    Bố cục của tiểu thuyết khá căng thẳng, tỏ rõ tác giả có tài tạo tình huống, nhạy bén đối với những rung động tinh tế trong tâm lý con người. Một trong những đoạn hay nhất có lẽ là mấy câu mô tả chuyến đi và suy nghĩ của Burut, viên tướng tư lệnh ngự lâm quân, khi rời khỏi đô thành La Mã. Đây là những ý nghĩ cay đắng, được thiên nhiên phụ hoạ bằng cơn bão đáng sợ, tuy gán cho Burut, thực chất trào ra từ chính tâm hồn Kôxtôlanhi. Chính ông để tang cái đô thành hang ổ bạo chúa, nằm trải dài dưới xa, chính Kôxtôlanhi cảm thấy tất cả những gì trước mắt ông đều chỉ là cái nhất thời.
    -----★-----
    [VCTVEGROUP]
    Chụp: @Bich Dung
    PDF: @inno14
    • Link PDF:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    • EPUB:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/1/19
  2. V/C

    V/C Mầm non

    Bìa đẹp của @Ngọc Sơn cho ai thích làm text.
    Nero_cover-01-rz.jpg
    Nero_cover-02-rz.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/17
  3. kimtrongnew

    kimtrongnew Lớp 1

    Nghe nói cuốn này là một tác phẩm kinh điển của Húng gà ri mà chưa có dịp đọc.
    Không biết đã có ai làm text chưa nhỉ?
     
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Chưa có ai làm đâu. Bạn có xung phong làm text không? Đứng ra mở dự án và hô hào mọi người cùng góp tay.
     
    kimtrongnew thích bài này.
  5. kimtrongnew

    kimtrongnew Lớp 1

    Để em thử xem. Mà cho hỏi chuyển từ PDF sang text thì dùng phần mềm gì để đỡ lỗi chính tả nhất nhỉ?
     
  6. V/C

    V/C Mầm non

    Đừng thử cho mất công. Trước đã thử rồi.
     
  7. kimtrongnew

    kimtrongnew Lớp 1

    Thử convert online 1 trang thì được như nàycute_smiley23
     

    Các file đính kèm:

  8. kimtrongnew

    kimtrongnew Lớp 1

    LỜI GIỚI THIỆU

    Kôxtôlanhi Đejuê (1885-1936) là một nhà văn lớn của phong trào Văn học Mới Hungari trong nửa đầu thế kỷ hai mươi. Nếu tập thơ Những bài thơ mới (1905) của Ađy Enđre đã khai sinh cho Văn học Mới, thì tập thơ Giữa bốn bức tường (1907) của Kôxtôlanhi là tiếng sấm mùa xuân thứ nhì báo hiệu một mùa bội thu trên cánh đồng bạc màu của nền thơ Hungari thời đó. Khó lòng mà nói cho hết được ảnh hưởng kích thích sinh thành của hai ông đối với nền văn học hiện đại Hungari : hàng loạt tài năng kế tiếp nhau nở rộ về sau, trước hết qua thơ của hai ông mà biết đến những khả năng mới của truyền cảm trong thơ.


