Trinh thám Ngăn kéo trên cùng - Nakamura Fuminori

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi V/C, 27/4/19.

  1. V/C

    V/C Mầm non

    ngan.png
    Ngăn Kéo Trên Cùng
    (Phần tăm tối)

    Tác giả: Nakamura Fuminori
    Dịch giả: Nguyễn Thị Ái Tiên
    Công ty phát hành Văn Việt
    Nhà Xuất Bản Văn Học - 06/2017
    —*—
    Giới Thiệu
    Một cuốn tiểu thuyết ấn tượng của tác giả Nakamura Fuminori- tiểu thuyết gia sáng giá của nền văn học Nhật và nhận được rất nhiều các giải thưởng.
    "Ngăn kéo trên cùng phần tăm tối" là câu chuyện về Kozuka Ryodai một cậu bé lớn lên trong một gia đình “không bình thường” và cậu bị chính mẹ mình tống vào Trung tâm Hỗ trợ Trẻ em và bị bỏ mặc kể từ đó. Sau này, cậu được nhận nuôi và rồi trở thành bác sĩ.
    Kozuka đã gặp gỡ và nhận điều trị tâm lý cho Yukari - một cô gái bất hạnh đang phải chịu đựng những chấn thương tâm lý vô cùng nghiêm trọng. Tình cảm nảy sinh đã thôi thúc Kozuka không ngừng nỗ lực chữa trị cho Yukari, thế nhưng biện pháp duy nhất giúp được cô gái ấy là xoá sạch những ký ức đau buồn của cô. Và điều này đồng nghĩa với việc cô cũng sẽ quên luôn cả Kozuka.
    Yukari rời khỏi Kozuka, bắt đầu một cuộc sống mới nhưng rồi tình cờ gặp lại người quen cũ, những ký ức đau khổ ngày xưa theo đó bị khơi dậy và cô biến mất.
    Sự biến mất của Yukari khiến Kozuka gần như sụp đổ. Và rồi anh khám phá ra một bí mật, và một kế hoạch "ăn miếng trả miếng", một kế hoạch tinh vi của một bác sĩ điều trị tâm lý đồng thời cũng là một bệnh nhân có vấn đề về tâm lý đã sẵn sàng.
    —★—
    EBOOK: [VCTVEGROUP]
     

    Các file đính kèm:

  2. NQK

    NQK Lớp 10

    Đây là bản Epub cập nhật ngày 11/10/2019. Cụ nào thích thì Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khi còn duyên.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/10/19
  3. moneysfan

    moneysfan Lớp 1

    cám ơn nhà mình đã share truyện ạ
    nhưng hình như mấy cái note chú thích ko có nội dung gì cả, mong các bạn kiểm tra lại
     
  4. huytran

    huytran Lớp 5

    Tôi nghe báo chí Tây ca tụng cuốn này rất dữ (vừa đúng lúc bản dịch Anh ngữ mới phát hành gần đây) nên có tìm đọc. Đọc xong thì có mấy nhận xét như sau:

    Vì không biết tiếng Nhật nên không rõ ngôn ngữ Nhật cô đọng đến mức nào, chứ còn xét theo bản tiếng Anh thì nhiều sự mô tả rất mù mờ (và thật sự tôi không nghĩ tiếng Nhật có cách nói rõ hơn). Chẳng hạn như khi Miyazaki nhìn thấy một bé gái, thì nghe tiếng nói vô hình bảo "hãy bắt lấy nó" (chữ "bắt" ở đây dùng là "catch", nghĩa là chụp lấy, tóm lấy, nghĩa là chỉ một hành động khá thô bạo). Tác giả không tả rõ xem Miyazaki "catch" lấy đứa bé cách nào, mà lại có thể đưa nó vào rừng được - dụ dỗ, hay cưỡng bức? Từ chi tiết nhân vật cùng đi với cô bé, có thể hiểu là dụ dỗ; tuy nhiên, dụ dỗ 1 đứa bé xa lạ đi với mình đâu phải chuyện dễ, và cứ cho là đứa bé chịu nghe Miyazaki dụ đi, thì tại sao cuối cùng lại òa lên khóc?