    Hai mươi chín năm tiếp theo, từ 1908 đến 1936, Kôxtôlanhi đã liên tục cho ra đời năm một, năm đôi hàng loạt những đứa con tinh thần: 11 tập thơ, 7 tập truyện ngắn, 5 tiểu thuyết, 7 tập tản văn, 2 tập thơ dịch. Sau khi ông mất, nhà xuất bản Nhugot còn in 11 tập di cảo của ông về ngôn ngữ học, về chân dung các nghệ sĩ, về sân khấu. Đó là chưa kể đến khối lượng khổng lồ những bài báo mà ông phải viết đều đặn hàng tuần, thậm chí có lúc hàng ngày, cho hai, ba tờ báo khác nhau. Thật là một cây bút có sức làm việc đáng kinh ngạc, với chất lượng nghệ thuật cao. Thi hào Ađy từng viết về Kôxtôlanhi: “Ông là nghệ sĩ, ông là nhà văn, tôi không biết có làm được cho tất thảy mọi người hiểu tôi hay không : ông là cây bút văn chương”. Quả đúng như vậy : thơ Kôxtôlanhi có hình thức điêu luyện tới tột đỉnh, vần điệu của ông bao giờ cũng gây ngạc nhiên, nhiều bài thơ của ông như một « hội pháo hoa của vần ». Bên cạnh thơ ông, vần điệu của các bậc đại bút khác nhiều khi cũng hình như còn gượng ép. Trong thơ ông, bản thân nhạc điệu, tiết tấu âm hưởng cũng đóng vai trò gây cảm hứng. Đôi khi người ta thấy ông ngây ngất trước vẻ đẹp mầu nhiệm của ngôn ngữ, đê mê trước âm vang đắm đuối của các từ, song ngay cả những lúc như vậy ông vẫn luôn luôn truyền được sang người đọc cái cảm xúc ngọn nguồn đã khiến cho ngôn ngữ đẫm hơi men. Văn của ông là mẫu mực của lối viết uyển chuyển, chính xác và hiện đại. Sức mạnh ngôn ngữ của ông là ở chỗ giàu màu sắc, phong phú và gợi cảm. Câu văn, câu thơ của ông khi uốn lượn, khi gọn lỏn, khi bồi liên tiếp các động từ hoặc hình dung từ, khi thư giãn khoan thai, khi cắm cúi lao vun bút, bao giờ cũng là nhằn những mục đích mỹ học có tính toán. Bản chất thích bỡn cợt của ông với vô vàn lối nói hóm hỉnh, thông minh, với nhạc điệu tiết tấu có sức gợi cảm, náo hoạt, cộng thêm sự nhạy bén bởi các ngữ cảnh khiến cho nhịp đập vốn đã sinh động của văn phong càng thêm biến đổi khôn lường. Chính cái ma lực không ai sánh kịp của sự toàn bích này tạo nên ảnh hưởng lớn lao của ông cho tới tận hôm nay.


    Nếu thơ văn Ađy là thơ văn chính luận, cách mạng, thì thơ Kôxtôlanhi có xu hướng gần gũi với lý tưởng nghệ thuật vị nghệ thuật. Khí cốt văn học của ông khá phức tạp, ngay từ 1904, đang ngồi trên ghế trường đại học, ông đã có chứng minh cho vài ba bạn thân thấy rằng cảnh cô lẻ của nhà thơ rất có sức năng sản. Hồi đó ông đã cho rằng chỉ có thể sáng tác liên tục, đọc nhiều, trau dồi nhiều theo đúng ý mình muốn, nếu không quan tâm đến thế giới đầy biến động, nóng bỏng ở chung quanh, nếu bỏ qua các sự kiện. Ông muốn vị kỷ một cách tự giác, chỉ chú ý vào bản thân, vào nội tâm mình thôi. Hai mươi mốt tuổi ông đã có một thế giới quan ổn định : đó là thế giới quan lấy nghệ thuật làm tâm điểm. (Năm ấy ông đã là trợ bút của tờ Nhật báo Buđapet, một trong những tờ báo có trọng lượng nhất ở Thủ đô, phụ trách phần thơ, thay chính vị trí của Ađy năm ấy (1906) đi Pari). Trong con người Kôxtôlanhi thiếu cái nôn nóng cách mạng của Ađy. Ông bước lên văn đàn với thái độ của một thiên tài cô độc, ít nhiều chịu ảnh hưởng của Nitsơ, theo tinh thần Zarathuxtra: “Ngươi phải đi con đường cô độc dẫn đến bản thân ngươi».


    Về cuối đại chiến I, làn sóng cách mạng lan tràn khắp châu Âu, ảnh hưởng quyết định đến hướng đời của một bộ phận trí thức. Kôxtôlanhi cũng bắt đầu quan tâm đến chính trị, nhậy cảm hơn đối với các tầng lớp dân nghèo, với những nguy cơ đe dọa dân tộc. Hồi này ông biết được một số bài báo đưa tin về các sự kiện cách mạng với cảm tình nhất tri, ủng hộ (Nhật ký cách mạng, Quận Lipôt Latinh, Dân nghèo, Nhà hát mới v.v...) Khi cuộc cách mạng tư sản dân tộc nổ ra bào tháng 10 – 1918, ông cũng xuống đường. Khi Nhà nước Cộng hòa Xô viết thành lập bào tháng 3 – 1919, ông đã vui mừng chào đón và cũng tham gia công tác văn hóa. Ông còn được mời làm viện sĩ Viện Hàn lâm Vơrơsmorơty. Nhưng chẳng bao lâu ông tỏ ra nghi kỵ, lo lắng cho quyền tự do sáng tạo, cho những lý tưởng dân tộc. Những người vô sản mới lên nắm chính quyền tất không tránh khỏi nhiều điều vụng về, thô thiển, nhưng do thiếu một thế giới quan vững vàng, ông đã sinh u ác cảm với cách mạng. Tháng 8-1919, nước Cộng hòa Xô viết bị đánh bại, đất nước bị thu nhỏ, ông bắt đầu hoang mang, kinh hoàng, thất vọng. Vùng quê nơi ông ra đời mà lớn lên bị cắt khỏi nước Hungari lịch sử, bố mẹ ông ở lại bên đó, dưới một chính quyền khác, thành phố Xobotko chôn rau cắt rốn của ông trở thành Xubotica của Nam Tư. Nhiều ngày, nhiều tuần ông ở là trong phòng. Thế rồi, trong cơn khủng bố trắng điên cuồng, ông là nhà văn lớn ra đi làm trước nhất, mà lại đi làm cho tờ Thế Hệ Mới của phe Cơ đốc giáo sô vanh, phản động, phụ trách mục đòn bút Xin lỗi, và ông đã viết nhiều bài châm biếm hai cuộc cách mạng nói trên kia cùng những nhà lãnh đạo hai cuộc cách mạng đó. Việc làm sai trái này của ông là không thể biện hộ được. Thế giới quan lấy mỹ học làm tâm điểm tất yếu đưa ông đến thái độ vô chính trị. Hành động của ông lập tức bị phản kích cả từ hai phía. Chẳng những các bạn bè cũ mà công chúng hâm mộ giận ông, quay lưng di đã đành, mà cả những kẻ cùng kiếm cơm với ông trong tòa báo phản động nọ cũng không giấu giếm thái độ ghẻ lạnh của chúng. Chiến dịch đả kích để hạ uy thế ông do Xobô Đejuê phát động từ phái hữu và những cuộc phản kích quyết liệt từ phái tả đã dồn ông vào chân tường. Ông thấy mình đã đi làm đường. Ông bỏ việc ở tờ báo Thế Hệ Mới, đành chấp nhận cuộc sống vật chất bấp bênh, cuộc sống tinh thần cô độc, tìm cách quay trở lại vị trí cũ của mình. Ông thấy cần phải xem xét lại các lý lẽ của những đối thủ, xem xét lại nhân cách của mình. Bản kết toán lớn của quá trình xem xét lại này là tiểu thuyết Nerô, nhà thơ bạo chúa (1922).


    Nerô là tiểu thuyết lịch sử duy nhất của Kôxtôlanhi, song không phải theo cái nghĩa như các tiểu thuyết lịch sử của Oantơ Xcốt hay của Vichtô Huggô. Với Kôxtôlanhi, đề tài có trước: cơn bạo cuồng vô độ của một nghệ sĩ nửa mùa mà lại có quyền hành tuyệt đối, và số phận của nghệ thuật thuần túy dám đương đầu với hắn; sau đó ông, mới đi tìm cái khung lịch sử. Đã có sẵn những tính cách và mẫu người khiến ông suy nghĩ, muốn đưa lên mặt giấy ; sau đó ông mới tìm cách khoác lên họ bộ cánh tôgá hoặc tunika của thủ sĩ, triết gia, chính khách hoặc ma cô thời La Mã cổ đại. Bối cảnh lịch sử đối với ông chỉ là cái cầu nhảy để lấy đà, nhân đó mà nói về thời đại mình, bản thân mình. Để viết Nerô, Kôxtôlanhi đã nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia La Mã cổ đại như Xuêtôniux, Taxitux, Pliniux, Xeneca, Lucanux ; ông còn đọc cả bộ sách đồ sộ của Phritlanđơle ; những bức thư còn lại cho biết ông cũng tham khảo cả ý kiến của Rêvoi Iôjep, một nhà thư tịch học cổ đại. Kôxtôlanhi đã đưa vào tiểu thuyết nhiều chi tiết của cuộc sống La Mã cổ đại, song không phải những cái đó khiến ông quan tâm. Ông không hề cố gắng tô đậm màu sắc địa phương, về lịch sử và địa lý, không nhấn mạnh những nét đặc sắc trong lịch sử văn hóa, chỉ đơn giản đưa chúng vào hành động tiểu thuyết một cách nhẹ nhàng. Ông cũng không quan tâm nhiều đến việc làm sống lại tinh thần của thời đại cũ : cuốn tiểu thuyết không hề nói chút nào tới những vụ cấm đoản, săn đuổi đạo Cơ đốc, tới cuộc đụng độ lớn giữa La Mã dị giáo suy đồi bởi La Mã cơ đốc giáo đang triển khai lực lượng.