    Đấy là 1 tiểu tiết quan trọng, vì nó lý giải rõ ràng biến chuyển tâm lý của Miyazaki, từ chỗ chưa dám nhìn nhận ý định giết người đến chỗ hoảng loạn lên mà xuống tay với đứa bé. Chưa kể, nếu Miyazaki cảm thấy như mình bị một lực lượng vô hình cưỡng bức, một thứ trạng thái mộng du, thì làm sao bình tĩnh tỉnh táo mà dụ trẻ con được? Cho nên, tác giả đã dựng nên một tiến trình cầu kỳ về biến chuyển tâm lý tội phạm nhưng lại để sót lỗ chỗ bao nhiêu chỗ hổng, khiến cho người đọc khó mà hình dung cái tiến trình ấy. Còn nếu vồ lấy đứa nhỏ chạy đi (và cách này gần với nghĩa chữ catch hơn) thì dĩ nhiên đứa nhỏ òa khóc từ đầu, đợi gì đến lúc vào rừng.

    Thứ đến nữa là tác giả nhìn thao tác tẩy não (xuất xứ từ chữ brainwashing) quá đơn giản. Những trường hợp lịch sử giống như vị Hồng y Hungary đơn thuần là bẻ gẫy ý chí kháng cự, làm cho nạn nhân phải thay đổi thái độ, hành vi để tự cứu mình, chứ nó không làm cho nạn nhân mất ý thức về bản thân được. Dùng lâu ngày hơn (chứ không thể chỉ trong vài ngày) và phải áp dụng những cách hành hạ tàn bạo (như không cho ngủ) thì có thể làm thần trí nạn nhân rối loạn, mơ hồ lẫn lộn quên nhớ, và thật giả, chứ cũng không thể áp đặt một nhân cách mới lên nạn nhân được. Chỉ dùng thuốc và giật điện mà muốn xóa sạch ký ức lâu đời của nạn nhân chỉ có trong mơ.

    Về lý thuyết, có cách tạo ra một nhân cách giả, nhưng cách này đến nay chưa từng ai dám nhìn nhận đã thử và thành công (vì lý do nhân quyền); người ta chỉ kiểm chứng được phần nào từ số phận những đứa trẻ bị cha mẹ bạo hành. Dù sao đi nữa, muốn thực hiện cách này phải khống chế hoàn toàn nạn nhân trong một thời gian rất dài, thường là khi nạn nhân còn nhỏ tuổi, thần kinh chưa ổn định, và phải dùng những cách ngược đãi tinh vi và tàn nhẫn. Nhưng cũng không xóa bỏ được sự tồn tại của con người cũ, mà chỉ như tu hú mượn ổ, tạo ra một con người mới trong cùng thân thể đó thôi.

    Thật sự, về Phân tâm học và Thần kinh học, tôi chỉ thấy 1 cuốn viết sát với thực tiễn nhất là cuốn "Đừng nói chuyện với cô ấy" của Thượng Quan Ngọ Dạ (sát nhất không đồng nghĩa với sát hoàn toàn). Đáng tiếc rằng cuốn này không được giải thưởng, nổi đình đám như của Nakamura - cũng chỉ vì định kiến phương Tây cho Nhật thuộc về văn minh cao cấp, còn Trung Quốc là đại chúng, chợ búa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/7/22
  5. moneysfan

    moneysfan Lớp 1

    Chắc anh đang nói đến chữ catch trong đoạn này:
    "Khi nhìn thấy một bé gái đang chỉ có một mình, ngay lập tức sẽ có một giọng nói: “Hãy cướp lấy đứa bé!” văng vẳng bên tai Miyazaki, khiến tâm trạng hắn ta lúc đó phải nói là cực kỳ thích thú. Miyazaki đã cùng sánh bước bên cạnh cô bé nhưng lại bảo rằng hắn ta chỉ nhìn từ đằng sau và trông thấy một nhân vật mang dáng dấp giống mình đang đi bộ cùng với cô bé đó.
    ...
    Cô bé đã cùng với một Miyazaki đang ở trong trạng thái tinh thần như vậy đến khu rừng rậm chất chứa bao kỷ niệm vui vẻ về những buổi dã ngoại ngày thơ bé của hắn. Nhưng khi đến đó, cảm giác lạ lẫm đã khiến cô bé òa khóc."
    Mình thấy mô tả khá rõ đấy chứ ạ.
     
    lamtuquyen thích bài này.
  6. Max Pham

    Max Pham Mầm non

    Cám ơn bạn nhé.
     

Chia sẻ trang này