    Để hiểu tiểu thuyết này ta nên tìm môtip chủ đạo ngay trong tiểu sử tác giả. Giới bạn bè nói rằng Kôxtôlanhi đã khắc họa nhân vật Nerô qua Xobô Đejuê, một nhà văn chính khách có quyền thế lớn nhất hồi bây giờ của phe phản động, và Hội đàn Xita La Mã chẳng phải ở đường Via Appia, mà ở ngay trong một tiệm cà phê Budapet. Nhân vật Xeneca cũng dựa nhiều hơn vào suy nghĩ của Kôxtôlanhi hơn là vào những bi kịch, những bức thư của nhà hiền triết này, hoặc là vào những tác phẩm viết về Xeneca còn lại đến ngày nay. Nhưng nếu hiểu như thế thì đơn giản hóa quá đáng tác phẩm này. Bởi vì tất cả những khía cạnh có tính chất cá nhân đó với thời gian đã mất tính thời sự. Cái thật thời sự là bản thân Nerô, nhà thơ bạo chúa, nó báo trước những nét lớn cho ngột đường lối chính trị phủ nhận mọi tiêu chuẩn đạo lý mà rồi đây chủ nghĩa phát xít sẽ thực hiện. Nhân vật Nerô, dựa trên những mẩu chuyện và những lời bình phần của Taxitux mà chủ yếu là của Xuêtôniux , được Kôxtôlanhi cho khởi đầu sự nghiệp như một chàng trai tốt bụng, có những ý định tốt : sau Caligula phát điên và sau Klaudiux nhu nhược vì quá già nua, Nerô tỏ ra có hứa hẹn sẽ là một hoàng đế anh minh. Nerô định bụng như thế, Xeneca, người thầy học của Nerô, cũng hy vọng như thế. Song tâm hồn của kẻ bất tài đã đột ngột méo mó đi. Trên ngai nàng, chàng trai sáng dạ và tế nhị đã trở nên kẻ giết người cuồng bạo. Do thấy mình bất tài ; y đã ghen ghét tất cả những ai chân tài, với lòng ganh tỵ đã đầu độc Britannicux, rồi hành động khát máu này kéo theo những hành động tàn bạo khác. Với tài nghệ bậc thầy, Kôxtôlanhi đã mô tả tài tình diễn biến tâm lý khiến cho kẻ bất tài lúc đầu trở nên người xấn tính, về sau đi đến chỗ độc ác ; mô tả tài tình cái quá trình mà thói tàn bạo vô độ của một con người đã thổi phồng lòng tự tôn lên đến mức quá quắt. Song Kôxtôlanhi không vừa lòng bởi chủ đề tư tưởng đó, qua những chương được xây dựng đầy kịch tính, Nerô ngày càng dấn sâu hơn vào tội ác, ngày càng sa đọa, từ chỗ muốn làm một đấng anh quân tới chỗ cho rằng quyền hành vô biên chính là tự do vô hạn, tới chỗ chỉ làm tội ác mới cảm thấy được sống thật sự. Đây là hình tượng được khắc họa từ những sự kiện kinh khủng của thế kỷ. Sự đe dọa của một nền chuyên chế toàn diện lúc bấy giờ ở Hungari đã gợi ý cho Kôxtôlahi vẽ nên hình tượng ghê người của thói chuyên chế. Ở điểm này, Kôxtôlanhi, nhà văn xa lánh thực tế, coi thường chính trị, đã vẽ ra được bản chất của kẻ độc tài và của chủ nghĩa phát xít, gần như với sức mạnh tiên tri. Một thập kỷ sau, lời tiên tri này đã thành sự thật và xuýt nữa thì chủ nghĩa phát xít đã tiêu diệt cả châu Âu. Đấy là tầm lớn thực sự của tiểu thuyết. Chất liệu của tiểu thuyết đã được thực tế chứng minh, điều này làm cho tác phẩm trở nên bất hủ.


    Viết Nerô, Kôxtôlanhi còn muốn giãi bày những quan điểm của mình, về bản thân mình. Nhân vật Xeneca đã được ông ký thác làm việc giãi bày đó trong suốt cuốn tiểu thuyết này. Những quan điểm của Xeneca về quyền hành, về thái độ thỏa hiệp, đặc biệt là về nghệ thuật và chức năng người nghệ sĩ, nói chung không xa những suy nghĩ của Kôxtôlanhi. Khi ông viết về Xeneca: «Ông chỉ muốn viết, viết những bi kịch và những bài thơ, viết những câu trường cú vòng vèo, tuyệt bút, rắn đanh và lấp lánh như cẩm thạch, viết những câu thông thái về cuộc đời và cái chết…; còn những gì ngoài việc đó, ông không quan tâm. Ông không có tín ngưỡng nào khác ngoài việc sáng tác …», khi đó cũng chính là một hình ảnh của Kôxtôlanhi.


    Bố cục của tiểu thuyết khá căng thẳng, tỏ rõ tác giả có tài tạo tình huống, nhạy bén đối với những rung động tinh tế trong tâm lý con người. Một trong những đoạn hay nhất có lẽ là mấy câu mô tả chuyến đi và suy nghĩ của Burut, viên tưởng tư lệnh ngự lâm quân, khi rời khỏi đô thành La Mã. Đây là những ý nghĩ cay đắng, được thiên nhiên phụ họa bằng cơn bão đáng sợ, tuy gán cho Burut, thực chất trào ra từ chính tâm hồn Kôxtôlanhi. Chính ông để tang cái đô thành hang ổ bạo chúa, nằm trải dài dưới xa, chính Kôxtôlanhi cảm thấy tất cả những gì trước mắt ông đều chỉ là cái nhất thời.”


    Cùng với nhân dân Hungari anh em đang xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển, chúng ta ngày nay có những quan điểm nghệ thuật vững vàng khác hẳn, song chúng ta hoàn toàn có thể trân trọng đọc tiểu thuyết này của Kôxtôlanhi để hiểu thêm một trong quá khứ của văn hóa nhân loại.


    Hà Nội, 9-3-1983
    LÊ XUÂN GIANG​
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/7/18
  9. kimtrongnew

    kimtrongnew Lớp 1

    Quyển này có ai nhận soát tổng thể không, mình sẽ gởi text sau khi đã soát lỗi lần 1. Cũng không phải nhận bây giờ đâu, cỡ vài tháng nữa mới có text hoàn thiện vì mình làm từ từ thôi.
    @tran ngoc anh bạn có nhận làm được ko nhỉ?
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình nhận!
     
    kimtrongnew thích bài này.
  11. kimtrongnew

    kimtrongnew Lớp 1

    Thế thì tốt quá. Tôi sẽ tranh thủ gởi bạn file text trong thời gian sớm nhất.
    Rất vui vì bạn đã đồng ý cộng tác.3D_42
     
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Làm chậm ít lỗi bạn ơi, đừng chạy theo deadline :)
     
    kimtrongnew thích bài này.
  13. kimtrongnew

    kimtrongnew Lớp 1

    OK. Tôi làm chậm mà, vì bản scan này hơi mờ nên phải soi kỹ hơncute_smiley23Chắc cỡ 2 tháng mới xong được.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  14. kimtrongnew

    kimtrongnew Lớp 1

    Đã có text gần như đầy đủ, chỉ thiếu một số trang do trang in bị mờ quá (ko biết là do giấy hay scan nữacute_smiley23). Là mấy trang sau: 257, 260, 261, 264, 265, 268, 269, 272.

    Không biết nên làm sao mới có được text chính xác của chúng đây nữa.cute_smiley56
     
    lamtam thích bài này.
  15. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Bạn có thể up file text lên không, mình vừa đọc vừa sửa chính tả luôn.
     
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Giao text cho mình, mình vẫn đọc ra các trang mờ ấy.
     
  17. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Xem file pdf thì mấy trang đó đọc được mà, có khó khăn mất chữ đâu nhỉ? Chỉ mỗi tội người đọc được chứ ocr không được :D

    PDF nguyên tác tiếng Hung gia lợi cho đồng chí nào thích chuyển tên phiên âm về nguyên bản.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 23/12/18
    tran ngoc anh thích bài này.
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bạn
    Bản này thì cũng không biết đâu là danh từ đâu không phải, thà giữ nguyên còn hơn :D
     
  19. namnguyenle

    namnguyenle Mầm non

    @kimtrongnew Gửi bạn các trang bị thiếu, trang 257 trong cuốn trên là trang 231 trong cuốn của tôi.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/18
    kimtrongnew and Caruri Tlkd like this.
  20. kimtrongnew

    kimtrongnew Lớp 1

    @tran ngoc anh @lamtam...
    Tôi đã soát lần 1 tới trang 110, các trang còn lại đang soát dần. Gởi các bạn phần đã soát nhé, mong thông cảm vì đã trả lời trễ.[​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    Bọ Cạp thích bài này.

Chia sẻ trang này